Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 7/10 đến 10/10 năm 2023

Update 11 - 10 - 2023
100%

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

*dienbientv.vn (7/10): Khai mạc chương trình Gameshow "Âm vang Điện Biên"

Sáng 7/10, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tổ chức lễ khai mạc, ghi hình chương trình Gameshow “Âm vang Điện Biên”. Đến dự buổi lễ có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

“Âm vang Điện Biên” là chương trình gameshow truyền hình đầu tiên do Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên sản xuất, dành riêng cho khối học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Bằng cách tiếp cận gần gũi, thú vị, thông qua 4 phần chơi được lồng ghép với các nội dung xoay quanh những kiến thức lịch sử, kết hợp với nghệ thuật truyền hình, chương trình hứa hẹn sẽ tạo nên một sân chơi đầy trí tuệ, hấp dẫn các em học sinh, đưa các em đến với những vấn đề về lịch sử, đặc biệt là lịch sử địa phương. Qua đó, nhằm khơi dậy niềm đam mê, yêu thích môn lịch sử tại các trường học trên địa bàn, bồi đắp tình cảm, niềm tự hào về truyền thống quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Trong chuỗi các nội dung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của tỉnh, đặc biệt là hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, UBND tỉnh đã nhất trí chủ trương của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, phối hợp với các sở ngành liên quan, tổ chức Gameshow “Âm vang Điện Biên” với mục đích thu hút đông đảo khán giả đến với chương trình truyền hình địa phương, từ đó thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo của Ban tổ chức, đồng thời bày tỏ mong muốn Ban giám khảo sẽ làm việc công tâm, khách quan, góp phần tổ chức một chương trình gameshow thật sự ý nghĩa. 

Ngay sau lễ khai mạc, chương trình Gameshow “Âm vang Điện Biên” đã chính thức bấm máy chương trình số đầu tiên.

*baodienbienphu.com.vn (7/10): Xây dựng Ðiện Biên vững mạnh toàn diện

Ðiện Biên - mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Trong các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc, Nhân dân Ðiện Biên đã kiên cường vượt khó, góp sức người, sức của cho cách mạng làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Truyền thống anh hùng đó tiếp tục được Ðảng bộ và Nhân dân các dân tộc Ðiện Biên phát huy trong thời kỳ đổi mới, góp phần xây dựng tỉnh phát triển ổn định, bền vững.

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, bởi vậy qua các nhiệm kỳ, tỉnh ta đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp - dịch vụ - đô thị và công nghiệp; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối với các tỉnh trong vùng Tây Bắc và vùng Thủ đô. Ðặc biệt, sau nhiều năm chia tách thành lập, tỉnh ta đã và đang duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của toàn xã hội. Nổi bật là bức tranh kinh tế tăng trưởng khá, chỉ tính riêng năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,19%, vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra và là năm đầu tiên kể từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ấn tượng, đạt 2 con số, xếp thứ hạng 14/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và đứng thứ 2/14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc. GRDP bình quân ước đạt 39,68 triệu đồng/người/năm... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, giảm tỷ trọng khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp, xây dựng) và khu vực III (dịch vụ); trong đó khu vực I chiếm 16,86%; khu vực II chiếm 21,25%; khu vực III 57,7%.

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng, đô thị trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm, phát triển. Tỉnh đã rà soát, triển khai lập, điều chỉnh các phương án quy hoạch TP. Ðiện Biên Phủ, huyện Ðiện Biên làm cơ sở cho việc xây dựng chủ trương và thu hút đầu tư nhiều dự án lớn, như: Khu trung tâm thương mại, dịch vụ văn hóa thuộc Khu đô thị mới phía Ðông TP. Ðiện Biên Phủ; khu đô thị sinh thái sông Nậm Rốm; trung tâm thương mại và nhà ở thương mại TP. Ðiện Biên Phủ; Dự án Ðầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Ðiện Biên; triển khai đầu tư dự án cao tốc Sơn La - Ðiện Biên - Cửa khẩu Tây Trang (giai đoạn 1 từ TP. Ðiện Biên Phủ - nút giao Km15+800/QL279)...Với đặc thù của tỉnh miền núi, đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hiện nay, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Tiếp tục chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện dự án “Cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo hàng hóa chất lượng cao gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Ðiện Biên” với tổng diện tích 150ha. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như sự đồng lòng của nhân dân, đến nay, toàn tỉnh đã có 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 21/115 xã đạt chuẩn NTM, 120 thôn, bản được công nhận đạt chuẩn NTM và NTM kiểu mẫu; bình quân đạt 13,07 tiêu chí/xã, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 36,57%.

Song hành công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Ðảng bộ tỉnh luôn coi trọng công tác xây dựng Ðảng; xem đây là nhiệm vụ then chốt. Hàng năm, dưới sự lãnh đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ðảng bộ tỉnh đã không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng. Tiếp tục phát huy, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; quy định của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị. Ðồng thời, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của công tác xây dựng Ðảng, nhằm củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng.

Trong công tác tổ chức cán bộ, trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quyết liệt chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án vị trí việc làm gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 15, 16 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ðảng bộ tỉnh cũng tích cực lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức đảng, phát triển đảng viên, nhất là những nơi chưa có đảng viên, chưa có chi bộ; phấn đấu đến năm 2025, Ðảng bộ tỉnh sẽ không còn thôn, bản chưa có chi bộ, chi bộ sinh hoạt ghép. Ðến nay, Ðảng bộ tỉnh có 14 đảng bộ trực thuộc với trên 45.500 đảng viên.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh, có thể khẳng định, 74 năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã và đang đoàn kết một lòng, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Ðảng; huy động tối đa mọi nguồn lực tập trung phát triển kinh tế, mở rộng đối ngoại, hợp tác quốc tế. Giờ đây, khi đến những bản làng, không khó nhận ra cuộc sống ấm no ngày càng giàu đẹp của người dân với nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng được hình thành; những tuyến đường được đầu tư, nâng cấp, mở rộng thuận lợi cho nhu cầu giao thương; những khu đô thị vươn tầm phát triển… Ðó là diện mạo mới của tỉnh Ðiện Biên sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị suốt những chặng đường đã qua.

*baodienbienphu.com.vn (8/10): Chậm giải ngân vốn đầu tư công

Chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2023, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh thấp hơn mức bình quân chung cả nước. Nguyên nhân chủ yếu do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến các dự án không thể triển khai thi công và giải ngân vốn. Nếu không có giải pháp quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì việc giải ngân vốn đầu tư công không hoàn thành mục tiêu đề ra.

Năm 2023, vốn kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tỉnh được giao hơn 4.624 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách địa phương gần 1.300 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương hơn 2.148 tỷ đồng; vốn để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia hơn 1.176 tỷ đồng. Mặc dù tỉnh đã chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn; công tác kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc được thực hiện thường xuyên, nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn rất chậm. Tính đến hết tháng 8/2023, tỷ lệ giải ngân đạt 37,4% (thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân cả nước là 39,6%). Trong đó có 17/38 đơn vị có tỷ lệ giải ngân ở mức dưới trung bình của tỉnh; có những đơn vị chủ đầu tư còn chưa thực hiện giải ngân.

Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Ðầu tư, bên cạnh nguyên nhân khách quan thì chủ yếu do năng lực lập kế hoạch, kiểm soát hồ sơ dự án, tổ chức triển khai thực hiện tại một số đơn vị còn bất cập; nhiều đơn vị chưa quyết liệt dẫn tới việc hoàn thiện thủ tục đầu tư chậm, không đảm bảo điều kiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 trước ngày 31/12/2022. Công tác báo cáo tình hình thực hiện, khó khăn vướng mắc của các dự án của nhiều chủ đầu tư chưa được coi trọng, chưa kịp thời, dẫn đến nhiều tồn tại liên quan đến công tác hoàn thiện thủ tục của một số dự án rất chậm. Công tác nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành chưa được các chủ đầu tư, đơn vị thi công ưu tiên bố trí nhân lực thực hiện.

Sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương chưa hiệu quả. Ðặc biệt, nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp là do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm, nhất là tại các dự án trọng điểm, dự án có quy mô lớn còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ triệt để như: Dự án Ðường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục quốc lộ 279 và quốc lộ 12; Dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm…Chỉ tính riêng các dự án trọng điểm của tỉnh, hiện nay có 11 dự án về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và 26 dự án phát triển nhà ở đô thị, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ. Song hầu hết các dự án chậm tiến độ vì lý do vướng mặt bằng. Chính vì vậy, nhiều dự án khởi công, thi công và phải tạm dừng, thiếu mặt bằng khiến dự án chậm tiến độ. Ðơn cử, dự án Ðường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục quốc lộ 279 và quốc lộ 12 chưa thể đồng loạt triển khai. Dự án bao gồm 11 gói thầu xây lắp, hiện nay khối lượng thi công đạt 29,3%. Ðặc biệt tại các gói thầu số 4, 5, 6 (tuyến NT2+NT3+NT4+NT5 trong khu vực trung tâm hành chính chính trị tỉnh và tuyến NT6 Pom La) và gói thầu số 7 chưa có mặt bằng thi công; một số gói thầu khác có mặt bằng nhưng ít, ngắt quãng dẫn đến khó thi công. Từ tháng 6 đến nay, dự án không triển khai thi công được do chưa giải phóng mặt bằng. Vì vậy, tỷ lệ giải ngân tính đến hết tháng 8 năm 2023 mới đạt hơn 56,6 tỷ đồng (đạt 27,2%).

Ðể phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt trên 95%, UBND tỉnh chỉ đạo tập trung hoàn thiện chính sách tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án, đặc biệt trên địa bàn TP. Ðiện Biên Phủ, huyện Ðiện Biên để bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công. Phân công cụ thể lãnh đạo kiểm tra, giám sát, theo dõi tiến độ; kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án. Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết, kiên quyết loại các nhà thầu không có năng lực.

Ðối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục đầu tư để sớm khởi công 3 dự án lĩnh vực y tế thuộc Chương trình đã được phân bổ kế hoạch vốn năm 2023, phấn đấu giải ngân 100% số vốn được bố trí. Chủ động nắm bắt thông tin từ các cơ quan Trung ương về công tác giao dự toán, phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 để thực hiện dự án thuộc lĩnh vực lao động xã hội, kịp thời giao kế hoạch vốn và triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ yêu cầu của chương trình. Ðối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chủ động rà soát về cơ chế chính sách mới được trung ương ban hành, kịp thời ban hành các chính sách theo thẩm quyền của tỉnh (nếu có). Khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới để đảm bảo đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn năm 2024 theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung, chính sách của chương trình; kịp thời chỉ đạo xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh và đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

*baodienbienphu.com.vn (9/10): Ðồng lòng, dốc sức cho chiến dịch “thần tốc”

Ngày 25/4/2023, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Ðiện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ðây là lần đầu tiên Trung ương MTTQ Việt Nam có đề án riêng thực hiện trên địa bàn một tỉnh. Với Ðiện Biên đây là chương trình làm nhà Ðại đoàn kết lớn nhất, với thời gian nhanh nhất từ trước đến nay. Mang theo “tinh thần Ðiện Biên Phủ”, cả hệ thống chính trị của tỉnh đầy khí thế bước vào chiến dịch “thần tốc”. Dựng xây những “mái nhà hạnh phúc”, tiếp thêm động lực giúp đồng bào nghèo an cư.

Nghĩa tình cả nước - Ấm lòng đồng bào nghèo Ðiện Biên

Gần 70 năm trước, nhân dân cả nước đồng lòng, dốc sức cho Ðiện Biên Phủ để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Không còn hình ảnh những dòng xe thô sơ mang theo “sức người, sức của” tiếp tế cho tiền tuyến của quá khứ, hôm nay cả nước hướng về Ðiện Biên bằng món quà đầy ý nghĩa từ chương trình “Triệu tấm lòng yêu thương, nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Hành trình an cư

Sinh ra đúng ngày Ðiện Biên Phủ giải phóng (7/5/1954), nên cuộc đời già Cứ Chừ Tú, người uy tín bản Tìa Ló, xã Noong U (huyện Ðiện Biên Ðông) gắn liền với tiến trình tái thiết, xây dựng và phát triển của vùng đất này. Hôm nay, trong căn nhà sàn kiên cố đẹp nhất bản, ông Tú phấn khởi khi nhìn quê hương mỗi ngày đổi mới, mà trong đó có đóng góp không nhỏ của mình. Từng là cán bộ đầu tiên của bản, rồi Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND, Bí thư Ðảng ủy xã… nên ông Tú “thấm” hơn ai hết sự đổi thay này.

Lật lại những trang ký ức đầu tiên của cuộc đời, ông Tú kể: “Ngày tôi đã biết chạy nhảy, biết ghi nhận cuộc sống thì Ðiện Biên cũng đã hoàn thành giai đoạn thu dọn tàn dư chiến tranh. Nghe bố tôi kể, thì lúc ấy khắp nơi hoang tàn, đổ nát, đồng ruộng bị cày xới, nhân dân ly tán nhiều nơi… Ðâu đâu cũng ngổn ngang vũ khí, bom đạn còn sót lại. Phải mất tới 2 năm, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị thì bà con các vùng mới bắt đầu có nhà tạm, ổn định cuộc sống”.

Những năm sau đó, các phong trào thi đua về lao động sản xuất, học tập, xóa đói giảm nghèo… được phát động sôi nổi khắp các địa phương. Mang “tinh thần Ðiện Biên Phủ” vào công cuộc xây dựng quê hương, Ðảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tập trung xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, chú trọng khai thác các tiềm năng, thế mạnh để nâng cao tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân để làm nên một Ðiện Biên vững vàng nơi biên cương Tổ quốc.

Người xưa có câu “an cư mới lạc nghiệp”. Tinh thần đó được Ðiện Biên đặt lên hàng đầu trong tiến trình xây dựng và phát triển. Ðiều này được thể hiện rõ nét thông qua hàng loạt chương trình, dự án, phong trào về hỗ trợ làm nhà, xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào nghèo được phát động, triển khai rộng khắp các ngành, địa phương trong tỉnh. Với tiềm lực hạn chế, ngoài sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, các cấp, các ngành, những năm gần đây Ðiện Biên đã phát huy tốt nguồn lực từ các chương trình xã hội hóa cho hoạt động này. Ðặc biệt, từ năm 2020 đến nay, tỉnh đã tích cực vận động các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ làm hơn 5.200 ngôi nhà mới cho gia đình chính sách, hộ nghèo, với tổng kinh phí trên 245 tỷ đồng. Ngày 28/10/2022, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 1978/QÐ-UBND phê duyệt Ðề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Ðiện Biên, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Những ngôi nhà vững chãi mọc lên khắp các bản làng từ thấp đến cao, giúp đồng bào yên tâm, gắn bó, tạo nên “vành đai” vững chắc bảo vệ biên cương.

Thế nhưng, nỗ lực như “muối bỏ bể”, chỉ đáp ứng được một phần so với nhu cầu thực tế, bởi những rào cản mang tính đặc thù của một tỉnh thuộc top nghèo của cả nước. Thống kê hiện nay, Ðiện Biên còn khoảng hơn 13.300 hộ, thuộc 168 thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng nhưng chưa được sử dụng điện lưới; gần 7.450 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo đang ở nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Những mong mỏi, khát khao đó càng trở nên cấp thiết hơn khi Ðiện Biên sắp tròn 70 năm sau giải phóng. Ðể hiện thực hóa giấc mơ “an cư” cho đồng bào, phấn đấu đến dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ sẽ cơ bản xóa nhà tạm, dột nát cho đồng bào nghèo, Ðiện Biên đã xây dựng chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Song chỉ quyết tâm thôi thì chưa đủ, Ðiện Biên vẫn cần thêm những vòng tay kết nối thiết thực hơn nữa...

Cả nước hướng về Ðiện Biên

Dựa trên những mong mỏi thực tế, ngày 25/4/2023, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành Ðề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Ðiện Biên hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Ðiện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Theo đó, MTTQ sẽ tập trung vận động các nguồn lực của xã hội trong thời gian 1 năm (từ 7/5/2023 đến 7/5/2024) để hỗ trợ làm mới 7.000 - 8.000 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Ðiện Biên và địa bàn Tây Bắc (trong đó, hỗ trợ tỉnh Ðiện Biên làm 5.000 căn, số còn lại hỗ trợ các địa phương khác thuộc vùng Tây Bắc). Mức hỗ trợ là 50 triệu đồng/1 căn nhà, với tổng kinh phí dự kiến khoảng 350 - 400 tỷ đồng.

Với chủ đề “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”, Lễ phát động ủng hộ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Ðiện Biên do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì đã diễn ra vào sáng ngày 13/5. Phát biểu tại đây, ông Ðỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam đã nhấn mạnh trong lời kêu gọi: “Cả nước chung tay góp sức, người có của góp của, người có công góp công; có nhiều góp nhiều, có ít góp ít hỗ trợ đồng bào các dân tộc tỉnh Ðiện Biên và vùng Tây Bắc vươn lên thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, yên tâm gắn bó “máu - thịt” với vùng đất biên cương của Tổ quốc”.

Với ý nghĩa đầy tính nhân văn của chương trình, từ các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, đến mỗi cá nhân trong cả nước đã hào hứng “góp sức” cho Ðiện Biên, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho chương trình. Ngay tại Lễ phát động, đã có hơn 280 tỷ đồng, tương đương với 5.600 căn Nhà Ðại đoàn kết được các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân ở Trung ương và địa phương ủng hộ, đăng ký ủng hộ. Trong số đó, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã đăng ký 2,5 tỷ đồng (tương đương với 50 ngôi nhà). Ngay sau Lễ phát động, Trung ương Hội đã ra lời kêu gọi tới các cấp Hội và hội viên phụ nữ cùng nhau bớt lại một phần chi tiêu, dành dụm phần lương nhỏ để “góp gió thành bão”, với mục tiêu đặt ra là huy động được 70 căn nhà. Ngoài sức mong đợi, chỉ trong gần 1 tháng, Hội LHPN Việt Nam đã vận động ủng hộ được 87 căn.

Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Ðảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam nhấn mạnh: Cho đến nay, Ðiện Biên vẫn là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, với trên 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt về nhà ở. Ðiều này đặt ra cho các cơ quan, đơn vị và mỗi cá nhân ý thức trách nhiệm, cần có hành động cụ thể, thiết thực để hỗ trợ tỉnh Ðiện Biên bằng tinh thần “Cả nước vì Ðiện Biên như Ðiện Biên đã chiến đấu vì cả nước năm xưa”.

Tiếp nhận nghĩa tình của cả nước, đồng chí Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Ðiện Biên khẳng định: “Ðiện Biên quyết tâm sẽ tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai kịp thời, hiệu quả chương trình. Ngoài số tiền 50 triệu đồng/căn nhà mà Trung ương hỗ trợ, địa phương sẽ huy động mọi nguồn lực ủng hộ thêm, để hộ nghèo có nhà ở đảm bảo chất lượng”. Ði cùng với đó là quyết tâm phấn đấu đến ngày 3/2/2024 sẽ hoàn thành xây dựng toàn bộ nhà Ðại đoàn kết cho hộ nghèo. Thời gian ngắn, số lượng cũng như khối lượng công việc phải làm lớn, trong khi đa phần địa bàn triển khai đều có những khó khăn đặc thù là những thách thức không hề nhỏ. Ðiện Biên sẽ làm gì với chiến dịch “thần tốc” lần này?

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

* baochinhphu.vn (7/10): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/10/2023

Phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; giảm 30% tiền thuê đất năm 2023; cơ cấu lại DNNN sát với tình hình thực tế, tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 2-6/10/2023.

Phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Tại Nghị quyết 164/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế để phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn. Chú trọng giải quyết vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách ưu đãi, thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng... để đẩy nhanh triển khai dự án đầu tư tại Việt Nam. Tiếp tục thúc đẩy hơn nữa phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chống biến đổi khí hậu...; rà soát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình thuộc phạm vi quản lý, nhất là các dự án đường bộ cao tốc; bảo đảm an toàn và tiến độ thi công công trình trong mùa thiên tai, mưa lũ cuối năm… 

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023. Theo đó, giảm 30% tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 đối với người thuê đất theo quy định; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2023 và tiền chậm nộp (nếu có). Mức giảm tiền thuê đất nêu trên được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định hoặc/và khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất thì mức giảm 30% tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (nếu có) sau khi đã được giảm hoặc/và khấu trừ theo quy định của pháp luật (trừ số tiền thuê đất được giảm theo Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ).

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Ngày 4/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 916/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng quy định pháp luật trong công tác quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác và thực thi pháp luật, xử lý vi phạm, cụ thể:

- Đảm bảo nắm được toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương; nắm rõ, cập nhật hiện trạng hàng ngày đối với các tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác (tàu đang neo đậu ở đâu, tình trạng tàu…).

- Chỉ đạo lực lượng biên phòng kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh và tàu cá của tỉnh khác phải đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định; đặc biệt thiết bị VMS trên tàu cá từ 15 mét trở lên phải mở máy, hoạt động bình thường từ lúc rời cảng, đến khi cập cảng.

- Điều tra, xác minh, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm về VMS, trước mắt tập trung xử lý 100% tàu cá có chiều dài 24 mét trở lên vi phạm theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổng hợp danh sách, tổ chức làm việc trực tiếp với từng chủ tàu để hướng dẫn thủ tục, thực hiện đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép và cập nhật đầy đủ trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). 

Quý IV năm 2024 vận hành sàn giao dịch công nghệ tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Chỉ thị 25/CT-TTg ngày 5/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường khoa học và công nghệ đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập nêu rõ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí triển khai các chương trình, đề án phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại địa phương. Tổ chức quản lý, triển khai hiệu quả các chương trình, đề án phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại địa phương; tập trung ưu tiên các hoạt động xúc tiến thị trường, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thương mại hoá kết quả nghiên cứu, phục vụ phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm công nghiệp địa phương, sản phẩm OCOP. Nghiên cứu đẩy nhanh việc hình thành và đưa vào vận hành các sàn giao dịch công nghệ. Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương đưa vào vận hành sàn giao dịch công nghệ trong Quý IV năm 2024, thành phố Đà Nẵng tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị để đưa vào vận hành sàn giao dịch công nghệ trong Quý IV năm 2025 bảo đảm kết nối hiệu quả với các sàn giao dịch công nghệ, trung tâm tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, khu vực và quốc tế.

Hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Theo Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 6/10/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2023, về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Chính phủ cơ bản thống nhất với 03 chính sách trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ; hoàn thiện theo hướng:

Về quản lý đối với hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, nghiên cứu làm rõ cách thức, biện pháp quản lý đối với hoạt động quảng cáo, trách nhiệm của từng chủ thể (người phát hành quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc quản lý nhà nước đối với loại hình quảng cáo này). Về bổ sung các yêu cầu cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt: Rà soát, làm rõ bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các luật liên quan (Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, ...); Về tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo chí, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, tránh việc các ấn phẩm báo chí mang tính truyền tải thông tin có nhiều nội dung quảng cáo mang tính chất thương mại, gây phản cảm; rà soát các quy định về quảng cáo xuyên biên giới bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật về an ninh mạng, giao dịch điện tử, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Về quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng tính chất, phạm vi quản lý, xu thế phát triển dịch vụ quảng cáo để có cơ sở phân công cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm giúp Chính phủ về quản lý hoạt động quảng cáo, đồng thời cần phân định rõ trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo bảo đảm hiệu quả, không trùng dẫm; đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ quảng cáo là một lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035.

Tiếp tục rà soát các quy định về thủ tục hành chính để quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình; quảng cáo ngoài trời,... thống nhất với các quy định của pháp luật liên quan (Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Xây dựng,...), bảo đảm yêu cầu quản lý kiến trúc, bảo đảm an toàn sức khoẻ, tính mạng của người dân, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Rà soát, nghiên cứu, đánh giá kỹ các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để đề xuất sửa đổi toàn diện hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm khắc phục được những hạn chế, vướng mắc; tạo hành lang pháp lý cho phát triển hiệu quả ngành quảng cáo và các ngành nghề có liên quan.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ cấu lại DNNN sát với tình hình thực tế, tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn

Theo Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 3/10/2023 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới đối với các DNNN, Thường trực Chính phủ yêu cầu:

Cơ cấu lại DNNN sát với tình hình thực tế, không chỉ tập trung tái cơ cấu vốn mà phải tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Tham gia tích cực, hiệu quả hơn nữa vào các chương trình, dự án lớn của Nhà nước, đặc biệt là 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực; chủ động, tích cực tham gia các dự án mang tính đột phá, các dự án lớn đang triển khai như hệ thống đường bộ cao tốc Bắc Nam, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, các dự án về chuyển đổi số, chương trình xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, dự án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long…. Đề cao đạo đức doanh nhân, trách nhiệm xã hội, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, bảo vệ người yếu thế, người gặp khó khăn, thiên tai, bão lũ; chăm lo, cải thiện đời sống cho công nhân, người lao động.

Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) và quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là Trung Quốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN,…

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành mới nổi như chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ,… góp phần đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp, các địa phương và cả nước. 

Đến năm 2030 Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 162/NQ-CP ngày 4/10/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2030 Nghệ An là tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, logistics, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có khả năng ứng phó và thích ứng có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu; đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng cao; giá trị hệ sinh thái rừng, biển, đảo, văn hoá, lịch sử và truyền thống, nhất là văn hoá xứ Nghệ được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới, biển, đảo được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước được tăng cường.

Chương trình phấn đấu giai đoạn 2021 - 2030: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 10%/năm; năng suất lao động bình quân tăng khoảng 10-11%/năm; thu ngân sách trên địa bàn tăng khoảng 12%/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 1.650 nghìn tỷ đồng. 

Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg ngày 2/10/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát là đến 2030 Trà Vinh là tỉnh phát triển ở mức trung bình cao, nằm trong nhóm đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; có kinh tế biển phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cụ thể, về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 11,5%/năm; trong đó ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,32%/năm, ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 15,49%/năm, ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 10,81%/năm. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 148 triệu đồng vào năm 2030.  

*baochinhphu.vn (8/10): Bổ sung vốn cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 8/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Long An 250 tỷ đồng, Tiền Giang 200 tỷ đồng, Bến Tre 300 tỷ đồng, Trà Vinh 200 tỷ đồng, Vĩnh Long 500 tỷ đồng, Cần Thơ 250 tỷ đồng, Hậu Giang 200 tỷ đồng, Sóc Trăng 300 tỷ đồng, An Giang 250 tỷ đồng, Đồng Tháp 250 tỷ đồng, Kiên Giang 500 tỷ đồng, Bạc Liêu 300 tỷ đồng, Cà Mau 500 tỷ đồng, để bố trí cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Không sử dụng vốn trái mục đích

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu căn cứ mức vốn bổ sung được giao trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí vốn được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật liên quan; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, giao kế hoạch vốn theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. Đồng thời, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật để bố trí đủ số vốn còn thiếu của dự án so với tổng mức đầu tư được duyệt, bảo đảm hoàn thành dự án đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư.

Chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan sử dụng vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 để đầu tư phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển và thực hiện đầu tư dự án bảo đảm chất lượng; chậm nhất đến ngày 31/12/2024 hoàn thành dự án theo đúng quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan; không sử dụng vốn dự phòng ngân sách trung ương được bổ sung ở trên trái mục đích (trong đó có việc chỉnh trang đô thị); thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật; không được để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Định kỳ hằng quý, báo cáo kết quả phân bổ, giao và tổ chức thực hiện, giải ngân số vốn được bổ sung gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phê duyệt dự án; tổ chức thực hiện và giải ngân vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 được bổ sung chậm nhất đến ngày 31/12/2024 theo đúng quy định pháp luật; chịu trách nhiệm của người đứng đầu về kết quả giải ngân vốn của các dự án. Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất; đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.

Lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ việc sử dụng số vốn hỗ trợ cho các địa phương

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao về quản lý nhà nước đối với đầu tư công, phòng chống thiên tai chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo đề xuất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ việc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 đã hỗ trợ các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long; trường hợp phát hiện phân bổ, sử dụng không đúng đối tượng quy định của Luật ngân sách nhà nước, triển khai không đúng quy định của pháp luật và quy định tại Quyết định này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi về ngân sách trung ương và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu địa phương đó.

Các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các địa phương thực hiện dự án theo quy định.

Thời gian thực hiện và giải ngân số vốn được bổ sung nêu trên theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (8/10/2023).

TIN QUỐC HỘI

* quochoi.vn (8/10): Bế mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 7 ngày (2-8/10) làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 8/10.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ NGÀY LÀM VIỆC THỨ SÁU HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XIII

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên bế mạc.

Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng và các đồng chí tham dự Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, quan trọng vào các đề án, báo cáo. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết của Hội nghị.

Ưu tiên thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng

Hội nghị thống nhất cao cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức bất thường, phức tạp hơn nhiều so với dự báo, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt, sát sao, kịp thời của Đảng; sự đồng hành, giám sát có hiệu quả của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, dự báo thời gian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn, thách thức mới. Ở trong nước, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tiếp tục phải đối mặt với không ít hạn chế, yếu kém và nhiều khó khăn, thách thức lớn.

Trong những tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024 - năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, cần tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chủ trương, chính sách và mục tiêu, nhiệm vụ đã được Trung ương thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất đề ra trong Kết luận của Hội nghị lần này. Tập trung ưu tiên thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp tục theo dõi sát tình hình quốc tế và trong nước để kịp thời có những quyết sách phù hợp, hiệu quả; phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của năm 2023 và cả nhiệm kỳ khóa XIII. Ban cán sự đảng Chính phủ cần khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Trung ương để hoàn chỉnh các Tờ trình, Báo cáo, bảo đảm chất lượng, sát hợp với thực tế và có tính khả thi cao trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới với nhiều nội dung kế thừa, đổi mới, bổ sung, phát triển quan trọng so với Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI. Nghị quyết mới đã mở rộng ra toàn bộ các chính sách xã hội, tập trung vào đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cách tiếp cận cũng được điều chỉnh, từ bảo đảm và ổn định sang ổn định và phát triển; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội. Hội nghị lần này đã bổ sung, phát triển, làm rõ hơn những nhận thức mới trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu nhiệm vụ mới.

Trung ương đã thống nhất cao xác định mục tiêu đến năm 2030 và Định hướng đến năm 2045, theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đồng thời, đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp mới, sát với tình hình thực tế và có tính khả thi cao.

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong thời kỳ phát triển mới, cần tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến, góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, cần phải khẩn trương, nghiêm túc xây dựng, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách, tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ phát triển mới. Bổ sung, hoàn thiện luật pháp, chính sách sát hợp với tình hình mới để phát huy tốt hơn nữa sức mạnh của tất cả các tầng lớp nhân dân, khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển của toàn dân tộc. Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện; giữ vững vai trò tiên phong, hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong xây dựng và thực hiện chính sách đoàn kết toàn dân tộc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực, động lực chủ yếu, là mục tiêu của đoàn kết dân tộc. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng theo hướng sáng tạo, thực sự đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, phục vụ phát triển đất nước; tổ chức thật tốt, thiết thực, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước...

Tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Hội nghị đã thống nhất cao cho rằng, bối cảnh tình hình mới và yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi phải ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về tiếp tục xây dựng đội ngũ trí thức nước nhà, bồi đắp nguyên khí quốc gia vững mạnh hơn nữa, đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới...

Trên cơ sở thống nhất cao về nhận thức, Tổng Bí thư đề nghị cần tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển đồng bộ, toàn diện khoa học - công nghệ, văn hóa, văn học, nghệ thuật gắn với phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Khẩn trương xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lãnh đạo, phát triển đội ngũ trí thức. Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức; phát triển, thu hút, đãi ngộ và tôn vinh đội ngũ trí thức. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để trí thức khởi nghiệp và lao động sáng tạo, phát huy tài năng, trí tuệ của tập thể và cá nhân các nhà khoa học. Đẩy mạnh việc huy động và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức; đề cao trách nhiệm, tăng cường tính chủ động, tích cực của bản thân đội ngũ trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hội nghề nghiệp trong đội ngũ trí thức...

Đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí cao cho rằng: Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, phải ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết mới của Trung ương về nhiệm vụ chiến lược đặc biệt quan trọng này. Luôn luôn giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Dựa vào dân, lấy "dân là gốc", khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống văn hóa, yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng "thế trận lòng dân", lấy "yên dân" là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chú trọng bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tập trung ưu tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên quyết, kiên trì, chủ động tạo lập thời cơ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường đầu tư thích đáng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; chủ động, tích cực hội nhập, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Thống nhất quyết định thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo đã công phu, nghiêm túc chuẩn bị có chất lượng Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV với sự kế thừa, bổ sung, phát triển đúng đắn, phù hợp về cách làm và bài học kinh nghiệm có được từ các nhiệm kỳ trước, đặc biệt là nhiệm kỳ khóa  XIII.

Trung ương yêu cầu, ngay sau Hội nghị này, căn cứ vào kết quả giới thiệu của Trung ương, sự rà soát, thẩm định của Ban Chỉ đạo, các ban đảng Trung ương và các cơ quan chức năng, Bộ Chính trị sớm xem xét, quyết định một bước quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031 làm cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với những cán bộ đã được đưa vào quy hoạch. Nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch; đồng thời tiếp tục xem xét, phân tích kỹ lưỡng chất lượng, cơ cấu, thành phần trên các lĩnh vực công tác để kịp thời phát hiện, kiến nghị, giới thiệu bổ sung quy hoạch báo cáo Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét ở các Hội nghị sau.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, đây là bước khởi đầu quan trọng của quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ khóa XIV với tinh thần là phải làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ. Quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương mới làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sau đó mới đến quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Trong quá trình này, phải quán triệt và triển khai thực hiện thật tốt Kế hoạch số 17-KH/TW của Bộ Chính trị, xác định quy hoạch cán bộ cấp chiến lược là công việc rất hệ trọng của Đảng được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu theo đúng quy định; bảo đảm quy trình chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch. Coi trọng chất lượng gắn với cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng. Tạo sự đồng bộ, tổng thể, liên thông trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn kết với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ và công tác chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ tới; lấy quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước làm cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị lần này, Trung ương đã thảo luận và thống nhất quyết định thành lập 5 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, bao gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế - Xã hội; Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Điều lệ Đảng; và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội. Khi xem xét, quyết định thành lập các Tiểu ban, Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến điều chỉnh về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và nhân sự cụ thể của từng Tiểu ban; coi đây là công việc khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng. Các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã xem xét quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị mỗi đồng chí Trung ương, trên từng cương vị công tác hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân và đất nước, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết của Trung ương lần này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tiến hành chuẩn bị thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

*quochoi.vn (9/10): Thông báo Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã bế mạc ngày 8/10, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ NGÀY LÀM VIỆC THỨ SÁU HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Thông báo Hội nghị. Trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo:

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 2/10 đến ngày 8/10/2023, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung quan trọng.

Các nội dung bao gồm: Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2024 - 2026 và lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031 và một số vấn đề quan trọng khác.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có các bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.

1. Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 - 2024

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp nhiều ý kiến sâu sắc, toàn diện vào Tờ trình và các Báo cáo của Ban cán sự đảng, Chính phủ về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 - 2024, trong đó, tập trung thảo luận, phân tích sâu những đặc điểm nổi bật của năm 2023, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, những khó khăn, vướng mắc phải giải quyết, những thách thức phải tiếp tục vượt qua.

Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra, bám sát với tình hình thực tiễn, Trung ương xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu những tháng còn lại của năm 2023 và cả năm 2024; sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.

2. Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất nhận định, trong 10 năm qua, đất nước ta đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, thể hiện ngày càng rõ tính ưu việt của chế độ ta: Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định và hài hòa hơn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trên mọi miền đất nước được nâng lên. Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội vẫn còn bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém cần sớm có giải pháp khắc phục.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Nghị quyết lần này xác định rõ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách xã hội để hướng tới toàn dân, bảo đảm toàn diện, công bằng, hiện đại, bao trùm, bền vững, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

3. Về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả, thành tích đã đạt được; phân tích sâu sắc những hạn chế, khuyết điểm cần sớm được khắc phục; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 12/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá xác định rõ những chủ trương, chính sách tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

4. Về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, vị trí và sự đóng góp của đội ngũ trí thức nước nhà - nguyên khí của quốc gia, đáp ứng yêu cầu chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phát huy tinh thần trách nhiệm, thẳng thắn, Trung ương đã nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, cụ thể, toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức, chỉ ra những kết quả chủ yếu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; phân tích, dự báo bối cảnh tình hình mới. Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất ban hành Nghị quyết mới đề ra quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

5. Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá cao các kết quả đã đạt được của 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; khẳng định việc tổng kết Nghị quyết là việc làm hết sức cần thiết để Trung ương phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống tình hình và đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn, phù hợp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh, tình hình thế giới, khu vực đã và đang có nhiều diễn biến mới, phức tạp, khó lường.

Sau khi xem xét, thảo luận các tờ trình, đề án và báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc ban hành Nghị quyết đặc biệt quan trọng này nhằm tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về quan điểm, mục tiêu, phương châm chỉ đạo và những nhiệm vụ, giải pháp lớn cần được quán triệt, triển khai thực hiện để trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Các đại biểu dự phiên bế mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

6. Về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV nhiệm kỳ 2026 - 2031

Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031 là một bước chuẩn bị rất quan trọng, là cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch; đồng thời, tiếp tục xem xét, phân tích kỹ lưỡng chất lượng, cơ cấu, thành phần trên các lĩnh vực công tác để kịp thời phát hiện, kiến nghị, giới thiệu bổ sung quy hoạch, báo cáo Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét ở các Hội nghị sau.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần trách nhiệm, công tâm, khách quan, Trung ương đã nghiên cứu kỹ lưỡng, thể hiện đầy đủ thẩm quyền, chính kiến đối với dự kiến Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Trung ương yêu cầu ngay sau Hội nghị, căn cứ vào kết quả giới thiệu của Trung ương, sự rà soát, thẩm định của Ban Chỉ đạo, các ban đảng Trung ương và các cơ quan chức năng, Bộ Chính trị sớm xem xét, quyết định một bước quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031 làm cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với những cán bộ đã được đưa vào quy hoạch.

7. Trung ương đã thảo luận và thống nhất quyết định thành lập 05 Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, bao gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế - Xã hội; Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Điều lệ Đảng; và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.

8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương giữ chức Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XIII; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XIII, gồm các đồng chí: Đào Thế Hoằng, Vụ trưởng Vụ Địa bàn VI, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lê Nguyễn Nam Ninh, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an.

9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để đồng chí Điểu K’ré, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông, thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

10. Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và đồng chí Trịnh Văn Chiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

11. Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, phát huy những kết quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2023 và các năm tiếp theo; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết và kết luận của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*nld.com.vn (7/10): Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản ký 6 bản ghi nhớ hợp tác

Chiều 6-10, "Diễn đàn Kinh tế Kiều bào lần thứ II - Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Kyushu: Thực chất - Hiệu quả - Bền vững" đã diễn ra tại tỉnh Fukuoka, Nhật Bản.

Tại phiên toàn thể, dưới sự điều hành của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka Vũ Chi Mai, các địa phương của Việt Nam và các tỉnh trong khu vực Kyushu đã trình bày, thảo luận về tiềm năng, thế mạnh và mong muốn hợp tác của địa phương mình.

Các đại biểu đã nghe tham luận của ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang; ông Nguyễn Minh Luân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; ông Hà Quang Trung, Bí thư Thành ủy TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Thành Thế, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long; ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương; ông Hà Lê Hữu, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Lạng Sơn.

Về phía Nhật Bản có các phát biểu của đại diện bộ phận thúc đẩy doanh nghiệp tỉnh Fukuoka, Ban chính sách chiến lược du lịch quốc tế tỉnh Kumamoto, Ban văn hoá du lịch quốc tế tỉnh Nagasaki, Ban chính sách Nông nghiệp Thuỷ sản kế hoạch chính sách nông nghiệp tỉnh Miyazaki, và Ban xúc tiến công nghiệp, lao động và du lịch tỉnh Oita. Trường Nhật ngữ GAG, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản, có bài giới thiệu tại Diễn đàn.

Tham luận của các đại biểu đã nêu bật tiềm năng và dư địa hợp tác to lớn của Việt Nam và khu vực Kyushu, đặc biệt trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh bổ sung cho nhau như nguồn nhân lực, y tế, giáo dục, du lịch, chuyển giao công nghệ nông, lâm, ngư nghiệp, điện tử và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các đại biểu bày tỏ tin tưởng những tiềm năng này sẽ được hiện thực hóa một cách mạnh mẽ, trong bối cảnh Nhật Bản có chính sách dịch chuyển chuỗi cung ứng đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, và khu vực Kyushu được Chính phủ Nhật Bản lựa chọn làm trọng điểm, tạo động lực lan tỏa để phục hồi kinh tế Nhật Bản sau đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Việt Nam đang đẩy mạnh tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng ưu tiên công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế thì hợp tác với Kyushu, nơi có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, là một trong những lĩnh vực ưu tiên và có tiềm năng hợp tác lớn.

Dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, các doanh nghiệp, hiệp hội của Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài và Nhật Bản đã tiến hành ký kết 6 Bản ghi nhớ hợp tác trong các lĩnh vực xuất khẩu và phân phối nông sản, thực phẩm và sản phẩm từ gỗ, du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp xã hội. Tiếp đó, tại các phiên thảo luận nhóm theo chuyên đề, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, các hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài có chung quan tâm đã gặp gỡ, trao đổi, kết nối hợp tác.

Tối cùng ngày, tại chương trình Gala Dinner chào mừng thành công của Diễn đàn , Ban Tổ chức cũng đã tiến hành tổng kết "Giải Golf hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản năm 2023", được tổ chức vào ngày 5-10, và trao tặng quà quyên góp ủng hộ trẻ em khuyết tật tỉnh Fukuoka. Ngày 7-10, các đoàn đại biểu địa phương và doanh nghiệp của Việt Nam tiếp tục chương trình đi thăm và làm việc với các đối tác tại khu vực Kyushu.

Đường bay Hà Nội - Fukuoka năng động bậc nhất khu vực

Cùng ngày 6-10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã gặp, làm việc với Thống đốc tỉnh Fukuoka Hattori Seitaro.

Thời gian qua, hợp tác, giao lưu giữa các địa phương Việt Nam và Nhật Bản nói chung, Kyushu nói riêng phát triển rất mạnh mẽ. Các địa phương hai bên đã ký kết nhiều văn kiện về thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác trong các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, công nghiệp sinh thái, môi trường. Hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân với vùng Kyushu ngày càng phát triển. Đường bay thẳng kết nối Hà Nội - Fukuoka là một trong những đường bay năng động nhất tại khu vực. Tháng 3-2023, Trung tâm Xúc tiến và Quảng bá Kyushu đầu tiên ở Châu Á đặt tại Hà Nội đã được khai trương nhân chuyến thăm Việt Nam của Ông Yutaka Aso, Chủ tịch danh dự Liên đoàn Kinh tế Kyushu.

*tapchitaichinh.vn (7/10): Triệt để cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết

Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2023 theo sát dự toán được giao, triệt để cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết.

Đây là nội dung chỉ đạo của Chính phủ nêu tại Nghị quyết số 164/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 vừa được ban hành.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp để bảo đảm thu ngân sách nhà nước năm 2023 đạt dự toán Quốc hội giao. Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, nhất là từ thương mại điện tử, nền tảng số… và chống thất thu thuế, đặc biệt đối với dịch vụ ăn uống, hoạt động kinh tế ban đêm. Điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2023 theo sát dự toán được giao, triệt để cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết.

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được ban hành. Đối với các chính sách có hiệu lực hết năm 2023, Bộ Tài chính chủ động nghiên cứu, rà soát, xem xét, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền gia hạn trong trường hợp cần thiết để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, tiếp tục áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn như đã quy định tại Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15 trong năm 2024, trình Chính phủ trong tháng 10/2023. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất việc trình Quốc hội tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội nếu tình hình kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, báo cáo Quốc hội vào kỳ họp gần nhất...

Ngoài các nội dung trên, Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính chủ trì thống nhất với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan về số chi từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi năm 2021 bố trí cho 3 dự án xây dựng đường bộ cao tốc theo chỉ đạo của Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp vào báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 để trình Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm 2023.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ, cơ quan, địa phương về các chính sách phí, lệ phí khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (như: thu phí, lệ phí 0 đồng hoặc giảm 50% phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thời gian áp dụng đến hết năm 2025), Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2023.

*tapchitaichinh.vn (8/10): Chất lượng thể chế, hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Bài viết này nghiên cứu về thước đo chất lượng thể chế cấp tỉnh tại Việt Nam nhằm đánh giá sự tác động, phản ánh mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập kinh tế của 63 tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Thông qua phương pháp hồi quy bội theo cách tiếp cận Bayes và lấy mẫu Gibbs, nghiên cứu sử dụng các biến chính nghiên cứu bao gồm: Chất lượng thể chế, Độ mở nền kinh tế, Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng 2 biến kiểm soát gồm: Đầu tư tư nhân và Đầu tư công. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến chính tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.

Giới thiệu

Vai trò của chất lượng thể chế quốc gia đối với hội nhập quốc tế và tăng trưởng kinh tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên thế giới trong hơn hai thập kỷ qua. Ở Việt Nam, cấp độ thể chế có quan hệ mật thiết với vai trò của Nhà nước và do đó càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. Mối liên hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập và tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam. Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập và tăng trưởng kinh tế địa phương cấp tỉnh Việt Nam, từ đó đánh giá tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế.

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, hội nhập kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế

Knack và Keefer (1995) là hai nhà nghiên cứu tiên phong trong việc kiểm tra tác động của chất lượng thể chế đối với tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ số trực tiếp. Nghiên cứu của họ dựa trên dữ liệu từ các tài liệu của Báo cáo Rủi ro môi trường kinh doanh (BERI) và Báo cáo rủi ro cấp nội địa và quốc tế (ICRG). Để giảm thiểu khả năng mối tương quan giữa chất lượng thể chế và phát triển kinh tế bị ảnh hưởng, kết quả thu được BERI và ICRG có tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế.

Thời gian qua, nhiều nghiên cứu sử dụng các hàm hồi quy tăng trưởng như nghiên cứu của Barro (1998) và Aron (2000) để phân tích tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu đều chỉ ra mối tương quan trực tiếp giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế. Khánh (2020) dựa trên lý thuyết về vai trò của hội nhập kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và mô hình nghiên cứu thực nghiệm của Behname (2012) để làm nổi bật tác động của hội nhập đến phát triển kinh tế. Nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để hồi quy 16 quốc gia đang phát triển. Kết quả chỉ ra hội nhập kinh tế có tác động đáng kể đến tiềm năng phát triển kinh tế. Theo đó, một quốc gia càng hội nhập thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao và ngược lại.

Giả thuyết, mô hình, phương pháp nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên việc khảo sát kết quả các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả đề xuất một số giả thuyết như sau:

- Giả thuyết 1: Thể chế tác động tích cực đến GRDP

- Giả thuyết 2: Mức độ hội nhập tác động tích cực đến GRDP

- Giả thuyết 3: Đầu tư công tác động tích cực đến GRDP

- Giả thuyết 4: Đầu tư tư nhân tác động tích cực đến GRDP

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được hình thành và đề xuất dựa trên mô hình của Nakabashi và cộng sự (2013) kèm theo đó là các cơ sở lý thuyết đã được đề cập ở trên. Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu, phát triển mô hình, trong đó sử dụng mô hình hồi quy Bayes để đánh giá mối quan hệ giữa ba yếu tố hành chính công, mức độ hội nhập và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, nhóm tác giả có mô hình đề xuất như sau:

lnGRDPit= β1PCIit+ β2FDIit

+β3PRIINVit+β4PUBINVit+β5OPENit

Trong đó:

i: Biểu diễn cho biến quốc gia, i = 1,2, …N với i là tỉnh;

t: Biểu diễn cho biến thời gian, t = 1,2, …N với t là thời gian;

In GRDP là biến phụ thuộc thể hiện các biến độc lập như: PCI (chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), FDI (vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài), PRIINV (vốn đầu tư tư nhân), PUBINV (vốn đầu tư công) và OPEN (độ mở nền kinh tế). Hiện nay, tại Việt Nam, để đo lường chất lượng thể chế, chỉ số được sử dụng rộng rãi là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số PCI bao gồm 10 tiêu chí cơ bản: Chi phí gia nhập thị trường thấp; tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; Chi phí không chính thức thấp; Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; Môi trường cạnh tranh bình đẳng; Chính quyền tính năng động, sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; Chính sách đào tạo lao động tốt; Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì an ninh trật tự. Với mục đích nghiên cứu về sự tác động, mối quan hệ giữa chất lượng thể chế, mức độ hội nhập kinh tế của 63 tỉnh, thành phố đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, chỉ số PCI đóng vai trò là thước đo chất lượng thể chế chính xác nhất.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2007), làn sóng toàn cầu hóa bắt đầu lan rộng từ những năm 1980. Ở Việt Nam, từ năm 1986 đến nay, quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế góp phần giúp cho tăng trưởng kinh tế và tự do hóa thương mại của Việt Nam mở rộng với tốc độ cao hơn. Vì vậy, việc đo lường mức độ hội nhập kinh tế được tiến hành bằng cách sử dụng các chỉ số về độ mở của nền kinh tế, dòng vốn đầu tư vào.

Phương pháp nghiên cứu

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã chứng kiến sự phổ biến của phương pháp Bayes trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kruschke (2015) chỉ ra rằng, phương pháp Bayes tốt hơn ở các mô hình đơn giản và có thể tạo ra các kết quả đa dạng hơn. Các tham số Bayes là ngẫu nhiên, dẫn đến toàn bộ phân bố xác suất cho các hệ số, không giống như các phương pháp ước tính điểm truyền thống. Hơn nữa, bằng cách kết hợp các phân phối trước đó với dữ liệu được quan sát, suy luận Bayes sẽ cân bằng và chính xác hơn so với các phương pháp dựa trên số liệu truyền thống, thường gặp khó khăn với các mẫu nhỏ.

Kết quả từ Bảng 1 cho thấy, tất cả các biến trong mô hình đều có tác động cùng chiều đến lnGRDP. Bảng kết quả hồi quy cho thấy sai số chuẩn MCMC (MCSE) của tất cả các tham số đều nhỏ hơn 6,5% và giá trị MCSE nhỏ hơn 5% nên có thể thấy rằng độ chính xác của các tham số ước lượng đều rất cao. Tỷ lệ chấp nhận trung bình của mô hình đạt 1; hiệu quả nhỏ nhất trung bình đạt 98,05% vượt xa mức cho phép là 0,01. Gelman và Rubin (1992), Brooks và Gelman (1998) đề xuất quy tắc Rc < 1.1 nghiêm ngặt hơn thường được sử dụng để tuyên bố hội tụ. Vậy mô hình đáng tin cậy để tiến hành các phân tích sâu hơn.

Bảng 1: Kết quả nghiên cứu

lnGRDP

Độ lệch chuẩn

Sai số chuẩn MCMC (MCSE)

Xác suất tác động tích cực

PCI

0,1124

0,0006

0,9959

FDI

0,0022

0,0000

0,8963

PRIINV

0,0086

0,0000

0,9716

PUBINV

0,0078

0,0000

0,7238

OPEN

0,0035

0,0000

0,6749

Hằng số

0,0637

0,0003

0,9959

Tỷ lệ chấp nhận trung bình

1,0000

 

 

Hiệu quả nhỏ nhất trung bình

0,9805

 

 

Thống kê Rc lớn nhất

1,0000

 

 

 

Bảng xác suất (Bảng 1) cho thấy, khả năng 99,59% rằng việc nâng cao chất lượng quản lý sẽ dẫn đến tăng hệ số GRDP, phù hợp với giả thuyết đề xuất. Theo nghiên cứu của Toàn và Trực (2022), chỉ số chất lượng thể chế được kỳ vọng sẽ cải thiện tốc độ tăng trưởng ở tất cả các tỉnh của Việt Nam bất kể sự chênh lệch về phát triển. Phân tích chỉ ra rằng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có khả năng cao làm tăng GRDP ở các tỉnh của Việt Nam lên 89,64%. Với việc các nhà đầu tư nước ngoài thường thành lập các công ty mới, họ tạo cơ hội việc làm cho lao động trong nước, từ đó giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng mức thu nhập. Ngoài ra, FDI còn kích thích các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng suất và hiệu quả, dẫn đến tăng năng suất lao động và tăng GRDP từng địa phương.

Biến đầu tư tư nhân (PRIINV) có xu hướng làm chỉ số GRDP tăng cao với xác suất 97,17%. Khi các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào các dự án mới hoặc mở rộng các hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng trưởng sẽ dẫn đến sản xuất thêm hàng hóa và dịch vụ, tăng thu nhập và tạo ra các việc làm mới, do đó có thể góp phần làm cho chỉ số GRDP của tỉnh đó tăng lên. Kết quả này đồng quan điểm với nghiên cứu của Cành, Liêm và Liên (2018). Mặc dù, đầu tư công có tiềm năng tăng nhưng xác suất đó chỉ là 72,38%, nghĩa là tương đối mờ nhạt, tương tự tác động tích cực của độ mở kinh tế cũng chỉ đạt 67,49%.

Kết luận và hàm ý

Kết quả cho thấy, ba biến chính đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, ưu tiên tính minh bạch, trách nhiệm giải trình xây dựng lòng tin của công chúng, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư là những việc mà các quốc gia cần làm nếu muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách. Cụ thể, để thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ kinh tế ở Việt Nam, cần tăng cường quản trị ở tất cả các cấp. Điều này đòi hỏi phải ưu tiên tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân để xây dựng lòng tin của công chúng. Theo đó, cần nâng cao trách nhiệm giải trình, thường xuyên công bố các báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính của các bộ, ngành và chính quyền địa phương để công chúng xem xét. Bên cạnh đó, nâng cao Chỉ số PCI ở mỗi tỉnh nhằm tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp; Thường xuyên tổ chức các hội nghị kết nối, đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp, qua đó, nắm rõ các phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp đối với các hạn chế của cơ quan, ngành, lĩnh vực và địa bàn phụ trách để có giải pháp điều chỉnh.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tận dụng cơ hội tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế thị trường trong nước, phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế quản trị và pháp luật thu hút vốn nước ngoài, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn nước ngoài, cải thiện môi trường kinh doanh...

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

*tienphong.vn (10/10): Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân èo uột: Giải pháp nào tăng tốc?

Dù triển khai từ tháng 4/2023 với nhiều cuộc họp, chỉ đạo từ các ban, ngành nhưng đến nay, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) và nhà ở công nhân chỉ giải ngân được phần rất nhỏ. Các chuyên gia kiến nghị nên mở rộng đối tượng cho vay với phân khúc nhà ở thương mại giá trung bình thay vì tập trung NƠXH.

Chậm vì thiếu nguồn cung

Theo cáo báo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, đến nay mới có Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Agribank đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 3 dự án NƠXH tại tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh và Bắc Ninh. Số tiền giải ngân đạt 82,7 tỷ đồng.

Như vậy, trên cả nước, tính từ tháng 4 đến nay mới chỉ có 2 ngân hàng và 3 địa phương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Trong khi đó, cả 4 ngân hàng có vốn nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank và BIDV cùng cam kết mỗi ngân hàng sẽ cho vay 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi.

Ngân hàng Agribank cho biết, mới phê duyệt một dự án khu NƠXH thuộc chi nhánh Quảng Ninh với hạn mức cấp tín dụng là 950 tỷ đồng, trong đó hạn mức cho vay 750 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại, tỉnh Quảng Ninh chưa công bố danh mục nhà ở xã hội, do đó khách hàng đang phải chờ quyết định của tỉnh để đủ điều kiện tham gia vào chương trình 120.000 tỷ đồng.

 

Agribank cũng cho hay, đang tiếp cận một số dự án NƠXH tại phường Long Trường, TP Thủ Đức (do Cty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Điền Phúc Thành làm chủ đầu tư); khu CC-09 thuộc Khu Đô thị Long Vân, phường Trần Quang Diệu, TP.Quy Nhơn (Cty IEC làm chủ đầu tư); Dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam của Tổng Công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD); Khu công nghiệp Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (Cty CP Đầu tư nhà An Bình làm chủ đầu tư)...

Việc chậm giải ngân gói tín dụng NƠXH, nhà ở công nhân được cả Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đánh giá, do thiếu nguồn cung và các địa phương phê duyệt dự án chậm...

Một lãnh đạo ngân hàng trong nhóm 4 ngân hàng quốc doanh chia sẻ, ngân hàng đang tiếp cận nhiều dự án nhưng quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc. Trong đó, giải quyết các thủ tục pháp lý gây mất rất nhiều thời gian cho các doanh nghiệp khi thực hiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp không mặn mà với việc tham gia các dự án thuộc gói tín dụng này, bởi bị khống chế mức lợi nhuận không quá 10%. Chỉ cần dự án chậm tiến độ, chủ đầu tư sẽ không có lãi.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, để đẩy nhanh nguồn cung, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở xã hội theo hướng dành đủ quỹ đất để phát triển NƠXH; ưu đãi hấp dẫn hơn cho chủ đầu tư; giảm bớt các thủ tục trong việc xác định đối tượng mua nhà…

Bộ Xây dựng đã yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành lập, sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về NƠXH dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp làm cơ sở để chấp thuận đầu tư các dự án và đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng các dự án đang triển khai thực hiện, dự án đã có chủ trương đầu tư. Cùng với đó, địa phương phải công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư NƠXH cho doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư, cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển NƠXH.

Theo số liệu được Bộ Xây dựng công bố đầu tháng 8, có khoảng 108 dự án NƠXH được cấp phép xây dựng và đang triển khai đầu tư xây dựng thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng. Có 15/63 Sở Xây dựng trên cả nước đã rà soát hồ sơ, lập danh mục các dự án đủ điều kiện trình UBND cấp tỉnh xem xét công bố danh mục gồm 40 dự án với tổng mức đầu tư hơn 43.000 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn hơn 18.000 tỷ đồng. Có 11 UBND tỉnh công bố danh mục 24 dự án đủ điều kiện vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với tổng vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn hơn 12.000 tỷ đồng.

Cần mở rộng sang nhà ở thương mại bình dân, trung cấp

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính cho rằng, từ trước đến nay, các chương trình vay ưu đãi đều trong tình trạng giải ngân chậm. Trước đây, gói 30.000 tỷ đồng cho NƠXH cũng giải ngân chậm sau đó gói này triển khai nhanh hơn khi được mở rộng áp dụng cho cả nhà ở thương mại giá rẻ.

Nhìn vào con số giải ngân gói tín dụng mới chỉ được ký cho các tỉnh trong khi Hà Nội, TP.HCM không có dự án nào, ông Hiển cho rằng, đây mới là vấn đề cần xem xét lại, vì đây chính là 2 địa phương cần giải ngân nhất với nhu cầu nhà ở lớn. “Tại TP.HCM, Hà Nội cần làm rõ đến thời điểm hiện tại đang có bao nhiêu dự án NƠXH đã đi vào hoàn thiện về pháp lý và triển khai? Nếu không có dự án triển khai trong năm 2023, người mua nhà cũng chưa cần tiếp cận với gói hỗ trợ tín dụng”, ông Hiển nói.

Theo ông Hiển, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được triển khai có tính uyển chuyển hơn khi đối tượng áp dụng cho người mua nhà vay rộng hơn. “Việc hỗ trợ nhà cho người có thu nhập thấp là cấp thiết, song cần phải có định hướng rõ, phù hợp với từng giai đoạn của thị trường. Theo tôi, ngoài vấn đề nguồn cung hiện nay nhà ở xã hội đang gặp khó, Ngân hàng Nhà nước nên mở rộng nhóm đối tượng cho vay cả chủ đầu tư, người mua nhà ở phân khúc nhà ở trung bình. Trước hết thử nghiệm với số tiền 30.000 tỷ đồng. Sau đó nếu khó khăn vướng mắc, chỉnh sửa tiếp để giải ngân”, ông Hiển nói.

Theo quan điểm của chuyên gia này, gói tín dụng nên hướng tới nhóm người dân mua nhà ở bình dân và trung cấp. Như vậy, sẽ có ý nghĩa thiết thực hơn.

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

* tienphong.vn (9/10): Xe khách vi phạm tràn lan: Không thể xử lý?

Theo quy định hiện hành, tất cả xe khách bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT), camera ghi hình buồng lái và truyền dữ liệu trực tuyến về cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, khi đã có dữ liệu này, việc thống kê của cơ quan quản lý lại phải thực hiện thủ công, dẫn tới quản lý dữ liệu chưa hiệu quả, không kịp thời ngăn chặn vi phạm, kéo theo những tai nạn thương tâm cướp đi mạng sống nhiều người.

Tai nạn rồi mới kiểm tra dữ liệu

Vụ xe khách của Công ty TNHH Thành Bưởi (Công ty Thành Bưởi, TPHCM) phóng nhanh, vượt ẩu đâm vào xe khách ngược chiều làm 5 người chết và 5 người bị thương nặng xảy ra rạng sáng 30/9 vừa qua tại Đồng Nai để lại nhiều câu hỏi trong thực thi pháp luật và xử lý vi phạm. Ngay sau tai nạn, tài xế được phát hiện đã bị tước bằng lái do vi phạm trước đó nhưng vẫn lái xe. Dữ liệu GSHT cũng ghi nhận xe đã chạy vượt tốc độ cho phép tới 19km/h (tốc độ thực tế của xe thời điểm vi phạm là 69km/h nhưng đoạn đường chỉ cho phép chạy 50km/h). Cũng đoạn đường trên, vẫn với xe khách Thành Bưởi, vào ngày 23/7 cũng chạy quá tốc độ, vượt ẩu nên đâm phải xe hướng ngược lại làm 1 người chết.

Việc chạy quá tốc độ, vượt ẩu của nhà xe Thành Bưởi dường như rất “bình thường”. Số liệu vừa được Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM công bố, trong 9 tháng năm 2023 cho thấy, nhà xe này có tổng cộng 246 xe vi phạm tốc độ bị thu hồi phù hiệu (mỗi xe vi phạm từ 5 lần/1.000km trở lên). Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn, gây tai nạn thương tâm. Cũng theo địa phương, Công ty Thành Bưởi còn lợi dụng kẽ hở pháp luật để hoạt động xe hợp đồng như chở khách liên tỉnh cố định, xe không vào bến, thường đón/trả khách sai quy định tại 3 điểm trong TP Thủ Đức. Vi phạm này kéo dài và cơ quan quản lý địa phương thừa nhận do việc kiểm tra, xử lý chưa duy trì thường xuyên, thiếu quyết liệt.

Không chỉ ở TPHCM, tại Hà Nội, tình trạng xe hợp đồng trá hình chạy tuyến dưới dạng xe limosine, xe khách liên tỉnh bỏ bến lập bến cóc chạy dù hoạt động ngày càng công khai. Thống kê từ các bến xe của Hà Nội cho thấy, cuối năm 2022, có gần 600 xe khách đăng ký khai thác tuyến cố định liên tỉnh với Hà Nội, nhưng thực tế không vào bến, nhiều xe trong số này vẫn chạy nhưng lập bến cóc, chạy xe dù. Một số đơn vị có số lượng xe đăng ký lớn nhưng không vào bến như: Công ty Hoàng Vinh có 18 lượt xe/ngày tuyến Gia Lâm - Hưng Yên; Công ty Bus Hải Phòng có 26 lượt xe/ngày tuyến Gia Lâm - Hải Phòng; Công ty Bắc Hà có 30 lượt xe/ngày tuyến Nước Ngầm - Bắc Giang; Công ty Đoàn Xuân có 18 lượt xe/ngày tuyến Gia Lâm - Hải Phòng; Công ty Ôtô Phú Thọ có 15 lượt xe/ngày tuyến Mỹ Đình - Phú Thọ…

Về lý thuyết, qua dữ liệu GSHT cơ quan quản lý hoàn toàn có thể biết, ngăn chặn và xử lý tất cả xe khách vi phạm về tốc độ, sai luồng tuyến, bỏ bến; hoặc xe hợp đồng chạy như tuyến cố định với lịch trình lặp lại liên tục… Tuy vậy, thực tế việc phát hiện sai phạm, xử lý ngăn chặn vi phạm lại không đạt kỳ vọng.

Có phần mềm nhưng phải tổng hợp thủ công

Thống kê của Cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho thấy, trong 9 tháng năm 2023, qua dữ liệu GSHT, Sở GTVT các địa phương đã xử lý thu hồi phù hiệu của hơn 469 nghìn phương tiện vi phạm tốc độ từ 5 lần trở lên (tính trên 1.000km lưu thông); nhắc nhở hơn 25 nghìn xe khác, đa số là xe khách. Trước đó, năm 2022, hệ thống GSHT ghi nhận hơn 16,7 triệu lượt vi phạm tốc độ, thu hồi phù hiệu của hơn 24 nghìn xe, nhắc nhở hơn 148 nghìn xe khác, phạt hành chính 22 triệu đồng. Các số liệu trên cho thấy vi phạm của xe khách rất phổ biến, nhưng việc xử lý không mang lại hiệu quả. Chế tài thu hồi phù hiệu không quy định thời hạn, dẫn tới xe vừa nộp phù hiệu đã đồng thời xin cấp mới ngay, nên tháng trước vi phạm tháng sau vẫn nhởn nhơ chạy. Lãnh đạo Sở GTVT Bắc Ninh cho rằng, cần bổ sung chế tài xử lý vi phạm của xe khách thông qua dữ liệu GSHT; bổ sung thời hạn tước phù hiệu xe kinh doanh, tránh trường hợp xe vi phạm hôm trước bị thu hồi hôm sau đã đề nghị cấp lại phù hiệu. Thêm chế tài từ chối đăng kiểm với xe vi phạm nhưng chưa nộp lại phù hiệu. Đặc biệt, hệ thống phần mềm dữ liệu GSHT và hình ảnh camera cần nâng cấp, tự động phân loại, cảnh báo xe vi phạm. Qua đó để dễ thống kê, xử lý bởi thực tế hiện vẫn chưa có hệ thống phần mềm và nhân viên phải tự tổng hợp thủ công theo từng xe, từng chuyến.

Những nội dung kiến nghị như trên cũng được Sở GTVT Bình Định, Đà Nẵng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… gửi tới Bộ GTVT. Đại diện nhiều địa phương cho rằng, do phải tổng hợp thủ công từ hệ thống GSHT theo từng xe, nên việc thống kê, xử lý vi phạm thường chậm 1-2 tháng so với thời điểm xảy ra vi phạm. Lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, hệ thống tiếp nhận, xử lý dữ liệu phục vụ công tác quản lý hoạt động vận tải phải hoàn thành năm 2021 - 2022, nhưng tới nay chưa triển khai được. Trong khi đó, hệ thống dữ liệu GSHT còn nhiều hạn chế, lạc hậu, nhiều bước thủ công, nên dữ liệu tổng hợp hằng tháng chậm, dẫn đến xử lý vi phạm cũng chậm.

“Nguồn kinh phí để xây dựng, nâng cấp và vận hành các hệ thống phần mềm quản lý vận tải hầu như không có. Các hệ thống hiện nay chủ yếu do đơn vị công nghệ thông tin hỗ trợ xây dựng, vận hành miễn phí, kể cả hệ thống GSHT”, lãnh đạo Bộ GTVT chia sẻ. Để khắc phục, Bộ GTVT đang hoàn thiện đề án công nghệ giai đoạn 2023-2025 và định hướng tới năm 2030 để triển khai. Bộ GTVT cho biết, đang xây dựng dự thảo sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải ô tô. Trong đó có quy định để khắc phục tình trạng xe khách vi phạm vừa có quyết định thu hồi phù hiệu đã có thể làm đơn xin cấp lại phù hiệu. Cùng đó có thêm chế tài cảnh báo và từ chối đăng kiểm với xe chưa chấp hành quyết định thu hồi phù hiệu…

Thống kê của Cục Đường bộ từ hệ thống giám sát hành trình cho thấy, nếu xếp theo địa phương, số xe ô tô kinh doanh chạy quá tốc độ từ 5 lần/1.000km trở lên: TPHCM dẫn đầu cả nước với hơn 17,8 nghìn xe vi phạm, thu hồi 4,2 nghìn phù hiệu. Tiếp đến là Hà Nội với hơn 6,2 nghìn xe vi phạm, thu hồi phù hiệu hơn 3,4 nghìn xe. Bình Dương có hơn 4,1 nghìn xe vi phạm, thu hồi phù hiệu hơn 2,1 nghìn xe. Tiếp đến là Nghệ An, Đồng Nai, Thanh Hóa, Hưng Yên…

* tienphong.vn (9/10): Đại biểu Quốc hội: 'Chưa thấy hiệu trưởng nào bị cách chức vì lạm thu'

Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nói, để xảy ra tình trạng lạm thu hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy hiệu trưởng nào bị kỷ luật, cách chức vì để xảy ra lạm thu trong trường học.

Năm học 2023-2024 diễn ra mới hơn một tháng nhưng nhiều cơ sở giáo dục bị phụ huynh tố lạm thu, đặt ra nhiều khoản thu vô lý. Đơn cử như Trường THCS Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) gây bức xúc cho phụ huynh, xã hội khi đưa ra bản dự kiến chi tiêu với tiền quỹ cha mẹ học sinh lên đến hơn nửa tỷ đồng. Sau khi phụ huynh phản ánh, nhà trường đã phải trả lại toàn bộ kinh phí đã vận động của phụ huynh 14/35 lớp, tổng số tiền là 162.040.000 đồng. Tương tự, Trường tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cũng gây xôn xao dư luận khi lớp học 1/2 thu quỹ cha mẹ học sinh hơn 300 triệu đồng. Sau khi cơ quan quản lý vào cuộc, Trường tiểu học Hồng Hà đã phê bình giáo viên chủ nhiệm lớp 1/2 và hoàn trả số tiền thu - chi sai quy định cho cha mẹ học sinh.

Mới đây, ban Giám hiệu Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban Đại diện cha mẹ học sinh lớp 12 Văn trả lại toàn bộ khoản thu sai quy định cho từng phụ huynh…Trước đó, trường THPT Thanh Miện III (Hải Dương) cũng bị phụ huynh tố có dấu hiệu lạm thu khi đặt ra nhiều khoản thu phi lý. Sau khi nhận được phản ánh, cơ quan chức năng đã vào cuộc và xác định nhiều khoản thu của trường không đúng và vượt mức quy định.

Trao đổi với VOV2, ông Phạm Văn Hòa, đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp bức xúc, việc các cơ sở giáo dục gán mác xã hội hóa giáo dục, thỏa thuận... để đưa ra các khoản thu vô lý là một vấn nạn trong giáo dục hiện nay. Ông Hòa cho rằng, chủ trương xã hội hóa giáo dục là đúng nhưng không vì lý do này để yêu cầu phụ huynh đóng tiền mua từ chiếc quạt, điều hòa, rèm cửa, sơn sửa lớp học... đến mua bàn ghế, máy chiếu, tivi...

"Phải làm rõ việc xã hội hóa và đưa ra các khoản thu vô lý trong nhà trường liệu có lợi ích nhóm hay không? Giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường có lợi ích gì khi đặt ra các khoản thu vô lý?”, ông Hòa đặt câu hỏi. Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, đảm bảo cơ sở vật chất trường học là trách nhiệm của nhà nước, của địa phương. Việc sửa chữa trường lớp, đầu tư trang thiết bị lớp học cũng không nên dồn lên vai phụ huynh.

Điều khiến ông Hòa bức xúc là vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh đang bị lu mờ. Tại nhiều trường học, Ban đại diện cha mẹ học sinh còn trở thành công cụ, là cánh tay nối dài của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm để hợp thức hóa các khoản thu. "Cách làm được nhiều trường hiện nay thực hiện là gợi ý hội phụ huynh. Sau đó hội phụ huynh sẽ phát động ủng hội, quyên góp. Khi phát động quyên góp rất khó để phụ huynh nào từ chối. Nhiều phụ huynh rất bức xúc nhưng sợ nói ra con em mình sẽ bị trù dập, chê bôi, bị cô lập... Trong trường hợp có thanh tra, kiểm tra thì trường sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho hội phụ huynh. Đây là chiêu trò mà nhiều trường đang thực hiện", đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Vấn đề đặt ra theo ông Phạm Văn Hòa, các khoản thu được các cơ sở giáo dục đưa ra tại sao các cơ quan quản lý cấp trên không biết? Hay biết mà làm ngơ? Trách nhiệm của phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT ở đâu trong công tác quản lý? Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cũng băn khoăn trong thời gian qua nhiều trường học để xảy ra lạm thu gây bức xúc trong xã hội nhưng vì sao chưa có hiệu trưởng nào bị kỷ luật, bị cách chức?

Để môi trường học đường không bị thương mại hóa, ông Hòa kiến nghị cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thu-chi trong trường học; Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục khi đặt ra các khoản thu trái quy định; Trường học nào đặt ra các khoản thu vô lý, không đúng quy định phải kỷ luật hiệu trưởng để làm gương. "Ngay cả việc tổ chức dạy các liên kết trong nhà trường hiện nay cũng tồn tại rất nhiều bất cập. Quy định rõ là không được dạy chèn môn liên kết vào giờ học chính khóa vậy tại sao các trường vẫn thực hiện? Xếp lịch học như thế khác nào đánh đố học sinh, ép học sinh phải học? Trường học gian lận, làm trái quy định như thế vì sao không thanh tra, kiểm tra và xử lý?, ông Hòa nói.

Mới đây, trong văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023 - 2024, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục - tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học.

Đồng thời chỉ đạo và quán triệt cơ sở giáo dục thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng khoản tài trợ, viện trợ theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Các cơ sở giáo dục công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư số 36/2017/TT- BGDĐT của Bộ GD-ĐT; chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu.

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

*baodautu.vn (9/10): Nỗ lực đưa nền kinh tế vượt qua “cơn gió ngược”

Thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư công và phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và tài khóa là những vấn đề được các chuyên gia lưu ý nhằm đưa nền kinh tế vượt qua những “cơn gió ngược”.

Tại tọa đàm “Kinh tế Việt Nam trước những cơn gió ngược” diễn ra cuối tuần qua, giới chuyên gia nhìn nhận, những “cơn gió ngược” là tác động dai dẳng, kéo dài của đại dịch Covid-19 dẫn đến sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột quân sự Nga - Ukraine. Bên cạnh đó còn là lạm phát thế giới neo ở mức cao, hầu hết các nước vẫn thắt chặt chính sách tiền tệ…Theo Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, nhờ chính sách điều hành linh hoạt, kinh tế Việt Nam “tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước”. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 4,24%, riêng quý III tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2022, đây là kết quả khá cao so với các nước khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước, dư địa còn lại so với mục tiêu Quốc hội giao năm nay 4,5% là “hoàn toàn đạt được”. Điểm sáng năm nay là giải ngân đầu tư công, khi 9 tháng đạt 51,38%, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 110.000 tỷ đồng - mức cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm. Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, chính sách tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, giúp hạ mặt bằng lãi suất hỗ trợ tốt cho tăng trưởng.

Theo dự báo được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố cuối tháng 9, Việt Nam được cho là vẫn sẽ dẫn đầu tăng trưởng ở Đông Nam Á, đạt mức 5,8% năm 2023. Tuy nhiên, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam kỳ vọng, với những nỗ lực lớn từ Chính phủ, kịch bản tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6% mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm 30/9 là hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên, theo tính toán, để đạt mức tăng trưởng trên, kinh tế quý IV phải tăng 10,6%, đòi hỏi đột phá cả phía cung và cầu. Ở phía cung, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo cần sự đột phá, tăng vượt bậc ở quý cuối năm. Về phía cầu, giải ngân đầu tư công có khả năng tăng tốt hơn 3 tháng cuối năm, nhưng cần giải pháp kích cầu để phục hồi tốt hơn thị trường tiêu dùng nội địa. Khuyến nghị những giải pháp giúp Việt Nam hoàn thành các mục tiêu trong ngắn hạn, Giám đốc quốc gia ADB cho rằng, cần kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân có thêm tiền, các khoản trợ cấp, làm sao để khuyến khích tiêu dùng. Cần tăng đầu tư công bởi không gian cho chính sách tài khóa còn rất rộng.

Ngoài ra, cần tiếp tục chính sách cắt giảm thuế giá trị gia tăng, kéo dài hết cả năm sau chứ không chỉ là 3 tháng cuối năm; tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ; phối hợp tốt hơn giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để bảo đảm nguồn tiền vào nền kinh tế liên tục, không bị ngắt quãng. Trong khi đó, TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) góp ý, Việt Nam cần cải cách thể chế mạnh hơn để củng cố niềm tin, hỗ trợ doanh nghiệp. “Cải cách thể chế lần này phải khác trước, thay vì đỡ phiền hà cho doanh nghiệp, phải hướng tới yểm trợ, trợ lực cho họ”, ông Khương nói.

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thu hẹp do tổng cầu giảm, ông Khương lưu ý các doanh nghiệp, ngoài nâng cấp sản phẩm, cần đưa ra chiến lược đột phá, chuyển đổi mạnh mẽ hơn theo hướng chuyển đổi xanh, sản xuất xanh. Về dài hạn, các chuyên gia cho rằng, cần tập trung vào việc xanh hóa nền kinh tế, đặc biệt là xanh hóa nguồn năng lượng và xây dựng một hệ sinh thái cho các ngành công nghệ cao. Bên cạnh đó, phải đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng, nguồn tín dụng lớn, linh hoạt đối với các doanh nghiệp để chuyển đổi theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và bền vững.

“Với chỉ đạo, điều hành theo phong cách hiện nay và nỗ lực đổi mới của cả hệ thống thời gian tới, Việt Nam sẽ có bước đi ngoạn mục trong 2 - 5 năm tới. Vì vậy, tôi không lo tăng trưởng năm nay, mà tin rằng, năm 2030, tăng trưởng 7 - 8% là hoàn toàn có thể”, TS. Vũ Minh Khương nói.

THẾ GIỚI

*www.vietnamplus.vn (9/10): Lo ngại xung đột, nhiều nước triển khai sơ tán công dân khỏi Israel

Nhiều nước như Hungary, Ba Lan, Thái Lan... khẩn trương thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn và sơ tán công dân tại Israel trong bối cảnh xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel leo thang.

Ngày 9/10, Hungary thông báo đã tổ chức 2 chuyến bay sơ tán 215 công dân từ Israel và tất cả những người này đã hạ cánh an toàn tại Budapest.

Chia sẻ trên trang Facebook, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết các chuyến bay được thực hiện trong đêm nhờ sự hỗ trợ của giới chức các nước Israel, Cyprus, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Romania cấp phép nhanh cho các chuyến bay. Trước đó, ngày 8/10, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết nước này sẽ cử máy bay quân sự sơ tán công dân khỏi Israel.

Trên mạng xã hội X, Tổng thống Andrzej Duda thông báo: “Chúng tôi đang cử các máy bay vận tải của lực lượng không quân đến sơ tán những người Ba Lan hiện đang ở Israel. Các binh sỹ từ lực lượng đặc biệt của chúng tôi sẽ bảo đảm việc bảo vệ an toàn."

Bộ trưởng Quốc phòng Mariusz Blaszczak cho biết Ba Lan đã cử hai máy bay C-130 Hercules để sơ tán khoảng 200 người Ba Lan khỏi sân bay Ben Gurion. Trong khi đó, nhà chức trách Thái Lan đang phối hợp với nhiều bên và khẩn trương thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn và sơ tán công dân nước này tại Israel trong bối cảnh xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel leo thang.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Kanchana Patarachoke cho biết trong ngày 8/10, Phó Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai đã chủ trì cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tình hình mới nhất ở Israel. Cùng ngày, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) Phanphakdee Phatthanakul đã tổ chức họp khẩn với các chỉ huy cấp cao trong lực lượng để chuẩn bị sơ tán các công nhân Thái Lan mắc kẹt ở Israel.

Kết thúc cuộc họp, người đứng đầu RTAF đã ra lệnh đặt 5 máy bay vận tải quân sự C-130 và 1 máy bay chở khách Airbus 340 ở chế độ chờ để sơ tán công nhân Thái Lan sau khi Israel mở không phận.

Những diễn biến chính của cuộc xung đột Hamas-Israel

Liên quan đến xung đột đang leo thang giữa Israel và Hamas, ngày 9/10, quân đội Israel cho biết đã tấn công 500 địa điểm do phong trào Hồi giáo Hamas và nhánh Hồi giáo Jihad kiểm soát trên Dải Gaza. Các cuộc không kích và pháo kích nhằm vào nhiều tòa nhà cao tầng, trong đó có nhà ở và cơ sở chỉ huy của các thành viên cấp cao của Hamas.

Bên cạnh đó, người phát ngôn quân đội Israel Richard Hecht cho biết đến ngày 9/10, hai bên vẫn giao tranh ở 7-8 địa điểm quanh Dải Gaza và lực lượng này hy vọng sẽ kiểm soát hoàn toàn tình hình vào cuối ngày./.

* vnexpress.net (9/10): Ông Tập: Quan hệ Trung - Mỹ tác động đến vận mệnh nhân loại

Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng quan hệ Trung - Mỹ sẽ tác động đến "vận mệnh của nhân loại", khi tiếp đón phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ.

"Cách Trung Quốc và Mỹ hòa hợp với nhau khi đối mặt một thế giới đầy thay đổi và hỗn loạn sẽ quyết định tương lai và vận mệnh của nhân loại", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói khi tiếp phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ do lãnh đạo phe Dân chủ Chuck Schumer dẫn đầu tại Bắc Kinh hôm nay. "Quan hệ Trung - Mỹ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới".

Ông Schumer đang dẫn đầu phái đoàn lưỡng đảng quốc hội Mỹ công du châu Á, với các chặng dừng châu ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm thúc đẩy lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ tại khu vực.

Theo Chủ tịch Trung Quốc, Bắc Kinh và Washington có "1.000 lý do để cải thiện quan hệ, nhưng không có lý do nào để hủy hoại chúng". "Trung Quốc và Mỹ phải thể hiện tư duy rộng rãi, tầm nhìn và trách nhiệm của nước lớn", ông Tập nói. "Quan hệ Trung - Mỹ trải qua nhiều thăng trầm, nhưng định hướng chung đã ở phía trước. Thế giới đang phát triển và thời thế đang thay đổi, nhưng logic lịch sử về chung sống hòa bình giữa Trung Quốc và Mỹ không thay đổi".

Trong cuộc gặp ông Schumer trước đó, Ngoại trưởng Vương Nghị hy vọng chuyến thăm này có thể "giúp Mỹ hiểu Trung Quốc chính xác hơn, nhìn nhận Trung Quốc khách quan hơn và quản lý những bất đồng hiện nay hợp lý hơn, giúp quan hệ song phương trở lại với con đường phát triển lành mạnh".

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua đạo luật tăng cường cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và các công nghệ khác. Ông Schumer tái khẳng định mục đích của phái đoàn là "tạo ra sân chơi bình đẳng" cho các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc, đồng thời cam kết Washington không tìm kiếm xung đột với Bắc Kinh. "Phần lớn người Mỹ, trong đó có các thành viên trong phái đoàn này, không tin rằng doanh nghiệp và lao động Mỹ đang có sân chơi công bằng ở Trung Quốc", ông nói trong cuộc gặp Ngoại trưởng Vương Nghị.

Ông cũng kêu gọi Trung Quốc "sát cánh cùng người dân Israel" và lên án các cuộc tấn công của Hamas vào lãnh thổ Israel. Thượng nghị sĩ Schumer bày tỏ thất vọng vì Bắc Kinh "không thể hiện sự cảm thông hay ủng hộ nào đối với Israel trong thời điểm khó khăn, hỗn loạn này".

Bình luận của ông Schumer được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/10 ra tuyên bố kêu gọi ngừng bắn trong xung đột Israel - Hamas và thành lập nhà nước Palestine độc lập. Tuyên bố không đề cập lực lượng Hamas, nhóm kiểm soát Dải Gaza và đã bị Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) đưa vào danh sách "khủng bố". Hamas hôm 7/10 bất ngờ mở đợt tấn công lớn vào lãnh thổ Israel, khiến hơn 600 người thiệt mạng. Chính phủ Israel cùng ngày tuyên bố tình trạng chiến tranh, ra lệnh cho không quân triển khai hàng chục chiến đấu cơ tấn công các mục tiêu ở Dải Gaza.

Ông Schumer là quan chức cấp cao mới nhất của Mỹ tới thăm Trung Quốc, trong bối cảnh Washington tìm cách xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh. Ông đã gặp Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh, nhấn mạnh Mỹ "không muốn tách rời" với nền kinh tế Trung Quốc.

 

 

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23/12 đến 26/12 năm 2023(26/12/2023 10:49 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 20/12 đến 22/12 năm 2023(22/12/2023 7:33 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 16/12 đến 19/12 năm 2023(19/12/2023 9:45 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 13/12 đến 15/12 năm 2023(15/12/2023 11:03 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 09/12 đến 12/12 năm 2023(12/12/2023 6:36 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 05/12 đến 08/12 năm 2023(08/12/2023 11:28 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01/12 đến 04/12 năm 2023(05/12/2023 5:51 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/11 đến 1/12 năm 2023 (01/12/2023 8:54 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25/11 đến 27/11 năm 2023(27/11/2023 8:59 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 3/11 đến 8/11 năm 2023(08/11/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/10 đến 31/10 năm 2023(01/11/2023 9:20 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 21/10 đến 24/10 năm 2023(25/10/2023 9:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 11/10 đến 13/10 năm 2023(24/10/2023 5:47 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 2:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 7/10 đến 10/10 năm 2023(11/10/2023 5:11 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 10 năm 2023(06/10/2023 10:50 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 10 năm 2023(04/10/2023 4:02 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 8 năm 2023(31/08/2023 2:12 SA)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023(25/08/2023 5:33 CH)

    << < 1 2 3 4 5  ... > >> 
    °
    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    410 người đã bình chọn