Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 3/11 đến 8/11 năm 2023

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

 

*Dienbientv.vn (06/11): Xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Chiều 5/11, tại xã Lay Nưa, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc thị xã Mường Lay long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Năm 2011, khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM xã Lay Nưa mới đạt 3/19 tiêu chí. Điều kiện kinh tế - xã hội và hạ tầng cơ sở còn nhiều khó khăn; sản xuất nông nghiệp manh mún, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm trên 10%, thu nhập bình quân đầu người khi đó chỉ đạt 13 triệu đồng/người/năm.

Với sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo của lãnh đạo Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể thị xã cùng sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong xã, năm 2017 xã Lay Nưa được công nhận đạt chuẩn NTM và đến năm 2023, xã Lay Nưa trở thành xã đầu tiên trong tỉnh đạt chuẩn NTM nâng cao, với thu nhập đầu người đạt trên 47 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo đa chiều còn 13%. Bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực; cơ sở hạ tầng được xây dựng theo quy hoạch ngày càng khang trang, hiện đại; các tiêu chí xây dựng NTM theo tiêu chí nâng cao đều đạt.

Tại buổi lễ, đồng chí Lò Văn Mừng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh và đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trao Bằng công nhận xã Lay Nưa - xã đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh.

Phát biểu chúc mừng thành quả, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân xã Lay Nưa, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vừ A Bằng ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền thị xã Mường Lay, sự đồng thuận, chung tay góp sức nhân dân các dân tộc xã Lay Nưa trong suốt quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Để duy trì là xã đầu tiên được công nhân đạt chuẩn NTM nâng cao, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, thời gian tiếp theo Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Lay Nưa và TX. Mường Lay tranh thủ thật hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, phấn đấu đưa xã Lay Nưa sớm trở thành xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu./.

* Baodienbienphu.com.vn (7/11): Hàng loạt ghế đá bị phun sơn quảng cáo cờ bạc

  Những ngày gần đây, hàng loạt ghế đá đặt tại công viên, khu vui chơi công cộng, nhà văn hóa tổ dân phố… trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ bị phun sơn với nội dung quảng cáo trang website đánh bạc, cá độ bóng đá. Những hình ảnh này gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị vừa gây bức xúc trong nhân dân.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại công viên phường Nam Thanh, TP. Điện Biên Phủ, chỉ mấy ngày đầu tháng 11, tất cả ghế đá đặt tại công viên đều bị các đối tượng xấu phun sơn lên ghế đá với dòng chữ quảng cáo “789bet casino tôi chỉ chọn 789bet”. Công viên Nam Thanh có gần 20 ghế đá thì đều bị các đối tượng phun sơn quảng cáo cờ bạc trái phép, gây bức xúc cho người dân. Bởi thực tế, việc quảng cáo cờ bạc này rất nguy hiểm, nhất là khu vực đông dân cư, công viên có không ít học sinh vui chơi, qua lại dễ khiến nhiều người tò mò tìm chơi, nhiều rủi ro.

Anh Nguyễn Văn Hải, tổ 3, phường Nam Thanh (TP. Điện Biên Phủ) bức xúc: Chiều hàng ngày tôi thường đưa con đi tập thể dục tại công viên Nam Thanh, thấy dòng chữ này in lên các ghế đá rất phản cảm, gây mất mĩ quan nơi công cộng. Mặt khác, những dòng quảng cáo cờ bạc trái phép tràn lan nơi công cộng như này rất dễ ảnh hưởng tới giới trẻ, với mục đích quảng cáo, dụ dỗ tham gia các hình thức cá cược bóng đá, bánh bạc, chơi game bắn cá trên mạng. Tôi mong muốn các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, xử lý không để xảy ra tình trạng này.

Tình trạng ghế đá bị phun sơn quảng cáo website cờ bạc, cá độ không chỉ diễn ra tại công viên Nam Thanh mà còn tại một số khu vực nhà văn hóa các tổ dân phố trên địa bàn phường Thanh Bình, Noong Bua và ghế đá công cộng dọc các tuyến phố. Anh P.V.L. phường Thanh Bình, TP. Điện Biên Phủ cho biết: Chỉ sau một đêm, hàng loạt ghế đá tại khu vực nhà văn hóa tổ 4, phường Thanh Bình đều bị phun xịt sơn với nội dung quảng cáo cá độ cờ bạc online trái phép. Việc này rất nguy hiểm, nhất là đối với giới trẻ, trong khi đây lại là khu vực đông người thường xuyên đến.

Theo phản ánh của người dân tại các khu vực có ghế đá bị phun sơn thì các đối tượng xấu lợi dụng đêm khuya để thực hiện hành vi. Các trang web là nhiều lời quảng cáo, giới thiệu, mời chào tham gia vào các trò online dưới nhiều hình thức trò chơi cá cược bằng tiền, như: Casino, bắn cá, nổ hũ, game bài, xổ số, bóng đá... Khi bấm vào sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ cách tạo tài khoản, đăng nhập, cách chơi, nạp tiền, rút tiền; thậm chí để thu hút người chơi lần đầu còn được khuyến mãi nạp tiền. Hành vi của các đối tượng này không chỉ gây bức xúc cho người dân tại các khu dân cư mà còn gây hoang mang cho các bậc phụ huynh vì lo lắng con em mình, hoặc những người thiếu hiểu biết dễ bị dụ dỗ tham gia những trò cờ bạc.

Tại Khoản 2, Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định: Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, hiện nay để xử lý đối tượng này gặp nhiều khó khăn, do các đối tượng này thường thực hiện hành vi vào đêm khuya, vắng người.

Có thể thấy, việc phun sơn quảng cáo nói trên không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, chưa có thông tin chính thức về những thiệt hại hay phản ánh về người tham gia chơi trò chơi online. Nhưng với hình thức quảng cáo như trên, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc điều tra, xử phạt nghiêm hành vi vi phạm và sớm cảnh báo về rủi ro, hậu quả khi tham gia các loại hình cá cược trực tuyến. Cùng với đó, người dân cần nâng cao nhận thức, đề phòng cảnh giác với những chiêu trò quảng cáo trá hình, trái quy định. Tại các khu dân cư cũng cần tổ chức xóa bỏ các dòng quảng cáo độc hại trên ghế đá, không để thông tin này xuất hiện, tồn tại tác động tiêu cực đến giới trẻ.

*Baodienbienphu.com.vn (3/11): Cảnh sát giao thông Điện Biên bắt giữ đối tượng mang 2 bánh nghi heroin trên xe khách

Trạm Cảnh sát giao thông Tuần Giáo, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Điện Biên phối hợp công an địa bàn chặn bắt đối tượng mang theo 2 bánh nghi heroin trên xe khách đang tìm đường tiêu thụ.

Ngày 2/11, đại diện Trạm Cảnh sát giao thông Tuần Giáo, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Điện Biên thông tin, Tổ số 1 KH1266 (Tổ Liên lực lượng) vừa phối hợp công an địa bàn kịp thời bắt giữ đối tượng đang vận chuyển 2 bánh heroin. Khi bị phát hiện và bắt giữ, đối tượng đang trên đường đi tiêu thụ.

Thông tin ban đầu, vào 19 giờ 10 phút ngày 1/11 tại Km6+300 QL279, thuộc địa phận bản Ta Cơn, xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, các lực lượng chức năng kiểm tra xe khách BKS 28F-003.98 (nhà xe Thắng Thanh) chạy tuyến Điện Biên-Thái Bình và phát hiện trên người đối tượng Đoàn Thanh Tùng (sinh năm 1983, trú tại Minh Khai, Vũ Thư, Thái Bình) có 2 bánh hình chữ nhật, bên ngoài bọc vỏ nilon màu vàng, bên trong có chứa chất bột màu trắng (nghi là heroin) chưa xác định khối lượng.

Vụ việc được giao cho Công an huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) điều tra, làm rõ.

*Baodienbienphu.com.vn (7/11): Vẫn khó giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2023, tỉnh Ðiện Biên được giao hơn 1.176 tỷ đồng thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tỉnh đã phân bổ chi tiết đến các đơn vị, địa phương; đồng thời, chỉ đạo, ban hành các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình và tập trung giải ngân các nguồn vốn một cách kịp thời, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, dẫn đến tỷ lệ giải ngân đạt thấp, nhất là vốn sự nghiệp của 3 chương trình.

Năm 2023, huyện Tủa Chùa được giao 130,621 tỷ đồng (vốn kéo dài sang năm 2023 hơn 9,208 tỷ đồng) thực hiện 3 chương trình MTQG. Ngay sau khi được giao vốn, huyện Tủa Chùa đã tiến hành phân bổ cho các đơn vị và chỉ đạo tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn. Ðến tháng 9/2023, tổng kế hoạch vốn đã thực hiện giải ngân được hơn 42,464 tỷ đồng (đạt 32,51%); trong đó nguồn vốn sự nghiệp giải ngân đạt thấp, được hơn 9,28 tỷ đồng (đạt 9,6%). Tiến độ giải ngân các nguồn vốn chương trình MTQG chưa cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ðơn cử, Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đối với dự án 1 giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt về nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề thì phần lớn các hộ thuộc diện hỗ trợ là hộ nghèo mới tách hộ, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên mất nhiều thời gian trong việc kiểm tra, đo đạc diện tích đất sản xuất hộ đang sử dụng. Việc hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán do số lượng đối tượng thụ hưởng lớn (1.009 hộ), phải rà soát, điều chỉnh, họp bình xét lại nhiều lần; một phần vốn được điều chỉnh từ tiểu dự án khác sang vào giữa năm; công tác đấu thầu phải đảm bảo thời gian theo quy định, công tác đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài tối đa 45 ngày do nhiều nhà thầu tham dự gói thầu nên việc triển khai còn chậm. Ngoài ra, tại tiểu dự án 2 thuộc dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngay từ đầu năm huyện đã chỉ đạo 2 đơn vị (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện) ban hành thông báo tuyển chọn đơn vị chủ trì dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nhưng không có đơn vị nào đăng ký nên các dự án đều chuyển sang phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế. Cùng với đó, một số văn bản của Trung ương chưa thống nhất, chưa có cơ chế rõ ràng dẫn đến một số dự án không thực hiện được, như: Dự án 8 về thực hiện bình đẳng và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, tổng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được giao là 499 triệu đồng, dự kiến không thực hiện giải ngân được do chưa có hướng dẫn cụ thể và không có đối tượng hỗ trợ.

Những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn huyện Tủa Chùa cũng là khó khăn chung của các huyện khác, dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn các chương trình MTQG đạt thấp. Tính đến hết tháng 9/2023, tổng kế hoạch vốn 3 chương trình trên địa bàn tỉnh đã thực hiện giải ngân được 453,178 tỷ đồng trên tổng số hơn 1.176 tỷ đồng, đạt 38,52%. Trong đó, Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 240,12 tỷ đồng, đạt 37,96%; Chương trình Giảm nghèo bền vững là 179,708 tỷ đồng, đạt 41,22%; Chương trình Xây dựng nông thôn mới là  33,349 tỷ đồng, đạt 30,86%.

Về nguyên nhân chủ quan, thì năng lực lập kế hoạch, kiểm soát hồ sơ dự án, tổ chức triển khai thực hiện tại một số đơn vị còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt, chưa hiệu quả, dẫn tới việc hoàn thiện thủ tục đầu tư chậm, không đảm bảo điều kiện phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 trước ngày 31/12/2022. Sự phối hợp giữa các đơn vị được giao chủ đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương có dự án đầu tư trên địa bàn có lúc còn chưa được nhịp nhàng, hiệu quả nhất là trong việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơ dự án, phối hợp giải phóng mặt bằng.

Ðể đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn 3 chương trình MTQG, cần tập trung rà soát về cơ chế chính sách thực hiện 3 chương trình mới được Trung ương ban hành, kịp thời ban hành các chính sách theo thẩm quyền của tỉnh (nếu có). Khẩn trương triển khai công tác chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới để đảm bảo đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn năm 2024 theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; kịp thời chỉ đạo xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh và đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

*Dienbientv.vn (6/11): Xem xét thi hành kỷ luật đối với Chi bộ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Đây là một trong nhiều nội dung kỳ họp 29 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, tổ chức ngày 26/10/2023 vừa qua.

Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Điện Biên: Thực hiện Chương trình công tác tháng 10 năm 2023, ngày 26/10/2023 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức kỳ họp 29. Đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận theo thẩm quyền một số nội dung sau:

1. Xem xét thi hành kỷ luật đối với Chi bộ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Qua thẩm tra, xác minh, trao đổi, thảo luận, UBKT Tỉnh uỷ nhận thấy:

Trong vụ việc thiếu mất tiền xảy ra tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh phát hiện ngày 21/01/2020, Chi bộ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, giai đoạn 2019 - 2020 thuộc nhiệm kỳ 2015-2020 có vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy chế làm việc, thiếu thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát để đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trí, tự diễn biến, tự chuyển hoá, có hành vi tráo đổi tiền trong kho quỹ nhằm mục đích chiếm đoạt, đánh bạc và bị xử lý hình sự.

Những vi phạm trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; 12 đảng viên có liên quan của chi bộ đã phải xử lý kỷ luật (bao gồm: khai trừ 01, cảnh cáo 02; khiển trách 09). Tuy nhiên, Chi bộ đã chủ động phát hiện vi phạm, đảng viên và cán bộ công chức đã tích cực khắc phục hậu quả, phối hợp với các cơ quan chức năng điều  tra, làm rõ và xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời nhận thức rõ những khuyết điểm, vi phạm và tự giác nhận hình thức kỷ luật, không gây thất thoát tài sản của nhà nước. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và kết quả khắc phục hậu quả; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Tỉnh uỷ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với Chi bộ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, giai đoạn 2019 - 2020 thuộc nhiệm kỳ 2015-2020.

2. Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các dự án, gói thầu liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC và các doanh nghiệp liên quan

UBKT Tỉnh ủy nhận thấy: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 thiếu kiểm tra, giám sát trong việc triển khai, thực hiện dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải Bệnh viện đa khoa tỉnh giai đoạn 2011-2013, dẫn đến một số tổ chức, đơn vị, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản như thủ tục lập hồ sơ dự án; đấu thầu; phê duyệt dự án; bố trí, thanh toán vốn; lập hồ sơ, phê duyêt quyết toán dự án hoàn thành.

Những vi phạm nêu trên chưa gây thiệt hại về vật chất, nhưng đã làm ảnh hưởng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng và các đơn vị, cá nhân liên quan. UBKT Tỉnh uỷ thống nhất yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các cá nhân liên quan nghiêm túc phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xem xét xử lý trách nhiệm đối với tổ chức đảng, cá nhân trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 liên quan đến việc tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nêu trên.

3. Xem xét, cho ý kiến về chương trình kiểm tra, giám sát của Tỉnh uỷ và UBKT Tỉnh uỷ năm 2024

Trong năm 2024, dự kiến Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiến hành 05 cuộc kiểm tra đối với 05 tổ chức đảng và 10 đảng viên, thực hiện 04 cuộc giám sát chuyên đề đối với 06 tổ chức đảng và 06 đảng viên; UBKT Tỉnh uỷ tiến hành 05 cuộc kiểm tra đối với 07 tổ chức đảng, thực hiện giám sát chuyên đề đối với 02 tổ chức đảng và 12 đảng viên; kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xử xem xét, thi hành kỷ luật đối với các tổ chức đảng và đảng viên đối với các vụ việc phát sinh thuộc thẩm quyền. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, được dư luận xã hội quan tâm như công lãnh lãnh đạo, chỉ đạo trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ; quản lý đất đai; thực hiện các chương trình, dự án về xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng, chỉnh đốn đảng; các Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành đầu nhiệm kỳ; thực hiện quy chế làm việc; trách nhiệm nêu gương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

4. Xem xét, cho ý kiến về Quy chế phối hợp giữa UBKT Tỉnh ủy với Đảng ủy Công an tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Thường trực UBKT giữa 2 kỳ họp UBKT Tỉnh ủy (kỳ 28 và kỳ 29) và quyết định một số nội dung quan trọng khác./.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Chinhphu.vn (01/11): Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2023

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023; quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công; quy định mới về mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2023.

Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023

Theo Quyết định 25/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 có hiệu lực từ ngày 20/11/2023, giảm 30% tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 đối với người thuê đất theo quy định; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2023 và tiền chậm nộp (nếu có).

Mức giảm tiền thuê đất nêu trên được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định hoặc/và khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất thì mức giảm 30% tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (nếu có) sau khi đã được giảm hoặc/và khấu trừ theo quy định của pháp luật (trừ số tiền thuê đất được giảm theo Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ).

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công

Từ ngày 10/11, Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô có hiệu lực thi hành.

Chức danh được sử dụng thường xuyên một ô tô, kể cả khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá gồm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Chức danh được sử dụng thường xuyên một ô tô trong thời gian công tác, không quy định mức giá gồm Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội.

Đối với các chức danh được sử dụng thường xuyên một ô tô công trong thời gian công tác, Nghị định số 72/2023/NĐ-CP chia làm ba bậc với 3 mức giá mua xe là 1,5 tỷ đồng, 1,55 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng/xe.

Chức danh được sử dụng ô tô giá 1,55 tỷ đồng gồm: Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội Trung ương được ngân sách Nhà nước (NSNN) đảm bảo kinh phí hoạt động; Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư tỉnh, thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc Trung ương; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các chức danh Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, cũng được sử dụng xe 1,55 tỷ đồng.

Quy định mới về thu phí lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 62/2023/TT-BTC ngày 3/10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18/11/2023.

Theo đó, tổ chức thu phí là Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Công an, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an xã, phường, thị trấn.

Tổ chức thu phí được trích lại 25% (thay cho mức 20% theo quy định tại Thông tư số 25/2021/TT-BTC) số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.

Xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành thống kê

Thông tư số 08/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hiệu lực từ 15/11/2023 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành thống kê.

Theo đó, các ngạch công chức chuyên ngành thống kê sẽ được xếp lương như sau:

- Ngạch Thống kê viên cao cấp (mã số 23.261): Hệ số lương 6,20 - 8,00, tương đương 9,238 đến 11,92 triệu đồng/tháng.

- Ngạch Thống kê viên chính (mã số 23.262): Hệ số lương 4,40 - 6,78, tương đương 6,556 đến 10,102 triệu đồng/tháng.

- Ngạch Thống kê viên (mã số 23.263): Hệ số lương 2,34 - 4,98, tương đương 3,486 - 7,420 triệu đồng/tháng.

- Ngạch Thống kê viên trung cấp (mã số 23.264): Hệ số lương 2,10 - 4,89, tương đương 3,129 đến 7,286 triệu đồng/tháng.

- Ngạch Nhân viên thống kê (mã số 23.265): Hệ số lương 1,86 - 4,06, tương đương 2,771 đến 6,049 triệu đồng/tháng.

Quy định mới về cung cấp thông tin của Bộ Công an trên Internet

Thông tư 45/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cung cấp thông tin của lực lượng công an nhân dân trên môi trường mạng có hiệu lực từ ngày 15/11/2023.

Theo đó, thông tin được công an cung cấp trên môi trường mạng là công khai, không thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật nghiệp vụ và nội bộ ngành; phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an nhân dân.

Trong đó có thông tin chỉ đạo, điều hành, hoạt động của lãnh đạo Bộ Công an; thông tin cung cấp cho báo chí về vấn đề liên quan công tác công an mà dư luận xã hội quan tâm; vụ án, vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, xác minh mà xét thấy việc cung cấp thông tin là cần thiết.

Ngoài ra, trong danh mục này còn có nội dung Bộ Công an trả lời kiến nghị của cử tri; lịch tiếp công dân của lãnh đạo bộ; điểm tin Interpol; thông tin về đối tượng truy nã, truy tìm; thông tin về các tổ chức, cá nhân liên quan khủng bố; cảnh báo, tố giác tội phạm; dịch vụ công trực tuyến.

Hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-BXD ngày 8/9/2023 hướng dẫn một số nội dung về chương trình phát triển đô thị. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 10/11/2023.

Thông tư này hướng dẫn về nội dung, hồ sơ, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và lưu trữ chương trình phát triển đô thị; áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến chương trình phát triển đô thị.

Quy định mới về mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm

Thông tư số 61/2023/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 28/9/2023 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm (đăng ký biện pháp bảo đảm) đối với động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm theo quy định tại Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định tại Luật Xây dựng, gồm:

a) Phí đăng ký giao dịch bảo đảm.

b) Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

c) Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

Tổ chức thu phí là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản được để lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí (bao gồm cả chi phí để Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trang trải cho việc quản lý, vận hành, duy trì Hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp); nộp 15% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước: Nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào NSNN. Nguồn chi phí trang trải cho việc cung cấp dịch vụ, thu phí do NSNN bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi NSNN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2023.

Sửa quy định thông báo kết quả giao dịch mua bán vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành Thông tư 12/2023/TT-NHNN ngày 12/10/2023 sửa đổi Thông tư 06/2013/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước.

Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 14 quy định về thông báo kết quả giao dịch mua, bán vàng miếng.

Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước thông báo bằng văn bản cho Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Tài chính-Kế toán, Sở Giao dịch và Cục Phát hành và Kho quỹ về kết quả giao dịch mua, bán vàng miếng với từng tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sau khi ký xác nhận giao dịch.

Thông tư trên có hiệu lực từ 27/11/2023.

*Chinhphu.vn (4/11): Thủ tướng chỉ đạo tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp

 Ngày 4/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu.

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển.

Nội dung Công điện như sau:

Sau 06 năm triển khai, công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC) đã đạt được một số kết quả và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đợt thanh tra thực tế lần thứ 4 của Đoàn Thanh tra EC (từ ngày 10 đến 18 tháng 10 năm 2023) đã cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chậm khắc phục như: (i) Tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn tiếp tục xảy ra; (ii) Công tác thực thi pháp luật tại địa phương còn chưa đồng bộ, trách nhiệm thi hành công vụ của một số tổ chức, cá nhân còn rất hạn chế, chậm trễ trong điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc vi phạm khai thác IUU; đặc biệt là vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, xử phạt hành vi vi phạm quy định về mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển; (iii) Công tác quản lý đội tàu, theo dõi, kiểm soát hoạt động của tàu cá chưa quyết liệt, chặt chẽ đảm bảo theo quy định; (iv) Công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác vẫn còn yếu và nhiều thiếu sót. Nếu không sớm giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế trên thì nguy cơ bị nâng cảnh báo lên "Thẻ đỏ" là rất cao.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan của nhiều cơ quan quản lý liên quan, đặc biệt là một số địa phương chưa thực hiện nghiêm túc, triệt để, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp được giao. Người đứng đầu chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành và lực lượng chức năng tại địa phương chưa nêu cao trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện quyết tâm gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" không phải chỉ để đối phó với EC mà là vì lợi ích của quốc gia, của dân tộc, đảm bảo lợi ích của người dân; phát triển ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế; thể hiện trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế trong bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái biển bền vững, phát triển bền vững kinh tế biển gắn với đảm bảo an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đồng chí Bộ trưởng các bộ có liên quan, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển thống nhất nhận thức, quan điểm trên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng trực thuộc; nêu cao trách nhiệm người đứng đầu; tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của EC tại đợt thanh tra lần thứ 5 (dự kiến vào cuối Quý II năm 2024); cụ thể như sau:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại văn bản số 81-CV/TW ngày 20 tháng 3 năm 2020 về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; các ý kiến chỉ đạo, công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2023, Công điện số 265/CĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2023, Thông báo kết luận số 412/TB-VPCP ngày 12 tháng 10 năm 2023); các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU và các văn bản khác có liên quan; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng với kết quả thực hiện chống khai thác IUU.

Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vì lợi ích riêng cố tình thực hiện hành vi trái phép ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia

2. Đảm bảo nguồn lực, kinh phí, bố trí cán bộ đủ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, khẩn trương hoàn thành việc khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vì lợi ích riêng cố tình thực hiện hành vi trái phép ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.

3. Về thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn pháp luật

Tiếp tục triển khai thực hiện các hình thức, hoạt động thông tin truyền thông phù hợp cả trong nước và trên diễn đàn quốc tế về nỗ lực chống khai thác IUU của Việt Nam; tuyên truyền, tập huấn các quy định pháp luật chống khai thác IUU cho cộng đồng ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Về khung pháp lý, cơ chế, chính sách

- Trên cơ sở các khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 4 về kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu bằng tàu công-ten-nơ, xử phạt hành vi vượt ranh giới cho phép trên biển được phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá, rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đảm bảo thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật và điều kiện của nước ta.

- Ban hành cơ chế, chính sách chuyển đổi, hỗ trợ sinh kế cho ngư dân tự nguyện không tham gia hoạt động khai thác thủy sản hoặc tàu cá không còn đủ điều kiện theo quy định.

5. Về công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

- Tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ các tàu cá trên địa bàn đảm bảo nắm chắc thực trạng (số lượng tàu, tàu cá đã hoặc chưa hoặc hết hạn đăng ký, đăng kiểm, cấp phép; tàu cá đã chuyển nhượng, mua bán, xóa đăng ký; tàu cá hoạt động trên địa bàn ngoài tỉnh, tàu cá chưa lắp thiết bị VMS…); xử lý nghiêm, triệt để theo quy định tàu cá "03 không", tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản.

- Tổ chức làm việc, trực tiếp hướng dẫn từng chủ tàu thủ tục đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép và cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào Cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).

- Theo dõi, giám sát 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá, nắm rõ và xử lý nghiêm từng trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS (không báo cáo vị trí 6 tiếng một lần, mất kết nối quá 10 ngày không đưa tàu về bờ, mất kết nối trên 6 tháng, 01 năm; lập danh sách theo dõi, xử lý đến cùng các vụ việc vi phạm).

- Đảm bảo 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên ra vào cảng (kể cả cảng cá tư nhân), xuất nhập bến phải có đầy đủ giấy tờ (đăng ký, đăng kiểm, cấp phép, đánh dấu tàu cá), có lắp đặt thiết bị VMS, đặc biệt là thiết bị VMS trên tàu phải hoạt động liên tục theo quy định.

- Quản lý, kiểm soát 100% tàu cá tỉnh khác hoạt động trên địa bàn tỉnh, thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các địa phương có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm khai thác IUU.

Tổng rà soát các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu

6. Về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác

- 100% tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác tại cảng cá (kể cả cảng cá tư nhân, bến cá…) phải được giám sát và truy xuất nguồn gốc (đảm bảo về Nhật ký khai thác, dữ liệu VMS, sản lượng và thành phần loài phù hợp với nghề khai thác, đặc biệt lưu ý đối với các trường hợp chuyển tải trên biển, sản lượng đối với loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá cờ kiếm… cần phải theo dõi, kiểm soát chặt chẽ).

- Thực hiện đúng quy định công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác trong nước, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp hợp thức hóa hồ sơ (nếu đủ căn cứ xử lý hình sự); đặc biệt tập trung vào các loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá cờ kiếm.

- Tổng rà soát các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Âu đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu đủ căn cứ xử lý hình sự); đặc biệt tập trung vào các lô hàng đối với các loài cá ngừ vây vàng, mắt to, cá cờ kiếm.

- Hoàn thiện, đưa vào sử dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi, kiểm soát tính minh bạch, hợp pháp theo quy định công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác trong nước.

- Kiểm soát theo quy định các lô hàng nhập khẩu sản phẩm thủy sản khai thác đối với loài cá cờ kiếm, cá ngừ vây ngực dài bằng tàu công-ten-nơ.

7. Về thực thi pháp luật, xử lý vi phạm

- Thực hiện các biện pháp mạnh không để tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xử phạt 100% các trường hợp vi phạm.

- Xác minh, xử phạt 100% các trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS theo quy định, vượt ranh giới cho phép trên biển, tàu cá không thực hiện sang tên, đổi chủ theo quy định.

- Điều tra, xử lý triệt để các trường hợp tàu cá gửi thiết bị VMS trên tàu cá khác, tàu cá tiếp tay, vận chuyển thiết bị VMS của tàu cá khác.

- Tích cực nắm thông tin tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, thu thập các chứng cứ, tài liệu liên quan tại các nước để cung cấp cho lực lượng chức năng trong nước điều tra, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm.

- Khẩn trương củng cố, truy tố xét xử hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

8. Về hợp tác quốc tế

Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện đường dây nóng giữa Việt Nam và các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines; tổ chức các Đoàn công tác liên ngành làm việc với các nước bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam, nắm bắt tình hình, có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm.

9. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; định kỳ trước ngày 25 hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện chống khai thác IUU về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Kiểm ngư) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU.

Thủ tướng Chính phủ: (i) Phê bình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thiếu sâu sát, lơ là chủ quan trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện; chuẩn bị nội dung, kế hoạch còn nhiều thiếu sót mà Đoàn đã phát hiện tại thời điểm thanh tra; yêu cầu tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 năm 2023; (ii) Biểu dương tỉnh Bình Định; đề nghị khen thưởng, động viên, khích lệ tổ chức, cá nhân chuẩn bị nội dung, kết quả làm việc với Đoàn Thanh tra của EC cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

10. Các ban, bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp chống khai thác IUU; chủ động triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, biện pháp được giao tại Phụ lục kèm theo Công điện này.

Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU) kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU kết quả thực hiện Công điện này.

Nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến tháng 4/2024

 

*Chinhphu.vn (7/11): QUY ĐỊNH MỚI: Cách tính trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

 Bộ Quốc phòng ban hành đã Thông tư số 82/2023/TT-BQP quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 19/12/2023. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/7/2023.

 Thông tư này quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Đối tượng áp dụng gồm: 1- Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg); Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg.

2- Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

3- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Cách tính và mức điều chỉnh trợ cấp

Điều chỉnh tăng thêm 12,5% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, theo công thức sau:

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 7/2023

=

Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2023

x 1,125

 

Mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:

Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.285.000 đồng/tháng;

Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.388.000 đồng/tháng;

Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.494.000 đồng/tháng;

Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.598.000 đồng/tháng;

Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng/tháng.

Kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại Thông tư này do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để ủy quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố chi trả cho đối tượng.

 Tổng cục Chính trị chỉ đạo Cục Chính sách chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội triển khai thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Thông tư này.

Thực hiện điều chỉnh mức hưởng trợ cấp theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này đối với các đối tượng có quyết định hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành trở về sau.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện điều chỉnh và chi trả trợ cấp hằng tháng theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này đối với các đối tượng đã có quyết định hưởng trợ cấp hằng tháng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 19/12/2023. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/7/2023./.

 

 

TIN QUỐC HỘI

*Tienphong.vn (8/11): Kiến nghị giảm mức đóng BHXH, cho nộp lại tiền nhận một lần

 Dự kiến, ngày 9/11, Quốc hội sẽ cho ý kiến Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Trước thời điểm Quốc hội cho ý kiến những nội dung sửa đổi quan trọng của luật này, nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đã góp ý, đề xuất thêm để hoàn thiện dự luật.

Có nên giảm tỷ lệ đóng?

Ít ngày trước khi Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận, một số hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng tiếp tục có văn bản góp ý gửi các cơ quan liên quan. Kiến nghị được 13 hiệp hội tổng hợp từ đề xuất của các doanh nghiệp hội viên, như dệt may, thủy sản, da giày, gỗ, chè, nhựa, sữa…

Các hiệp hội trên cho rằng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong luật hiện hành ở mức cao, tổng mức đóng bằng 32% tiền lương tháng của người lao động (NLĐ). Trong đó, NLĐ đóng 10,5% (gồm 8% cho BHXH, 1,5% cho BHYT và 1% cho BHTN), người sử dụng LĐ đóng 21,5% (gồm 17,5% vào BHXH, 3% vào BHYT và 1% vào BHTN). Tỷ lệ đóng bảo hiểm kể trên của Việt Nam đang cao hơn một số nước trong khu vực, và thế giới, như Malaysia đóng 16,5% tiền lương, Ấn Độ 15,25%, Indonesia 10,26%, Campuchia 6,1%, Thái Lan 5%, Myanmar 2%...

Từ đó, các hiệp hội kiến nghị giảm mức đóng BHXH bắt buộc của NLĐ xuống 5% tiền lương tháng (giảm 3%), người sử dụng LĐ đóng 15% (giảm 2,5%). Giảm mức đóng BHTN còn 1%, trong đó NLĐ đóng 0,5%, người sử dụng LĐ đóng 0,5%. Sau điều chỉnh, tổng mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN còn 24% trên tiền lương tính đóng của NLĐ (trong đó NLĐ đóng 6,5%, người sử dụng LĐ đóng 17,5%).

Giải trình trước ý kiến tăng/giảm tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, Luật BHXH năm 2006 và 2014 đều điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ và căn cứ đóng, cũng như tăng tuổi nghỉ hưu. Các giải pháp này đã cải thiện đáng kể khả năng cân đối dài hạn của quỹ hưu trí và tử tuất; trong khi quỹ ốm đau và thai sản hằng năm cơ bản không có kết dư (thu bằng chi). Do đó, việc tăng hay giảm tỷ lệ đóng BHXH trong bối cảnh hiện nay đều không phù hợp. Cơ quan soạn dự luật giải trình, chính sách BHXH ở mỗi quốc gia được thiết kế khác nhau, theo điều kiện thực tế từng nước.

Tỷ lệ đóng BHXH tại Malaysia, Singapore, Philippines… không gồm chế độ ngắn hạn như thất nghiệp, ốm đau, thai sản. Trong khi đó, BHXH Việt Nam gồm cả các chế độ dài và ngắn hạn, tỷ lệ và mức đóng BHXH được tính toán, cân nhắc toàn diện, giữa tỷ lệ, số tiền, thời gian đóng - hưởng. Tỷ lệ đóng BHXH của nước ta cao hơn khu vực (chỉ sau Singapore - 37%), nên tỷ lệ hưởng lương hưu cũng cao nhất khu vực, thậm chí cao nhất thế giới (tối đa 75% lương đóng). Dù vậy, tiền lương thực tế tính đóng và hưởng đều thấp, năm 2022 lương bình quân tính đóng BHXH chỉ 5,7 triệu đồng/người/tháng, lương hưu bình quân 5,4 triệu đồng/người/tháng.

Cho nộp lại tiền hưởng BHXH một lần

Về tuổi nghỉ hưu, Dự thảo Luật BHXH sửa đổi cũng điều chỉnh tăng theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động (nữ lên 60 tuổi, nam lên 62 tuổi); nếu nghỉ hưu sớm (trước 5 hoặc 10 năm), mỗi năm nghỉ sớm trừ 2% tỷ lệ lương hưu. Góp ý nội dung này, các hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng cho rằng, công nhân 50-55 tuổi trở lên khó đáp ứng yêu cầu công việc, dễ mất việc nhưng khó xin việc mới, nên khó có khả năng làm việc tới tuổi nghỉ hưu như trên.

Trong số lao động lớn tuổi, nhiều người đóng BHXH từ 20-30 năm, khi mất việc chưa chưa đủ tuổi nghỉ hưu, nên gặp khó khăn về tài chính, làm gia tăng nhận BHXH một lần. Nếu NLĐ nghỉ hưu sớm, mỗi năm bị trừ 2% tỷ lệ lương hưu là quá cao. Các hiệp hội kiến nghị giảm tỷ lệ trừ lương hưu khi nghỉ sớm từ 2% mỗi năm xuống 1%. Trường hợp NLĐ đóng BHXH trên 30 năm với nữ và trên 32 năm với nam (được hưởng lương hưu mức tối đa 75% lương đóng), sẽ được nghỉ trước tuổi và không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu khi số năm đóng vượt và số năm nghỉ sớm bằng nhau.

Tháng 10, Trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Các chuyên gia tại hội thảo này đề xuất bổ sung quy định nghỉ hưu trước 5 - 10 tuổi với người đóng BHXH tự nguyện, tương tự quy định áp dụng cho NLĐ đóng BHXH bắt buộc, để đảm bảo công bằng. Các chuyên gia cũng đề xuất thêm quy định cho phép NLĐ đã hưởng BHXH một lần được hoàn trả số tiền đã nhận và ghi nhận lại thời gian đã đóng cũ (gồm cả gốc và lãi), để tiếp tục đóng BHXH và nhận lương hưu. Giải pháp này được đánh giá sẽ mở ra cơ hội cho nhiều người nhận BHXH một lần được làm lại, hưởng lương hưu và tham gia mạng lưới an sinh xã hội khi về già.

 

*Daibieunhandan.vn (8/11): Sáng tỏ nhiều vấn đề cử tri, dư luận quan tâm

Theo dõi những diễn biến sôi động trong ngày làm việc thứ hai phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, đại diện cơ quan dân cử và cử tri nhiều địa phương đánh giá, những đổi mới trong cách thức tiến hành và nội dung sâu, rộng được đề cập đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước quan tâm. Phiên “giám sát sau giám sát” này đã thực sự trở thành một cuộc "sát hạch” tiếp theo đối với các thành viên Chính phủ sau hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vừa diễn ra trước đó.

Thời gian qua, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội luôn là tâm điểm chú ý của đông đảo cử tri, Nhân dân. Những nội dung được Quốc hội lựa chọn để yêu cầu các thành viên Chính phủ giải trình, làm rõ luôn những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, sát sườn với tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân. Theo dõi ngày làm việc thứ 2 của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu này, các nội dung đại biểu đề cập đã được các thành viên Chính phủ trả lời đầy đủ, phân tích, đánh giá rõ thực trạng, nguyên nhân và đưa ra được lộ trình giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, các Bộ trưởng cần đề xuất các giải pháp cụ thể hơn, nhất là về cơ chế, chính sách nhằm giải quyết căn cơ những tồn tại, vướng mắc hiện hữu trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đơn cử như vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các dự án PPP hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cần cụ thể hơn trong tham mưu xây dựng cơ chế để tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư khi tham gia thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư. Bởi, rõ ràng những cơ chế và những quy định hiện hành còn tương đối hẹp và chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách.

Tôi cũng đặc biệt ấn tượng với điều hành khoa học, linh hoạt, giàu gợi mở của Chủ tọa. Tinh thần làm việc sôi nổi, dân chủ, trách nhiệm đã giúp nhiều vấn đề “nóng” được làm rõ ngay tại nghị trường. Mong rằng, Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành cụ thể hóa lời hứa thành những hành động, giải pháp quyết liệt, cụ thể và quyết tâm cao nhất. Đó cũng là giải pháp góp phần tăng tính hiệu quả, chuyên nghiệp cho hoạt động của Quốc hội và thực sự tạo chuyển biến tích cực đối với các lĩnh vực được chất vấn trong thời gian tới...

Không nằm ngoài kỳ vọng về một kỳ chất vấn chưa từng có tiền lệ, khi Quốc hội không chất vấn theo nhóm vấn đề mà chất vấn về việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn. Như vậy, Quốc hội tập trung xem xét kết quả thực hiện “lời hứa” của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành theo 10 nghị quyết theo nhóm 4 lĩnh vực gồm: Kinh tế tổng hợp - vĩ mô; Kinh tế ngành; Văn hóa, xã hội; Tư pháp, Nội chính, Kiểm toán Nhà nước.

Có thể thấy, phạm vi nội dung chất vấn và trả lời chất vấn rất rộng; gồm những vấn đề lớn, quan trọng, phản ánh mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, được cử tri và Nhân dân hết sức quan tâm. Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, phần trả lời của các bộ trưởng, trưởng ngành và các Phó Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện tinh thần cầu thị, thông tin đúng, trúng các vấn đề đại biểu nêu. Tôi đánh giá cao phần trả lời của các Bộ trưởng về những nội dung đại biểu quan tâm thuộc nhóm lĩnh vực tư pháp, nội chính, kiểm toán nhà nước. Bằng tinh thần cầu thị, nắm chắc lĩnh vực mình phụ trách, các Bộ trưởng đã thông tin trúng và đúng các vấn đề đại biểu nêu ra.

Đặc biệt, phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về vấn đề cải cách tiền lương và vị trí việc làm tương đối đầy đủ, rõ ràng, rành mạch. Cử tri, Nhân dân dành rất nhiều kỳ vọng về những chuyển biến rõ nét trong vấn đề tiền lương và vị trí việc làm với cán bộ, công chức hiện nay…

Điều tôi ấn tượng nhất tại kỳ họp lần này là việc Quốc hội lựa chọn một số ngành, lĩnh vực để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn thay vì nhóm vấn đề như trước. Như “một mũi tên trúng hai đích”, điều này vừa đòi hỏi các thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành phải luôn trong tư thế sẵn sàng “đăng đàn” để làm rõ những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách, vừa giúp các đại biểu có thể đặt câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực nhằm bảo đảm tính bao quát, toàn diện, đi đến tận cùng vấn đề. Với tinh thần trách nhiệm, công tâm, các đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi thẳng thắn, ngắn gọn, bám sát vào nội dung nhóm lĩnh vực và phản ánh rõ nét thực tiễn. Đặc biệt, các nội dung tranh luận sôi nổi đều hướng đến cùng những tồn tại, yếu kém; làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và tìm ra các giải pháp khắc phục, tháo gỡ kịp thời…

Trong số các thành viên Chính phủ “đăng đàn” hôm qua, tôi đặc biệt quan tâm và đánh giá cao phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khi đưa ra được giải pháp, lộ trình thực hiện cải cách tiền lương và vị trí việc làm. Từ thực tiễn ở địa phương, tôi kỳ vọng sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sự vào cuộc kịp thời của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan sẽ mang đến những thay đổi căn bản về chính sách tiền lương và vị trí việc làm. Qua đó, góp phần ổn định đời sống, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; nhất là đội ngũ giáo viên tại các địa bàn khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Theo dõi nội dung về lĩnh vực kinh tế ngành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn hôm qua, tôi rất tâm đắc với phần hỏi - trả lời và tranh luận sôi nổi giữa các đại biểu và các bộ trưởng, trưởng ngành xoay quanh giải pháp khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo (Bộ trưởng Bộ Xây dựng); xử lý, thu gom chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng, vận hành các hệ thống xử lý nước thải tập trung (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); giải quyết dứt điểm tình trạng hàng giả, hàng nhái và những yếu tố tiêu cực trong thương mại điện tử (Bộ trưởng Bộ Công thương); duy trì tính bền vững cho các sản phẩn OCOP (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)…

Riêng với phần “đăng đàn” của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, đã có khá nhiều câu hỏi và tranh luận trực tiếp với Bộ trưởng về vấn đề đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia. Điều đó cho thấy, đây là nội dung rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; đòi hỏi ngành giao thông vận tải phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.  

Trong phiên làm việc chiều qua, phần trao đổi, giải trình làm rõ của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dù diễn ra trong thời gian rất ngắn (khoảng 10 phút) nhưng cũng giúp các đại biểu, cử tri, Nhân dân cả nước nắm bắt thêm nhiều thông tin về 4 vấn đề mà Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đang quan tâm giải quyết. Cụ thể, là: khắc phục tình trạng chậm, chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phân cấp quản lý nhà nước; xây dựng hành lang pháp lý khuyến khích, bảo vệ những cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và khắc phục yếu kém trong tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách. Phó Thủ tướng trả lời khúc triết, mạch lạc, nắm rất chắc vấn đề trong trách nhiệm điều hành, quản lý của mình. Đặc biệt, không chỉ thẳng thắn nhận trách nhiệm, Phó Thủ tướng còn thể hiện rõ tinh thần cầu thị, quyết tâm trong nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và mong muốn có sự phối hợp tốt hơn để tăng cường nguồn lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế.

*Tienphong.vn (8/11): Dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề: Chỉ sai phạm trong thi công?

Tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ ngày 7/11, bà Phạm Thùy Dương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, khẳng định triển khai Dự án Khu dân cư tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả triển khai đúng và đầy đủ về mặt pháp lý. Chủ đầu tư chỉ sai phạm trong quá trình thi công.

San lấp di sản đúng hay sai?

Trước những thắc mắc của phóng viên các báo về dự án Khu đô thị 10B san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long để xây biệt thự, nhà liền kề, chiều 7/11, tại Hội nghị thông tin báo chí thường kỳ, bà Phạm Thùy Dương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh khẳng định, về mặt pháp lý của dự án không có gì sai, từ chủ trương đầu tư cho đến thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất.

Cũng theo bà Dương, việc sai phạm của Dự án là trong quá trình thi công, xây dựng đã vi phạm một số quy định nên các cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Liên quan việc doanh nghiệp đổ đất quây hàng loạt đảo làm “hòn non bộ”, sáng 7/11, phóng viên (PV) Tiền Phong đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả để làm rõ một số thông tin. Ông Cường cho biết, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở TN&MT đã họp thống nhất nội dung liên quan đến vấn đề này, giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh thông tin. Trên tinh thần chỉ đạo chung đó, UBND thành phố Cẩm Phả sẽ có báo cáo gửi UBND tỉnh. Căn cứ kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành ngày 6/11 sẽ có báo cáo cụ.

“Vấn đề doanh nghiệp triển khai dự án có ảnh hưởng đến di sản vịnh Hạ Long thì tôi chưa dám nói nhưng về quản lý nhà nước, về giám sát thì chúng tôi vẫn thực hiện đầy đủ. Theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, tôi sẽ có văn bản báo cáo để tỉnh họp báo thông tin chính thức. Thông tin sẽ cập nhật đầy đủ hơn khi có báo cáo của các sở, ban, ngành”, ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả nói.

Khi được PV đề nghị cung cấp báo cáo về dự án, ông Cường cho biết, sẽ rà soát lại nội dung và sẽ cung cấp sau. Còn thông tin về kết quả đấu giá, ông Cường cho biết, nội dung này do Trung tâm đấu giá - Sở Tư pháp thực hiện.

Cũng trong ngày, PV Tiền Phong có buổi làm việc chính thức với người phát ngôn của UBND tỉnh Quảng Ninh. Theo người đại diện này, nội dung báo Tiền Phong thông tin, tỉnh tiếp thu và có chỉ đạo yêu cầu tất cả các sở, ngành rà soát, UBND thành phố Cẩm Phả cũng đã có văn bản chỉ đạo dừng dự án. Sở TN&MT đã tổ chức họp, có biên bản và ra quyết định xử phạt doanh nghiệp vi phạm về đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Quá trình triển khai không đúng theo quyết định ĐTM được duyệt.

“Đối với nội dung mà báo giám sát, phản ánh, tỉnh rất cầu thị, tiếp thu trong quá trình quản lý để có những chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời. Về thủ tục pháp lý thì dự án tuân thủ đầy đủ và tỉnh sẽ có báo cáo cụ thể để thông tin”. Người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Ninh

“Đối với nội dung mà báo giám sát, phản ánh, tỉnh rất cầu thị, tiếp thu trong quá trình quản lý để có chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời. Về thủ tục pháp lý thì dự án tuân thủ đầy đủ và tỉnh sẽ có báo cáo cụ thể để thông tin”, người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Ninh cho hay.

Phạt chủ đầu tư 125 triệu đồng

Ngày 7/11, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh sau khi lập đoàn kiểm tra dự án Khu đô thị 10B, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 38/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Đỗ Gia Capital (chủ đầu tư dự án) vì không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Cụ thể, Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 15/6/2023. Tuy nhiên, Công ty TNHH Đỗ Gia Capital chưa công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 10 Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh xử phạt Công ty TNHH Đỗ Gia Capital số tiền 35 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định.

Đối với hành vi không thực hiện nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định trong trường hợp quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh xử phạt Công ty TNHH Đỗ Gia Capital số tiền 90 triệu đồng (theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP). Tổng hợp lại, Công ty TNHH Đỗ Gia Capital bị phạt 125 triệu đồng.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Chinhphu.vn (3/11): Điều kiện đối với hàng hóa tân trang nhập khẩu

 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2023/NĐ-CP về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP).

03/11/2023  16:42

 Theo quy định, hàng hóa tân trang là sản phẩm:

- Được liệt kê theo mã hàng tại Phụ lục I, II, III, IV và V kèm theo Nghị định này; và

- Được cấu thành toàn bộ hoặc một phần từ vật tư đã được phục hồi; và

- Có thời hạn sử dụng tương tự như thời hạn sử dụng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và

- Thực hiện được toàn bộ các chức năng như chức năng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng, với chất lượng, hiệu quả thực hiện không thay đổi hoặc tương tự như chất lượng, hiệu quả thực hiện của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng; và

- Có chế độ bảo hành tương tự như chế độ bảo hành áp dụng cho chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng.

Nhãn hàng hóa tân trang phải có cụm từ "Hàng hóa tân trang" có thể đọc được bằng mắt thường

Nghị định quy định rõ, hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.

- Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP.

- Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.

Nghị định nêu rõ, khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ "Hàng hóa tân trang" ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.

Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang có thời hạn không ít hơn 12 tháng

Hàng hóa tân trang chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam khi có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I, II, III, IV và V Nghị định này (cơ quan cấp giấy phép).

Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang bao gồm:

- Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng.

- Giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

Nghị định quy định Giấy phép nhập khẩu theo lô hàng được cấp cho hàng hóa tân trang trong những lần đầu mà hàng hóa này nhập khẩu vào Việt Nam.

Hàng hóa tân trang cùng tên gọi, cùng kiểu loại, cùng mã hàng và thuộc cùng doanh nghiệp được cấp Mã số tân trang, sau 03 lần được cấp giấy phép nhập khẩu theo lô hàng (cho cùng một thương nhân nhập khẩu hoặc cho các thương nhân nhập khẩu khác nhau), sẽ được chuyển sang chế độ giấy phép nhập khẩu có thời hạn.

Cơ quan cấp giấy phép quy định thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu có thời hạn nhưng không ít hơn 12 tháng.

Giấy phép nhập khẩu có thời hạn không hạn chế số lượng hàng hóa tân trang nhập khẩu theo giấy phép trong thời hạn hiệu lực của giấy phép.

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa tân trang

Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang nộp hoặc xuất trình cho cơ quan Hải quan các văn bản sau:

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).

- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang hoặc văn bản cho phép nhập khẩu hàng hóa tân trang khi Mã số tân trang bị đình chỉ hoặc thu hồi (xuất trình bản chính).

- Các loại chứng từ, tài liệu cần thiết khác mà pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành quy định áp dụng cho hàng hóa mới cùng chủng loại khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu (nộp hoặc xuất trình theo quy định pháp luật).

*Tapchitaichinh.vn (06/11): Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ “ngôi vương” trên thị trường quốc tế

Tính đến ngày 1/11, giá gạo Việt Nam đang có mức cao nhất so với nhóm quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Dự báo, giá gạo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi nguồn cung gạo chưa có dấu hiệu cải thiện.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam lập đỉnh mới

Hiện nay, giá gạo tấm 5% của Việt Nam đạt 653 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 560 USD/tấn và giá gạo Pakistan 563 USD/tấn. Giá gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 520 USD/tấn và giá gạo Pakistan 488 USD/tấn.

Trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023, con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.

Từ cuối tháng 6, giá gạo xuất khẩu trải qua rất nhiều lần tăng và tính đến nay đã tăng trên 150 USD/tấn.

Cụ thể, vào ngày 21/6, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 498 USD/tấn, hiện loại này đã tăng thêm 155 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 478 USD/tấn, tăng 160 USD/tấn.

Số liệu vừa công bố của hải quan cho thấy, 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất hơn 7,1 triệu tấn gạo, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2022, vượt kế hoạch đầu năm (6,5 triệu tấn).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chính thức lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023. Đây cũng là con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế gi

Bộ Công Thương dự kiến, xuất khẩu gạo trong tháng 10/2023 đạt 700.000 tấn, tương đương 433 triệu USD, đi ngang về lượng và tăng 27% về giá trị so với tháng 10/2022.

Ước 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân giá gạo xuất khẩu tăng cao

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam tăng cao là do nhu cầu của thị trường thế giới lớn và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng cao. 

Ngoài ra, Ấn Độ dự kiến gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong tháng 10 nhưng đến nay vẫn chưa có điều chỉnh, lệnh cấm vì thế có thể kéo dài đến hết tháng 2/2024. Do đóy, thế giới vẫn thiếu hụt khoảng 40% nguồn cung.

Biến đổi khí hậu cũng làm cho nguồn cung gạo toàn cầu suy giảm, nhiều quốc gia đua nhau tích trữ khiến nguồn cung chao đảo, giá gạo tăng phi mã. Nhờ đó mà giá lúa gạo nội địa cũng như giá xuất khẩu của Việt Nam tăng cao , liên tục vượt qua các kỷ lục trước đó.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ Việt Nam có số lượng giống lúa năng suất, chất lượng cao (chiếm tới 85 - 90%) đã tạo cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất, tạo ra sản lượng lúa gạo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. 

Việt Nam có thể đảm bảo xuất khẩu 7,5 - 8 triệu tấn gạo với sản lượng trên 43 triệu tấn lúa, ngoài việc dành cho tiêu thụ nội địa, chế biến, dự trữ, Việt Nam có thể đảm bảo xuất khẩu 7,5 - 8 triệu tấn gạo. Điều này khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường lúa gạo toàn cầu cũng như việc đảm bảo an ninh lương thực.

Dự kiến, năm 2023 Việt Nam có thể xuất khẩu 8 triệu tấn gạo.

*Tapchitaichinh.vn (06/11): Ngành cao su hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững

Nắm bắt xu hướng tăng trưởng kinh tế xanh để vững vàng hội nhập thị trường quốc tế, nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã "đi trước, đón đầu" áp dụng quy trình sản xuất, kinh doanh gắn liền với phát triển kinh tế-bảo vệ môi trường-trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Từ 5 năm trước, VRG đã triển khai thí điểm Chương trình quản lý rừng cao su bền vững với việc thực hiện Chứng chỉ quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây chính là tiền đề để các đơn vị thành viên VRG mở rộng quy mô, diện tích rừng và các nhà máy được công nhận chứng chỉ xanh.

Xanh hóa từ vườn cây

Đi trên những con đường lô cao su xanh mướt giữa mùa cao điểm thi đua nước rút thu hoạch mủ cuối năm 2023, ông Nguyễn Ngọc Đan - Phó Giám đốc Nông trường cao su An Lộc thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tổng công ty cao su Đồng Nai (cao su Đồng Nai) chia sẻ, Nông trường An Lộc có diện tích hơn 3.200 ha cao su trải dài trên địa bàn 11 xã, phường thuộc ba huyện, giáp với các khu dân cư và hai khu công nghiệp. Đơn vị duy trì thực hành các tiêu chuẩn Chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM đã được công nhận từ năm 2020 đến nay. Trong đó, việc bảo vệ môi trường là yêu cầu quan trọng hàng đầu.

"Tại nông trường, từ các vườn cây cao su đến các lán trại bảo vệ, trạm tập kết mủ… luôn bảo đảm giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Nhờ có Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, giá xuất khẩu cao su nâng lên, theo đó, tiền lương công nhân cũng tăng theo. Hiện tại, An Lộc là một trong ba nông trường dẫn đầu sản lượng của cao su Đồng Nai. Tháng 9 vừa qua, tổng thu nhập bình quân của công nhân đạt 11,5 triệu đồng/tháng", ông Nguyễn Ngọc Đan cho biết.

Cho đến nay, cao su Đồng Nai đã hoàn thành phương án Quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2045 với tổng diện tích gần 33.000 ha cao su. Trong hai năm (2020-2021), Tổng công ty được Tổ chức GFA cấp Chứng nhận chứng chỉ rừng VFCS/PEFC-FM cho bốn nông trường bao gồm: An Lộc, Bình Lộc, Hàng Gòn, Túc Trưng với tổng diện tích được chứng nhận hơn 11.000 ha. Ngoài ra, Tổng công ty còn được Tổ chức Chứng nhận SGS Việt Nam cấp Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm CoC/PEFC cho ba nhà máy có tổng công suất hơn 40.000 tấn cao su thiên nhiên/năm.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Dầu Tiếng hiện đang quản lý tổng diện tích hơn 28.000 ha. Trong đó, vườn cây cao su của công ty nằm trải dài trên 16 xã, thị trấn thuộc huyện Dầu Tiếng, huyện Bàu Bàng và thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Bà Nguyễn Thị Thuận - Phó Trưởng phòng kỹ thuật Công ty cao su Dầu Tiếng cho biết: "Nhằm đẩy mạnh thương hiệu, hướng đến phát triển bền vững, Công ty cao su Dầu Tiếng đã tham gia Chương trình phát triển bền vững giai đoạn 2019-2024 của VRG, xây dựng các chứng chỉ nhằm mục đích xác định doanh nghiệp tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế".

Từ năm 2019, công ty đã thực hiện Chứng chỉ rừng bền vững với diện tích 4.000 ha tại hai nông trường. Năm 2020, công ty tiếp tục mở rộng thêm diện tích tham gia Chứng chỉ với 4.000 ha tại ba nông trường. Đến nay, công ty được Tổ chức GFA đánh giá và cấp chứng nhận Quản lý rừng bền vững với diện tích 8.000 ha thuộc bốn nông trường: Đoàn Văn Tiến, Trần Văn Lưu, Thanh An và Bến Súc.

Phó Giám đốc Nông trường cao su Bến Súc Nguyễn Thị Thùy Trang cho biết, để giữ vững được chứng chỉ xanh, đơn vị chỉ đạo các tổ, thực hiện bảo đảm vệ sinh môi trường trong vườn cây, cung cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân lao động, bảo đảm chất lượng mủ từ vườn cây khi giao nộp, không để lẫn tạp chất, giao sản phẩm đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Nhờ đó, trong đợt đánh giá kiểm tra định kỳ hồi giữa tháng 10/2023, đoàn công tác của Tổ chức GFA đã đánh giá nông trường đạt được yêu cầu chứng chỉ xanh trong năm nay.

Trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chứng chỉ Quản lý rừng bền vững tại các đơn vị thuộc VRG đi vào nền nếp là nhờ sự đồng thuận, ủng hộ của người lao động. Ông Phạm Minh Thuận - Giám đốc Nông trường cao su Bố Lá (Công ty cổ phần cao su Phước Hòa) cho biết: Đội 5 của nông trường được công ty chọn làm thí điểm thực hiện chứng chỉ Quản lý rừng bền vững.

Qua thời gian thực hiện, nhận thức của người lao động về bảo vệ môi trường chuyển biến rất rõ. Công nhân không còn vứt rác bừa bãi trong lô cao su mà thu gom gọn gàng, qua đó lan tỏa ý thức giữ gìn vệ sinh của một bộ phận dân cư lân cận nông trường. Họ cùng chia sẻ ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.

Ông Đinh Ngọc Ánh - Trưởng Phòng Nông nghiệp Công ty cổ phần cao su Bà Rịa khẳng định: Mặc dù quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, nhưng công ty xác định mục đích thực hiện các chứng chỉ Quản lý rừng bền vững là phục vụ mục tiêu phát triển tương lai nên chúng tôi thực hiện xuyên suốt, lâu dài chứ không phải để đối phó.

Qua cách làm, ý thức người lao động nâng lên, người dân có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp. Nhờ đó, từ năm 2020-2022, công ty được công nhận đứng trong Tốp 100 doanh nghiệp bền vững . Năm 2023, công ty tiếp tục lập hồ sơ đăng ký Tốp 100 doanh nghiệp bền vững.

Đón cơ hội từ chuỗi hành trình sản phẩm xanh

Những ngày này, Nhà máy chế biến cao su An Lộc thuộc Tổng công ty cao su Đồng Nai đang chạy hết công suất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Ông Nguyễn Hữu Chánh, Quản đốc nhà máy thông tin: Đến nay, nhà máy đã chế biến được 5.500 tấn, đạt 91,7% kế hoạch cả năm là 6.000 tấn mủ.

Trong đó, có 50% chủng loại sản phẩm giá trị cao như mủ CV xuất khẩu đi các thị trường "khó tính" Đức, Nhật Bản… Các sản phẩm của nhà máy được các tập đoàn lớn "chọn mặt, gửi vàng" là nhờ đáp ứng được quy trình chuỗi hành trình sản phẩm xanh từ vườn cây đến nhà máy (CoC/PEFC) do Tổ chức SGS Việt Nam cấp chứng nhận.

"Thực hiện được chuỗi hành trình sản phẩm xanh giúp giá trị thương hiệu của Tổng công ty nâng lên vì quốc tế đang quan tâm đến tăng trưởng xanh. Với định hướng quan tâm hàng đầu là phát triển bền vững, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường xanh-sạch cho cộng đồng, dự kiến tương lai, thị trường xuất khẩu của công ty sẽ rất khả quan. Hiện, nhà máy đang xuất khẩu cho khách hàng Đức mỗi tháng ba container và xuất khẩu sang Nhật Bản hàng nghìn tấn cao su chủng loại giá trị cao" - ông Nguyễn Hữu Chánh cho biết.

Tuy nhiên, để nhận được chứng chỉ xanh, phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải qua hành trình không hề dễ dàng. Cùng với Công ty cao su Dầu Tiếng, Công ty cao su Phú Riềng, Công ty cổ phần cao su Bình Long (tỉnh Bình Phước) là một trong những đơn vị đầu tiên được VRG chọn triển khai Chương trình quản lý rừng cao su bền vững đầu tiên của Tập đoàn từ năm 2019.

Ông Nguyễn Công Bình - Trưởng phòng Công nghiệp, Công ty cao su Bình Long kể lại, vào thời điểm mới triển khai, tiêu chuẩn chứng nhận về quản lý rừng bền vững (PEFC) chưa được cụ thể hóa theo đặc thù của Việt Nam.

Toàn bộ hệ thống tài liệu, các quy định đều phải làm theo khuôn mẫu của hệ thống PEFC quốc tế, nên không dễ thực hiện. "Khó nhưng với quyết tâm từ lãnh đạo công ty, nông trường và tổ đội cùng với sự hưởng ứng tích cực của người lao động nên mọi việc đến nay đã đi vào ổn định", ông Bình chia sẻ.

Ngoài 100% diện tích cao su và rừng trồng sản xuất đều đạt chứng nhận Quản lý rừng bền vững quốc gia và quốc tế VFCS/PEFC/FSC..., Công ty cao su Bình Long đã xây dựng ba hệ thống xử lý nước thải tại hai xí nghiệp với công suất 2.000 m3/ngày đêm; lắp đặt hai hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục, để truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nước xả thải ra môi trường luôn đạt cột A, có thể tái sử dụng. Đặc biệt, bùn thải từ dây chuyền chế biến mủ dùng nuôi trùn quế, tạo ra phân hữu cơ sinh học với chu trình sản xuất khép kín theo hướng phát triển bền vững. Sản phẩm phân hữu cơ sinh học giúp cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu, góp phần bảo vệ được môi trường.

Để chuyển đổi xanh, Công ty cổ phần cao su Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) thường xuyên tổ chức phân loại rác thải, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, công ty còn tiếp tục phương án tuần hoàn, tái sử dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Nhờ đó, vệ sinh môi trường, cảnh quan tại các nhà máy của công ty luôn giữ được môi trường xanh, sạch, thoáng đãng.

Ông Trương Văn Cư - Tổng Giám đốc Công ty cho biết, công ty đã xác định, để phát triển bền vững thì không chỉ chạy theo lợi nhuận mà phải quan tâm đến các vấn đề môi trường xanh, chăm lo đời sống cho người lao động. Đó là trách nhiệm và là yếu tố mang tính quyết định sự phát triển trong tương lai. Cũng nhờ đạt được các chứng chỉ xanh, một số sản phẩm của công ty bán cao hơn 20-25 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại. "Chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều đối tác tìm mua những sản phẩm xanh với mức giá hợp lý giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh hiệu quả", ông Trương Văn Cư tin tưởng.

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

* Vtv.vn (7/11): Tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp cuối năm

Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn khi lái xe tuy nhiên, các vi phạm vẫn diễn biến phức tạp.

Chỉ tính riêng trong 6 tuần từ ngày 30/8-15/10, trên cả nước đã phát hiện hơn 6.000 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn, vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các hành vi vi phạm. Không những vậy, theo đánh giá của lực lượng chức năng, vi phạm nồng độ cồn sẽ diễn biến phức tạp hơn trong những tháng cuối năm, khi các hoạt động liên hoan tất niên diễn ra. Vì vậy, việc kiểm tra, kiểm soát sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Thiếu tá Phạm Văn Tuấn - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Tuyên Quang - cho biết: "Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì tuần tra kiểm soát các vi phạm nồng độ cồn tại cả thành phố và trên các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh".

Dịp cuối năm, các vi phạm liên quan tới nồng độ cồn sẽ có những diễn biến khá phức tạp. Bởi vậy, trong thời gian này, lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm không vùng cấm, không ngoại lệ để xử lý triệt để vi phạm liên quan tới nồng độ cồn, qua đó đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm.

Vtv.vn (7/11): Thu hồi tiền, tài sản hơn 1.200 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

Trong 9 tháng đầu năm 2023, các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản hơn 1.200 tỷ đồng đối với 147 vụ với 490 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có báo cáo việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4.

Về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo yêu cầu tại Nghị quyết số 74/2022/QH15, đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2023, các Tòa án đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 147 vụ với 490 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng với số tiền và tài sản hơn 1.200 tỷ đồng; có 109 vụ với 396 bị cáo đã khắc phục hậu quả nộp lại tài sản đã chiếm đoạt hơn 408 tỷ đồng.

Các Tòa án đã tập trung giải quyết nhanh các vụ án từ khâu thụ lý hồ sơ đến phân công Thẩm phán nghiên cứu và sớm đưa vụ án ra xét xử; tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng; chú trọng áp dụng các biện pháp thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ "Xét xử kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị" theo yêu cầu tại Nghị quyết số 82/2019/QH14, các Tòa án đã thụ lý 126 vụ với 375 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 114 vụ với 348 bị cáo phạm các tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai; vi phạm các quy định về quản lý đất đai; vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đạt tỷ lệ 90,5% về số vụ và 92,8% về số bị cáo, vượt 2,5% chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

100% vụ án liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị được đưa ra xét xử đúng thời hạn luật định. Chất lượng giải quyết, xét xử được bảo đảm, đến nay, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Liên quan việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em theo yêu cầu tại Nghị quyết số 121/2020/QH14, Từ ngày 01/7/2020 đến ngày 30/6/2023, các Tòa án đã thụ lý 7.064 vụ với 7.677 bị cáo phạm các tội xâm hại trẻ em; đã đưa ra giải quyết, xét xử 6.755 vụ với 7.318 bị cáo, đạt tỷ lệ 95,63% về số vụ và 95,32% về số bị cáo; vượt 5,63% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội. 100% vụ án được đưa ra xét xử trong thời hạn luật định.

Tòa án nhân dân tối cao luôn quan tâm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Đã phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng Thông tư liên tịch số 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH ngày 18/2/2022 quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi; đang nghiên cứu, xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10/2024).

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ "Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội" cho thấy, Về nâng cao chất lượng công tác giải quyết, xét xử các loại án, từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/6/2023, các Tòa án đã thụ lý 1.450.770 vụ việc; đã giải quyết 1.276.435 vụ việc, đạt tỷ lệ 88%. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án hàng năm đều đáp ứng chỉ tiêu của Quốc hội (không quá 1,5%).

Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, chưa phát hiện trường hợp kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Các Tòa án đã giải quyết, xét xử các vụ án hình sự đạt tỷ lệ 95% (vượt 7% chỉ tiêu Quốc hội giao); các vụ việc dân sự đạt tỷ lệ 86% (vượt 8% chỉ tiêu Quốc hội giao); các vụ án hành chính đạt tỷ lệ 77,65% (vượt 17,65% chỉ tiêu Quốc hội giao). Các Tòa án đã chú trọng công tác hòa giải, đối thoại; hạn chế việc để các vụ việc quá thời hạn quy định; phối hợp với Viện kiểm sát các cấp tổ chức 37.281 phiên tòa rút kinh nghiệm; từ đó, tỷ lệ và chất lượng giải quyết, xét xử các vụ việc không ngừng tăng lên qua các năm.

Công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm có tiến bộ. Năm 2022, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của hệ thống Tòa án đã vượt 2,4% chỉ tiêu Quốc hội giao.

Báo cáo cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, khó khăn. Theo đó, tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các vụ án hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; số lượng biên chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chưa được tăng tương ứng với việc gia tăng thẩm quyền, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân; cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc của một số đơn vị, Tòa án chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc, nhất là việc triển khai Luật Hòa giải đối thoại, tổ chức xét xử trực tuyến… Nguồn vốn đầu tư công nhà nước phân bổ hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu đầu tư; kinh phí sửa chữa bảo trì trụ sở được cấp hàng năm còn thấp. Một số Tòa án địa phương chưa chú trọng làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; một số công chức Tòa án chưa chấp hành nghiêm kỷ luật công vụ dẫn đến bị xử lý kỷ luật...

Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao xác định các giải pháp cần tập trung chỉ đạo thực hiện, gồm: chỉ đạo hệ thống Tòa án thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 27-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về cải cách tư pháp; tiếp tục thực hiện tốt 17 giải pháp đột phá nhằm đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc và các mặt công tác khác; đẩy mạnh cải cách hành chính tư pháp; tiếp tục đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành; xây dựng, hoàn thiện thể chế; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số Tòa án; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện các mặt công tác của Tòa án.

*Daibieunhandan.vn (7/11): Hoàn thành sớm nhất xây dựng vị trí việc làm để cải cách tiền lương

 Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng nay, 7.11 về việc thực hiện xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, 7.11, Quốc hội bắt đầu chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành đối với nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp (gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán). 

Điều hành phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng sẽ tham gia phát biểu ở cuối phiên hoặc trả lời trực tiếp những nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm. Thời gian dành cho lĩnh vực nội chính, tư pháp dự kiến là 180 phút.

Đã hoàn thành danh mục vị trí việc làm với cơ quan, tổ chức hành chính

Chất vấn với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ĐBQH Phạm Thị Kiều (Đắk Nông) khẳng định, việc xây dựng vị trí việc làm trong hệ thống chính trị nói chung và trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp nói riêng có vai trò rất quan trọng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Do vậy, đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?

“Việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng, cũng như vị trí việc làm để quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng và xác định chức nghiệp công vụ nói chung là một những nhiệm vụ hết sức quan trọng”. Khẳng định điều này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đến thời điểm này đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm đối với cơ quan, tổ chức hành chính là 686 vị trí, đơn vị sự nghiệp là 615 vị trí và cán bộ, công chức cấp xã là17 vị trí. Việc xác định những chức danh, chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức cũng đã được hoàn thành.

“Từ năm 2016 đến nay, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế, về cơ bản các Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm. Tuy nhiên, công tác này hiện chưa hoàn thiện, chưa bảo đảm được một cách đầy đủ, khoa học và căn cơ”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết. 

Cũng theo Bộ trưởng, vừa qua, thực hiện Nghị định số 62 và Nghị định số 106 của Chính phủ, các Bộ, ngành đã gần hoàn thành công tác xây dựng vị trí việc làm, qua đó bảo đảm triển khai một cách đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính nhà nước. Nhưng, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội cần có sự chỉ đạo thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống chính trị. Đối với khối các cơ quan Quốc hội, Ban Công tác đại biểu sẽ triển khai công tác này, bảo đảm việc xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm có thể đáp ứng được tinh thần triển khai cải cách tiền lương.

“Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ để tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về vị trí việc làm trong hệ thống hành chính nhà nước triển khai kịp thời trong thời gian tới để các địa phương, Bộ, ngành hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm trong thời gian sớm nhất để có thể thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương mà Quốc hội sẽ quyết định trong Kỳ họp thứ Sáu này”, Bộ trưởng khẳng định.

Tổng rà soát số lượng nhân viên trường học

Nhân viên trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên hiện lương của nhân viên nhà trường còn rất thấp, lương khởi điểm có hệ số 1,8 chưa tới 3 triệu đồng/tháng. Nêu thực tế này, ĐBQH Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long) đề nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp nào để cải thiện lương của nhân viên trường học khi cải cách chính sách tiền lương tới đây?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ dẫn báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay có khoảng 150.000 viên chức công tác làm nhiệm vụ hỗ trợ và phục vụ tại trường học, tuy nhiên chế độ lương với nhân viên trường học còn thấp, chưa bảo đảm được mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

Do vậy, trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương tới đây, Bộ trưởng cho biết, sẽ đề nghị các địa phương tổng rà soát lại toàn bộ số lượng nhân viên trường học. Qua đó, trên cơ sở Thông tư số 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 77 của Bộ Tài chính để có phương án rà soát, sắp xếp đảm bảo đúng danh mục vị trí việc làm, giúp thực hiện cải cách tiền lương đối với đối tượng này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, các nhân viên trường học dù là viên chức nhưng hiện không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu thực hiện cải cách tiền lương thì đối tượng này sẽ chịu thiệt thòi nhất định. Do vậy, các Bộ, ngành liên quan cần xem xét ban hành hướng dẫn nghiệp vụ về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên trường học, để khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ có thể xếp lương tốt hơn cho đối tượng này. “Bộ Nội vụ cũng sẽ báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét về việc này”, Bộ trưởng nói.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) cho biết, tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khoá XV, Bộ trưởng đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội rằng sẽ sớm giải quyết tình trạng một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng chưa được giao biên chế công chức. Với trách nhiệm của mình, đại biểu đề nghị, Bộ trưởng cho biết đã có những đề xuất nào để giải quyết về vấn đề này? Việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương cho đội ngũ này sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian tới?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện nay đang tồn tại một số cơ quan quản lý nhà nước nhưng có biên chế viên chức, thuộc các khối như quản vụ, kiểm lâm của các vườn quốc gia, thanh tra giao thông, chăn nuôi thú ý, kiểm dịch động vật.

Theo Bộ trưởng, đây là tồn tại từ trước khi hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. Tổng số viên chức này đến thời điểm 31.12.2022 là 7.191 người. “Khi báo cáo với Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế thống nhất của hệ thống chính trị, Bộ đã báo cáo thực trạng này như một sự tồn tại của lịch sử, cần chuyển vị trí viên chức này thành công chức để bảo đảm quyền lợi, chế độ cho các đối tượng”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Bộ trưởng cũng cho biết, sau khi trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tư, Bộ đã báo cáo với Ban Cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo với Ban chỉ đạo Trung ương. Hiện nay, Ban Chỉ đạo trung ương đang xem xét điều chuyển số viên chức đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước này để trả lại thành công chức, nhằm thực hiện đúng chính sách cho các đối tượng này. “Tới đây, Bộ Nội vụ cũng sẽ đề nghị với Ban chỉ đạo Trung ương để giải quyết nhanh việc này, nhằm bảo đảm việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước”, Bộ trưởng khẳng định.

QUẢN LÝ

* Vtv.vn (7/11): Ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương

Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp.

Thức đẩy cơ chế tự chủ

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội sáng 7/11, nội dung liên quan tới cải cách tiền lương, đặc biệt tiền lương của đội ngũ nhà giáo nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

Đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc tinh giản biên chế cơ học và cào bằng gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục. Nhiều nơi thiếu giáo viên trong khi tuyển dụng rất khó khăn. Giáo viên nghỉ việc ngày càng nhiều do thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống. "Bộ Nội vụ có giải pháp gì?", bà Yến chất vấn.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết thời gian qua toàn quốc đã có thành công bước đầu về tinh giản biên chế. Từ 2017-2021, toàn quốc giảm 10% công chức và 11,6% viên chức hưởng lương ngân sách. Tuy nhiên nhiều địa phương giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách thì cắt hẳn biên chế nên thiếu người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp.

Bộ trưởng giải thích thêm, trong số viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì ngành giáo dục giảm 6,4%, còn lại toàn ngành y tế giảm 32% do thúc đẩy được tự chủ, chuyển số biên chế đó sang hưởng lương tự chủ. Do đó, hai khái niệm này khác nhau.

Tuy nhiên, thực tiễn giai đoạn vừa qua, nhiều địa phương thực hiện việc giảm biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì lại cắt hẳn biên chế đi. Cho nên thiếu số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, nhất là ngành giáo dục.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, riêng đối với ngành giáo dục có tính đặc thù. Cho nên việc thiếu giáo viên thường xuyên đang diễn ra thì đây là vấn đề thực tiễn.

Với ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng cần tập trung hoàn thiện thể chế như Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo số lượng, chất lượng, đời sống nhà giáo; sửa định mức giáo viên và mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non đến đại học. Bà đề nghị Bộ Tài chính rà soát thúc đẩy cơ chế tự chủ mầm non, tiểu học, đại học.

Lương nhà giáo "vẫn còn thấp"

Cũng về vấn đề lương giáo viên, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cho biết giám sát của Ủy ban cho thấy mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non còn rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn.

Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo với một triệu nhà giáo vừa qua, có 6.000 câu hỏi gửi tới Bộ trưởng liên quan đến vấn đề này.

Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

"Đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo thế nào?", đại biểu Nga chất vấn Bộ Nội vụ.

Câu hỏi này cũng được bà Nga chuyển tới Bộ trưởng Giáo dục & Đào tạo.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà phân tích, thu nhập nhà giáo hiện nay gồm lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp. Lương nhà giáo đã cải thiện hơn trước nhưng so với tính chất đặc thù nghề nghiệp thì "vẫn còn thấp".

"Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất", Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay.

Phát biểu tranh luận tại hội trường, đại biểu Trần Kim Yến (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho biết, một trong các giải pháp Bộ trưởng đặt ra là sớm điều chỉnh, bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thực tiễn; việc giảm biên chế là giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để chuyển sang hưởng lương từ tự chủ.

Đại biểu Kim Yến cho rằng như vậy nguồn trả lương cho giáo viên là từ người học. "Chúng ta đang đẩy thế khó cho người học, phụ huynh và cho gia đình, trong khi thu nhập của số đông người dân không tăng, thậm chí là sụt giảm", bà Yến nói.

Đại biểu Kim Yến đề nghị Bộ trưởng có giải pháp để đảm bảo số lượng con em đến trường học, giảm áp lực cho nhà trường cũng như cho giáo viên.

*Tienphong.vn (7/11): Thông tin mới nhất việc 58 tỉnh thành sáp nhập các huyện, xã

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau khi tổng rà soát, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 huyện, 1.327 đơn vị hành chính cấp xã, thực hiện từ nay đến tháng 10/2024 kết thúc để tổ chức đại hội cơ sở. Đến nay, Bộ Nội vụ đã nhận được phương án sắp xếp của 48 địa phương. 

Chiều nay (7/11), tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) nêu: Nghị quyết số 117 của Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 với thời gian rất gấp rút, chưa đến một năm để chuẩn bị đại hội cấp cơ sở năm 2025.

Đại biểu nêu câu hỏi: Với vai trò cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết giải pháp để thực hiện thành công những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tại Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đây là chủ trương lớn, tập trung cải cách tổ chức bộ máy và cũng là việc khó, đòi hỏi quyết tâm chính trị của cả hệ thống. Sau khi tổng rà soát, cả nước có 58 tỉnh sắp xếp 33 huyện, 1.327 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện từ nay đến tháng 10/2024 kết thúc để tổ chức đại hội cơ sở.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu một số giải pháp, trong đó có việc tập trung cao tuyên truyền thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhất là những địa bàn sắp xếp.

Nhiệm vụ nữa được người đứng đầu ngành nội vụ nêu là đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính.

“Cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt người đứng đầu, hơn lúc nào hết phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong sắp xếp các đơn vị hành chính, tạo sự đồng thuận, thống nhất, đảm bảo phù hợp các yêu cầu thực tiễn đặt ra và các yếu tố đặc thù”, bà Trà nêu.

Đến nay, Bộ Nội vụ đã nhận được 48/58 tỉnh thành gửi phương án sắp xếp. Bộ trưởng mong các địa phương còn lại gửi phương án để các bộ, ngành góp ý, sau đó khẩn trương triển khai đề án sắp xếp.

Giải pháp nữa được Bộ trưởng Nội vụ nhắc đến là chủ động bố trí nguồn lực cho việc này. Bởi đây là việc khó, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi kỹ lưỡng, sát sao, hiệu quả nhưng phải chú ý đến đối tượng bị tác động không bị ảnh hưởng, nhất là những cán bộ dôi dư, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, cấp xã.

“Đến thời điểm này các bộ ngành Trung ương đã chuẩn bị đầy đủ các văn bản hướng dẫn để thực hiện”, bà Trà thông tin.

Cuối cùng, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cần có giải pháp chủ động, linh hoạt, sáng tạo để giải quyết vấn đề phát sinh thực tiễn đặt ra.

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*Tapchitaichinh.vn (7/11): Kho bạc Nhà nước Lào Cai ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính

Từ đầu năm đến nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Lào Cai đã nỗ lực vượt khó, chủ động, linh hoạt trong triển khai nhiệm vụ được giao. Trong đó, đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nhằm hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ của kho bạc, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.

Nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức

Hướng tới mục tiêu “Xây dựng KBNN hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ, hướng tới hình thành Kho bạc số”, KBNN Lào Cai đã xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện chiến lược phát triển của đơn vị, Ban Lãnh đạo KBNN Lào Cai đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo toàn đơn vị không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện.

Theo đó, ngay từ đầu năm, KBNN Lào Cai đã ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2023, trong đó có Kế hoạch CCHC và kiểm soát TTHC năm 2023 và các chương trình, kế hoạch công tác khác hướng tới mục tiêu phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng tâm; duy trì và đảm bảo an ninh an toàn tiền, tài sản của Nhà nước giao cho KBNN quản lý.

Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 589/CT-KBNN ngày 07/02/2023 của Tổng Giám đốc KBNN về việc tăng cường công tác kiểm soát chi, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong giao dịch thanh toán của hệ thống KBNN. Thực hiện tốt công tác tham mưu, đề xuất với UBND Tỉnh và các ngành liên quan trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả; tham mưu đề xuất với UBND Tỉnh, các sở ngành liên quan trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác thu hồi tạm ứng vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, KBNN Lào Cai đã tham gia ý kiến vào văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh về thúc đẩy chuyển đổi số trong thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và các đơn vị giao dịch với KBNN, hình thành thói quen người dân, tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, giảm dần tỷ lệ thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN…

Chỉ đạo thực hiện tốt việc rà soát đối chiếu số liệu quyết toán ngân sách năm 2022, công tác báo cáo số liệu phục vụ cho thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý các vấn đề kết luận thanh tra, kiểm toán. Tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác CCHC, niêm yết đầy đủ, công khai các TTHC thuộc lĩnh vực KBNN và kiểm soát TTHC theo quy định; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nhờ làm tốt công tác CCHC, KBNN Lào Cai vừa đảm bảo an ninh, an toàn tiền, tài sản nhà nước giao quản lý; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN), thực hiện thu nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, hạch toán và điều tiết chính xác các khoản thu vào NSNN, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của hệ thống KBNN.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Thời gian qua, KBNN Lào Cai tăng cường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC nhằm cải cách và đơn giản hóa các TTHC, tăng cường hiệu lực hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong hoạt động KBNN, góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của KBNN trong thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách và tăng cường quản lý chi tiêu công. Đến nay, đã có 100% đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký tham gia sử dụng phần mềm kết nối với dịch vụ công trực tuyến của KBNN.

Đồng thời, tiếp tục duy trì hoạt động ổn định của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), các hệ thống thanh toán trong nội bộ hệ thống KBNN và thanh toán với các hệ thống ngân hàng và các ứng dụng nghiệp vụ, đảm bảo công tác thanh toán và phối hợp thu NSNN thông suốt, kịp thời và an toàn.

Triển khai diện rộng quy trình thanh toán tự động tiền điện thoại, internet, tiền điện, tiền nước theo văn bản ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách (Quyết định số 2286/QĐ-KBNN ngày 21/4/2023 của KBNN), đến nay đã cơ bản hoàn thành việc triển khai đến 100% các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn.

KBNN Lào Cai thực hiện giám sát tình hình tiếp nhận và giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ KBNN trên dịch vụ công trực tuyến, yêu cầu giải trình, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, từng KBNN huyện, thị xã trong việc chậm tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên DVCTT và đánh giá xếp loại lao động theo quy định…

Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin trong hệ thống KBNN Lào Cai tiếp tục được quan tâm. Ban Lãnh đạo đã chỉ đạo đơn vị thường xuyên kiểm tra, cảnh báo và xử lý lỗ hổng bảo mật trên hệ thống ứng dụng, cập nhật chương trình ứng dụng, thực hiện các biện pháp sao lưu, dự phòng dữ liệu.

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Tienphong.vn (7/11): Bắt tạm giam trưởng văn phòng công chứng ở Kiên Giang

Ngày 7/11, Công an tỉnh Kiên Giang cho biết vừa bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trần Thiện Thi (SN 1959), ngụ thị trấn Thứ 3, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang để điều tra về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo kết quả điều tra, ông Thi là Trưởng Văn phòng công chứng An Biên và cũng là công chứng viên.

Từ tháng 7/2018 đến cuối năm 2018, ông Thi để nhân viên 2 lần tự ý ra ngoài nhận 2 hợp đồng chuyển nhượng đất của người khác đã ký sẵn (2 hợp đồng này đều là chữ ký giả chủ đất) rồi mang về phòng công chứng để ông Thi ký xác nhận.

Việc làm trên của ông Thi đã gây thiệt hại cho người khác (chủ đất chính chủ) hơn 10 tỷ đồng.

Qua khám xét nơi làm việc, nơi ở của ông Thi, cơ quan điều tra thu giữ nhiều giấy tờ quan trọng liên quan. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

*Tapchitaichinh.vn (4/11): Ngành Thuế thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng

 Nhờ việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT), lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, ngành Thuế đã thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng.

Thu thuế đạt 87,5% dự toán

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng thu NSNN lũy kế 10 tháng đầu năm 2023 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.201.575 tỷ đồng, bằng 87,5% so với dự toán pháp lệnh, bằng 93,1% so với cùng kỳ.

Cụ thể: Thu từ dầu thô ước đạt 51.366 tỷ đồng (bằng 122,3% so với dự toán, bằng 80,2% so với cùng kỳ); thu nội địa ước đạt 1.150.209 tỷ đồng (bằng 86,4% so với dự toán pháp lệnh, bằng 93,8% so với cùng kỳ); Thu thuế, phí nội địa ước đạt 916.247 tỷ đồng (bằng 85,7% so với dự toán pháp lệnh, bằng 96,1% so với cùng kỳ).

Theo Tổng cục Thuế, để có kết quả này, trước những khó khăn, thách thức diễn ra trong năm 2023, ngay từ đầu năm, ngành Thuế đã bám sát các mục tiêu đề ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính. Toàn Ngành đã phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN, NNT; triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường tuyên truyền, đối thoại, giải đáp vướng mắc cho NNT.

Đặc biệt, các chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất trong thời gian qua đã giúp kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho DN và người dân, góp phần tích cực đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, trong công tác hoàn thuế, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp đẩy nhanh tiến độ giải quyết hoàn, đẩy mạnh kiểm soát công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo hoàn thuế chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Tính đến hết ngày 31/10/2023, cơ quan thuế đã ban hành  15.025 quyết định tương ứng số thuế đã hoàn 112.873 tỷ đồng, bằng 70,5% ước thực hiện đã báo cáo Chính phủ báo cáo Quốc hội (160.000 tỷ đồng), bằng 91% cùng kỳ năm 2022.

Trong thanh tra kiểm tra thuế, tính đến 27/10/2023, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 52.596 cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, đạt 65,6% kế hoạch năm 2023 và bằng 94,2% so với cùng kỳ năm 2022; kiểm tra được 492.641 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 86,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 48.704,97 tỷ đồng bằng 95,09% so với cùng kỳ năm 2022.       

Đáng chú ý, Tổng cục Thuế cho biết, tổng số tiền thuế nợ ngành Thuế quản lý ước tính đến cuối tháng 10 là 159.452 tỷ đồng, tăng 4,1% so với thời điểm cuối tháng 9/2023, tăng 7,9% so với thời điểm ngày 31/12/2022. Tính đến cuối tháng 10/2023, tỷ lệ tiền thuế nợ có khả năng thu trên tổng dự toán thu năm 2023 là 8,1%.

Đẩy nhanh triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Từ nay đến cuối năm, ngành Thuế sẽ tiếp tục bám sát và đánh giá tình hình kinh tế trong nước, thế giới; phân tích, nhận định những tác động từ những chính sách tài khóa tiền tệ mà các nước thực hiện đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước để nhận diện đúng những rủi ro, kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ có kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu NSNN trong tháng 11 và quý IV/2023.

Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo tiếp tục tổ chức quản lý thuế hiệu quả đối với các nhà cung cấp nước ngoài. Theo đó, rà soát, đôn đốc các nhà cung cấp nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các nội dung nâng cấp Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Toàn ngành Thuế cũng sẽ đẩy nhanh triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023, kế hoạch kiểm tra chuyên đề của cơ quan Tổng cục Thuế đã được phê duyệt; bám sát tiến độ báo cáo Bộ Tài chính về đề xuất điều chỉnh Kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2023 của cơ quan Tổng cục Thuế.

Đặc biệt, sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp các vướng mắc, bất cập về chính sách pháp luật liên quan tới hoàn thuế giá trị gia tăng tại các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án để báo cáo Tổng cục, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đảm bảo thông thoáng, dễ thực hiện, phân định rõ trách nhiệm của NNT và cán bộ, công chức thuế.

Ngành Thuế sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2023- 2025 đã được phê duyệt tại các quyết định của Bộ Tài chính; Thực hiện giám sát hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp cục về triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2023 và hướng dẫn các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030; Khẩn trương tổng hợp ý kiến tham gia và hoàn thiện xây dựng Bộ chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

THẾ GIỚI

*Vtv.vn (8/11): Liên minh châu Âu chấp thuận Ukraine gia nhập EU

 Ủy ban châu Âu sẽ chính thức khuyến nghị bắt đầu đàm phán thành viên với Ukraine vào ngày 8/11, Reuters đưa tin.

Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng 12, trong đó cơ quan điều hành của khối phải chuẩn bị một báo cáo về tiến trình của Ukraine trên 7 lĩnh vực cải cách vào thời điểm đó. Reuters đưa tin, tài liệu này cũng sẽ đánh giá những tiến bộ đạt được của Moldova và Georgia trong quá trình xin gia nhập EU.

Một nhà ngoại giao cấp cao của Pháp nói với giới truyền thông rằng "sự đồng thuận về tổng thể là rõ ràng" và sự ủng hộ dành cho Kiev vẫn "rất vững chắc".

Trong chuyến thăm thủ đô Ukraine hôm 4/11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, nước này đã đáp ứng hơn 90% yêu cầu để bắt đầu đàm phán thành viên EU chính thức. Bà nói thêm rằng tham nhũng và quyền của người dân tộc thiểu số tại Ukraine nằm trong số những lĩnh vực cần phải bàn thảo trong thời gian này.

Phát biểu vào tháng 10, bà von der Leyen nhấn mạnh, quá trình gia nhập EU hoàn toàn "dựa trên tiến bộ thực tế" và Ukraine không nên mong đợi bất kỳ "lối tắt" nào trên con đường trở thành thành viên chính thức EU.

Người tiền nhiệm của bà von der Leyen, ông Jean-Claude Juncker cũng lập luận rằng quốc gia Đông Âu này quá tham nhũng nên khó để có thể sớm gia nhập EU.

Cùng thời gian đó, Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte nhấn mạnh, việc ấn định thời hạn cụ thể cho việc mở rộng EU là không khôn ngoan, sau khi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết ông, muốn thấy Kiev gia nhập EU vào năm 2030.

Quyết định khởi động các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine sẽ cần có sự đồng ý nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên.

Hungary đã nhiều lần bày tỏ sự quan ngại về tư cách thành viên tiềm năng của Kiev. Theo Ngoại trưởng nước này Peter Szijjarto, Budapest sẽ chặn các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine chừng nào Kiev tiếp tục phân biệt đối xử với người dân tộc Hungary thiểu số ở phía Tây nước này. 

*Vtv.vn (30/8): Hội nghị Ngoại trưởng G7: Tìm giải pháp cho khủng hoảng Trung Đông và các vấn đề toàn cầu

Tối 7/11, Hội nghị Ngoại trưởng G7 đã khai mạc tại Tokyo, Nhật Bản với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Canada, Italy và một quan chức của EU.

Trọng tâm của Hội nghị Ngoại trưởng G7 lần này là tìm ra giải pháp cho khủng hoảng tại Trung Đông, cùng với đó là các vấn đề toàn cầu khác.

Trong phiên họp vào tối 7/11, Ngoại trưởng các nước G7 đã tổ chức phiên thảo luận về vấn đề xung đột Israel - Hamas, theo đó mong muốn thống nhất các giải pháp cần thực hiện để ngăn chặn xung đột leo thang cũng như đảm bảo môi trường thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Gaza.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko với vai trò là chủ nhà cho biết, thế giới đang trong giai đoạn căng thẳng với nhiều diễn biến phức tạp. Đối thoại của G7 là rất cần thiết, các thành viên sẽ phối hợp để đưa ra một giải pháp hiệu quả.

 

Trong ngày 8/11, Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Tokyo sẽ tiếp tục với năm phiên thảo luận về các vấn đề khác như xung đột Nga - Ukraine, diễn biến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vấn đề hạt nhân tên lửa Triều Tiên, cũng như chương trình hành động để thực hiện cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hồi tháng 5 vừa qua tại Hiroshima.

Thảo luận nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, nhưng trọng tâm của Hội nghị Ngoại trưởng G7 lần này tại Tokyo sẽ là tình hình xung đột giữa Hamas và Israel. Nước chủ nhà Nhật Bản kỳ vọng sẽ đạt được sự thống nhất giữa các nước thành viên để có thể cải thiện tình hình căng thẳng tại Trung Đông trong thời gian sớm nhất.

*Tienphong.vn (7/11): Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới

 Trung Quốc đã cung cấp hơn 1 nghìn tỷ USD cho các dự án trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường, đưa nước này trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, một báo cáo mới cho biết.

Bắc Kinh cho biết, hơn 150 quốc gia, trải dài từ Uruguay đến Sri Lanka, đã đăng ký tham gia Vành đai và Con đường (BRI), một dự án hạ tầng toàn cầu mà Chủ tịch Tập Cận Bình công bố từ cách đây 1 thập kỷ.

Trong thập kỷ đầu tiên của dự án, Trung Quốc cung cấp những khoản vay lớn để thực hiện nhiều dự án cầu cảng và đường cao tốc ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Hơn một nửa trong số những khoản vay đó giờ đã chuyển sang giai đoạn trả nợ, theo báo cáo của AidData, một viện nghiên cứu ở Mỹ chuyên theo dõi các hoạt động cấp vốn phát triển.

Dựa trên số liệu về hoạt động cấp vốn của Trung Quốc cho gần 21.000 dự án trên khắp 165 quốc gia, AidData cho biết đến nay Bắc Kinh đã cam kết viện trợ và cho vay “khoảng 80 tỷ USD mỗi năm, cho các nước thu nhập thấp và trung bình".

Trong khi đó, Mỹ cung cấp khoảng 60 tỷ USD mỗi năm cho nhóm quốc gia này.

Báo cáo nói rằng Trung Quốc đã trở thành nước cho vay chính thức lớn nhất thế giới.

Tổng số dư nợ, gồm cả gốc nhưng không bao gồm lãi, mà Trung Quốc cho các nước vay đã lên đến ít nhất 1,1 nghìn tỷ USD, AidData cho biết.

AidData ước tính rằng 80% danh mục cho vay của Trung Quốc ở nước ngoài là dành cho những quốc gia đang gặp áp lực tài chính.

Những người ủng hộ BRI ca ngợi sáng kiến này giúp mang đến nguồn lực và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cho Nam bán cầu.

Nhưng những người phản đối chỉ trích các dự án do công ty Trung Quốc thực hiện với giá mập mờ, khiến một số quốc gia như Malaysia muốn đàm phán lại để hạ giá.

Theo báo cáo của AidData, uy tín của Trung Quốc ở các nước đang phát triển bị tổn hại trong những năm gần đây, khiến tỷ lệ ủng hộ nước này giảm từ 56% năm 2019 xuống 40% năm 2021.

Tuy nhiên, báo cáo nói rằng Trung Quốc “đang học từ sai lầm để trở thành nhà quản lý khủng hoảng thành thạo”.

Báo cáo cho rằng Trung Quốc đang nỗ lực giảm rủi ro của BRI bằng cách áp dụng quy định cho vay giống chuẩn mực quốc tế.

Tại hội nghị cấp cao kỷ niệm 10 năm triển khai BRI diễn ra tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết, Bắc Kinh sẽ bơm hơn 100 tỷ USD từ các quỹ mới vào BRI.

Một báo cáo chung công bố năm nay của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác, trong đó có AidData, nói rằng Bắc Kinh buộc phải cung cấp hàng tỷ đô la dưới dạng khoản vay cứu trợ cho các nước tham gia BRI trong những năm gần đây.

 

*Vnexpress.net (8/11): Trung Quốc ngưng nhập tôm hùm bông Việt Nam

Trung Quốc - thị trường lớn nhất của tôm hùm Việt Nam - ngưng nhập sản phẩm này từ Việt Nam và đến nay chưa công bố rõ nguyên nhân.

Trong văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Hội nghề cá các tỉnh, thành, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết một số cơ sở xuất khẩu và Hội Nghề cá tỉnh Phú Yên phản ánh Trung Quốc dừng nhập khẩu tôm hùm bông (Panulirus ornatus). Tương tự, các hộ nuôi trồng tôm hùm bông ở Khánh Hòa cũng cho biết Trung Quốc ngưng mua từ tháng 10 đến nay.

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của tôm hùm Việt Nam. Tính đến hết tháng 8 năm nay, xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 76 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022.

Mỗi kg tôm hùm bông đang được các hộ nuôi bán với giá 1-1,3 triệu đồng, giảm một nửa so với cách đây hai tháng. Mức này giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là sức tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu đều giảm mạnh.

Theo ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, từ giữa năm đến nay, Việt Nam chỉ xuất được tôm hùm xanh sang Trung Quốc. Riêng tôm hùm bông, số lượng bán ra tại Cam Bình rất hạn chế vì nước bạn ngừng mua.

Để xác minh và kịp thời tháo gỡ vướng mắc, trong tháng 9, Bộ đã có văn bản gửi Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc và Cục Hải quan Nam Ninh (Tổng cục Hải quan Trung Quốc). Theo thông tin từ Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, Tổng cục Hải quan nước này đã nhận được đề nghị của phía Việt Nam nhưng chưa thu xếp làm việc theo đề xuất của Bộ.

Trong khi chờ phản hồi từ Trung Quốc, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường kiểm soát chất lượng tôm hùm giống, phòng trị bệnh; hướng dẫn đăng ký nuôi lồng bè và bố trí lồng bè nuôi phù hợp, đúng kế hoạch. Đồng thời, Cục khuyến cáo người dân lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp, trong đó, giảm nuôi tôm hùm bông, tăng nuôi tôm hùm xanh và thu hoạch vào thời điểm thích hợp. Cơ quan này cũng yêu cầu tổ chức xây dựng chuỗi liên kết tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc.

Xem nội dung chi tiết Tại đây