Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023

Update 25 - 08 - 2023
100%

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

 

*Baodienbienphu.com.vn (24/8): Khó cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Ðây là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp sau khi hết hạn khai thác mỏ khoáng sản. Tuy nhiên, hiện nay việc cải tạo, phục hồi môi trường tại các mỏ khai thác khoáng sản đã đóng cửa mỏ vẫn chưa được các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, thực hiện.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bất cập trong việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, gồm: Các đơn vị, doanh nghiệp khai thác chưa quan tâm, thiếu trách nhiệm và nguồn quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản quá ít, không đủ thực hiện các đề án, dự án phục hồi môi trường.

Ðối với trách nhiệm của doanh nghiệp, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang xảy ra tình trạng khi đóng cửa điểm mỏ cũng là thời điểm doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không đủ năng lực thực hiện việc phục hồi môi trường. Về kinh phí, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, các dự án khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường. Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tổng số tiền ký quỹ bằng tổng kinh phí của các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường. Tuy nhiên, hiện nay mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường thấp (chỉ từ 1 - 3% tổng mức đầu tư) nên việc tổ chức cải tạo, phục hồi môi trường gặp nhiều khó khăn.

Sau thời gian dài khai thác quặng vàng tại bản Háng Trợ, xã Phì Nhừ (huyện Ðiện Biên Ðông), khoảng năm 2017, Công ty Cổ phần Công nghiệp Molybden Ðiện Biên đã rời đi để lại cả khu vực đồi, núi rộng lớn tan hoang. Nhiều hầm hố đào bới xiên ngang, xiên dọc, những hố sâu, rộng khắp nơi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho người dân. Bên cạnh đó, hệ thống thực vật gần như bị phá hủy, đất đai bị cày xới, xói mòn, sụt lở nham nhở. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm.

Trước tình trạng đó, tháng 2/2020, UBND tỉnh Ðiện Biên đã có Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản tại điểm mỏ vàng bản Háng Trợ. Theo quy định, Công ty Cổ phần Công nghiệp Molybden Ðiện Biên phải có trách nhiệm thực hiện xong các công việc trong đề án, đồng thời phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu vực mỏ để phối hợp tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện làm cơ sở ban hành quyết định đóng cửa mỏ theo quy định. Tuy nhiên, thời điểm đó, Công ty đã giải thể, phá sản không có năng lực để thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường. Trong khi đó, mức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường do Công ty đóng nộp 465 triệu đồng không thể đủ để thực hiện cải tạo môi trường trên diện tích hơn 39ha tại mỏ vàng Phì Nhừ. Do đó, trong quyết định phê duyệt Ðề án đóng cửa mỏ, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho UBND huyện Ðiện Biên Ðông là chủ đầu tư thực hiện Ðề án đóng cửa mỏ khoáng sản tại điểm mỏ vàng bản Háng Trợ. Tổng mức đầu tư gần 2,5 tỷ đồng, trong đó có 465,1 triệu đồng tiền ký quỹ phục hồi môi trường và trên 1,9 tỷ đồng là ngân sách địa phương hàng năm của tỉnh. Huyện Ðiện Biên Ðông đã tiến hành thực hiện một số hạng mục chính: San gạt mặt bằng khu vực đáy moong; tạo hệ thống rãnh thoát nước chống ùn ứ; chèn cửa lò bằng tường đá hộc và xi măng; cậy, gỡ đá treo bám vách ta luy; xây tường chắn chân đáy moong khai thác; nạo vét, khơi thông dòng chảy liền kề hang Háng Trợ; san gạt, cắt tầng trên các sườn dốc; san gạt khu vực vách trước và các tuyến đường vào mỏ, nội mỏ. Sau khi cải tạo mặt bằng, huyện Ðiện Biên Ðông đã trồng 38ha cây thông vĩ để cải tạo, phục hồi môi trường. Ðến nay, theo đánh giá của UBND xã Phì Nhừ, diện tích cây thông vĩ phát triển khá tốt. Môi trường tại khu vực mỏ đang từng bước phục hồi.

Tình trạng khai thác xong bỏ mặc hoặc chậm thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường cũng đang xảy ra tại các điểm mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Ðơn cử như điểm mỏ khai thác cát tại bản Pom Lót, xã Pom Lót và đội 18, xã Noong Luống (huyện Ðiện Biên) do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Ngọc Dũng làm chủ đầu tư đã đóng cửa mỏ từ năm 2021. Tuy nhiên, đến nay việc cải tạo, phục hồi môi trường vẫn chưa được chủ đầu tư thực hiện. Tại khu vực này vẫn còn nguyên hiện trạng sau khai thác, tạo thành vũng, hủm sâu gây nguy cơ sạt lở, xâm lấn vào đất trồng màu của người dân; ảnh hưởng đến dòng chảy sông Nậm Rốm. Tương tự, mỏ đá Mường Ảng 4 (xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng) do Công ty Cổ phần Cao nguyên Hà Giang đã bị thu hồi giấy phép khai thác sau nhiều lần để xảy ra mất an toàn khai thác. Song đến nay, Công ty chưa nộp hồ sơ đề án đóng cửa mỏ; việc cải tạo, phục hồi môi trường vẫn chưa được thực hiện. Ðể đảm bảo an toàn, UBND huyện Mường Ảng đã chỉ đạo các lực lượng cạy, gỡ đá treo bám vách ta luy, đồng thời trồng thêm cây ở dưới chân khu vực khai thác mỏ.

Ðể giải quyết triệt để tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp trốn tránh hoặc cố tình chậm trễ việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tổ chức rà soát, kiểm tra các khu vực mỏ đã thực hiện đóng cửa mỏ để có biện pháp xử lý theo quy định; kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với chính quyền địa phương khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trên khu vực đã thực hiện đóng cửa mỏ. Ðồng thời, chỉ đạo các đơn vị hoạt động khoáng sản thực hiện nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đúng, đủ và kịp thời. Nâng cao chất lượng tham mưu thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo hướng tăng mức ký quỹ để đảm bảo trách nhiệm thực hiện. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những đơn vị, tổ chức làm không đúng, không đầy đủ, làm ẩu trong quá trình thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.

 

*Baodienbienphu.com.vn (23/8): Tái diễn tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường họp chợ

Thời gian gần đây trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ xuất hiện nhiều chợ tạm do người dân lấn chiếm lòng, lề đường tại điểm di tích lịch sử, khu dân cư để kinh doanh buôn bán. Người dân họp chợ tràn xuống cả lòng đường, bày bán hàng kéo theo người mua dừng, đỗ xe gây mất mỹ quan đô thị, ùn tắc xe cộ, không đảm bảo an toàn giao thông, nhất là vào giờ tan tầm…

Thời điểm buổi sáng hoặc chiều tan tầm, ven tuyến đường khu vực quanh chợ Noong Bua (phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ) lại có hàng chục tiểu thương họp chợ công khai ngay tại vỉa hè, lề đường. Người dân bày bán rau, củ, quả, thực phẩm… ngay trên mặt đường, vỉa hè. Người mua tấp nập dừng đỗ xe ngang nhiên, bất chấp nhiều phương tiện giao thông khác vun vút phóng qua…

Tại khu vực phường Mường Thanh cũng xảy ra tình trạng tương tự. Dù đã có chợ được xây dựng tại vị trí phù hợp, tuy nhiên hàng ngày, các tiểu thương vẫn bày bán thực phẩm, rau quả ở lề đường hướng lên di tích cầu Mường Thanh. Thậm chí, một số tiểu thương còn bày bán hàng hóa tràn cả vào khu vực di tích lịch sử đã được cắm biển cấm họp chợ. Vào giờ tan tầm, nhiều người dân dừng, đỗ xe ngay dưới lòng đường mua bán trong khi xe cộ qua lại đông đúc, gây ùn tắc giao thông cục bộ. Lượng người lưu thông qua khu vực cầu Mường Thanh đông do cầu Thanh Bình dừng hoạt động để thi công, nhưng nguyên nhân ùn tắc một phần do người dân lấn chiếm lòng, lề đường bày bán rau, củ, thực phẩm.

Nhiều người kinh doanh chia sẻ, dù biết bán hàng tại lề đường, vỉa hè là chưa đúng quy định nhưng vẫn tràn ra đây bày hàng kinh doanh để tiện phục vụ khách tiêu dùng. Chính thói quen tiện đâu mua đó của nhiều người dân hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường kinh doanh tồn tại thời gian dài chưa thể xử lý triệt để.

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hạ tầng tại một số chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh buôn bán của người dân. Hơn nữa, người dân các địa phương khác cũng tập trung về các chợ tại TP. Điện Biên Phủ kinh doanh khiến số lượng người buôn bán tại các khu vực chợ tăng lên đột biến.

Nhằm lập lại trật tự tại các khu vực chợ, xây dựng văn minh thương mại, giữ gìn mỹ quan đô thị, Đội Quản lý trật tự đô thị TP. Điện Biên Phủ phối hợp với các phường, xã trên địa bàn tập trung giải tỏa chợ tạm, xử lý hàng quán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân, hộ kinh doanh thực hiện tốt các quy định về trật tự đô thị, tăng cường tuần tra, nhắc nhở, xử phạt những trường hợp cố tình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường…

Để chấm dứt tình trạng họp chợ lộn xộn như hiện nay, ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng, điều cần nhất là các tiểu thương cần nâng cao ý thức, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường mà tập trung vào các khu chợ đã được quy hoạch để kinh doanh, buôn bán. Cùng với đó là trách nhiệm, văn hóa ứng xử của mỗi người dân trong việc mua sắm khi đi chợ, tự giác chấp hành quy định về hành lang an toàn giao thông, từ bỏ thói quen tiện đâu mua đấy, chung tay xây dựng văn minh đô thị.

 

*Baodienbienphu.com.vn (23/8): Các dự án phát triển nhà ở, đô thị triển khai chậm

Trong giai đoạn 2023 - 2025, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tổ chức triển khai 26 dự án phát triển nhà ở đô thị, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ. Đối với các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, đến nay có 2/12 dự án hoàn thành đấu giá đất; 3 dự án đã tổ chức xong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; 01 dự án đang tổ chức đấu giá; 7 dự án đang hoàn thiện công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng. Các dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có 2 dự án đã thực hiện xong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và đang tập trung công tác thu hồi đất; 4 dự án đã thực hiện xong công tác quy hoạch, đang tổ chức lập đề xuất chủ trương đầu tư; 6 dự án đang hoàn thiện công tác lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch. Đối với các dự án chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư có 2 dự án đang trong quá trình triển khai công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

Đối với 11 dự án trọng điểm, gồm: 5 dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật có 3 dự án: Mở rộng cảng hàng không Điện Biên; đường động lực và cầu Thanh Bình đang triển khai thi công; 2 dự án đang tổ chức thẩm định, phê duyệt và dự toán xây dựng công trình. Đối với 6 dự án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, có 2 dự án đã tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, khởi công xây dựng; 1 dự án đang tập trung công tác lựa chọn nhà thầu thi công; 1 dự án trong quá trình triển khai thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và lựa chọn nhà thầu xây dựng; 2 dự án đang hoàn thiện trình tự thủ tục chuẩn bị đầu tư.

Đánh giá chung, hầu hết các dự án triển khai chậm so với yêu cầu đặt ra (riêng đối với các dự án trọng điểm đến nay còn 6 dự án chưa tổ chức lựa chọn được nhà thầu xây dựng công trình); khoản thu sử dụng đất theo kế hoạch và dự toán được giao còn thấp. Nguyên nhân do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều dự án gặp vướng mắc, khối lượng công việc lớn; khả năng cân đối, bố trí nguồn lực còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Cách thức tổ chức triển khai nhiệm vụ của các sở, ngành, chủ đầu tư chưa quyết liệt; công tác phối hợp còn thiếu chặt chẽ, có hiện tượng né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức triển khai các dự án.

 

*Dienbientv.vn (23/8): Mường Nhé: Giao thông khó, hàng hóa khan

Cầu Nậm Nhé II trên tuyến quốc lộ 4H vào huyện Mường Nhé bị hư hỏng do ảnh hưởng mưa lũ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều mặt hàng thiết yếu ở Mường Nhé rơi vào tình trạng khan hiếm và tăng giá.

Cầu Nậm Nhé II vẫn đang được các lực lượng chức năng khẩn trương khắc phục. Dẫu đã có cầu tạm nhưng người dân chỉ đi được xe máy hoặc đi bộ sang. Vì vậy hàng hóa từ xe khách, từ xe tải đều phải thuê người dân vận chuyển qua suối. Cũng tùy loại hàng hóa mà cước vận chuyển cũng khác nhau. Cũng chính vì vậy mà giá thành vận chuyển hành hóa vào Mường Nhé tăng.

Khó nhập hàng là tình trạng chung. Nhưng cố gắng để nhập hàng hóa về bán thì nhiều tiểu thương cũng ngao ngán khi nhận về hàng hóa dập nát. “Một cây bắp cải ban đầu 1- 1,5 kg bây giờ còn mấy lạng (do bị dập nát phải bóc bỏ hết phần dập - PV). Một bao 15 - 20 kg, giờ cân lên chắc được 10 kg. Lỗ nặng.” - một tiểu thương tại Chợ Trung tâm huyện Mường Nhé, chia sẻ.

Khó nhập hàng là tình trạng chung. Nhưng cố gắng để nhập hàng hóa về bán thì nhiều tiểu thương cũng ngao ngán khi nhận về hàng hóa dập nát. “Một cây bắp cải ban đầu 1- 1,5 kg bây giờ còn mấy lạng (do bị dập nát phải bóc bỏ hết phần dập - PV). Một bao 15 - 20 kg, giờ cân lên chắc được 10 kg. Lỗ nặng.” - một tiểu thương tại Chợ Trung tâm huyện Mường Nhé, chia sẻ.

 

*Baodienbienphu.com.vn (23/8): Mường Ảng: Hơn 1.000ha lúa nhiễm sinh vật gây hại

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Ảng, hiện nay nhiều diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn huyện bị nhiễm sinh vật gây hại. Vụ mùa năm nay huyện Mường Ảng gieo cấy gần 1.440ha lúa, trong đó 1.080ha lúa bị nhiễm sinh vật gây hại (chủ yếu là tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, ruồi đục nõn, đốm nâu lá, bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá, bệnh khô vằn, chuột...), tăng 120,7ha so với kỳ trước, tăng 129,9ha so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích nhiễm nặng 2,7ha.

Ông Lù Văn Cường, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Ảng cho biết: “Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo hướng dẫn các địa phương và người dân chủ động các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại lúa. Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn người dân ngay tại đồng ruộng các biện phòng trừ để cây lúa sinh trưởng và phát triển ổn định, đảm bảo năng suất sản lượng đề ra”.  

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mường Ảng dự báo thời gian tới, các trà lúa mùa trên địa bàn huyện tiếp tục xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh, như: Tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá... Gia tăng nhẹ về mật độ và tỷ lệ, các đối tượng sinh vật khác gây hại phổ biến, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng lúa nếu không được phòng trừ kịp thời. Do vậy, người dân cần thường xuyên thăm đồng, duy trì mực nước hợp lý trên đồng ruộng, không để ruộng ngập úng hoặc khô hạn, theo dõi tình hình sâu bệnh hại lúa để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng trừ hiệu quả, đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm năng suất, sản lượng lúa.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

* Chinhphu.vn (24/8): Thủ tướng: 8 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế

Chiều 24/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2023 để thảo luận các dự án luật: Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ; Luật Đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Trong 8 tháng năm 2023, Chính phủ đã tổ chức 7 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến đối với 34 nội dung (trong đó có 11 đề nghị xây dựng luật; 14 dự án luật; đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, điều chỉnh Chương trình 2023; dự thảo nghị quyết và các nội dung khác).

Cơ bản thống nhất với các báo cáo, tờ trình ý kiến phát biểu, dự kiến tiếp thu, giải trình của các bộ, Thủ tướng lưu ý, nhấn mạnh một số nội dung trong xây dựng, hoàn thiện thể chế: (1) Tăng cường vai trò người đứng đầu, bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý; (2) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng pháp luật; (3) Nâng cao năng lực phản ứng chính sách trong bối cảnh tình hình diễn biến rất nhanh, nhiều diễn biến mới, chưa có tiền lệ; (4) Đầu tư công sức, nguồn lực cho công tác thể chế; (5) Bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp; (6) Tiếp tục cụ thể hóa, hiện thực hóa, thể chế hóa các chủ trương mới của Đảng; (7) Xây dựng các quy định phải tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay để huy động mọi nguồn lực cho phát triển; (8) Kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy định tình hình thực tiễn.

Về đổi mới cách trình của bộ, ngành, Thủ tướng yêu cầu thông qua việc rà soát, tổng kết, việc trình các dự án, đề nghị xây dựng luật phải bảo đảm: Làm rõ những quy định kế thừa, giữ như hiện hành (còn giá trị, phù hợp); làm rõ những quy định cần loại bỏ; làm rõ những quy định cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới (thực tiễn đặt ra, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, thực hiện các chủ trương mới của Đảng). Đối với nội dung báo cáo về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cần làm rõ thủ tục nào được cắt giảm, đơn giản hóa, thủ tục nào mới được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới thì cần có lý do và đánh giá cụ thể.

Đối với vấn đề liên quan đến việc cắt giảm, tăng cường nguồn lực, huy động nguồn lực cần phân tích rõ nguồn lực như thế nào cho phù hợp, đúng luật pháp, phù hợp với với các chủ trương của Đảng. Với các chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan tiếp thu, giải trình nghiêm túc.

Tăng cường phân cấp phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cán bộ và đẩy mạnh kiểm tra, giám sát; phòng chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí.

Thủ tướng nhấn mạnh, quá trình xây dựng thể chế phải lấy ý kiến của nhân dân, các đối tượng tác động, chuyên gia, nhà khoa học, người hoạt động thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhưng vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt Nam. Các cơ quan soạn thảo phải phối hợp chặt chẽ với các ủy ban của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, các cơ quan trong hệ thống chính trị để hoàn thiện những nhiệm vụ đã được giao, đẩy mạnh tuyên truyền chính sách để tạo sự đồng thuận, thống nhất.

Thủ tướng nhấn mạnh thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng thể chế còn rất nhiều và nặng nề, các cơ quan cần rà soát lại các nhiệm vụ được giao để bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện thể chế.

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

* Chinhphu.vn (24/8): Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Công điện nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" như: Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2023 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc; Công văn số 1201/VPCP-NC ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm cưỡng đoạt tài sản núp bóng doanh nghiệp, công ty tài chính, công ty luật.

Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện một số phương thức, thủ đoạn mới, biến tướng, lợi dụng công nghệ cao, núp bóng doanh nghiệp thực hiện các hành vi cho vay, đòi nợ trái pháp luật gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Nguyên nhân chủ yếu do một bộ phận người dân vì nhiều lý do khác nhau có nhu cầu vay vốn không cần thế chấp tài sản; công tác tuyên truyền, phổ biến về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của "tín dụng đen" còn hạn chế, hiệu quả chưa cao; công tác quản lý nhà nước một số lĩnh vực còn có sơ hở, thiếu sót để các đối tượng xấu lợi dụng hoạt động... Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động "tín dụng đen", Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2023 và Công văn số 1201/VPCP-NC ngày 14 tháng 4 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Tập trung nghiên cứu, khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, phát triển hệ thống tín dụng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các ví điện tử không để các đối tượng móc nối hoạt động "tín dụng đen", kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an ứng dụng dữ liệu dân cư đẩy mạnh công tác rà soát, xác thực các tài khoản ngân hàng, xử lý triệt để tình trạng sử dụng tài khoản "ảo" để hoạt động "tín dụng đen".

b) Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh các giải pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân; khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý nghiêm hoạt động "tín dụng đen".

3. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông và an toàn thông tin, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các bài viết, nội dung, hình ảnh… quảng cáo trái phép, các trang web, đường dẫn, ứng dụng có liên quan đến hoạt động "tín dụng đen". Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an ứng dụng dữ liệu dân cư đẩy mạnh công tác rà soát, xác thực các thuê bao Internet, thuê bao di động, loại bỏ ngay các SIM "rác" không để các đối tượng lợi dụng hoạt động "tín dụng đen".

b) Tiếp tục phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng thời lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vay tài sản, thu hồi nợ, hậu quả của "tín dụng đen" và kết quả đấu tranh, xử lý của cơ quan chức năng để nâng cao nhận thức và ý thức cảnh giác của người dân; kịp thời phát hiện, phản ánh, kiến nghị với các cơ quan chức năng để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động "tín dụng đen".

4. Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các hành vi liên quan đến "tín dụng đen" để răn đe, giáo dục phòng ngừa chung; mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen", kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và các vấn đề phát sinh.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tập trung chỉ đạo, ban hành, kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho người lao động; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức liên quan và chính quyền cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và phương thức, thủ đoạn, hậu quả của "tín dụng đen"; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại cơ sở.

b) Thường xuyên nắm chắc tình hình, tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các công ty tài chính, doanh nghiệp, công ty luật, cơ sở kinh doanh có điều kiện, kịp thời phát hiện các hoạt động "tín dụng đen", xử lý nghiêm nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vi phạm; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng xã, phường, thị trấn không có hoạt động "tín dụng đen".

6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức quán triệt, kịp thời hướng dẫn và thực hiện nghiêm túc Công điện này.

7. Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, định kỳ hàng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen"./.

 

*Luatvietnam.vn (23/8): Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (23/8/2023)

Thông tư 45/2023/TT-BTC bãi bỏ 02 Thông tư của Bộ Tài chính về học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số là:

- Thông tư liên tịch 43/2007/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 02/5/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Quyết định 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập;

- Thông tư liên tịch 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 10/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 - 2015.

Hiện nay, quy định về học bổng chính sách được hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP, trong đó:

- Đối tượng hưởng học bổng chính sách gồm: Sinh viên theo chế độ cử tuyển; học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.

- Mức hưởng:

Đối với sinh viên học theo chế độ cử tuyển, học sinh các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú; học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 80% mức lương cơ sở/tháng;

Đối với học viên là thương binh thuộc hộ nghèo học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật: Mức học bổng bằng 100% mức lương cơ sở/tháng.

 

* Vietnamplus.vn (24/8): Loạt chính sách liên quan đến kinh tế có hiệu lực từ tháng 9 tới

Quy định mới về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 14/2023/TT-BGTVT ngày 30/6/2023 quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt.

Theo Thông tư 14/2023/TT-BGTVT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện được quy định như sau:

1- Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng, trừ trường hợp theo quy định (2) dưới đây.

2- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị nêu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện trên đường sắt chuyên dùng, đường sắt đô thị theo quy định của Thông tư này.

Thông tư nêu rõ trường hợp không cấp, không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu và nêu rõ lý do.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 1/9/2023.

Bổ sung quy định cho vay bằng phương tiện điện tử

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Trong số đó, Thông tư bổ sung Mục 3 Chương II hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử.

Theo Thông tư quy định, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, đặc điểm của khoản vay, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý rủi ro và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Tổ chức tín dụng phải lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, bảo mật và được sao lưu dự phòng đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết hoặc để phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết tra soát, khiếu nại, tranh chấp và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức tín dụng tự quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ phục vụ hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử, tự chịu rủi ro phát sinh (nếu có) và phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

- Có giải pháp, công nghệ kỹ thuật đảm bảo tính chính xác, bảo mật, an toàn trong quá trình thu thập, sử dụng, kiểm tra thông tin, dữ liệu;

- Có biện pháp kiểm tra, đối chiếu, cập nhật, xác minh thông tin, dữ liệu; có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo, can thiệp, chỉnh sửa làm sai lệch thông tin, dữ liệu;

- Có biện pháp theo dõi, nhận dạng, đo lường và kiểm soát rủi ro; có phương án xử lý rủi ro;

- Phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, bộ phận có liên quan trong hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử và trong việc quản lý, giám sát rủi ro.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2023.

Những trường hợp tổ chức tín dụng không được cho vay

Cũng tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN, Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 8 về những nhu cầu vốn không được cho vay. Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

- Để gửi tiền

- Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

- Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay.

- Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2023.

Hướng dẫn sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC ngày 8/8/2023 hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo Thông tư, đối tượng áp dụng là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng các quy định tại Chương II Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Thông tư này bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách; nguồn đóng góp, tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.

Đối với nguồn ngân sách nhà nước: Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện thông qua dự toán ngân sách nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quy trình lập, quyết định, giao dự toán, chấp hành và kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung chi, định mức chi, mức hỗ trợ và nguyên tắc thực hiện hỗ trợ quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Việc hỗ trợ căn cứ vào khả năng cân đối nguồn lực và định hướng ưu tiên hỗ trợ trong từng thời kỳ của ngân sách nhà nước hằng năm.

Đối với nguồn đóng góp, tài trợ, việc huy động, quản lý, thanh quyết toán kinh phí phải tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp có thỏa thuận với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc sử dụng khoản đóng góp, tài trợ chi trả cho phần ngân sách nhà nước hỗ trợ thì thực hiện theo đúng thỏa thuận.

Nguyên tắc xác định chi phí như sau: Đối với nội dung chi có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức tại các văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì xác định chi phí theo đúng chế độ quy định.

Đối với nội dung chi chưa có quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức: Xác định chi phí căn cứ trường hợp cụ thể, tính chất, phạm vi và các yếu tố liên quan, có tham khảo chi phí tương tự đã thực hiện trong thời hạn 12 tháng (nếu có) tính đến thời điểm xác định chi phí.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9/2023./.

 

CHỈ THỊ MỚI

* Chinhphu.vn (24/8): Thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 23/8

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương sửa Thông tư 06/2023/TT-NHNN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 756/TTg-KTTH ngày 23/8/2023 đôn đốc báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.

Văn bản nêu rõ: Tại Thông báo số 138/TB-VPCP ngày 18/8/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng và quy định pháp luật có liên quan, thẩm quyền quy định và tình hình thực tế, khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023, hoàn thành trước ngày 21/8/2023.

Tại Văn bản số 115/TTg-KTTH ngày 22/8/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương thực hiện chỉ đạo tại Thông báo số 138/TB-VPCP ngày 18/8/2023, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 24/8/2023.

Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 120/TTr-NHNN ngày 22/8/2023 về việc thực hiện chỉ đạo tại Thông báo số 138/TB-VPCP ngày 18/8/2023, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo như sau:

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát, nắm chắc tình hình để chủ động, linh hoạt, kịp thời, tích cực trong điều hành, có các giải pháp đúng và trúng để tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, quan tâm chỉ đạo ưu tiên hơn nữa cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và an sinh xã hội theo đúng quy định tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 7/8/2023 của Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành; đề cao trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật hành chính, giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề thuộc thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; cần phải phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả hơn nữa với tinh thần cầu thị, lắng nghe và cần có giải pháp cụ thể đối với những vấn đề vướng mắc, bất cập được các địa phương, báo chí, dư luận, người dân, doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại quan tâm, phản ánh, đề xuất.

Khẩn trương rà soát sửa đổi, bổ sung Thông tư 06, hoàn thành trong ngày 25/8/2023

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại cuộc họp ngày 17/8/2023 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì, đại diện các Hiệp hội, trong đó có hiệp hội bất động sản, các đại diện doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định có liên quan tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023, trong đó có nêu các vướng mắc doanh nghiệp kiến nghị tại các khoản 8, 9, 10 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) và các điều, khoản có liên quan.

Căn cứ các quy định pháp luật, việc sửa đổi, bổ sung các quy định tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định. Chính phủ đã thống nhất chủ trương và yêu cầu phải có biện pháp cụ thể để bảo đảm các nhu cầu vốn tín dụng hợp pháp, chính đáng, đáp ứng đủ điều kiện theo đúng quy định pháp luật cần phải được tạo điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận vay vốn tín dụng, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng kiến nghị của các hiệp hội, doanh nghiệp, ngân hàng, các nội dung liên quan được báo chí, dư luận và người dân, doanh nghiệp quan tâm, phản ánh như nêu trên. Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng và quy định pháp luật có liên quan, thẩm quyền quy định và tình hình thực tế để tiếp thu, khẩn trương, nhanh chóng rà soát sửa đổi, bổ sung ngay các quy định tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023, theo hướng ngưng hiệu lực thi hành các nội dung quy định gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, người dân, cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính, không để có quy định không rõ ràng, cách hiểu khác nhau cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về nội dung này như đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 120/TTr-NHNN ngày 22/8/2023, nhằm nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân, ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phải hoàn thành trong ngày 25/8/2023. Đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền để tránh các vi phạm, tiêu cực có thể xảy ra.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/2/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định 64/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 bổ sung Nghị định số 87/2021/NĐ-CP ngày 29/9/2021 của Chính phủ về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/02/2020 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.

Trong đó, bổ sung quy định xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho người lái máy bay là người Việt Nam.

Cụ thể, đối với Công ty mẹ-Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA), sau khi trả lương cho người lái máy bay là người Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động cho VNA từ quỹ tiền lương thực hiện của người lao động và Ban điều hành theo quy định tại Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/2/2020 của Chính phủ và khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này (quỹ tiền lương thực hiện) mà mức tiền lương của người lái máy bay là người Việt Nam thấp hơn mức tiền lương của người lái máy bay là người nước ngoài cùng làm việc cho VNA thì được xác định nguồn tiền lương bổ sung để trả thêm cho người lái máy bay là người Việt Nam theo quy định sau:

Nguồn tiền lương bổ sung tối đa hằng năm được căn cứ vào mức độ chênh lệch giữa mức tiền lương trước khi được bổ sung của người lái máy bay là người Việt Nam và mức tiền lương (gồm lương cơ bản, lương theo giờ bay và lương theo giờ giảng dạy) của người lái máy bay là người nước ngoài, tính bình quân tương ứng theo nhóm chức danh trong cùng đội bay và thời gian làm việc thực tế của người lái máy bay. 

Mức tiền lương trước khi được bổ sung của người lái máy bay là người Việt Nam là mức tiền lương được hưởng từ quỹ tiền lương thực hiện hằng năm, theo quy chế trả lương của VNA. Việc phân bổ quỹ tiền lương thực hiện hằng năm để trả lương cho người lái máy bay là người Việt Nam được lấy theo tỷ lệ (%) giữa phần tiền lương thực tế năm 2022 trả cho người lái máy bay là người Việt Nam so với quỹ tiền lương thực hiện của năm 2022. 

Việc xác định nguồn tiền lương bổ sung phải phù hợp với khả năng đáp ứng tài chính của VNA, bảo đảm VNA hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao hằng năm (nếu VNA lỗ thì phải giảm lỗ so với thực hiện của năm trước liền kề). 

Nguồn tiền lương bổ sung được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của VNA theo quy định của pháp luật và được sử dụng để trả cho người lái máy bay là người Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng lao động cho VNA tại thời điểm trả thêm tiền lương, không chi trả cho các đối tượng khác hoặc sử dụng vào mục đích khác. Việc trả thêm tiền lương cho người lái máy bay là người Việt Nam được căn cứ vào chức danh và thời gian làm việc thực tế của người lái máy bay theo quy chế của VNA.

Quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Chính phủ ban hành Nghị định 60/2023/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong đó, Nghị định quy định ô tô thuộc diện phải triệu hồi gồm:

+ Ô tô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất;

+ Ô tô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.

Trường hợp các ô tô đã đưa ra thị trường có lỗi kỹ thuật phải triệu hồi, người nhập khẩu phải thực hiện các công việc sau đây:

Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu không bán ra thị trường các ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được khắc phục;

Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải gửi tới cơ quan kiểm tra báo cáo bằng văn bản các nội dung sau: nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật; biện pháp khắc phục; số lượng ô tô phải triệu hồi; kế hoạch triệu hồi phù hợp;

Chủ động thực hiện và tuân thủ theo đúng kế hoạch triệu hồi, đồng thời người nhập khẩu phải công bố thông tin về kế hoạch triệu hồi và danh sách ô tô phải triệu hồi trên trang thông tin điện tử của người nhập khẩu, các đại lý bán hàng một cách kịp thời, đầy đủ.

Nghị định cũng quy định trách nhiệm của cơ quan kiểm tra:

Thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu về việc tiếp nhận kế hoạch triệu hồi và các yêu cầu bổ sung đối với chương trình triệu hồi (nếu có).

Yêu cầu người nhập khẩu phải thực hiện việc triệu hồi; thông tin về ô tô bị triệu hồi trên trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện triệu hồi của người nhập khẩu theo kế hoạch.

Tạm dừng các thủ tục chứng nhận chất lượng đối với người nhập khẩu ô tô không thực hiện trách nhiệm theo quy định.

Cơ quan kiểm tra sẽ xem xét dừng thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các ô tô của cùng nhà sản xuất nếu người nhập khẩu cung cấp được bằng chứng nhà sản xuất đó không phối hợp để thực hiện kế hoạch triệu hồi.

Đối với ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được cơ quan kiểm tra cấp giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan hải quan nơi mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu cho phép người nhập khẩu tạm giải phóng hàng để người nhập khẩu thực hiện việc khắc phục các xe thuộc diện triệu hồi. Sau khi người nhập khẩu cung cấp danh sách các ô tô đã được khắc phục lỗi theo quy định của nhà sản xuất, cơ quan kiểm tra tiếp tục thực hiện thủ tục kiểm tra, chứng nhận theo quy định.

Nghị định 60/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2023, áp dụng đối với ô tô kể từ ngày 1/8/2025.

Xử lý triệt để tình trạng ngập tại cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây

Công văn số 6483/VPCP-CN ngày 23/8/2023 của Văn phòng Chính phủ nêu: Xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về tình trạng ngập cục bộ tại đoạn tuyến Km25+369 - Km25+469 thuộc Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây (Dự án), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo xác định rõ nguyên nhân, có giải pháp xử lý triệt để, không để lặp lại tình trạng tương tự tại Dự án này, cũng như các dự án khác.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải phải chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, tiến độ đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ do Bộ làm chủ quản đầu tư, cũng như đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt, hiệu quả sau đầu tư xây dựng./.

 

* Chinhphu.vn (23/8): Văn bản QPPL Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7/2023

Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 7/2023, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 7 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 6 nghị định của Chính phủ, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng

Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Trong đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng điều chỉnh tăng từ 1.624.000 đồng lên thành 2.055.000 đồng.

Sửa đổi mức quà tặng bằng tiền mặt và hiện vật đối với gia đình, cá nhân: quà tặng tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân và hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

CBCCVC bị xử lý kỷ luật đảng trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ

Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, CBCCVC bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.

Trường hợp CBCCVC là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.

Về đánh giá, xếp loại: Nghị định 48/2023/NĐ-CP quy định tỷ lệ CBCCVC xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong tổng số CBCCVC tại cùng cơ quan, tổ chức đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỉ lệ đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" theo quy định của Đảng.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỉ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của CBCCVC.

Bổ sung quy định mới về cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Trong đó, bổ sung quy định mới hoàn toàn so với hiện hành quy định về cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, gồm các nội dung về nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng và thu thập thông tin cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc kết nối giữa cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Nhằm quy định chi tiết khoản 5 Điều 87, khoản 1 Điều 89 Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định bổ sung hoàn toàn mới các quy định về thủ tục đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí của các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe và xe cơ giới.

Đảm bảo trình tự, thủ tục đấu giá các loại tài sản mà pháp luật quy định

Nghị định số 47/2023/NĐ-CP ngày 03/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản.

Nghị định được xây dựng nhằm đảm bảo trình tự, thủ tục đấu giá các loại tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá và tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức thống nhất, đồng bộ, công khai, minh bạch, khách quan, trong đó có một số quy định riêng đối với một số loại tài sản đặc thù.

Tiếp tục hoàn thiện chức năng của Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản trước bối cảnh thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá tài sản theo hướng hoàn thiện hình thức đấu giá trực tuyến, bổ sung chức năng cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến thống nhất do cơ quan quản lý nhà nước quản lý, vận hành.

Bổ sung quy định ưu đãi trong hoạt động dầu khí

Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.

Trong đó, bổ sung quy định: về điều tra cơ bản về dầu khí; kế hoạch xử lý tiếp theo đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí đang được khai thác tại diện tích hợp đồng dầu khí; an toàn trong hoạt động dầu khí; ưu đãi trong hoạt động dầu khí;...

Nghị định số 56/2023/NĐ-CP ngày 24/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.

Nghị định ban hành nhằm thực hiện các phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính và giấy tờ công dân trong các lĩnh vực: đăng ký, quản lý ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý và sử dụng con dấu; quản lý và sử dụng pháo đã được phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 5714/QĐ-BCA-V03 ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Khắc phục những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện nay trong giải quyết thủ tục hành chính cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân; đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đất nước.

Thay đổi phân bổ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào thiểu số và miền núi 

Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Trong đó, Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình. Theo quy định mới, các địa phương bố trí đủ vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Địa phương được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chịu trách nhiệm bố trí vốn ngân sách địa phương giai đoạn 5 năm, cân đối vốn ngân sách địa phương hằng năm không thấp hơn mức vốn đối ứng thực hiện Chương trình tại địa phương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Vtv.vn (24/8): Nới điều kiện để người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội hơn

Các chuyên gia nhận xét, hiện nay, quy định về thu nhập để đáp ứng điều kiện được mua nhà ở xã hội vẫn còn nhiều bất cập.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đã đến lúc cần điều chỉnh và phân cấp lại đối tượng mua nhà ở xã hội; đồng thời, cần nới một số điều kiện về cư trú, thu nhập để người có nhu cầu tiếp cận được và thực hiện mua nhà ở xã hội dễ dàng hơn.

Góp ý về Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng quy định về đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội cần sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội với tiêu chí đơn giản, dễ nhận biết, giảm tối đa các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục hành chính như tình trạng chỗ ở, mức thu nhập…

Các chuyên gia cho rằng cần tính toán kỹ chính sách nhà ở cho các đối tượng khác nhau như người có thu nhập thấp ở đô thị và nông thôn, người thuộc diện tái định cư, lực lượng vũ trang, người lao động, sinh viên… xây dựng tiêu chí phù hợp, cụ thể, bình đẳng.

Bộ Xây dựng thông tin, hiện nay, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp 5 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6, theo đó tại Điều 73 dự thảo Luật, ngoài những đối tượng đang được quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 đã bổ sung thêm 1 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: doanh nghiệp, hợp tác xã trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân.

Hiện Chính phủ vẫn đang tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Trong số đó có việc hoàn thiện đề xuất sửa đổi các chính sách liên quan đến quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán; xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội...

Các nội dung này nhằm khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và đảm bảo giá nhà ở xã hội ở mức vừa phải để cán bộ, công nhân, người lao động có thu nhập thấp có điều kiện mua nhà ở, ổn định cuộc sống.

 

*Laodong.vn (23/8): Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy mạnh các biện pháp để thu hồi nợ thuế

Ngày 23.8, phía Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, thu hồi tiền thuế nợ. Không để nợ thuế dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh.

Cụ thể, Tổng cục Thuế cho biết, theo số liệu tổng hợp tiền thuế nợ trên Hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS), tính đến thời điểm ngày 31.7.2023, một số cục thuế có tiền thuế nợ tăng cao so với thời điểm ngày 31.12.2022. Đồng thời, qua kết quả làm việc với Đoàn Kiểm toán Nhà nước về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 thì vẫn còn địa phương thực hiện phân loại nợ chưa chính xác.

Để góp phần phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023, giảm nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2023, Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế thực hiện rà soát, đảm bảo phân loại nợ đúng theo tính chất của từng khoản; Hồ sơ phân loại nợ phải đầy đủ theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ.

Trường hợp sau khi rà soát, phát hiện khoản nợ đã phân loại chưa đầy đủ hồ sơ, chưa đúng tính chất nợ thì cục thuế phải hoàn thiện hồ sơ phân loại hoặc thực hiện phân loại lại để đảm bảo số liệu tiền thuế nợ theo dõi trên hệ thống TMS được phân loại đúng tính chất nợ và có đầy đủ hồ sơ.

Về việc đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế, Tổng cục Thuế sẽ thông báo danh sách chi tiết người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn đến 90 ngày và trên 90 ngày tại thời điểm 31.7.2023 trên địa bàn cục thuế quản lý.

Đối với người nộp thuế chỉ có tiền thuế nợ dưới 90 ngày, Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị thực hiện ngay các biện pháp (gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, mời lên làm việc, ban hành thông báo tiền thuế nợ) đôn đốc người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, không để nợ thuế dây dưa, kéo dài, hạn chế nợ mới phát sinh.

Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày hoặc khoản tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế, các cục thuế phải áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà người nộp thuế chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước thì phải kịp thời chuyển sang áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, đúng quy định.

Tổng cục Thuế cũng yêu cầu các cục thuế thực hiện công khai thông tin của người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt tập trung vào người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn và kéo dài.

 

*Laodong.vn (23/8): Bộ Công Thương bất ngờ muốn "chia tay" loạt tập đoàn doanh thu nghìn tỉ

Bộ Công Thương muốn chuyển nguyên trạng hàng loạt "ông lớn" trực thuộc quản lý của ngành như VEAM, Habeco... cho Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc giám sát tình hình thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Bộ này cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai, kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp do bộ làm đại diện chủ sở hữu.

Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất bàn giao đồng thời và nguyên trạng tất cả doanh nghiệp do bộ đang làm đại diện chủ sở hữu sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC giai đoạn 2022-2025.

Lý do Bộ Công Thương đưa ra đó là nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp tốt thì nhận bàn giao, doanh nghiệp không tốt thì không nhận và làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước.

Các doanh nghiệp đề xuất chuyển giao gồm: Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM); Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco); Tổng Công ty Giấy Việt Nam; Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE); Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam; Công ty Cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu tổng hợp; Công ty Cổ phần Nông thổ sản Việt Nam; Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp và Vật liệu xây dựng; Công ty TNHH MTV Xây lắp thương mại và vật liệu xây dựng BMC; Công ty Cổ phần Viện nghiên cứu dệt may; Công ty Cổ phần Viện máy và Dụng cụ công nghiệp IMI.

Theo Bộ Công Thương, trong số các doanh nghiệp trên, nhiều ông lớn đang sở hữu mức doanh thu, lợi nhuận cả nghìn tỉ đồng/năm. Điển hình doanh thu trong 6 tháng đầu năm của các công ty như VEAM là 6.170 tỉ đồng; Habeco là 2.078 tỉ đồng; MIE là 584 tỉ đồng; Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam là 4.675 tỉ đồng...

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

*Daibieunhandan.vn (24/8): Khoan sức… doanh nghiệp

Một lần nữa, 14 hiệp hội, ngành hàng lại gửi thư lên lãnh đạo các bộ, ngành kiến nghị xem xét lại một số bất cập trong dự thảo Quyết định quy định định mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (Fs).

Dự thảo này do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, đã được trình Thủ tướng vào cuối tháng 7.2023 và vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Đây cũng là lần thứ hai, 13 hiệp hội, ngành hàng trong nước (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh…) và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) gửi thư kiến nghị về vấn đề này.

Fs là định mức chi phí tái chế mà doanh nghiệp phải đóng để tái chế bao bì. Ví dụ, chi phí tái chế nhôm là 6.180 đồng/kg và Fs là 0,3 thì doanh nghiệp phải đóng 0,3 x 6.180  = 1.854 đồng cho mỗi kilôgam bao bì nhôm sử dụng.

Theo đại diện các hiệp hội, trong dự thảo hiện tại, định mức Fs của nhiều loại bao bì, vật liệu được đề xuất cao bất hợp lý, gây khó khăn lớn cho sản xuất, kinh doanh. Một số định mức cao hơn cả mức trung bình của các nước Tây Âu - là những nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ. Ví dụ Fs của nhôm (6.180 đồng/kg) cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần… Trong khi đó, chi phí tái chế của Việt Nam chỉ bằng 1/2 - 1/3 Tây Âu vì chi phí nguyên vật liệu và công nghệ như nhau nhưng chi phí nhân công của Việt Nam chỉ bằng 1/10 của các nước này.

Các hiệp hội cho rằng, dự thảo Fs cao bất hợp lý là do chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn, chưa trừ đi giá trị thu hồi được từ hoạt động tái chế. Theo tính toán của các hiệp hội, chỉ ba loại bao bì từ giấy, nhựa và kim loại, phí tái chế phải nộp ước tính là 6.127 tỷ đồng mỗi năm. Hơn 50% trong số này là để hỗ trợ tái chế bao bì giá trị cao như bao bì kim loại, giấy carton, trong khi nhà tái chế chính thức đang có lãi lớn mà chưa cần hỗ trợ. Riêng tái chế lon nhôm, ước tính các nhà tái chế chính thức thu lãi khoảng 700 tỷ đồng đến 1.286 tỷ đồng/năm, tái chế bao bì sắt và giấy cũng đang lãi lớn.  

Việc các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải nộp thêm nhiều nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho nhà tái chế đang có lãi lớn, theo các hiệp hội, là bất hợp lý. Đây là khoản chi phí rất lớn, sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và đẩy giá sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay.  

Ủng hộ đóng góp tài chính để tái chế bao bì, sản phẩm nhằm bảo vệ môi trường song các hiệp hội, ngành hàng mong muốn định mức chi phí tái chế Fs hợp lý hơn. Cùng với đó, cho phép doanh nghiệp đóng góp theo hình thức quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm (tức nộp vào tháng 4.2025) thay vì tạm ứng trước vào đầu năm 2024 như dự thảo quy định. Như vậy doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn, giống với cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là nộp vào đầu kỳ sau.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nêu rõ: nhà sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm (pin - ắc quy, dầu nhớt, săm lốp, điện - điện tử, phương tiện giao thông) và một số bao bì (thực phẩm, mỹ phẩm; thuốc; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; chất tẩy rửa, chế phẩm gia dụng, nông nghiệp, y tế; xi măng) có trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ bắt buộc.

Nhà sản xuất, nhập khẩu có thể tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Trường hợp chọn đóng góp tài chính, số tiền đóng góp được tính theo công thức: F = R x V x Fs (F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp theo từng loại sản phẩm, bao bì; R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì; V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu; Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì).

Xác định Fs ở mức phù hợp và tìm ra cách đóng góp hợp lý là yêu cầu rất lớn đặt ra cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, với vai trò được giao xây dựng Quyết định của Thủ tướng cho vấn đề này, nhằm hài hòa được cả hai mục tiêu: bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cơ quan quản lý cần tính toán căn cơ từng chính sách để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. 

 

*Plo.vn (24/8): Tranh luận về tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Chủ doanh nghiệp chưa muốn tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2024 do kinh tế suy giảm, trong khi đại diện người lao động muốn được tăng lương vì công nhân “không đủ tiền trang trải cuộc sống”.

Hội đồng tiền lương quốc gia mới đây đã nhóm họp phiên đầu tiên bàn về tăng lương tối thiểu vùng năm 2024.

Đại diện người lao động (NLĐ) là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất mức tăng lương tối thiểu là 5%-6%.

Trong khi đó, đại diện chủ sử dụng lao động là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mong muốn chưa điều chỉnh tăng lương.

Kinh tế suy giảm, doanh nghiệp khó khăn

Khảo sát trên 600 DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy 46,5% không mấy lạc quan về kết quả kinh doanh năm 2023, với dự báo doanh thu suy giảm hoặc duy trì so với năm 2022. Cạnh đó, các DN còn phải đối mặt với chi phí mua sắm nguyên vật liệu và linh kiện tăng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh suy giảm.

Ngoài ra, có tới 75,2% DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam cho rằng chi phí nhân công tăng chính là rủi ro lớn nhất khi đầu tư tại Việt Nam trong tương lai. Chi phí này cao hơn Thái Lan và Philippines cũng trong một cuộc khảo sát tương tự.

Từ các phân tích trên, JCCI kiến nghị Thủ tướng cân nhắc duy trì mức lương tối thiểu vùng năm 2023. Trường hợp có điều chỉnh thì nên ở mức phù hợp, đồng thời không nên tăng vào giữa năm như đã làm trong năm 2023 do ảnh hưởng đến quản lý DN.

Thêm vào đó, các DN hiện nay đều đã điều chỉnh tăng lương cho NLĐ cao hơn mức lương tối thiểu vùng. Nếu tăng tiếp sẽ khiến DN không gánh được chi phí nhân công, dễ dẫn đến tranh chấp lao động.

Bữa cơm của nhiều NLĐ không có thịt

Bà Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho biết hiện các chi phí lương thực, thực phẩm đã tăng. Nếu lương không tăng theo, cuộc sống của NLĐ sẽ thêm nhiều khó khăn.

Trong khoảng 3.000 NLĐ được khảo sát gần đây, chỉ có 24,5% cho biết tiền lương và thu nhập vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống. Số còn lại trả lời thu nhập không đáp ứng nhu cầu chi tiêu, thậm chí có trường hợp chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Cũng theo bà Lan, chỉ 8,1% NLĐ được khảo sát cho biết tiền lương của họ có dư và tích lũy; 11,2% không đủ sống, ngoài thời gian làm việc tại công ty, họ phải làm thêm để cải thiện thu nhập.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 26,2% NLĐ có điều kiện ăn thịt, cá trong các bữa ăn hằng ngày; 10,3% cho biết với thu nhập hiện nay, họ ít khi (một lần/tuần) có tiền ăn thịt, cá trong bữa ăn gia đình. “NLĐ ở vùng 1 phải bỏ trung bình 1,8 triệu đồng/tháng cho tiền thuê nhà (bao gồm tiền điện, nước), chiếm gần một nửa thu nhập hằng tháng của họ…” - bà Lan cho hay.

Ông Nguyễn Thái Dương, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành dệt may Việt Nam, thừa nhận nhiều DN đang gặp khó khăn khi bị cắt giảm đơn hàng. Do đó, cần tính toán lương tối thiểu tăng bù trượt giá nhưng nên cân nhắc và so sánh những yếu tố tác động tiêu cực của việc tăng lương. Chẳng hạn lương tăng 1 đồng, giá cả tăng 2 đồng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của NLĐ.•

 

QUẢN LÝ

*Hanoimoi.vn (24/8): Bộ Y tế hối thúc các bệnh viện xóa bỏ bệnh án giấy

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; không sử dụng bệnh án giấy. Riêng các bệnh viện hạng I trở lên triển khai bệnh án điện tử, hạn đến hết năm nay. Từ năm 2024-2028, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 5259/BYT-K2ĐT về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Y tế các bộ, ngành; các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị toàn ngành phải đẩy mạnh thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; tiếp tục triển khai đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt.

Ngoài ra, theo chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị trong ngành Y phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để chi cho ứng dụng công nghệ thông tin.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; không sử dụng bệnh án giấy theo quy định tại Thông tư số 46 năm 2018 của Bộ Y tế; triển khai y tế từ xa theo quy định tại Thông tư số 49 năm 2017; triển khai đơn thuốc điện tử theo các hướng dẫn đã ban hành.

Về bệnh án điện tử, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạng I trở lên triển khai bệnh án điện tử, hạn tới hết năm nay. Từ năm 2024-2028, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám, chữa bệnh.

Với các cơ sở y tế dự phòng, Bộ Y tế yêu cầu ứng dụng thông tin, chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu quản lý, phòng, chống dịch bệnh mới nổi, nguy hiểm như Covid-19. Đồng thời, quản lý các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, cập nhật kịp thời, đảm bảo có dữ liệu “đúng - đủ - sạch - sống” về tiêm vắc xin.

 

*Laodong.vn (24/8): Hà Nội chốt các quận, huyện phải xây dựng dự thảo sắp xếp đơn vị hành chính

Các địa phương của Hà Nội (không bao gồm các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đông Anh) căn cứ số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số để xây dựng dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính.

UBND TP Hà Nội vừa lên kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố.

Ông Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội cho biết, việc sắp xếp đơn vị hành chính phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ, cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả, có sự lãnh đạo tập trung thống nhất của cấp ủy Đảng, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, không gây xáo trộn trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.

UBND thành phố sẽ xây dựng và trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025.

Các quận, huyện, thị xã (không bao gồm các quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Đông Anh) căn cứ số liệu diện tích tự nhiên, quy mô dân số của từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã do cơ quan có thẩm quyền cung cấp... để xây dựng dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính báo cáo Ban Thường vụ quận, huyện, thị ủy chỉ đạo, cho ý kiến trước khi triển khai các bước tiếp theo.
UBND thành phố yêu cầu, chậm nhất ngày 30.8.2023, các đơn vị gửi tờ trình kèm theo dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính của địa phương giai đoạn 2023-2025.

Từ ngày 1-20.9, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thành phố trực tiếp làm việc với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã để nghe dự thảo phương án, đồng thời thống nhất các nội dung chuẩn bị, tổng hợp báo cáo UBND thành phố trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính của thành phố.

Sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Thành ủy, Sở Nội vụ tổng hợp phương án của các quận, huyện, thị xã; tham mưu UBND thành phố xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025, báo cáo xin ý kiến Bộ Nội vụ trước ngày 31.10.2023.

 

*Laodong.vn (24/8): TPHCM muốn thí điểm dạy và thi lý thuyết lái xe ôtô qua mạng

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đề xuất thí điểm dạy và thi lý tuyết lái xe ôtô hạng B1, B2 và C qua mạng để giúp người học có thể học mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Sở GTVT TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM đề xuất Đề án thí điểm “đào tạo tập trung trên nền tảng số" đối với đào tạo nghề lái xe ôtô.

Theo đó, Sở GTVT TPHCM đề xuất sử dụng nền tảng số để đào tạo tập trung các môn học lý thuyết (gồm học, thời gian học, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp) đối với lái xe ôtô hạng B1, B2, C.

Các môn học gồm: Pháp luật Giao thông đường bộ; Cấu tạo và Sửa chữa thông thường; Nghiệp vụ vận tải; Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; Kỹ thuật lái xe.

Theo Sở GTVT, hình thức học tập của đào tạo trên nền tảng số là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giảng dạy, bao gồm các hình thức học tập sử dụng các công cụ và tài nguyên kỹ thuật số như: máy tính, điện thoại, internet, phần mềm, ứng dụng, trang web, ...

Người học có thể học theo cách tự giác và độc lập, hoặc hợp tác và tương tác với người dạy và người học khác. Trên nền tảng này, người học tự tra cứu bài học, trao đổi thông tin về nội dung học, kinh nghiệm,… Ưu điểm của hình thức này là người học có thể tự học mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm chi phí, thời gian học tập, linh động.

Sở GTVT TPHCM đề xuất thí điểm đề án trong 2 năm kể từ ngày chấp thuận hoặc đến khi Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 được thay thế. Phạm vi thí điểm tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Hiệp Phát trên địa bàn TPHCM.

Sau khi được Bộ Giao thông Vận tải thống nhất triển khai đề án, UBND TPHCM sẽ chỉ đạo triển khai thực hiện; đồng thời, xem xét giải quyết đối với đề án đề xuất thí điểm (nếu có) của các cơ sở đào tạo lái xe khác trên địa bàn TPHCM nhằm tránh tình trạng độc quyền.

 

* Tienphong.vn (23/8): TPHCM đề xuất tiếp tục thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý

Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM vừa có tờ trình gửi Ban Thường vụ Thành uỷ TPHCM về tổng kết thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố năm 2022. Trong năm 2022, TPHCM đã hoàn thành công tác thi tuyển 13 chức danh lãnh đạo, quản lý ở 7 cơ quan, đơn vị.

Trong đó, Sở Y tế đã hoàn thành việc thi tuyển chức danh Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM từ 25 thí sinh đủ điều kiện dự thi. Đây là lần đầu tiên ngành y tế có giám đốc bệnh viện không có cùng chuyên khoa sâu của bệnh viện. Điều đó cho thấy, ngành y tế thành phố sẽ tập trung quan tâm sâu hơn vào công tác quản lý bệnh viện.

Theo Ban Cán sự Đảng UBND thành phố, việc thí điểm thi tuyển trên đã tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và giúp phát hiện, thu hút, lựa chọn người thực sự có năng lực phù hợp, có phẩm chất chính trị, đạo đức. Qua đó, góp phần thực hiện tốt quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.

Mặt khác, việc đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý các cấp đã khắc phục tâm lý ngại khó khăn, thiếu chủ động, cục bộ, khép kín trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Ngoài ra, thông qua thi tuyển, cơ quan, đơn vị vừa lựa chọn được những cá nhân có đủ phẩm chất, năng lực phù hợp đồng thời vừa là dịp rà soát, đánh giá tổng thể về thực trạng và có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM trình Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM xem xét, có ý kiến chỉ đạo về việc tổ chức hội nghị tổng kết thí điểm công tác thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương của thành phố trong năm qua.

Đồng thời, Ban Cán sự Đảng UBND TPHCM xin ý kiến Ban Thường vụ Thành uỷ TPHCM chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp sở, cấp phòng và tương đương trong năm 2023 – 2024.

 

* Vietnamnet.vn (23/8): Một tỉnh dừng chi 150 tỷ cho sữa học đường vì không tìm được tiêu chuẩn

UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 17 ngày 20/7/2022 về chương trình sữa học đường đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lý giải về điều này, kết luận chỉ rõ, hiện nay thông tư số 31 của Bộ Y tế đã bị bãi bỏ và chưa có văn bản pháp lý cụ thể nào hướng dẫn về quy định chất lượng dinh dưỡng cho sữa dùng để cung cấp cho chương trình sữa học đường; không có tiêu chuẩn cụ thể để đáp ứng quy định về đấu thầu. Việc thực hiện Nghị quyết 17 không có cơ sở để tiếp tục triển khai.

Theo nghị quyết, mỗi ngày học sinh vùng cao Quảng Nam được uống 1 hộp sữa 180 ml, uống 5 lần/tuần trong thời gian đủ 9 tháng/năm học. Thời gian thụ hưởng từ đầu năm học 2022-2023 đến hết năm học 2025-2026.

Ngân sách tỉnh đảm bảo 100% kinh phí, dự kiến đến hết năm học 2025-2026 khoảng 151 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong năm học 2022-2023, học sinh miền núi Quảng Nam không được uống sữa theo như nghị quyết ban hành.

Trước đó, ông Thái Viết Tường - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho biết do vướng mắc trong hồ sơ đấu thầu qua các bước thủ tục nên chương trình triển khai chậm. “Để khắc phục tình trạng trên, sở vừa tham mưu cho UBND tỉnh thay đổi cơ chế, cho làm hồ sơ mời thầu theo năm học chứ không theo năm tài chính và UBND tỉnh đã đồng ý”, ông Tường nói.

Ông Tường khẳng định đang phối hợp các sở, ban, ngành để hoàn thiện thủ tục đấu thầu, chắc chắn năm học 2023-2024 học sinh sẽ được uống sữa học đường trở lại.

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*Vietnamplus.vn (24/8): Lạng Sơn nghiên cứu thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh

Với mô hình cửa khẩu thông minh, Lạng Sơn phấn đấu đến năm 2030 nâng cao năng lực thông quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh lên khoảng 4-5 lần so với thời điểm hiện tại.

Việc thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh là phù hợp với xu hướng phát triển, đồng thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thông quan hàng hóa hiện nay.

Đây là những ý kiến được đưa ra tại Hội nghị Chuyên đề, do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 23/8 để xem xét, nghe ý kiến của đại diện các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp về dự thảo Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh.

Tại Hội nghị, Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn Lê Văn Thắng thông tin Đề án thí điểm xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh được xây dựng trên cơ sở Thỏa thuận khung về thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh Việt Nam-Trung Quốc, được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và Chính phủ Nhân dân Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) ký kết ngày 26/6 vừa qua tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Theo dự thảo Đề án, mục tiêu của mô hình cửa khẩu thông minh là xây dựng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị trở thành "cửa khẩu kiểu mẫu;" phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc.

Mô hình cửa khẩu thông minh dựa trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào quá trình giao, nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu để nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng tăng của thương nhân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Đặc biệt, mô hình cửa khẩu thông minh sẽ giải quyết tình trạng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, giảm chi phí vận chuyển, thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu; tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân biên giới…

 

* Laodong.vn (23/8): Hà Nội có thang điểm đánh giá cải cách hành chính

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 4190/QĐ-UBND về việc ban hành Chỉ số cải cách hành chính của các sở, cơ quan tương đương sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2030.

Quyết định nhằm theo dõi, đánh giá thực chất và khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính hằng năm của các sở, cơ quan tương đương sở và UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình triển khai thực hiện giai đoạn 2023-2030.

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính được cấu trúc thành 8 nội dung đánh giá, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; tác động cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Thang điểm đánh giá cải cách hành chính là 100 điểm. Trong đó, điểm đánh giá qua thẩm định (tối đa) là 70/100 điểm; điểm đánh giá qua điều tra xã hội học (tối đa) là 30/100 điểm. Điểm đạt được là tổng hợp điểm qua điều tra xã hội học và điểm Hội đồng thẩm định thành phố thẩm định, đánh giá. Đây là căn cứ xác định Chỉ số cải cách hành chính của từng cơ quan, đơn vị.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Tuoitre.vn (24/8): Kỷ luật 6 cán bộ trong vụ ‘cưỡng chế nhầm’ nhà dân

Liên quan vụ “cưỡng chế nhầm” nhà dân, UBND TP Cà Mau cho biết có 4 cán bộ bị kỷ luật và 2 cán bộ bị kiểm điểm.

Ngày 24-8, Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Cà Mau công bố đến báo chí thông báo của UBND TP Cà Mau về việc xử lý trách nhiệm những người liên quan trong việc cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng xảy ra ở phường 5, TP Cà Mau.

Theo thông báo của UBND TP Cà Mau, trưởng phòng và phó phòng quản lý đô thị bị kiểm điểm rút kinh nghiệm. Đội trưởng đội quản lý trật tự đô thị và một viên chức đội này bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

Một công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường UBND phường 5 bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do sai phạm trong công tác tham mưu.

Trước đó, ông Lê Thanh Tùng, chủ tịch UBND phường 5 và ông Lê Bá Truyền, phó chủ tịch UBND phường 5, cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách do việc phối hợp, chỉ đạo cưỡng chế không chặt chẽ dẫn đến sai sót.

Theo hồ sơ vụ việc, sáng 13-3, Phòng quản lý đô thị TP Cà Mau phối hợp với UBND phường 5 tiến hành cưỡng chế tháo dỡ nhà ông Chiêm Bùi Cột ở đường Hùng Vương, phường 5.

Sau khi triển khai quyết định cưỡng chế, ông Cột có ý kiến để ông tự tháo dỡ công trình vi phạm và đề nghị ngành chức năng hỗ trợ ông tháo dỡ để hạn chế thiệt hại tài sản trong nhà.

Trong quá trình tháo dỡ, ông Nguyện có cảnh báo là nhà ông liền kề với nhà ông Cột, nhưng việc cưỡng chế vẫn tiếp tục diễn ra. 

Đến chiều cùng ngày, lực lượng cưỡng chế và ông Cột đã dỡ luôn phần mái nhà chung của mình gắn liền với nhà ông Nguyện, khiến nhà ông Nguyện bị hư hại phần mái nhà.

Sau khi thấy thiệt hại nhà mình, ông Nguyện làm đơn yêu cầu làm sáng tỏ hành vi hủy hoại tài sản của đoàn cưỡng chế.

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

*Laodong.vn (24/8): Hạ Long chi tiền ngân sách để xác định nguyên nhân sạt lở đồi Tên Lửa

Do chưa tìm được tiếng nói chung giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền về kết quả xác định nguyên nhân sạt lở tại khu vực đồi Tên Lửa (tổ 6, khu 3B, phường Giếng Đáy), UBND TP Hạ Long đã có chủ trương thuê một đơn vị tư vấn khác bằng tiền ngân sách để tìm nguyên nhân sạt lở.

Như Lao động đã đưa tin, ngày 25.8.2022, UBND TP Hạ Long đã có văn bản số 6582/UBND về việc thực hiện di dời người và tài sản trong khu vực sạt lở đồi Tên Lửa, cạnh mỏ sét của Công ty cổ phần Gốm xây dựng Giếng Đáy Quảng Ninh (Công ty Gốm) .

Thực hiện văn bản này, Công ty Gốm đã hỗ trợ tiền di chuyển 5 triệu đồng/hộ, tiền thuê nhà 4 triệu đồng/hộ/tháng.

Công ty đã thuê đơn vị tư vấn là Viện Địa kỹ thuật và Công trình (Đại học Xây dựng Hà Nội) đánh giá phạm vi ảnh hưởng, nguyên nhân gây sạt lở.

Ngày 15.11.2022, Công ty Gốm và đơn vị tư vấn đã có hồ sơ báo cáo nguyên nhân sạt lở.

Tuy nhiên, tại báo cáo kết quả, chưa thể hiện được các nội dung về xác định ranh giới khu vực bị ảnh hưởng theo kiến nghị của các hộ dân, chưa dự báo được mức độ ổn định địa chất tại khu vực.

Vì vậy, UBND TP Hạ Long có văn bản số 9319/UBND ngày 23.11.2022 tiếp tục yêu cầu Công ty chỉ đạo đơn vị tư vấn xác định cụ thể phạm vi ranh giới khu vực bị ảnh hưởng sạt lở, đánh giá mức độ ổn định địa chất tại khu vực. Đồng thời, thuê đơn vị tư vấn đủ năng lực theo quy định pháp luật để thẩm tra hồ sơ.

Ngày 11.12.2022, 15 hộ dân tại khu vực bị ảnh hưởng sạt lở tiếp tục có đơn kiến nghị lần 2 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện đánh giá sạt lở tại khu vực.

Ngày 28.12.2022, Công ty Gốm đã có báo cáo đánh giá sự cố sạt lở và hồ sơ thẩm tra tại khu vực. Theo đó, có 4 nguyên nhân gây sạt lở gồm: Do hoạt động khai thác sét của Công ty Gốm; Diễn biến thời tiết xấu, mưa lớn; Hoạt động thi công đường từ ngã ba Kênh Đồng đến đầu cầu Tình Yêu và xây dựng công trình trên mái dốc. Báo cáo cũng đưa ra khuyến cáo phạm vi ảnh hưởng của sạt lở.

Thế nhưng, theo người dân, bản báo cáo vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng.

Trao đổi với phóng viên sáng ngày 23.8, ông Nguyễn Hữu Nhã - Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long - cho biết: “Chúng tôi cũng rất sốt ruột vì chưa xác định rõ trách nhiệm các bên trong việc bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở trực tiếp.

Ủy ban nhân dân TP Hạ Long đã giao phòng Quản lý đô thị thuê đơn vị tư vấn đảm bảo điều kiện, năng lực, tư cách pháp nhân, thực hiện xác định nguyên nhân gây sạt lở tại khu vực, qua đó xác định rõ trách nhiệm các đơn vị làm cơ sở để bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng sạt lở trực tiếp, đồng thời dự báo khoanh vùng ảnh hưởng. Giao phòng Tài Chính – kế hoạch bố trí kinh phí thực hiện.

Trong thời gian chưa khắc phục xong sự cố sạt lở tại khu vực, cũng đề nghị Công ty Cổ phần Gốm xây dựng Giếng Đáy Quảng Ninh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hỗ trợ kinh phí thuê nhà cho các hộ dân.

 

THẾ GIỚI

* Vtv.vn (25/8): Phát hiện biến thể COVID-19 mới BA.2.86 ở nhiều quốc gia

Theo một quan chức hàng đầu của WHO, biến thể COVID-19 đột biến cao có tên BA.2.86 hiện đã được phát hiện ở Thụy Sĩ và Nam Phi, Israel, Đan Mạch, Mỹ và Anh.

Chủng mới của biến thể Omicron này mang hơn 35 đột biến gene ở các phần quan trọng của virus so với XBB.1.5, biến thể chiếm ưu thế trong hầu hết năm 2023.

Biến chủng BA.2.86 được phát hiện lần đầu tiên ở Đan Mạch vào ngày 24/7 sau khi lây nhiễm cho một bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh nặng và được giải trình tự gene. Kể từ đó, BA.2.86 đã được phát hiện ở những bệnh nhân có triệu chứng khác trong quá trình kiểm tra y tế theo quy định ở sân bay và trong các mẫu nước thải ở một số quốc gia.

Hàng chục nhà khoa học trên khắp thế giới cho biết, mặc dù việc theo dõi BA.2.86 là quan trọng nhưng biến thể này khó có thể gây ra một làn sóng bệnh nặng và tử vong do hệ thống phòng vệ miễn dịch được xây dựng trên toàn thế giới từ việc tiêm chủng và lần nhiễm COVID-19 trước đó.

Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, cho biết trong cuộc phỏng vấn đầu tiên về BA.2.86: "Số người nhiễm (biến thể BA.2.86) là thấp".

Bà nói rằng các trường hợp nhiễm BA.2.86 đã được ghi nhận không có mối liên hệ với nhau, cho thấy biến chủng này đã lây lan rộng hơn, đặc biệt là do việc xét nghiệm COVID-19 trên toàn thế giới đã giảm bớt.

Các nhà khoa học đang thử nghiệm xem các loại vaccine COVID-19 cập nhật sẽ hoạt động ra sao đối với BA.2.86. Bà Kerkhove lưu ý rằng vaccine COVID-19 có tác dụng ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong tốt hơn là tái nhiễm.

 

*Laodong.vn (24/8): Nga vượt Đức thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga đã vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP).

Nga đã lọt vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP vào năm 2022, vượt Đức bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và các dự báo về sự sụp đổ - RT dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết hôm 22.8, trích dẫn một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới.

Theo ước tính dựa trên dữ liệu quốc gia chính thức do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố, tổng sản phẩm quốc nội của Nga là 5,51 nghìn tỉ USD tính theo PPP vào cuối năm ngoái. Báo cáo lưu ý, con số này lớn hơn 38% so với ước tính chính thức là gần 4 nghìn tỉ USD.

Trung Quốc đứng đầu danh sách nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo PPP với 31 nghìn tỉ USD, tiếp theo là Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Top 10 còn có Indonesia, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các số liệu cũng cho thấy nền kinh tế Nga đi trước Đức khi tính theo sức mua tương đương, với GDP của nước này là 5 nghìn tỉ USD.

Phát biểu tại Hội đồng Phát triển Chiến lược và Các Dự án Quốc gia, ông Putin lưu ý, Nga đã đạt được những kết quả nói trên, “bất chấp, thẳng thắn mà nói, những dự báo bi quan đã được đưa ra - và điều đó đôi khi vẫn được nghe từ một số chuyên gia, chủ yếu là các chuyên gia phương Tây”.

Ông Putin tuyên bố, xếp hạng cho thấy Nga vượt Đức về PPP là “rất rõ ràng”.

 

*Laodong.vn (24/8): Kinh tế châu Âu đón thêm dữ liệu tiêu cực

Dữ liệu kinh tế châu Âu ghi nhận mức giảm sút trong tháng 8, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11.2020.

Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của khu vực đồng Euro đã giảm xuống 47,0 trong tháng 8 từ mức 48,6 trong tháng 7. Theo Dow Jones, điều này không đạt kỳ vọng của các nhà kinh tế về con số 48,8.

Chỉ số trên 50 đánh dấu sự mở rộng, trong khi chỉ số dưới 50 đánh dấu sự thu hẹp. Nếu loại trừ các tháng đại dịch, thì con số mới nhất cho thấy mức thấp nhất kể từ tháng 4.2013.

Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, cho biết: Lĩnh vực dịch vụ của khu vực đồng euro “có dấu hiệu suy thoái tương ứng với hiệu quả hoạt động kém của ngành sản xuất”.

Xét về sự phân chia giữa dịch vụ và sản xuất, lĩnh vực dịch vụ trước đây đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 tháng ở mức 48,3. PMI sản xuất tăng nhẹ từ 42,7 trong tháng 7 lên 43,7 trong tháng này.

Vị chuyên gia nói thêm: “Việc xem xét các số liệu PMI trong tăng trưởng GDP hiện tại của chúng tôi đưa đến kết luận rằng khu vực đồng Euro sẽ giảm 0,2% trong quý III”.

Tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro đã tăng 0,3% trong quý II, sau khi tăng 0,1% trong quý I. Sự tăng trưởng mờ nhạt này cho thấy tác động của lãi suất và giá năng lượng cao hơn cũng như nhu cầu bên ngoài yếu đi.

 

*Vietnamplus.vn (24/8): Kenya thúc đẩy phát triển du lịch ở các khu bảo tồn động vật hoang dã

Chính sách kêu gọi đầu tư vào các khu bảo tồn động vật hoang dã được kỳ vọng sẽ giúp Chính phủ Kenya đạt được mục tiêu tăng số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 23/8, Kenya đã kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển các cơ sở du lịch trong các công viên và khu bảo tồn động vật hoang dã của nước này.

Thư ký nội các của Bộ Du lịch, Động vật hoang dã và Di sản Kenya Peninah Malonza cho biết các cơ sở du lịch được kêu gọi đầu tư bao gồm nhà nghỉ, nhà hàng, trung tâm hội nghị và các chương trình du lịch trải nghiệm.

Chính sách kêu gọi đầu tư vào các khu bảo tồn động vật hoang dã được kỳ vọng sẽ giúp Chính phủ Kenya đạt được mục tiêu tăng số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.

Theo Cơ quan Động vật hoang dã Kenya (KWS), khoảng 8% diện tích nước này là các khu bảo tồn động vật hoang dã với tổng số 65 vườn quốc gia, khu bảo tồn quốc gia trên cạn và dưới biển.

Các khoản đầu tư vào những khu bảo tồn này sẽ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đàu tư cũng như hỗ trợ tốt hơn cho các cộng đồng địa phương.

Bên cạnh đó, các cơ sở du lịch trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn cũng sẽ giúp nâng cao sức hấp dẫn của Kenya đối với các du khách./.

 

*Laodong.vn (24/8): Trung Quốc phát hiện mỏ khí đốt siêu sâu hơn 30 tỉ m3

Trung Quốc đã phát hiện hơn 30,5 tỉ m3 khí đốt ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam nước này.

Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) tìm thấy các mỏ khí trải rộng trên diện tích 810.000 m2 với độ dày 29 m tại mỏ khí đốt Ba Trung ở lưu vực Tứ Xuyên.

Công ty cho biết, trữ lượng khí đốt mới phát hiện thuộc nhóm mỏ siêu sâu điển hình, ở độ sâu khoảng 4.550-5.225 m dưới bề mặt.

Yang Gongtian - Phó Tổng Giám đốc của Công ty Dầu khí Sinopec Tây Nam - chia sẻ với China Media Group (CMG) rằng, "Sinopec Tây Nam hiện sản xuất hơn 25 triệu m3 khí tự nhiên mỗi ngày, trong đó khí đá phiến sâu và khí tự nhiên siêu sâu chiếm 70%, góp phần thúc đẩy phát triển quy mô lớn và hiệu quả nguồn khí tự nhiên siêu sâu tại Trung Quốc".

Trữ lượng và sản lượng khí đốt ở lưu vực Tứ Xuyên đứng đầu Trung Quốc.

 

*Vietnamplus.vn (24/8): Campuchia đặt mục tiêu là quốc gia có thu nhập trung bình cao năm 2030

Phiên họp toàn thể đầu tiên của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII dưới sự chủ trì của Thủ tướng Hun Manet đã thông qua các mục tiêu, giải pháp chiến lược cho nhiệm kỳ mới.

Sáng 24/8, tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ VII đã họp phiên toàn thể đầu tiên dưới sự chủ trì của Thủ tướng Hun Manet nhằm thảo luận và thông qua chương trình hành động nhiệm kỳ vì “tăng trưởng, việc làm, công bằng, hiệu quả và bền vững” cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, một trong những nội dung trọng tâm của phiên họp này là thảo luận và thông qua “Chiến lược Ngũ giác Giai đoạn 1” vì mục tiêu “tăng trưởng, việc làm, công bằng, hiệu quả và bền vững,” cùng các sứ mệnh và mục tiêu mang tính lịch sử của chương trình hành động nhiệm kỳ do Thủ tướng Hun Manet trình bày.

Nhà lãnh đạo Campuchia nêu rõ “Chiến lược Ngũ giác Giai đoạn 1” của chính phủ nhiệm kỳ mới là nhằm gìn giữ nền hòa bình đã đạt được, vun đắp cho tiến trình tăng trưởng kinh tế và phát triển chung; đồng thời xây dựng và củng cố nền tảng để thúc đẩy phát triển, đưa Campuchia trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, hướng tới tầm nhìn có thu nhập cao vào năm 2050 thông qua việc tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng của 5 lĩnh vực bao gồm dịch vụ công, kinh tế, tài chính, nguồn nhân lực và xã hội, và môi trường gắn với khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Hun Manet khẳng định chiến lược hướng tới 5 mục tiêu xuyên suốt của nhiệm kỳ chính phủ mới, bao gồm đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ bình quân 7% gắn với khả năng chống chịu trước các khủng hoảng; tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt là thanh niên, cả về số lượng và chất lượng; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10% và tiếp tục nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo đến mức thấp nhất; tăng cường năng lực quản trị và nâng cao chất lượng chính sách ở cả cấp quốc gia và địa phương nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dịch vụ công, cũng như tiếp tục tăng cường hoạt động quản trị trong lĩnh vực tư nhân và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, đầu tư và thương mại; đảm bảo tính bền vững của hoạt động phát triển kinh tế-xã hội và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để thực hiện 5 mục tiêu chiến lược nêu trên, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã xác định 5 ưu tiên cốt lõi của “Chiến lược Ngũ giác Giai đoạn 1” về con người, đường sá, nguồn nước, điện và công nghệ.

 

*Vietnamplus.vn (24/8): Lào đặt mục tiêu thu hút ít nhất 2,7 triệu lượt du khách nước ngoài

Lào lựa chọn năm 2024 là “Năm Du lịch” tượng trưng cho cam kết mạnh mẽ nhằm khôi phục ngành "công nghiệp không khói" vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch COVID-19.

Cùng với những nỗ lực để chuẩn bị tốt nhất cho Năm Du lịch Lào 2024, chính quyền nước này đặt mục tiêu đón ít nhất 2,7 triệu lượt khách du lịch nước ngoài trong năm sau nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, ông Ounthuang Khaophan cho biết Chính phủ Lào coi du lịch đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước này.

Chính vì vậy, việc Lào lựa chọn năm 2024 là “Năm Du lịch” tượng trưng cho cam kết mạnh mẽ nhằm khôi phục ngành "công nghiệp không khói" vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch COVID-19.

Ông Ounthuang cho biết thêm để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng trên, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào đang hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương để lên ý tưởng cho một loạt hoạt động đa dạng sẽ được tổ chức ở cả cấp khu vực và quốc gia.

 

*Vietnamplus.vn (24/8): Thêm 68 triệu người châu Á rơi vào nghèo đói do COVID-19 và lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết từ năm ngoái, đại dịch COVID-19 và chi phí sinh hoạt tăng cao đã đẩy thêm gần 68 triệu người tại khu vực đang phát triển của châu Á vào cảnh nghèo đói cùng cực, qua đó làm suy yếu các nỗ lực chống nghèo đói.

Trong báo cáo công bố ngày 24/8, ADB ước tính từ năm ngoái đến nay, đã có 155,2 triệu người tại khu vực đang phát triển của châu Á, tương đương 3,9% dân số khu vực, sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, tăng 67,8 triệu người so với trường hợp không xảy ra các cuộc khủng hoảng y tế và chi phí sinh hoạt.

Khu vực đang phát triển của châu Á gồm 46 nền kinh tế tại châu Á-Thái Bình Dương, không bao gồm Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Theo nhà kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, châu Á và Thái Bình Dương đang dần phục hồi từ đại dịch COVID-19, song cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang làm suy yếu các nỗ lực hướng tới giảm nghèo đói.

Theo định nghĩa, những người sống trong nghèo đói cùng cực là những người có mức thu nhập dưới 2,15 USD/ngày, dựa theo số liệu năm 2017.

 

*Vietnamplus.vn (24/8): Mỹ thu hồi 1,4 tỷ USD tiền chiếm đoạt từ quỹ hỗ trợ đại dịch COVID-19

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo kết quả đợt thực thi pháp luật mới nhất cho biết đã đưa ra các cáo buộc hình sự đối với 371 bị cáo liên quan đến việc gian lận hơn 836 triệu USD.

Ngày 23/8, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đã tịch thu hơn 1,4 tỷ USD bị chiếm đoạt từ quỹ hỗ trợ đại dịch COVID-19, đồng thời buộc tội hơn 3.000 bị can trên cả nước.

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo kết quả đợt thực thi pháp luật mới nhất trên toàn quốc nhằm chống tội phạm gian lận liên quan đến đại dịch COVID-19, trong đó nhà chức trách liên bang đã đưa ra các cáo buộc hình sự đối với 371 bị cáo liên quan đến việc gian lận hơn 836 triệu USD.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland nêu rõ kết quả của chiến dịch mới nhất này cho thấy dù tình trạng khẩn cấp y tế công cộng do COVID-19 đã kết thúc, song công việc xác định và truy tố những đối tượng đã đánh cắp quỹ cứu trợ vẫn chưa dừng lại.

Theo bộ trên, tổng cộng 119 bị can đã nhận tội hoặc bị kết án tại tòa trong chiến dịch này.

 

*Dantri.com.vn (23/8): Tàu Chandrayaan-3 hạ cánh lên Mặt Trăng: Thời khắc Ấn Độ đi vào lịch sử

Việc hạ cánh thành công lên Mặt Trăng đã đánh dấu sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc vũ trụ mới.

Vào lúc 19:34 ngày 23/8 (theo giờ Việt Nam), tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã thành công hạ cánh mềm lên cực nam của Mặt Trăng trong một sứ mệnh cùng tên.

Như vậy, Ấn Độ đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có phương tiện hạ cánh xuống vùng cực nam của Mặt Trăng, và là quốc gia thứ 4, bên cạnh Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, đặt chân lên Mặt Trăng.

Các chuyên gia cho rằng sứ mệnh được thực hiện thành công đã đánh dấu sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc vũ trụ mới.

Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tàu Chandrayaan-3 mang theo 4 bộ thiết bị khoa học, gồm có đầu dò nhiệt với khả năng đâm sâu vào đất Mặt Trăng khoảng 10 cm và ghi nhận nhiệt độ của đất đá xuyên suốt ngày Mặt Trăng.

Sau khi hạ cánh, trạm Vikram của tàu Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hoạt động trên Mặt Trăng trong 2 tuần, thực hiện một loạt các thí nghiệm bao gồm phân tích quang phổ về thành phần khoáng chất của lớp bề mặt.

Đối với Ấn Độ, một cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng thành công, và với chi phí thấp, sẽ đánh dấu sự nổi lên của nước này như một cường quốc không gian.

Nó sẽ tạo tiền đề và nguồn động lực lớn lao cho chính phủ nước này trong nỗ lực tìm cách thúc đẩy, đầu tư vào các sứ mệnh không gian tư nhân, cũng như các hoạt động kinh doanh dựa trên vệ tinh có liên quan.

 

*Vnexpress.net (23/8): BRICS nhắm mục tiêu giảm phụ thuộc vào USD

Tại hội nghị thượng đỉnh tuần này, Phó tổng thống Nam Phi Paul Mashatile cho biết BRICS sẽ tập trung tìm cách để giảm phụ thuộc USD.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của BRICS - tổ chức của Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - khai mạc hôm 22/8. Nội dung chính cuộc gặp lần này là xem xét các cách để tăng cường thanh toán bằng tiền tệ của các thành viên. Về lâu dài, ý tưởng là tung ra một loại tiền tệ chung để thách thức USD.

Phó tổng thống Nam Phi Paul Mashatile cho rằng thế giới chú ý đến BRICS vì khối này đang đi đầu trong trong các cuộc thảo luận toàn cầu nhằm giảm sự phụ thuộc vào USD. "Chúng tôi không ở đây để cạnh tranh với phương Tây. Chúng tôi muốn không gian của mình trong kinh doanh toàn cầu", ông Paul nói hôm 21/8.

 

*Laodong.vn (22/8): Trung Quốc xây cao tốc 6 làn ở đường hầm sâu nhất Bắc Kinh

Trung Quốc xây đường hầm cao tốc mới dài nhất đất nước theo phương pháp khiên đào. Đường hầm này cũng là đường hầm sâu nhất ở Bắc Kinh.

Đầu tuần này, Trung Quốc bắt đầu khoan đường hầm cao tốc dài nhất đất nước được tạo ra bằng phương pháp khiên đào, theo Tân Hoa Xã.

Khiên đào là phương pháp nhằm duy trì ổn định vách đất đường hầm trong thời gian thi công kết cấu vách đỡ tuyến đường hầm. Khiên đào đường hầm phục vụ như cấu trúc hỗ trợ tạm thời cho đường hầm trong quá trình đào.

Với tổng chiều dài 7,4 km, dự án đường hầm cao tốc được thiết kế là đường 2 chiều, 6 làn xe ở tầng giữa, lỗ thoát khói ở tầng trên và các tuyến đường sơ tán, cứu hộ ở tầng dưới, theo Beijing Capital Highway Development Group, đơn vị triển khai dự án.

Đường hầm này nằm trong khuôn khổ dự án đường vành đai thứ 6 ở phía đông của Bắc Kinh. Phần sâu nhất của đường hầm nằm sâu 75 mét dưới lòng đất, là đường hầm sâu nhất ở Bắc Kinh.

Xem chi tiết tại đây

Tin mới nhất

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23/12 đến 26/12 năm 2023(26/12/2023 10:49 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 20/12 đến 22/12 năm 2023(22/12/2023 7:33 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 16/12 đến 19/12 năm 2023(19/12/2023 9:45 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 13/12 đến 15/12 năm 2023(15/12/2023 11:03 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 09/12 đến 12/12 năm 2023(12/12/2023 6:36 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 05/12 đến 08/12 năm 2023(08/12/2023 11:28 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01/12 đến 04/12 năm 2023(05/12/2023 5:51 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/11 đến 1/12 năm 2023 (01/12/2023 8:54 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25/11 đến 27/11 năm 2023(27/11/2023 8:59 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 3/11 đến 8/11 năm 2023(08/11/2023 9:22 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/10 đến 31/10 năm 2023(01/11/2023 9:20 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 21/10 đến 24/10 năm 2023(25/10/2023 9:34 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 11/10 đến 13/10 năm 2023(24/10/2023 5:47 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 9:22 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 2:34 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 7/10 đến 10/10 năm 2023(11/10/2023 5:11 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 10 năm 2023(06/10/2023 10:50 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 10 năm 2023(04/10/2023 4:02 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 8 năm 2023(31/08/2023 2:12 SA)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023(25/08/2023 5:33 CH)

<< < 1 2 3 4 5  ... > >> 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
410 người đã bình chọn