VPUB – Hiệp hội Mắc ca Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Điện Biên

Dienbien.gov.vn – Sáng 16/5, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam do đồng chí Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Mắc ca Việt Nam làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên về tình hình phát triển cây Mắc ca trên địa bàn Điện Biên. Đồng chí Lê Thành Đô, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tiếp làm việc với đoàn.

Đồng chí Lê Thành Đô, Uỷ viên BTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao đổi một số thông tin liên quan đến việc trồng cây Mắc ca tại Điện Biên

Tại Điện Điện Biên, cây Mắc ca đã được nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa lên trồng thử nghiệm tại một số huyện và TP.Điện Biên Phủ từ nắm 2002. Đến năm 2009, cây Mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm thông qua một số chương trình, dự án và sau đó được người dân, doanh nghiệp phát triển mở rộng diện tích trồng trong những năm gần đây.

Đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh trồng 2.170 ha tập trung tại các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng và TP.Điện Biên Phủ. Hiện trên địa bàn tỉnh có 1 doanh nghiệp tỉnh trồng 2 ha làm vườn giống đã được công nhận, năng suất sản xuất 7 vạn cây/năm phục vụ nhu cầu cây giống cho nhân dân trong tỉnh và tỉnh Lai Châu.

Qua quá trình theo dõi, đánh giá của cơ quan chuyên môn cho thấy cây Mắc ca trồng tại Điện Biên khá phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai tại một số địa phương như: Tuần Giáo, Mường Ảng và TP.Điện Biên Phủ, Mường Nhé, Nậm Pồ sinh trưởng, phát triển tương đối tốt, một số diện tích ra quả, cho thu hoạch.

Trước nhu cầu phát triển trồng cây Mắc ca của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối lớn, để đảm bảo tính thống nhất trong định hướng phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh (theo Luật Quy hoạch năm 2017 thì không được xây dựng quy hoạch sản phẩm), UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Đề án phát triển cây Mắc ca đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 gắn với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện là: Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên, Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ với quy mô trồng khoảng 26.000 ha với diện tích quy hoạch khoảng 35.000 ha, làm cơ sở cho việc quản lý, chỉ đạo và kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển, áp dụng cơ chế chính sách hỗ trợ, từ đó đảm bảo đưa cây Mắc ca trở thành cây trồng nông nghiệp chủ lực của tỉnh gắn với phát triển thành hàng hóa…

Đồng chí Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Mắc ca Việt Nam đánh giá cáo sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Điện Biên trong việc phát triển cây Mắc ca.

Mắc ca là loài cây trồng mới đối với cơ quan quản lý nhà nước và người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên, chưa có đơn vị hoặc tổ chức nào triển khai các chương trình tập huấn để hướng dẫn phổ biến cách nhận biết các dòng, giống Mắc ca; đặc biệt là rất khó khăn cho quản lý, đánh giá, nhận biết các giống Mắc ca đã trồng trên địa bàn tỉnh hiện nay. Để giải quyết những thực trạng trên, Điện Biên đề nghị Hiệp hội Mắc ca Việt Nam: Hỗ trợ tỉnh Điện Biên tổ chức các lớp tập huấn cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh trong việc nhận biết các dòng Mắc ca hiện nay để xác định đúng các dòng, giống Mắc ca đã trồng và kiểm soát tốt các giống Mắc ca trồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các cán bộ quản lý và người dân biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến.

Tại buổi làm việc Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam Lê Trọng Quảng đánh giá cao sự quan tâm của tỉnh Điện Biên trong viêc phát triển cây Mắc ca tại địa phương và thống nhất một số nội dung liên quan đến công tác tập huấn chuyển giao công nghệ, vấn đề tổ chức hội thảo đánh giá các giống cây Mắc ca trên địa bàn các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Bên cạnh đồng chí cũng nhấn mạnh: Với diện tích hiện có Điện Biên trồng Mắc ca thuần lớn nhất Việt Nam hiện nay và có diện tích trồng xen lớn nhất miền Bắc…

Tuyết Anh