THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

Update 12 - 07 - 2023
100%

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023

A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH

I. Tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
 
Ngay từ những ngày đầu năm tỉnh đã ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và dự toán ngân sách; quy định về quản lý điều hành ngân sách năm 2023. Dự toán HĐND tỉnh giao tổng thu 14.272 tỷ 826 triệu đồng, ước thực hiện 7.361 tỷ đồng, đạt 51,57% dự toán giao. Thu trên địa bàn HĐND tỉnh giao 2.440 tỷ đồng ước thực hiện 701 tỷ 500 triệu đồng, đạt 28,75% dự toán giao. Đánh giá một số nội dung trong công tác điều hành thu ngân sách cụ thể như sau:
 
    1. Thu nội địa
 
Dự toán HĐND tỉnh giao 2.420 tỷ đồng, ước thực hiện 686 tỷ đồng, đạt 43,55% dự toán trung ương giao, đạt 28,35% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó có 2/16 khoản thu hoàn thành vượt dự toán HĐND tỉnh giao, 8/16 khoản thu, sắc thuế đạt tiến độ thu (tỷ lệ từ 50% trở lên) so với dự toán HĐND tỉnh giao, chi tiết:
 
- Thu từ doanh nghiệp nhà nước: 115.300 tỷ đồng, đạt 50,24% dự toán giao, bằng 112,71% so với cùng kỳ năm 2022. 
 
- Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 1 tỷ 900 triệu đồng, đạt 380% so với dự toán giao, bằng 1117,65% so với cùng kỳ năm 2022.
 
- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: 175 tỷ đồng, đạt 45,25% dự toán giao, bằng 103,55% so với cùng kỳ năm 2022. 
 
- Thuế thu nhập cá nhân: 38 tỷ đồng, đạt 60,32% dự toán giao, bằng 96,69% so với cùng kỳ năm 2022. 
 
- Thuế bảo vệ môi trường: 49 tỷ 200 triệu đồng, đạt 27,33% dự toán giao, bằng 61,89% so với cùng kỳ. 
 
- Lệ phí trước bạ: 37 tỷ đồng, đạt 49,33% dự toán, bằng 93,15% so với cùng kỳ 2022. 
 
- Thu phí, lệ phí: 18 tỷ 500 triệu đồng, đạt 59,68% dự toán giao, bằng 97,73% so với cùng kỳ năm 2022. 
 
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: 1 tỷ 500 triệu đồng, đạt 50% so với dự toán giao, bằng 125,00% so với cùng kỳ năm 2022.
 
- Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước: 24 tỷ đồng, đạt 50% so với dự toán giao, bằng 81,91% so với cùng kỳ 2022. 
 
- Thu tiền sử dụng đất: 150 tỷ đồng, đạt 11,54% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 114,50% so với cùng kỳ 2022. 
 
- Thu xổ số kiến thiết: 16 tỷ 600 triệu đồng, đạt 47,43% dự toán giao, bằng 95,40% so với cùng kỳ năm 2022. 
 
- Thu cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước: 11 tỷ đồng, đạt 77,33% dự toán giao, bằng 114,58% so với cùng kỳ năm 2022. 
 
- Thu khác ngân sách: 44 tỷ 600 triệu đồng, đạt 89,20% so với dự toán giao, bằng 147,68% so với cùng kỳ năm 2022.
 
- Thu hoa lợi công sản, quỹ đất công ích tại xã: 900 triệu đồng, đạt 30% dự toán giao, bằng 64,29% so với cùng kỳ năm 2022. 
 
- Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuê: 2 tỷ 500 triệu đồng, đạt 833,33% dự toán giao. 
 
2. Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: Dự toán HĐND tỉnh giao 20 tỷ,  ước thực hiện 6 tháng đầu năm 10 tỷ 284 triệu đồng, đạt 51,42% dự toán giao, bằng 73,46% so với cùng kỳ năm 2022. Số thu nộp vào ngân sách nhà nước tập trung từ các dự án thủy điện đầu tư tạo tài sản cố định mà hiện nay số lượng dự án mới trên địa bàn không còn nhiều (duy nhất 02 dự án: Thủy điện Đề Bâu và thủy điện Phi Lĩnh đang trong giai đoạn nhập khẩu máy móc nhưng giá trị nhỏ) do đó làm giảm số thu nộp ngân sách so với cùng kỳ. Nhập khẩu mặt hàng gỗ các loại năm nay giảm hơn so với năm trước. 
 
3. Thu ủng hộ, đóng góp, viện trợ: 5 tỷ 216 triệu đồng, bao gồm: 985 triệu đồng các đơn vị ủng hộ tổ chức lễ hội Hoa Ban; 865 triệu đồng các đơn vị ủng hộ bắn pháo hoa; 500 triệu đồng ủng hộ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Trường PTDT bán trú Tiểu học - THCS Vàng Đán huyện Nậm Pồ; 1.072 triệu đồng thực hiện xây dựng điểm trường Nà Pen xã Nà Nhạn thành phố Điện Biên Phủ; 1.000 triệu đồng ủng hộ kinh phí thực hiện quy hoạch Thành phố Điện Biên Phủ; 196 triệu đồng ủng hộ lắp đặt điểm phát sóng wifi công cộng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; 598 triệu đồng Quỹ LOAN-Stiftung nước Cộng hòa Liên bang Đức ủng hộ xây dựng phòng học tại xã Na Tông, huyện Điện Biên.
 
II. Thu ngân sách địa phương
 
Dự toán HĐND tỉnh giao 14.272 tỷ 826 triệu đồng, ước thực hiện 7.361 tỷ đồng, đạt 51,57% dự toán giao. Gồm:
 
1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương hưởng: 655 tỷ 650 triệu đồng, đạt 28,31% dự toán giao;  
 
2. Thu bổ sung từ ngân sách trung ương: 6.700 tỷ 134 triệu đồng, đạt 56,03% so với dự toán giao, do trung ương bổ sung tăng một số nhiệm vụ chi ngoài dự toán đầu năm. Bao gồm:
 
+ Bổ sung cân đối: 4.053 tỷ 324 triệu đồng, đạt 53,33% dự toán giao;
 
+ Thu bổ sung có mục tiêu: 2.646 tỷ 810 triệu đồng, đạt 60,75% dự toán giao.
 
3. Thu ủng hộ, đóng góp: 5 tỷ 216 triệu đồng.
III. Đánh giá thu ngân sách
 
Về công tác chỉ đạo thu: Các cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng – an ninh và dự toán ngân sách năm 2023 của UBND tỉnh đã ban hành tại Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 13/01/2023. Ban chỉ đạo thu, nộp ngân sách nhà nước tỉnh, huyện, thị xã thành phố tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các ngành, các cấp, trong việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch thu ngân sách nhà nước năm 2023
 
Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện kê khai thuế để đôn đốc, thu nộp kịp thời các khoản thuế phát sinh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Tiếp tục triển khai, hỗ trợ, và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn điện tử. Phối hợp với các đơn vị có liên quan để khai thác hiệu quả dư địa tăng trưởng nhằm thúc đẩy tích cực tăng thu ngân sách nhà nước.
 
Đẩy mạnh triển khai thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; Tập trung thanh tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, doanh nghiệp được hoàn thuế,... Đôn đốc thu, nộp sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước. 
 
Chống thất thu ngân sách liên quan đến các hoạt động mua bán bất động sản và tài nguyên khoáng sản; tăng cường công tác quản lý các cơ quan chuyên môn, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
 
Triển khai đầy đủ, kịp thời các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy trình, quy định; Phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại, các đơn vị có liên quan để thu ngân sách và thu hồi nợ đọng thuế; Tiếp tục xử lý nợ thuế theo Nghị quyết số 94/2019/QH14 và Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
 
Thu nội địa: Cùng với sự nỗ lực cố gắng dự toán thu đã đạt kết quả nhất định, tổng thu (không kể tiền sử dụng đất) cơ bản đạt khá (47,86% dự toán) giúp đảm bảo cân đối chi thường xuyên góp phần đáp ứng nhu cầu chi theo dự toán của ngân sách các cấp. Tiến độ một số khoản thu đạt khá, cụ thể:
 
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (50%); Thuế thu nhập cá nhân (60,32%) do 6 tháng đầu năm phát sinh khoản thu số tiền tạm nộp thuế thu nhập cá nhân về tiền lương, tiền công các đơn vị trên địa bàn; Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước (50%) ước thực hiện 6 tháng đã hoàn thành một nửa dự toán giao do phát sinh đột biến khoản thu trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thuộc dự án của huyện quản lý; Lệ phí trước bạ (49,33%) mức đóng lệ phí trước bạ xe ô tô giảm khuyến khích mua xe nhiều khiến khoản thu này đạt khá so với dự toán; Thu phí, lệ phí: (59,68%); Thu từ khu vực DNNN địa phương quản lý (57,33%); Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (380%); Thu cấp quyền khai thác khoáng sản (73,33%); Thu khác ngân sách (89,2%).
 
Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 6 tháng đầu năm đạt 51,42%
 
Thực hiện dự toán thu các huyện, thị xã, thành phố: Sau khi được tỉnh giao dự toán, huyện Mường Ảng chủ động giao thu trên địa bàn tăng so với Nghị quyết của HĐND tỉnh giao, các huyện còn lại giao thu bằng dự toán HĐND tỉnh giao. 
 
Năm 2023 là năm thực hiện quyết định phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 đã có nhiêu nhiểm tích cực trong điều hành dự toán thu, cụ thể: Ước thực hiện thu 6 tháng trên địa bàn nếu loại thu nguồn thu từ đất có 8/10 huyện ước đạt trên 50% dự toán tỉnh giao, tổng số thu ngân sách nhà nước 7/10 đơn vị cấp huyện đạt trên 60% dự toán thu của tỉnh giao. Cá biệt có những đơn vị thực hiện dự toán thu tỉnh giao ở mức cao như huyện Mường Ảng đạt 127,72% dự toán; Thành phố Điện Biên Phủ đạt 55,86% dự toán (trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 72,73% dự toán); huyện Nậm Pồ đạt 63,64% dự toán (đạt tiến độ cả thu tiền sử dụng đất, thu cân đối ngân sách huyện); huyện Mường Chà đạt 53,02% dự toán (trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 110% dự toán). Thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025, có phân cấp mạnh mẽ cho các huyện trong các khoản thu tiền sử dụng đất; tiền thu mặt đất, mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc địa phương cấp phép đã tăng quyền chủ động cho các địa phương tạo nguồn để cân đối cho các nhiệm vụ chi phát sinh trên địa bàn.
 
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: Đạt dự toán chưa cao (28,35%) so với dự toán HĐND tỉnh giao nguyên nhân khoản thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn (11,54% dự toán thu địa bàn) chưa đạt tiến độ đề ra.
(
có biểu chi tiết kèm theo)
 
B. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI NGÂN SÁCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH 
 
I. Tình hình chi ngân sách
 
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2023 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Thông tư số 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2022 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng - an ninh và dự toán ngân sách năm 2023 ; Quy định về quản lý và điều hành ngân sách địa phương năm 2023 . Trên cơ sở đó các cấp, các ngành chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách được giao.
 
Sau khi có Nghị quyết số 133/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự toán và phân bổ ngân sách địa phương năm 2023, UBND tỉnh đã quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023. Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2023, các sở, ban ngành tỉnh, cấp ủy và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung chỉ đạo triển khai việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc.
 
Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023 được HĐND tỉnh giao 14.341 tỷ 126 triệu đồng, ước thực hiện 5.050 tỷ đồng, đạt 35,21% dự toán. Chi ngân sách 6 tháng đầu năm đã cơ bản đáp ứng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Đánh giá một số nội dung điều hành dự toán chi ngân sách như sau:
 
1. Chi đầu tư phát triển 
 
Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư: Tổng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 đã được HĐND tỉnh phê chuẩn tại Nghị quyết số 134/NQ-HĐND ngày 09/12/2022: 4.727 tỷ 565 triệu đồng, đã phân bổ chi tiết 100% kế hoạch vốn được Trung ương giao (cao hơn so với số vốn Thủ tướng Chính phủ giao 103 tỷ 034 triệu đồng do bổ sung trong năm từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất các dự án đô thị), tạo điều kiện thuận lợi cho các Chủ đầu tư, các ngành, đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án, giải ngân, thanh toán vốn đầu tư ngay từ đầu năm.
 
Ước thực hiện 06 tháng đầu năm: 1.454 tỷ 253 triệu đồng, đạt 27,59% dự toán, trong đó kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao thực hiện đạt 28,26%.
 
- Chi đầu tư cho các dự án : Ước thực hiện 504 tỷ 777 triệu đồng, đạt 25,89% dự toán, trong đó kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao thực hiện đạt 31,54%.
 
- Chi bổ sung có mục tiêu vốn NSTW (bao gồm cả vốn nước ngoài): Ước thực hiện 610 tỷ 016 triệu đồng, thực hiện đạt 28,4% dự toán, kế hoạch vốn  giao.
 
- Chi Chương trình mục tiêu Quốc gia: Ước thực hiện 339 tỷ 460 triệu đồng, thực hiện đạt 28,85% dự toán, kế hoạch vốn giao. 
 
Đánh giá chung chi đầu tư phát triển: Một số nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân cao, vốn xây dựng cơ bản trong cân đối NSĐP theo tiêu chí, định mức phân bổ đạt 36,81%; dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La (giai đoạn I) đạt 56,18%. Bên cạnh đó vẫn có một số nguồn có tỷ lệ giải ngân thấp đó là: vốn cân đối NSĐP từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất; Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực, Đề án 666, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
 
- Trong những tháng đầu năm 2023 địa phương tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, thanh toán vốn cho các dự án thuộc kế hoạch vốn năm 2022 còn lại được giải ngân theo thời hạn quy định đến 31/01/2023, đồng thời thực hiện các thủ tục kéo dài kế hoạch vốn năm trước chuyển sang năm 2023 thực hiện và thanh toán vốn theo quy định, gồm: vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW là 105.607 triệu đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 410.062 triệu đồng.
 
- Một số nguồn vốn chưa có số thu hoặc số thu chưa đủ theo kế hoạch vốn giao để thực hiện các dự án đầu tư như: Vốn Xổ số kiến thiết, vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất của tỉnh.
 
- Vốn nước ngoài: Phải có mặt bằng sạch, báo cáo về kế hoạch hành động giải phóng mặt bằng và tái định cư thì nhà tài trợ (AFD) mới cho lệnh khởi công. Các nhà thầu xây lắp đều chưa có kinh nghiệm trong việc lập Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (đây là điều kiện tiên quyết) trước khi AFD đồng ý cho khởi công dẫn đến kéo dài thời gian công tác chuẩn bị khởi công, dự kiến trong tháng 6/2023 sẽ hoàn tất thủ tục, khởi công gói thầu xây lắp số 6,7 của dự án, tiến hành giải ngân theo quy định.
 
- Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội: Được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn NSTW cho địa phương vào tháng 3/2023, đến nay Chủ đầu tư tư dang hoàn tất các thủ tục về đầu tư xây dựng để khởi công, nghiệm thu khối lượng, giải ngân thanh toán theo quy định
 
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công tại một số cơ quan, đơn vị chưa sâu sát, quyết liệt. Năng lực lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện tại một số đơn vị còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt, chưa hiệu quả, cùng một mặt bằng pháp luật nhưng có nơi làm tốt, có nơi chưa làm tốt, dẫn tới tình trạng một số dự án chậm tiến độ, chậm giải ngân, chậm quyết toán.
 
- Khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng làm kéo dài tiến độ thực hiện dự án; Các dự án khởi công mới đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu; Một số dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác theo quy định của Luật Đất đai. 
 
2. Chi sự nghiệp 
 
Chi thường xuyên: Ước thực hiện 6 tháng 3.531 tỷ 867 triệu đồng, đạt 45,24% dự toán. Đối với một số nhiệm vụ chi phát sinh trong năm tại các cấp, các ngành, UBND tỉnh đã phân bổ chi tiết từ nguồn giao đầu năm và nguồn ủng hộ đóng góp để bổ sung dự toán cho các ngành thực hiện như: Hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; bổ sung dự toán chi ngân sách cho các đơn vị để thực hiện chính sách tinh giản biên chế; kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa ban năm 2023; kinh phí thực hiện ngày hội Văn hóa, thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII; kinh phí tổ chức bắn pháo hoa; kinh phí đối ứng các chương trình Mục tiêu quốc gia; phân bổ kinh phí thực hiện chính sách cấp bù, miễn giảm học phí, hỗ trợ kinh phí học tập theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của chính phủ; kinh phí phục vụ Đoàn công tác tỉnh Điện Biên đi thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa; kinh phí hỗ trợ lãi suất cho Ban quản lý bến xe; kinh phí đào tạo học sinh Lào;  kinh phí tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 cụm thi đua 7 tỉnh miền núi phía bắc; kinh phí thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Kế hoạch số 2783; tập huấn công tác đối ngoại; kinh phí tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, thuê tư vấn xác định quỹ đất; kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh; kinh phí phòng chống bệnh, dịch ở người; kinh phí phòng chống bệnh cho gia súc... 
 
Chi sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia: Ước thực hiện 6 tháng là 31.512 triệu đồng, đạt 3,36% dự toán giao, trong đó: Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 14.693 triệu đồng, đạt 2,35% dự toán giao; Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững: 15.661 triệu đồng, đạt 5,51% dự toán giao; Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: 1.157 triệu đồng, đạt 4,01% dự toán giao.
 
Việc giải ngân vốn sự nghiệp đạt tỷ lệ thấp là do một số nội dung Dự án, Tiểu Dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được hướng dẫn, quy định cụ thể, đầy đủ nên địa phương khó khăn trong triển khai thực hiện. Mặt khác những tháng đầu năm các đơn vị được giao kinh phí tập trung thực hiện giải ngân nguồn kinh phí năm 2022 chuyển nguồn sang, các Chương trình, dự án năm 2023 đang bước đầu thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch, phê duyệt dự toán, triển khai thực hiện.
 
Chi bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ từ ngân sách cấp trên: Ước thực hiện 6 tháng 32 tỷ 376 triệu đồng, đạt 34,11% dự toán. Một chương trình thực hiện đạt tiến độ giải ngân như: Kinh phí thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chương trình phát triển công tác xã hội (75%); Hỗ trợ Hội văn học nghệ thuật địa phương (67,87%); Hỗ trợ Hội nhà báo địa phương (75%); Bồi dưỡng cán bộ, công chức hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và chi hội trưởng hội phụ nữ (65,22%).
 
Một số chương trình giải ngân chưa đạt tiến độ do: Một số nội dung phải nghiệm thu hoàn thành mới thanh toán giải ngân, các nội dung khác đang trong qua trình tổ chức thực hiện (phê duyệt kế hoạch nhà thầu; họp dân, bản, cộng đồng vùng đệm,…); nhà tài trợ nước ngoài chưa chuyển tiền nên vốn viện trợ chưa thể ghi thu, ghi chi vào ngân sách nhà nước. 
 
3. Tình hình trả nợ gốc, trả lãi, phí vay, bội chi ngân sách nhà nước
 
Trả nợ gốc: Ước thực hiện trả nợ gốc 6 tháng đầu năm 4.527 triệu đồng, trong đó:
 
- Trả nợ gốc vay Chương trình đô thị miền núi phía bắc: Kế hoạch trả nợ đầu năm 8.300 triệu đồng. Đến hết tháng 5/2023 đã trả 3.989 triệu đồng. 
 
- Trả nợ gốc vay Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả: Kế hoạch trả nợ đầu năm 1.200 triệu đồng. Đến hết tháng 5/2023 đã trả 538 triệu đồng.
 
Trả lãi, phí vay: Ước thực hiện trả nợ gốc 6 tháng đầu năm 1 tỷ 837 triệu đồng, trong đó:
 
- Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Điện Biên Phủ: 446 triệu đồng.
 
- Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả: 135 triệu đồng.
 
- Dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Điện Biên: 1 tỷ 256 triệu đồng.
 
Tình hình bội chi ngân sách nhà nước
 
- Dự toán giao đầu năm: Trả nợ gốc 9.600 triệu đồng, vay mới trong năm 77.900 triệu đồng, bội chi ngân sách 68.300 triệu đồng (77.900 triệu đồng – 9.600 triệu đồng).
 
- Ước thực hiện 6 tháng đầu năm: Trả nợ gốc 4.527 triệu đồng, vay mới trong năm 42.000 triệu đồng (dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm nhằm bảo vệ dân sinh, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Điện Biên), bội chi ngân sách 37.473 triệu đồng (42.000 triệu đồng – 4.527 triệu đồng).
 
5. Tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh: Trong 6 tháng đầu năm tỉnh đã trích 3 tỷ 802 triệu đồng, bao gồm
 
- Thực hiện phòng chống bệnh dại ở người 1 tỷ đồng. 
 
- Kinh phí phòng chống bệnh viêm da nổi cục cho gia súc trên địa bàn tỉnh 2 tỷ 692 triệu đồng.
 
- Kinh phí phòng chống dịch bạch hầu trên địa bàn Điện Biên Đông 110 triệu đồng.
 
Dự phòng còn lại chưa phân bổ dự kiến để chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai và nhiệm vụ cấp bách phát sinh cuối năm chưa được dự toán. 
 
6. Tình hình chi 6 tháng đầu năm 2023 các huyện, thị xã, thành phố
 
Giao dự toán chi các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện đúng các nội dung đảm bảo không thấp hơn dự toán được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh như: Chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề, chi sự nghiệp Khoa học và Công nghệ, các chính sách an sinh xã hội, chi tiết:
 
- Thành phố Điện Biên Phủ: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 362 tỷ 541 triệu đồng, đạt 51,84% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Điện Biên: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 458 tỷ 259 triệu đồng, đạt 47,93% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Tuần Giáo: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 391 tỷ 383 triệu đồng, đạt 41,25% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Mường Ảng: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 243 tỷ 546 triệu đồng, đạt 42,52% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Tủa Chùa: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 276 tỷ 758 triệu đồng, đạt 46,83% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Mường Chà: Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện 353 tỷ 839 triệu đồng, đạt 49,97% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Mường Nhé: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 391 tỷ 451 triệu đồng, đạt 51,48% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Nậm Pồ: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 281 tỷ 778 triệu đồng, đạt 38,02% dự toán tỉnh giao.
 
- Thị xã Mường Lay: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 78 tỷ 655 triệu đồng, đạt 52,84% dự toán tỉnh giao.
 
- Huyện Điện Biên Đông: Tổng chi ngân sách ước thực hiện 390 tỷ 272 triệu đồng, đạt 47,85% dự toán tỉnh giao.
Xem chi tiết văn bản tại đây

Tin mới nhất

Tờ trình về việc công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2024(15/07/2024 4:26 CH)

Tờ trình về việc công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương quý I, năm 2024(24/04/2024 1:21 SA)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU,CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023(16/10/2023 4:44 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023(16/10/2023 4:43 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023(16/10/2023 4:43 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2023(16/10/2023 4:42 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2023(12/07/2023 4:43 CH)

Tờ trình về việc công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương quý I, năm 2023(19/04/2023 10:45 CH)

Công bố công khai tình hình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành năm 2022 (09/01/2023 4:15 CH)

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2022(17/10/2022 11:26 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG – QUÍ I NĂM 2022(19/04/2022 11:13 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2021(13/10/2021 5:17 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2021(12/07/2021 5:32 CH)

THUYẾT MINH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG – QUÝ I NĂM 2021(15/04/2021 4:58 CH)

Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương 9 tháng đầu năm 2020(19/10/2020 4:43 CH)

Biểu dự toán năm 2021(10/08/2020 9:31 CH)

Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách địa phương năm 2020; Xây dựng dự toán thu, chi...(10/08/2020 9:14 CH)

Tờ trình về việc công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2020(15/07/2020 11:11 CH)

Công khai Ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2020(14/07/2020 11:02 CH)

Tờ trình về việc công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách địa phương quý I, năm 2020(17/04/2020 10:19 CH)

<< < 1 2 3 > >> 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
410 người đã bình chọn