Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 5 năm 2023

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

 

*Baodienbienphu.com.vn (4/5): Điện Biên: Hơn 430 trường hợp vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ

Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh), trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 và giỗ tổ Hùng Vương, lực lượng CSGT đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, chủ động xây dựng phương án ngay từ đầu. Hơn 430 trường hợp đã bị xử lý vì những vi phạm giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ.

Lực lượng CSGT đã tổ chức tuyên truyền lưu động gắn với tuần tra kiểm soát 31 lượt, nhắc nhở 259 trường hợp lái xe chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ.  Qua đó tình hình trật tự an toàn giao thông được duy trì ổn định, bảo đảm thông suốt trong những ngày nghỉ lễ.

Bên cạnh đó, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 431 trường hợp vi phạm, lập biên bản 411 trường hợp (30 ô tô, 381 mô tô); tạm giữ 150 phương tiện; xử lý 157 trường hợp với tổng số tiền trên 225 triệu đồng; tước giấy phép lái xe 13 trường hợp.

Các lỗi vi phạm chủ yếu gồm: chạy quá tốc độ quy định 116 trường hợp; không đội mũ bảo hiểm 63 trường hợp; không có giấy phép lái xe 63 trường hợp; vi phạm nồng độ cồn 75 trường hợp; chở quá số người quy định 22 trường hợp; dừng đỗ sai quy định 19 trường hợp…

Dự kiến trong những ngày tới, lưu lượng khách du lịch, các loại phương tiện đến Điện Biên tham quan, du lịch sẽ tiếp tục đông do sắp đến ngày kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Do đó, ngoài huy động 100% quân số ứng trực và tuần tra kiểm soát ở các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, lực lượng CSGT toàn tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông, như: chạy quá tốc độ quy định, nồng độ cồn, ma túy, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng…

 

*Baodienbienphu.com.vn (3/5): Mưa đá, giông lốc gây thiệt hại hơn 7 tỷ đồng

Mưa đá, giông lốc xảy ra chiều ngày 2/5 trên địa bàn huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ và huyện Tủa Chùa đã gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và người dân. Tổng thiệt hại được thống kê ước tính trên 7 tỷ đồng.

Thông tin báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, số thiệt hại về nhà ở bao gồm: 63 nhà bị tốc mái với mức thiệt hại trên 70%, 2 nhà bị tốc mái thiệt hại dưới 30% và 2 nhà bị đổ 140m tường bao, ước tính thiệt hại khoảng 6,3 tỷ đồng. Về nông, lâm nghiệp, 52,3ha lúa, hoa màu bị thiệt hại với mức ảnh hưởng từ 30-70% (huyện Điện Biên), ước tính thiệt hại 1,1 tỷ đồng. Ngoài ra, tại huyện Tủa Chùa, trạm y tế xã Xá Nhè bị tốc mái, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Tổng thiệt hại sau mưa đá, giông lốc chiều ngày 2/5 trên 7 tỷ đồng.

Hiện tại, Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện phối hợp cùng UBND xã và các đơn vị liên quan tiếp tục xác minh thiệt hại đồng thời phối hợp, huy động các lực lượng khẩn trương sửa chữa, khắc phục sự cố sau mưa đá giông lốc. Đảm bảo khẩn trương, tích cực giúp cuộc sống người dân nhanh ổn định sau thiên tai.

 

*Dienbientv.vn (4/5): Cảnh báo tình trạng ngộ độc rượu

Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, nhu cầu sử dụng rượu, bia gia tăng, theo đó số người nhập viện do say rượu, bia hay ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn. Trong đợt nghỉ lễ này, vào ngày 1/5 tỉnh Điện Biên đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu. Đây là hậu quả cũng như lời cảnh báo trước tình trạng lạm dụng rượu, bia hoặc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ngày 1/5 vừa qua, bệnh viện tiếp nhận 3 người ngộ độc rượu ở bản Bua, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, trong đó 1 người tử vong ngoại viện. Hai bệnh nhân được chuyến tuyến từ Trạm Y tế xã Mường Phăng đến Bệnh viên Đa khoa tỉnh vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy.

Bác sĩ Hồ Duy Khánh, Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viên Đa khoa tỉnh Điện Biên, thông tin: Ngộ độc rượu có hai loại, gồm ngộ độc Ethanol và ngộ độc Methanol. Đa số các trường hợp vào cấp cứu tại bệnh viện là ngộ độc Ethanol. Theo thống kê của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh trong 4 tháng đầu năm, bệnh viện đã tiếp nhận 38 trường hợp ngộ độc rượu, trong đó có 1 trường hợp tử vong.

Để đảm bảo sức khỏe, mỗi người cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về rượu và cách sử dụng, không uống cồn công nghiệp, hạn chế sử dụng rượu, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính…Khi thấy có biểu hiện đau đầu, chóng mặt sau khi uống rượu, đặc biệt là tình trạng nôn, khó thở, người dân cần tới ngay các cơ sở y tế để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra./.

 

*Baodienbienphu.com.vn (3/5): Tháo gỡ “điểm nghẽn” thực hiện Đề án 06 ở Mường Nhé

Khó khăn thực hiện Đề án 06 trên địa bàn Mường Nhé nằm trong những vướng mắc chung của Điện Biên. Tuy nhiên, do đặc thù địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới nên Mường Nhé có những “điểm nghẽn” riêng cần tháo gỡ để có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án 06 trên địa bàn…

Hiện Mường Nhé đang xếp thứ 10/10 toàn tỉnh về chỉ tiêu thực hiện Đề án 06. Cụ thể, toàn huyện có 1.521 trường hợp đủ điều kiện phải thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân nhưng mới tiến hành thu nhận được 1.234, đạt 95,36%, đứng 7/10 đơn vị cấp huyện; thu nhận hồ sơ định danh điện tử được 14.128/32.835 đạt 43,03%, đứng 10/10 đơn vị cấp huyện; cài đặt, kích hoạt VneID được 6.301/14.128 đạt 44,6%, đứng 5/10 đơn vị cấp huyện; làm sạch dữ liệu bảo hiểm xã hội 32.290/48.982 (còn 16.692) đạt 65,92%, đứng 10/10 đơn vị cấp huyện… Nguyên nhân là do huyện Mường Nhé còn đang gặp phải nhiều khó khăn. Trước tiên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao (chiếm 63,97%); 60% công dân không có điện thoại ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dịch vụ công cũng như cài đặt, kích hoạt định danh điện tử để công dân tham gia thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử. Ngoài ra, gần 70% dân số là dân di cư tự do, nhiều trường hợp di cư qua nhiều nơi dẫn đến thiếu thông tin hoặc không có thông tin, không thể xác định nơi cư trú cũ gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác thu thập, làm sạch dữ liệu đân cư... Để bảo đảm dữ liệu luôn “đúng, đủ, sạch, sống” đòi hỏi công sức, nhân lực lớn. Ngay trong năm 2022, huyện Mường Nhé huy động cả hệ thống chính trị tổng rà soát dân cư để đối sánh cụ thể giữa dân cư thực tế và Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, tuy nhiên vẫn phát sinh nhiều trường hợp dữ liệu chưa “sạch”. Đơn cử như Mường Nhé có 48.982 dữ liệu bảo hiểm xã hội thì có đến 24.456 dữ liệu sai, cần phải làm “sạch” (chiếm 50% tổng số dữ liệu) là nguyên nhân dẫn đến công tác làm sạch dữ liệu bảo hiểm xã hội của Mường Nhé đang chậm nhất toàn tỉnh. Hoặc như dữ liệu hộ tịch có 6.215/31.568 (chiếm 19,7%) cần phải làm “sạch” sau khi đối sánh.

Ngoài ra, theo đánh giá của huyện Mường Nhé, các chỉ tiêu thực hiện Đề án 06 còn thấp do một số “điểm nghẽn” cần tháo gỡ. Trong đó, tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân thấp do số lượng công dân đi làm ăn xa không rõ nơi đến còn nhiều; nhiều công dân vẫn coi nhẹ việc thu nhận hồ sơ căn cước công dân, mặc dù đã vận động nhiều lần nhưng vẫn xác định lúc nào cần thì mới đi làm. Việc thu nhận hồ sơ định danh điện tử thấp tỉ lệ công dân không sử dụng điện thoại còn nhiều, có trên 60% công dân chưa có điện thoại cá nhân, gia đình chỉ sử dụng chung 1 điện thoại và thường sử dụng sim rác do có khuyến mại. Hơn nữa, thời điểm này là mùa làm nương nên công dân thường xuyên vắng mặt, chỉ có nhà vào buổi tối. Ngoài số không có điện thoại thì địa bàn huyện còn 14 điểm bản chưa có điện; 8 điểm bản chưa được phủ sóng điện thoại; 15 điểm bản thuộc khu vực sóng “rơi”, việc liên lạc khó khăn do đó không vào được mạng internet để thực hiện kích hoạt VNeID qua website cho công dân…

Để tháo gỡ “điểm nghẽn” đẩy nhanh tiến độ, nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trong công tác triển khai, thực hiện Đề án 06 năm 2023, huyện Mường Nhé đã và đang tập trung thực hiện một số giải pháp. Trước hết là huy động hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cấp xã quyết liệt thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, phân công cụ thể chỉ tiêu từng bản, giao chỉ tiêu hàng ngày cho công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các hội trực thuộc khối Đảng ủy, UBND tham gia tuyên truyền, vận động công dân đến địa điểm thu nhận hồ sơ cấp CCCD, định danh điện tử, đến từng hộ gia đình để vận động, hướng dẫn cài đặt, kích hoạt VNeID. Đồng thời, tăng cường triển khai các chiến dịch thu nhận hồ sơ cấp CCCD, định danh điện tử; trong đó, đối với ngày bình thường sẽ đi từng bản, thực hiện cấp trong thời gian từ 16 - 22 giờ, thứ 7, chủ nhật sẽ cấp cả ngày tại các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo… Cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp chặt chẽ với Công an huyện để thực hiện cập nhật số định danh cá nhân rà soát, đối sánh, xác minh thông tin công dân, bảo đảm 100% dữ liệu đúng khi đồng bộ BHYT, BHXH, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân. Huyện đang tiếp tục rà soát, trang cấp bổ sung phương tiện, máy móc cho các cơ quan, đơn vị còn thiếu hoặc máy móc không đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, huyện Mường Nhé tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của Đề án 06 đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi thói quen của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử… Để hỗ trợ và giúp Mường Nhé đạt mục tiêu đã đề ra trong triển khai, thực hiện Đề án 06, Mường Nhé cũng đề nghị các ngành chức năng của tỉnh sớm triển khai kéo điện lưới quốc gia, nghiên cứu lắp đặt cột sóng điện thoại để cung cấp điện và phủ sóng điện thoại tới các điểm bản chưa có điện, chưa có sóng điện thoại và các điểm bản có sóng “rơi” trên địa bàn.

 

*Baodienbienphu.com.vn (3/5): Khó mở rộng phổ cập mầm non cho trẻ 3, 4 tuổi ở vùng khó

Năm học 2022 - 2023, toàn tỉnh có 170 trường mầm non (2 trường chưa có hoạt động giáo dục), 935 điểm trường với hơn 58.400 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp là 45,5%, trẻ mẫu giáo đạt 99,7%, trẻ 5 tuổi đạt 99,9%. Những năm qua, việc huy động trẻ ra lớp, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt nhiều kết quả tích cực. Thế nhưng để mở rộng phổ cập mầm non cho trẻ 3, 4 tuổi thì còn nhiều nỗi lo.

Năm học này, Trường Mầm non Tả Phìn, huyện Tủa Chùa có 6 điểm, với 357 học sinh. Cô Trần Thị Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những năm gần đây do làm tốt công tác truyền thông nên nhận thức và ý thức cho con em đi học của người dân trên địa bàn đã có nhiều thay đổi. Hơn nữa, học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ. Trường có trên 78% trẻ được hỗ trợ tiền ăn trưa theo quy định, số còn lại thụ hưởng từ Dự án em nuôi. “Nhiều gia đình đưa con đến trường mà không phải nộp bất cứ kinh phí gì. Rồi thấy trẻ được ăn, nghỉ, chăm sóc chu đáo hơn ở nhà, thì phụ huynh cũng yên tâm, tự giác cho con đi học. Chính vì thế sĩ số cũng được đảm bảo hơn. Hiện không chỉ đối với trẻ 5 tuổi mà tỷ lệ trẻ 3, 4 tuổi ra lớp tại địa bàn cũng đã đạt 100%. Ngoài ra, chúng tôi đang duy trì được 3 lớp, với 70 trẻ 2 tuổi. Vì thế nếu thực hiện phổ cập cho trẻ 3, 4 tuổi thì không còn là thách thức lớn” - cô Hương cho biết thêm.

Không lo nhiều về sĩ số, song hầu hết các trường đều trăn trở về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất còn khó khăn, thiếu thốn. Hiện nay, Trường Mầm non Huổi Lếch còn 1 điểm nằm trong diện “4 không” (điện, giao thông, sóng điện thoại, nước sạch); 2 điểm chưa có điện, đường, mạng intenet chập chờn… Ngoài ra, mặc dù các lớp học cơ bản đã “cứng hóa”, nhưng chưa đảm bảo về diện tích, không gian. Đặc biệt là tại các điểm trường lẻ, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi… còn thiếu, đây là “rào cản” rất lớn đối với công tác giảng dạy, chăm sóc trẻ.

Tương tự, với Trường Mầm non Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, việc triển khai phổ cập mầm non cho trẻ 3, 4 tuổi sẽ gặp nhiều trở ngại khi cơ sở vật chất còn hạn chế. Năm học này, Trường có trên 600 học sinh, có tới 17 điểm trường. Nhiều điểm ở địa bàn xa xôi, hẻo lánh, chưa đảm bảo về thiết bị dạy học, đồ chơi… Đường giao thông cũng chưa được đầu tư đồng bộ, khiến việc di chuyển, đi lại của giáo viên vô cùng khó khăn. Điều này còn ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Đơn cử như tại điểm xa nhất cách trung tâm 21km, không có điện nên không bảo quản được thực phẩm. Học sinh chỉ được ăn thức ăn tươi vào đầu tuần. Các ngày còn lại buộc phải ăn đồ khô.

 Cô Trương Thị Liên, Hiệu trưởng nhà trường tâm tư: “Với thực tế đó, tôi mong rằng không chỉ các chương trình, đề án hỗ trợ giáo dục vùng khó được triển khai đồng bộ mà cần sự chung tay, xã hội hóa từ cộng đồng. Vừa đầu tư sửa chữa, nâng cấp trường lớp, bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học, điều kiện hạ tầng, đồng thời tăng chỉ tiêu biên chế giáo viên cấp mầm non, nhằm đảm bảo điều kiện, chất lượng giảng dạy, chăm sóc tốt nhất cho các em”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gấp rút xây dựng hoàn thiện Đề án “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giai đoạn 2023 - 2030”. Đối với tỉnh ta, những năm qua, đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để huy động trẻ mầm non các độ tuổi ra lớp. Nhưng để tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3, 4 tuổi, ở miền núi, vùng sâu vùng xa như Điện Biên cần thêm nhiều hơn nữa nguồn lực đầu tư, hỗ trợ và sự chung tay của toàn xã hội.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

*Vtv.vn (4/5): Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét giảm thuế VAT về 8%

Chính phủ vừa đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% về 8% để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Trong Nghị quyết ban hành ngày 2/5, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.

Chính phủ cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng dự thảo Nghị quyết này theo trình tự, thủ tục rút gọn và trình Quốc hội thông qua theo quy trình một kỳ họp vào tháng 5 tới.

Chính phủ lưu ý với Bộ Tư pháp tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần nêu nội dung đề nghị Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị về chủ trương giảm thuế VAT để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn hiện nay trong quá trình báo cáo Bộ Chính trị về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Theo Bộ Tài chính, việc áp dụng tiếp chính sách này năm nay là cần thiết nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sớm phục hồi và đóng góp trở lại ngân sách.

Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất, năm 2023, giảm 2% mức thuế suất thuế VAT với tất cả hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính VAT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT 10%.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa, dịch vụ (thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10%) trong thời gian 6 tháng, tổng số tiền thuế giảm khoảng 35.000 tỷ đồng.

Năm 2022, tổng gói hỗ trợ giảm thuế VAT khoảng 44.000 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

 

*Vtv.vn (2/5): Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp lâm, thủy sản

Thủ tướng Chính phủ giao NHNN Việt Nam nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản trong tháng

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành tín dụng chủ động, hiệu quả, phù hợp để cung cấp vốn tín dụng; tiếp tục có giải pháp giảm mặt bằng lãi suất vay để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.

Hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên - bao gồm thủy sản, lâm sản; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản, gỗ và lâm sản tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội thúc đẩy sinh kế cho nông - ngư dân.

"Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi; nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản trong tháng 5 năm 2023", Thủ tướng yêu cầu.

Đối với Bộ Tài chính, Thủ tướng giao khẩn trương trình cấp có thẩm quyền để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023. Vận dụng chính sách tài khóa mở rộng linh hoạt, hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm để hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các cơ quan, địa phương liên quan triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp khắc phục "thẻ vàng" IUU của EC, tìm kiếm, xúc tiến thị trường mới cho hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Tiếp tục tổ chức điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản làm cơ sở cho quản lý, phát triển thủy sản bền vững; tăng đầu tư hạ tầng nghề cá, đáp ứng được yêu cầu chống khai thác IUU.

Xây dựng, trình Chính phủ ban hành một số cơ chế chính sách về lâm nghiệp, thủy sản, trong đó có chính sách phát triển thủy sản, quy định Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam; thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thủy sản.

Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu sản xuất phù hợp để đảm bảo sản xuất phát triển, bảo vệ môi trường sinh thái xanh, góp phần phòng chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh, phát triển bền vững.

Đề xuất cơ chế hợp tác công tư trong huy động nguồn lực, người dân, xã hội đầu tư cho hạ tầng lâm, thủy sản. Xây dựng thí điểm một số mô hình về sản xuất giống, quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, xây dựng thương hiệu, xúc tiến đầu tư để hỗ trợ các doanh nghiệp; xây dựng cơ chế theo thẩm quyền khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong ngành lâm sản, thủy sản. 

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Chinhphu.vn (5/5): Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát, xử lý kiến nghị của bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành

Trước tình trạng nhiều kiến nghị, đề xuất của địa phương gửi các bộ, cơ quan chưa được giải quyết, trả lời, hướng dẫn kịp thời hoặc có trả lời, hướng dẫn nhưng còn chung chung, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện chấn chỉnh tình trạng này.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 365/CĐ-TTg ngày 4/5/2023 chỉ đạo khẩn trương rà soát, kịp thời xử lý các kiến nghị, đề xuất của địa phương, bộ, ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.

Trong Công điện có nêu, thời gian qua, căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Quy chế làm việc của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là bộ, cơ quan) và các địa phương đã tăng cường quan hệ công tác, phối hợp giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, góp phần tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng nhiều kiến nghị, đề xuất của địa phương gửi các bộ, cơ quan chưa được giải quyết, trả lời, hướng dẫn kịp thời, cá biệt có một số trường hợp rất chậm trễ, để tồn đọng kéo dài; có trường hợp trả lời, hướng dẫn nhưng còn chung chung, né tránh, không rõ quan điểm, không đúng vấn đề cần được giải quyết; việc phối hợp giữa một số bộ, cơ quan để giải quyết các kiến nghị, đề xuất của địa phương nhiều lúc chưa chặt chẽ, kịp thời; một số cơ quan chủ trì lạm dụng việc lấy ý kiến phối hợp để né tránh trách nhiệm của bộ, cơ quan mình …

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao hiệu quả và kịp thời xử lý công việc, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022; tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2023, tăng cường quan hệ công tác, phối hợp chặt chẽ giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ với chính quyền địa phương trong xử lý công việc.

Giải quyết ngay những vấn đề tồn đọng, quá thời hạn chưa được xử lý

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời phát huy trách nhiệm của lãnh đạo Bộ, cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong giải quyết các kiến nghị, đề xuất của địa phương, các bộ, ngành và phải xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần giải quyết kịp thời, dứt điểm nhằm góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bộ, ngành, phục vụ lợi ích của Nhân dân và đất nước.

Tập trung, khẩn trương rà soát các kiến nghị, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành đã được gửi đến các bộ, cơ quan và chịu trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 11 Quy chế làm việc của Chính phủ, đặc biệt phải giải quyết ngay những vấn đề tồn đọng, quá thời hạn chưa được xử lý, không để tiếp tục chậm trễ, kéo dài.

Trường hợp vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, bộ, ngành thì các bộ, cơ quan nhận được kiến nghị, đề xuất phải có văn bản trả lại ngay, nêu rõ lý do và căn cứ của việc không xem xét, giải quyết, không phải thẩm quyền; đồng thời có hướng dẫn phù hợp (nếu cần thiết).

 

*Chinhphu.vn (4/5): Bổ sung thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 20/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.

 

Trong đó, Nghị định 20/2023/NĐ-CP bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Cụ thể, Nghị định 20/2023/NĐ-CP bổ sung khoản 3a, 3b Điều 12 về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:

3a. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.

3b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.

Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA

Cùng với việc bổ sung quy định về thẩm quyền, Nghị định 20/2023/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 5a, 5b Điều 14 về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

5a. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản thực hiện như sau: 

a) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; 

b) Cơ quan chủ quản lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

c) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; 

d) Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

đ) Căn cứ ý kiến thẩm định của đơn vị có chức năng, ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư.

5b. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị trực thuộc tổ chức lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; 

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị quy định tại điểm a khoản này hoàn chỉnh báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo ý kiến thẩm định, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; 

đ) Căn cứ ý kiến thẩm định của đơn vị có chức năng, ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

 

CHỈ THỊ MỚI

*Chinhphu.vn (30/4): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng; thí điểm thưởng hợp đồng gói thầu xây lắp dự án giao thông;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 24-28/4/2023.

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2025 đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000-10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65-70% GDP cả nước, khoảng 30-35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98-99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới. 

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất chủ trương với kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 57/TTr-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương xem xét, quyết định và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và giảm sát thực hiện chính sách theo quy định pháp luật, hạn chế rủi ro, không để lạm dụng, trục lợi, thất thoát, vi phạm pháp luật. 

Sửa đổi, bổ sung điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Trong đó, Nghị định số 18/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều kiện đối với tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 40/2018/NĐ-CP.

Theo đó, thành viên đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này trong thời gian doanh nghiệp đó đang hoạt động bán hàng đa cấp.

Đồng thời, Nghị định số 18/2023/NĐ-CP bổ sung thêm điều kiện: Trong trường hợp tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên hoặc cổ đông, tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đó phải có thời gian hoạt động bán hàng đa cấp trong thực tế tối thiểu là 03 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Thí điểm thưởng hợp đồng gói thầu xây lắp dự án giao thông

Chính phủ ban hành Nghị định 15/2023/NĐ-CP quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị định này quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội.

Danh mục dự án được áp dụng quy định về thí điểm thưởng hợp đồng kèm theo Nghị định này có 15 dự án: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1;...

Về nguyên tắc thưởng, công trình, hạng mục công trình phải được thực hiện theo đúng hợp đồng (về số lượng, khối lượng, chất lượng), đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

Tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh

Chính phủ  ban hành Nghị định số 16/2023/NĐ-CP ngày 25/4/2023 về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Nghị định quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.

Nghị định cũng nêu rõ về chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. 

Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.

Thủ tướng phân công từng Thành viên Chính phủ làm việc với địa phương để đôn đốc, gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 phân công Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn. 

Cụ thể, Thủ tướng phân công các Thành viên Chính phủ chủ trì, cùng lãnh đạo các bộ, cơ quan trung ương liên quan trực tiếp đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính,... và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn.

Thành phần tham gia đoàn làm việc tại các địa phương do Thành viên Chính phủ chủ trì đoàn làm việc quyết định.

Tăng mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo NHNN lên 400 triệu đồng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Theo Quyết định, từ 1/12/2023, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 đồng trở lên. Hiện nay, Quyết định 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300.000.000 đồng.

Phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025. 

Về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, gồm: Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 621.015 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 430.500 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 190.515 tỷ đồng; vay về cho vay lại khoảng 23.394 tỷ đồng.

Trả nợ của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 293.405 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 33.882 tỷ đồng.

 

*Chinhphu.vn (30/4): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tháng 4/2023

Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy.

Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, địa phương rà soát chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội; phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy của công trình, cơ sở, phục vụ có hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30 tháng 4 năm 2023).

Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 238/CĐ-TTg ngày 10/4/2023 về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo rà soát, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực có đóng góp lớn cho tăng trưởng, các dự án đầu tư xây dựng trọng điểm, các đề xuất và kiến nghị cụ thể...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp theo dõi, đôn đốc các địa phương chuẩn bị báo cáo; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất phân công và xây dựng kế hoạch làm việc của các Thành viên Chính phủ sau khi có báo cáo nhanh của các địa phương, bảo đảm khoa học, hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức, kêu gọi chung chung; tổng hợp báo cáo của các địa phương, trong đó phân loại các nhóm vấn đề, thẩm quyền giải quyết và gửi Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Thành viên Chính phủ chủ trì làm việc theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 271/CĐ-TTg ngày 18/4/2023 về việc triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ đầu tư các dự án thành phần, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan rà soát các nhiệm vụ được giao, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao làm chậm tiến độ Dự án gây lãng phí nguồn lực; gửi Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà để xử lý theo thẩm quyền trước ngày 23 tháng 4 năm 2023.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. 

Công điện yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay quy trình phân công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc tại cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền, cắt giảm, đơn giản hóa những quy trình, thủ tục không cần thiết; cụ thể, cá thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc, tuyệt đối không để xảy ra việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn thời gian thực hiện.

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 và nghỉ hè 2023 

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành Công điện số 281/CĐ-TTg ngày 20/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2023.

Công điện yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, như người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn, ma tuý, chở quá tải trọng, quá số người quy định; phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường...; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép; cương quyết xử lý, trấn áp những đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ; có phương án điều tiết, phân luồng hợp lý, hướng dẫn lưu thông an toàn, thông suốt, nhất là trên các tuyến đường, các khu vực được dự báo sẽ có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4-01/5 và nghỉ hè 2023.

Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, sai phạm, tiêu cực của các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông, lực lượng thực thi pháp luật về giao thông, chính quyền địa phương và các lực lượng khác có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản lý hành lang an toàn giao thông. 

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2023 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại.

Chỉ thị yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ nuôi chó, mèo cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, chấp hành việc nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh; chấp hành tiêm vaccine phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định…

Công trình condotel sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu

Theo quy định tại Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 của Chính phủ, công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch theo quy định của pháp luật về du lịch trên đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản thì được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ; thời hạn sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 126, khoản 1 Điều 128 của Luật Đất đai. Chủ sở hữu công trình xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2023

Chính phủ ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023.

Trong đó, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp (bao gồm cả số thuế phân bổ cho các địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính, số thuế nộp theo từng lần phát sinh) của kỳ tính thuế từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2023 (đối với trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo quý) của các doanh nghiệp, tổ chức.

Bên cạnh đó, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 của doanh nghiệp, tổ chức.

Gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất đối với 50% số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2023 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm. Thời gian gia hạn là 06 tháng kể từ ngày 31/5/2023 đến ngày 30/11/2023.

Biện pháp, điều kiện bảo đảm bảo vệ dữ liệu cá nhân 

Ngày 17/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó nêu rõ biện pháp, điều kiện bảo đảm bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân bao gồm: 1- Biện pháp quản lý do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện; 2- Biện pháp kỹ thuật do tổ chức, cá nhân có liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện; 3- Biện pháp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; 4- Biện pháp điều tra, tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; 5- Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính 

Chính phủ ban hành Nghị định 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật.

Thí điểm thưởng hợp đồng gói thầu xây lắp dự án giao thông

Chính phủ ban hành Nghị định 15/2023/NĐ-CP ngày 25/4/2023 quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị định này quy định về thí điểm thưởng hợp đồng đối với gói thầu xây lắp thuộc các dự án giao thông trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội.

Danh mục dự án được áp dụng quy định về thí điểm thưởng hợp đồng kèm theo Nghị định này có 15 dự án: Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1;...

Về nguyên tắc thưởng, công trình, hạng mục công trình phải được thực hiện theo đúng hợp đồng (về số lượng, khối lượng, chất lượng), đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng. 

Tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh

Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2023/NĐ-CP ngày 25/4/2023 về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; sửa đổi quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

Nghị định quy định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh.

Nghị định cũng nêu rõ về chính sách đối với doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh và người lao động tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. 

Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.

Chiến lược khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược).

Chiến lược đặt ra mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả, công bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; ô nhiễm môi trường biển được ngăn ngừa, kiểm soát, giảm thiểu đáng kể; đa dạng sinh học biển, ven biển và hải đảo được bảo vệ, duy trì và phục hồi; các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa biển được bảo tồn và phát huy; tác động của thiên tai được hạn chế thấp nhất có thể, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Từ năm 2023, triển khai trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chính phủ ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 

Theo đó, từ năm 2023, triển khai trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu giúp Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ thống nhất chủ trương với kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 57/TTr-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương xem xét, quyết định và sớm ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện, bảo đảm phù hợp, chặt chẽ, khả thi, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát và giám sát thực hiện chính sách theo quy định pháp luật, hạn chế rủi ro, không để lạm dụng, trục lợi, thất thoát, vi phạm pháp luật. 

Thủ tướng phân công từng Thành viên Chính phủ làm việc với địa phương để đôn đốc, gỡ khó, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24/4/2023 phân công Thành viên Chính phủ chủ trì đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn. 

Cụ thể, Thủ tướng phân công các Thành viên Chính phủ chủ trì, cùng lãnh đạo các bộ, cơ quan trung ương liên quan trực tiếp đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính,...và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn.

Thành phần tham gia đoàn làm việc tại các địa phương do Thành viên Chính phủ chủ trì đoàn làm việc quyết định.

Tăng mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng nhà nước lên 400 triệu đồng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Theo Quyết định, từ 1/12/2023, mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400.000.000 đồng trở lên. Hiện nay, Quyết định 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là 300.000.000 đồng.

Phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023 và Chương trình quản lý nợ công 03 năm giai đoạn 2023-2025. 

Về kế hoạch vay, trả nợ công năm 2023, kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 644.409 tỷ đồng, gồm: Vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 621.015 tỷ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương tối đa là 430.500 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc không quá 190.515 tỷ đồng; vay về cho vay lại khoảng 23.394 tỷ đồng.

Trả nợ của Chính phủ khoảng 327.287 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 293.405 tỷ đồng, trả nợ của các dự án cho vay lại khoảng 33.882 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 345/QĐ-TTg ngày 5/4/2023 phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Đề án xác định mục tiêu tổng quát là phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục các vướng mắc, bất cập; tiếp tục đổi mới toàn diện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động các nguồn lực xã hội; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Chinhphu.vn (5/5): Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành rà soát để giảm 35 khoản phí, lệ phí

Bộ Tài chính vừa có công văn số 4296/BTC-CST gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc rà soát đề xuất giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Dự kiến giảm mức thu khoảng 35 khoản phí, lệ phí từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023

Theo Bộ Tài chính, để tiếp tục hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong năm 2023, Bộ đề xuất tiếp tục thực hiện việc giảm các khoản phí, lệ phí trong năm 2023, cụ thể: tiếp tục giảm mức thu khoảng 35 khoản phí, lệ phí. Thời gian áp dụng từ 1/7/2023 đến hết 31/12/2023.

Trước đó, ngày 17/4/2023, Văn phòng Chính phủ có công văn số 2614/VPCP-KTTH về phương án miễn, giảm thuế, phí, lệ phí cho năm 2023. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao: "Bộ Tài chính chủ động thực hiện việc xây dựng văn bản quy định về giảm các khoản thu phí, lệ phí theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm cả việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ Tài chính".

Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Luật Phí và lệ phí quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ như sau: Báo cáo tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý… Kiến nghị với Chính phủ hoặc Bộ Tài chính về mức thu, nộp, miễn, giảm, quản lý và sử dụng đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Do đó, tại công văn này, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; rà soát và đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí.

Trong đó, phải đánh giá tác động của giảm mức thu phí, lệ phí đề xuất; bao gồm cả trường hợp tiếp tục giảm mức thu các khoản phí, lệ phí trong 6 tháng cuối năm 2023 với mức giảm như quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành gửi Bộ Tài chính và phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư theo quy định.

 

*Nhandan.vn (4/5): Từ ngày 4/5, điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 3%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kW giờ (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5.

Căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; căn cứ văn bản số 304/BCT-ĐTĐL ngày 27/4/2023 của Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kW giờ (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Trước đó vào ngày 31/3/2023, Bộ Công thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.

Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN cho thấy giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đồng/kW giờ, tăng 9,27% so với năm 2021.

 

*Vtv.vn (4/5): Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI

Hà Nội đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong 4 tháng đầu năm khoảng 1,7 tỷ USD, tức tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ðến nay, Hà Nội có hơn 7.000 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư là 61,7 tỷ USD. Về vốn thực hiện, các dự án đã triển khai thực hiện chiếm gần 70%. Đây là tỷ lệ khá cao, so với mức bình quân của cả nước.

Thời gian tới, thành phố đẩy nhanh tiến độ và rà soát quy hoạch xây dựng Thủ đô. Tập trung xây dựng danh mục công khai thu hút đầu tư và tạo mặt bằng sạch, để thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

 

*Vtv.vn (3/5): 1/3 lượng gas trên thị trường là giả

Thực tế này cảnh báo nguy cơ mất an toàn trong mỗi gia đình khi liên tiếp xảy ra các vụ nổ khí gas.

Mức tiêu thụ khí gas ở Việt Nam mỗi năm ước tính hơn 2 triệu tấn. Vì là thứ nhiên liệu được sử dụng hàng ngày nên vấn đề an toàn là mối quan tâm lớn nhất trong mỗi gia đình. Nhưng thực tế lại rất đáng báo động khi có tới 1/3 lượng gas đang lưu thông trên thị trường là gas giả hay nói cách khác là gas được sang chiết trái phép.

Việt Nam hiện nhập khẩu hơn 60% khí dầu mỏ hoá lỏng, còn lại nguồn cung từ các nhà máy trong nước. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là các đối tượng lấy nguồn gas ở đâu ra để sang chiết. Theo thống kê của Hiệp hội khí Việt Nam, từ trước đến nay chưa ghi nhận 1 vụ việc nào liên quan đến nguồn gas nhập lậu hay gas không có hoá đơn chứng từ, trong khi tình trạng sang chiết trái phép thường xuyên bị phát hiện và xử lý.

Việc tiêu thụ gas được sang chiết trái phép hiện nay khá phổ biến ở nhiều địa phương. Từ người dân đến các đại lý bán gas hầu hết chỉ quan tâm đến giá rẻ và liên tiếp những vụ nổ khí gas đã xảy ra.

Rất nhiều vụ sang chiết gas trái phép thường chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính, trong khi lợi nhuận thu được thì rất lớn và hậu quả khôn lường bởi số vỏ bình gas bị chiếm dụng để sang chiết trái phép này không hề được tái kiểm định theo quy định.

Vậy nên, trong khi chờ đợi cơ quan quản lý có những chế tài xử lý đủ mạnh, người tiêu dùng cần có thói quen tự kiểm tra hạn kiểm định được in trên vỏ bình cũng chính là hạn sử dụng của bình gas. Trong trường hợp nhận được bình gas đã hết hạn, khách hàng có quyền từ chối nhận hàng từ nhà cung cấp để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

*Daibieunhandan.vn (5/5): Đừng vội mừng với hàng tỷ đô xuất siêu!

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 4 tháng năm 2023 ước khoảng 108,57 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước khoảng 102,22 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả nền kinh tế xuất siêu khoảng 6,35 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm.

Để ý rằng hơn 90% nhập khẩu hàng hóa là cho sản xuất (khoảng 60% là nguyên liệu đầu vào và hơn 10% cho tích luỹ tài sản). Nhập khẩu hàng hóa giảm sâu từ đầu năm đến nay phần nào cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn ở hiện tại và cả ở những chu kỳ sản xuất tiếp theo.

Nhìn kỹ hơn số liệu 4 tháng sẽ thấy, xuất khẩu hàng hóa của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 81,19 tỷ USD, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 74,78% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Nhập khẩu của khu vực này ước đạt 67,1 tỷ USD, giảm 15,5% và chiếm 65,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, xuất siêu của khu vực FDI là 14,09 tỷ USD.

Trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước lại nhập siêu 7,74 tỷ USD khi xuất khẩu hàng hóa ước khoảng 27,38 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa là 35,12 tỷ USD. 

Điều này cho thấy xuất siêu hàng hóa của Việt Nam là do khu vực FDI mang lại, còn kinh tế trong nước trong hàng chục năm nay lúc nào cũng nhập siêu. Diễn biến trong 4 tháng năm 2023 không phải là ngoại lệ - tuy nhìn chung cả nước xuất siêu 6,35 tỷ USD nhưng khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,74 tỷ USD.

Tính toán từ bảng cân đối liên ngành 2012, 2016 và 2019 cho thấy, xuất khẩu hàng hóa lan tỏa đến giá trị tăng thêm nhỏ nhất trong các yếu tố của cầu cuối cùng trong nước (bao gồm tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ gộp tài sản, xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu dịch vụ). Một điều rất đáng quan ngại là độ lan tỏa từ xuất khẩu hàng hóa đến giá trị tăng thêm ngày càng nhỏ. Năm 2012 một đồng xuất khẩu lan tỏa đến giá trị tăng thêm 0,56 đồng, đến năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống 0,52 đồng và đến năm 2019 chỉ còn 0,26 đồng. Từ góc độ này, thành tích xuất khẩu của khu vực FDI không phải là hoàn toàn đáng tự hào!

Đồng hành với thành tích xuất khẩu của khu vực FDI là luồng tiền chảy ra thông qua chi trả sở hữu cũng tăng mạnh. Nếu GDP theo giá thực tế năm 2021 so với 2010 tăng 3,1 lần thì chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài năm 2021 so với 2010 tăng khoảng 5,1 lần. Năm 2021 chi trả sở hữu ra nước ngoài trên 19 tỷ USD.

Theo số liệu của statiista.com, trong giai đoạn 2010 - 2021, tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam theo giá hiện hành tăng 10,8%, đầu tư bình quân tăng trưởng 10%, trong khi tăng trưởng về tiết kiệm bình quân chỉ khoảng 7,9%. Khi tiết kiệm nhỏ hơn đầu tư nghĩa là nền kinh tế phải phụ thuộc vào chuyển nhượng vốn của khu vực FDI và vay mượn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Cũng cần nhìn nhận rằng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị bào mòn nguồn lực: năm 2010, tỷ lệ tiết kiệm so với tích luỹ là 82,05% thì đến năm 2021 tỷ lệ này chỉ còn 68,2%. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng như mục tiêu đề ra thì phải vay nợ nước ngoài. Do đó, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn và tiết kiệm của nền kinh tế là tối quan trọng. Vay nợ nhưng sử dụng vốn không hiệu quả đến lúc nào đó có thể phải đối diện với nguy cơ sụp đổ.

Ngoại trừ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ thì nền công nghiệp Việt Nam dù là sản xuất trong nước hay của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều là nền công nghiệp gia công. Như vậy, làm thuê cho nước ngoài phải chăng chỉ là chuyện tốt trước mắt mà thôi!

 

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

*Vtv.vn (2/5): Hậu Giang - Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Bằng nội lực và sự hỗ trợ của Trung ương, Hậu Giang đã vươn lên trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Những ngày cuối tháng 4, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là một kỳ tích khi cách đây hơn 20 năm, đây là địa phương nghèo nhất tỉnh. 70 km đường bê tông, 145 mô hình sản xuất đã giúp bộ mặt nông thôn và đời sống người dân nâng lên rõ rệt.

Hiệp Hưng là xã thứ 38/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Hậu Giang, chiếm tỷ lệ gần 75%, 3/8 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, Hậu Giang đã tạo nên những điểm son khi có xã đầu tiên, huyện đầu tiên của ĐBSCL đạt danh hiệu này. Hiện tỉnh đang tiếp tục nâng chất nông thôn mới.

Năm nay, Hậu Giang phấn đấu công nhận thêm 2 xã, 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Các hình thức tổ chức sản xuất nông thôn liên tục đổi mới theo hướng 4.0, kinh tế tuần hoàn. Sản phẩm OCOP mạnh về chất lượng và thị trường tiêu thụ. Mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn lên mức mới.

 

*Vtv.vn (2/5): Hiệu quả kép khi cán bộ tỉnh về hỗ trợ cơ sở

Nhiều chuyến biến tích cực ở cấp ủy cơ sở sau 6 năm Bến Tre triển khai chương trình cán bộ tỉnh hỗ trợ các địa phương.

Thực hiện phương châm ''xã nắm đến hộ gia đình'', Ban Thường vụ Đảng ủy xã Châu Hưng, huyện Bình Đại đã phân công đảng viên phụ trách chi bộ trực thuộc nắm, hỗ trợ 63 tổ nhân dân tự quản. Mỗi đảng viên được phân công sẽ xây dựng một nhóm Zalo. Tất cả hộ dân trong tổ sẽ là thành viên của nhóm.

Năm 2016, Ban thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre triển khai kế hoạch 23 phân công cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh theo dõi, hỗ trợ huyện và 157 xã, phường, thị trấn theo phương châm "tỉnh nắm tới xã; huyện nắm tới ấp, khu phố; xã nắm tới hộ gia đình". Thông qua kỳ họp với cấp ủy cơ sở hàng tháng, cán bộ hỗ trợ địa bàn sẽ thông tin kịp thời những chủ trương, chính sách lớn của tỉnh đến cơ sở, đồng thời tiếp nhận những khó khăn, kiến nghị của địa phương để tham mưu lãnh đạo tỉnh triển khai các giải pháp điều hành, hỗ trợ.

Việc trực tiếp theo dõi, hỗ trợ cơ sở giúp cán bộ lãnh đạo các cấp tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, rèn luyện năng lực lãnh đạo toàn diện tạo đòn bẩy để Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, nhiệm vụ chính trị - xã hội quan trọng, đưa quê hương Đồng Khởi phát triển ngày càng giàu mạnh.

 

QUẢN LÝ

*Vtc.vn (5/5): Đề xuất cấm thuốc lá điện tử ở Việt Nam

Tại Việt Nam, thuốc lá điện tử chưa được phép lưu hành, song sản phẩm này có thể mua online dễ dàng, thậm chí học sinh cấp 2 cũng có thể tiếp cận và sử dụng.

Vừa qua đã xảy ra vụ học sinh ngộ độc, nhập viện cấp cứu sau khi hút thuốc lá điện tử, trong đó, có mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân phát hiện có chứa ma túy, cần sa tổng hợp. 

Trong ba năm trở lại đây, số người sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2020, tỷ lệ học sinh hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử ở các lớp từ 8 - 12 là 8,35%, ở học sinh lớp 10 - 12 là 12,6%.

Cũng theo kết quả khảo sát này, năm 2015, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở 34 tỉnh, thành phố chỉ khoảng 0,2%, nhưng đến năm 2020, đã tăng 18 lần lên khoảng 3,6%.

Đáng lo ngại, nếu một quốc gia chưa có năng lực tốt mà lại cho phép lưu hành thuốc lá mới thì chắc chắn sẽ dẫn tới tỷ lệ sử dụng rất nhanh. Bởi vì nếu sản phẩm thuốc lá mới được bán công khai như thuốc lá thông thường thì giới trẻ sẽ thử dùng và nghiện nicotine, khi đó tỷ lệ sử dụng sẽ gia tăng nhanh, vượt kiểm soát. 

Các chuyên gia đặc biệt quan ngại rằng, nếu không có những biện pháp quyết liệt ngăn chặn thuốc lá điện tử thì thành quả phòng, chống lại tác hại của thuốc lá trong 20 năm qua của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn.  

 

*Dcsvn.com.vn (4/5): Không cần hết nhiệm kỳ, cán bộ tín nhiệm thấp có thể xin từ chức

Người có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức, hoặc Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp gần nhất. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND miễn nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, dự kiến trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 5, khai mạc ngày 22/5.

Theo dự thảo, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm (thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm) đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Các chức danh Quốc hội phê chuẩn gồm: Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

HĐND lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban của HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch, các ủy viên UBND. HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Việc lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm với các mức độ "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Người có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức, hoặc Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp gần nhất. Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND miễn nhiệm tại kỳ họp gần nhất.

Với trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm (thể hiện sự tín nhiệm hoặc không đối với người giữ chức vụ), Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị; có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc ủy ban của Quốc hội; có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội; người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp".

Với HĐND, Thường trực HĐND bỏ phiếu đối với trường hợp: Có kiến nghị của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND; có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp; người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu HĐND trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp".

Theo dự thảo nghị quyết, người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá "không tín nhiệm" thì xin từ chức. Trường hợp không từ chức, cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó tại kỳ họp gần nhất.

Việc đánh giá mức độ tín nhiệm dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật của cán bộ; thông qua việc chấp hành sự phân công của tổ chức, khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm; kết quả thực hiện quy định về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Ngoài ra, mức độ tín nhiệm còn được đánh giá dựa trên kết quả công tác của cơ quan trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tính năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân biết.

Việc xây dựng Nghị quyết này nhằm thể chế hóa Quy định 96/2023 của Bộ Chính trị. Theo đó, người có trên 1/2 nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ bị đưa ra khỏi quy hoạch chức vụ cao hơn; xem xét cho thôi giữ các chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác; cho từ chức; hoặc sẽ bỏ phiếu tín nhiệm.

Người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp sẽ bị miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm. Như vậy, kết quả lấy phiếu tín nhiệm được dùng để đánh giá cán bộ, chứ không phải chỉ để "tham khảo trong đánh giá" như trước đây.

 

*Vtv.vn (3/5): Mã định danh cá nhân sẽ được dùng làm mã số thuế

Theo chia sẻ của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, ngành thuế sẽ tiến tới sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế.

Đến nay, hệ thống hoá đơn điện tử của cơ quan thuế có thể tiếp nhận và xử lý 6,4 tỷ hóa đơn/năm, tương đương với trung bình 175 triệu hóa đơn/ngày.

Từ ngày 15/12/2022, Tổng cục Thuế cũng đã tiếp tục mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đến nay đã có 12.864 doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền.

Ngoài ra, đã có 287.212 lượt đăng ký sử dụng ứng dụng eTax Mobile và 49 nhà cung cấp nước ngoài đã đăng ký kê khai và nộp thuế qua Cổng Thông tin của ngành thuế.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong thời gian tới, ngành thuế sẽ tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại tổ chức kết nối, triển khai dịch vụ thuế điện tử qua ứng dụng eTax Mobile để đẩy nhanh việc triển khai, nâng cao tiện ích, dễ dàng trong việc nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ.

Tiến tới sử dụng mã định danh cá nhân làm mã số thuế

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng cho biết, ngành thuế sẽ tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp tục nâng cấp, mở rộng tích hợp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực thuế lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đảm bảo hoạt động ổn định, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Đồng thời, ngành thuế sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh phối hợp trong việc kết nối, trao đổi dữ liệu, cung cấp thông tin, phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm, cố tình không tuân thủ.

Cũng theo Phó Tổng Cục trưởng Đặng Ngọc Minh, ngành Thuế cũng sẽ tiếp tục phối hợp với lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao các sở, ngành phối hợp chặt chẽ, đồng hành cùng cơ quan thuế địa phương trong quá trình triển khai các dịch vụ thuế điện tử người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là việc triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

 

*Vtv.vn (3/5): Xảy ra 129 vụ tai nạn giao thông, làm chết 67 người trong 5 ngày nghỉ lễ

So với 5 ngày cùng kỳ năm 2022, số vụ tai nạn giao thông giảm 9 vụ (6,5%), giảm 5 người chết (6,9%), giảm 16 người bị thương (15,1%).

Chiều 3/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, 5 ngày nghỉ lễ (29/4-3/5), toàn quốc xảy ra vụ 129 tai nạn giao thông, làm chết 67 người, bị thương 90 người.

Trong đó, đường bộ xảy ra 125 vụ, làm chết 64 người, bị thương 90 người, giảm 11 vụ, giảm 7 người chết, giảm 16 người bị thương so với 5 ngày cùng kỳ năm 2022.

Đường sắt xảy ra 4 vụ, làm chết 3 người; tăng 2 vụ, tăng 2 người chết, số người bị thương không thay đổi so với cùng kỳ năm 2022. Đường thủy không xảy ra tai nạn.

Tình hình trật tự, an toàn giao thông trên cả nước cơ bản được đảm bảo; lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao vào các ngày 28, 29/4 và 2/5 do nhân dân về quê, đi du lịch và quay lại nơi làm việc. Trên một số tuyến chính cửa ngõ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Rạch Miễu (nối Tiền Giang và Bến Tre), cầu Phú Cường (nối thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) bị ùn tắc. Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức phối hợp, phân luồng, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án đã đề ra.

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*Vtv.vn (3/5): Mã số vùng trồng - “Hộ chiếu” cho nông sản Việt vươn xa

Mã số vùng trồng hiện được xem như "tấm vé thông hành" cho nông sản đi xa bởi khi được cấp mã số, sản phẩm của vùng trồng sẽ đáp ứng điều kiện xuất khẩu chính ngạch.

Những mắt xích quan trọng của mã số vùng trồng

Việc xây dựng mã số vùng trồng trên cây ăn trái đã giúp chuyển biến nhận thức của bà con nhà vườn, trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, nhờ vậy đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường các nước nhập khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, so với canh tác theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, để mã số vùng trồng thực sự phát huy hết hiệu quả cần sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan.

Cùng với việc tiếp tục xây dựng thêm nhiều mã số mới cho vùng trồng cây ăn trái, nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa đủ lớn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, các ngành chức năng ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng chú trọng đến công tác quản lý các mã số vùng trồng đã được cấp, nhằm tránh việc "đánh tráo" mã số giữa các sản phẩm có cùng chủng loại trên thị trường.

Các Hiệp định thương mại đang mở ra cơ hội cho nhiều loại trái cây hàng hóa ở vùng đồng bằng tiếp tục vươn xa ra thị trường thế giới. Kỳ vọng năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu sẽ đạt lên 4 tỷ USD. Để đạt được điều đó, cần có sự chung tay, đồng lòng của các cơ quan chuyên môn, người sản xuất và doanh nghiệp để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Trong đó, tập trung "xây dựng mã số vùng trồng" được xem là hướng đi quan trọng để cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn trong tương lai.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Nhandan.vn (4/5): Cựu Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bị tuyên 18 năm tù

Ngày 4/5, TAND TP Hà Nội tuyên án vụ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, liên quan "đất vàng" trên phố Bà Triệu (TP Hà Nội), với hai bị cáo Lương Thế Hiển (63 tuổi, cựu Phó Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (63 tuổi, vợ bị cáo Hiển).

Trước đó, VKS đề nghị toà tuyên phạt bị cáo Hiển 18-20 năm tù, còn bị cáo Liên 30-36 tháng tù treo, cùng về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vụ án bắt nguồn từ việc bị cáo Hiển đứng tên "mua hộ" 3 lô đất tại phố Bà Triệu cho ông Nguyễn Thanh Thủy. Sau đó, bị cáo Hiển đã dùng nhiều cách để hợp thức hóa, bán lại 3 lô đất này cho người khác với giá 322 tỷ đồng. 

Cũng theo HĐXX, bị cáo Hiển không được hưởng khoan hồng vì có thái độ không hợp tác, không nhận tội, chống đối cơ quan tiến hành tố tụng, nhưng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là có nhiều bằng khen, thành tích trong công tác. 

HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Lương Thế Hiển mức án 18 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Liên 8 năm tù cùng về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Về dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Hiển trả lại gần 320 tỷ đồng cho ông Lê Hải An (người đã mua "đất vàng" từ Hiển), thu hồi hủy bỏ 3 sổ đỏ đã được cấp cho ông An. Đồng thời, ông An có trách nhiệm trả lại toàn bộ 3 lô đất cho bị hại là ông Nguyễn Thanh Thủy. 

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

*Daibieunhandan.vn (5/5): Đầu tư công: có bộ, ngành chưa giải ngân đồng nào

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm nay đạt 14,66%, thấp hơn cùng kỳ năm 2022, trong đó có bộ, ngành chưa giải ngân được đồng nào.

74 bộ, ngành, địa phương giải ngân dưới 15%

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng năm 2023 ước đạt hơn 110,6 nghìn tỷ đồng, bằng 14,66% kế hoạch và đạt 15,65% kế hoạch vốn do Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (18,48%).

Hiện có 3 bộ và 19 địa phương giải ngân trên 20%; đứng đầu là Đồng Tháp (38,3%), tiếp đến là Bến Tre (36,96%), Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (36,66%), Tiền Giang (33,85%), Phú Thọ (32,99%).

Bên cạnh đó vẫn còn tới 47 bộ, cơ quan trung ương và 27 địa phương giải ngân đạt dưới 15%. Trong đó có 32 bộ, cơ quan trung ương và 1 địa phương giải ngân đạt dưới 5% kế hoạch, như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới giải ngân 0,25%; Bộ Giáo dục - Đào tạo giải ngân 1,1%; Bộ Khoa học và Công nghệ giải ngân 3,45%. Thậm chí có bộ, cơ quan trung ương đến nay tỷ lệ giải ngân vẫn bằng 0 như Ủy ban Dân tộc; Kiểm toán Nhà nước… Trong số 63 tỉnh, thành phố, TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ giải ngân thấp nhất, mới đạt 3,48% kế hoạch vốn giao, tiếp đến là Đà Nẵng và Cao Bằng cùng đạt trên 6%.

Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 4, lãnh đạo Chính phủ đã tổ chức các đoàn kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, qua đó nhận thấy một số vướng mắc ảnh hưởng đến giải ngân. Cụ thể, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang tập trung triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án; hoàn thiện thủ tục đầu tư, tập trung đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp. Bên cạnh đó, một số dự án có nhu cầu chuẩn bị đầu tư trong năm 2023 nhưng không được bố trí vốn vì trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt không tách riêng vốn chuẩn bị đầu tư và vốn thực hiện dự án. Vì vậy, dự án không có vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ phê duyệt dự án đầu tư.

Ngoài ra, một số nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư còn chậm do vướng mắc về thủ tục đất đai, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng. Công tác giải phóng mặt bằng chưa được chủ đầu tư chú trọng triển khai ngay từ khi dự án được phê duyệt. Thêm vào đó là vướng mắc do giá vật liệu xây dựng tăng, quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy định về phương án thiết kế đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

Kinh nghiệm từ các địa phương dẫn đầu 

Trong khi đó, quan sát các địa phương dẫn đầu về giải ngân như Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang… có thể thấy nhiều điểm chung, đó là đều khẩn trương phân bổ và giao chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách đã được phê duyệt và nhập dự toán của các dự án trên hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS); làm tốt công tác chuẩn bị dự án; gắn kết quả giải ngân với trách nhiệm người đứng đầu; bám sát thực địa, thường xuyên trao đổi với chủ đầu tư, ban quản lý dự án; và đẩy nhanh khâu thanh toán, quyết toán.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công trên cả nước, Bộ Tài chính đang tiếp tục đề nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hướng dẫn cụ thể về điều kiện bố trí vốn chuẩn bị đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có cơ sở thống nhất thực hiện. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các giải pháp tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23.3.2023 của Thủ tướng và công văn số 3593/BTC-ĐT ngày 14.4.2023 của Bộ Tài chính.

 

*Vtv.vn (3/5): Giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách tăng gần 18%

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước trong 4 tháng qua ước đạt 131.000 tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 4/2023 được các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Trong tháng 4/2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt gần 39,3 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn trung ương quản lý đạt 7,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1%; vốn địa phương quản lý 31,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 131,2 nghìn tỷ đồng, bằng 19% kế hoạch năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 18,5% và tăng 10,8%).

Trong đó, nguồn vốn đầu tư thực hiện do trung ương quản lý ước đạt 24,6 nghìn tỷ đồng, bằng 18,5% kế hoạch năm và tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý ước đạt 106,6 nghìn tỷ đồng, bằng 19,1% kế hoạch năm và tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 72,6 nghìn tỷ đồng, bằng 18% và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.

Vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 29,6 nghìn tỷ đồng, bằng 21,7% và tăng 12%; Vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 24,2% và giảm 0,4%.

Trong 4 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau: Hà Nội đạt 11.168,2 tỷ đồng, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước; TP Hồ Chí Minh 7.560,7 tỷ đồng, tăng 26%; Quảng Ninh đạt 3.563,2 tỷ đồng, giảm 19,8%; Bình Dương đạt 3.303,5 tỷ đồng, tăng 97,7%; Hải Phòng 3.114,3 tỷ đồng, tăng 38,6%...

Việc nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được các bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện đã tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng đầu năm.

 

THẾ GIỚI

*Plo.vn (5/5): ADB công bố Quỹ Tài chính Đổi mới cho Khí hậu ở ASEAN

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ASEAN cần 2.800 tỉ USD giai đoạn 2023 - 2030 để duy trì tăng trưởng, giảm nghèo và chống biến đổi khí hậu.

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 56 của ADB diễn ra từ ngày 2 đến 5-5, ADB nhận định, phát triển kinh tế, đô thị hóa và gia tăng dân số dẫn đến khoảng cách ngày càng lớn giữa chi tiêu và tài chính cơ sở hạ tầng.

Cũng tại cuộc họp, ADB công bố IF-CAP (Quỹ tài chính đổi mới cho khí hậu ở châu Á - Thái Bình Dương). Đây được đánh giá là chương trình mang tính bước ngoặt để hỗ trợ chống biến đổi khu vực.

Chủ tịch ADB ông Masatsugu Asakawa khẳng định châu Á - Thái Bình Dương là "tuyến đầu trong trận chiến" với biến đổi khí hậu.

Các đối tác ban đầu của IF-CAP là Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Mỹ. Các nước này sẽ đảm bảo một số khoản vay của ADB, chia sẻ các khoản lỗ trong trường hợp các bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Trong sáng kiến IF-CAP, mô hình "1 USD vào, 5 USD ra" có tham vọng ban đầu là 3 tỷ USD bảo lãnh có thể tạo ra khoản vay mới lên tới 15 tỷ USD cho các dự án khí hậu rất cần thiết trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, hay mỗi USD được bỏ vào sẽ tạo ra 5 USD cho các dự án liên quan tới biến đổi khí hậu.

Đây là một cơ chế đảm bảo đòn bẩy cho tài chính khí hậu chưa từng được một ngân hàng phát triển đa phương nào áp dụng trước đây.

Khoản tài trợ của IF-CAP sẽ góp phần thực hiện tham vọng về 100 tỉ USD từ nguồn lực của ADB cho biến đổi khí hậu trong giai đoạn 2019 - 2030.

 

*Nhandan.vn (4/5): ECB tăng lãi suất lần thứ bảy liên tiếp

Tối 4/5 (giờ Việt Nam), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công bố quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 3,25%, do lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang chậm lại với triển vọng ổn định.

Đây là lần tăng lãi suất thứ bảy liên tiếp của ECB kể từ tháng 7/2022 để ứng phó với lạm phát cao kéo dài.

Như vậy, ngân hàng này đã tăng lãi suất tổng cộng 375 điểm cơ bản kể từ tháng 7 năm ngoái.

Đây là tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất của ECB và nhiều khả năng ECB sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh áp lực giá cả và tiền lương tăng cao.

Công ty tài chính BNP Paribas của Pháp trước đó cho rằng, dữ liệu lạm phát mới nhất của ECB củng cố niềm tin về mức tăng lãi suất sẽ giảm còn 25 điểm cơ bản, so với ba đợt tăng liên tiếp 50 điểm cơ bản gần đây nhất. BNP Paribas kỳ vọng 3,75% là mức lãi suất kịch trần của ECB.

Các số liệu mới nhất được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát tại Eurozone trong tháng 3 ở mức tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số này thấp hơn so với mức dự báo 7,1% mà hãng tin Bloomberg và Công ty dữ liệu tài chính FactSet đưa ra trước đó, đồng thời hạ nhiệt đáng kể so với mức 8,5% trong tháng 2. Đây cũng là mức tăng lạm phát thấp nhất trong vòng một năm qua của Eurozone.

Trong các dự báo gần đây nhất, ECB cho rằng lạm phát ở Eurozone sẽ ở mức trung bình 5,3% vào năm 2023, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%. Sau đó, lạm phát dự báo sẽ giảm xuống 2,9% vào năm 2024 và 2,1% vào năm 2025.

 

*Vtv.vn (4/5): Số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại tại Thái Lan, Indonesia

Bộ Y tế Thái Lan cho biết, số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 tại nước này trong tuần qua đã tăng gần gấp đôi.

Từ ngày 23 đến ngày 29/4, Thái Lan ghi nhận hơn 1.800 ca nhiễm mới và 10 ca tử vong do COVID-19, tăng gần gấp đôi so với tuần trước. Bộ Y tế Thái Lan nhận định, số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 sẽ còn tăng cao hơn nữa khi năm học mới và mùa mưa bắt đầu trong tháng này.

Các cuộc vận động tranh cử tập trung đông người cũng có thể khiến cho số ca nhiễm mới COVID-19 gia tăng.

Tại Indonesia, cơ quan y tế nước này cảnh báo số ca mắc COVID-19 sẽ tăng nhanh trong vài ngày tới. Biến thể XBB.1.16 cùng với việc tăng cường di chuyển trong dịp lễ Idul Fitri của người Hồi giáo được cho là nguyên nhân khiến các ca nhiễm tăng.

Indonesia ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mỗi ngày trong những tuần gần đây, đỉnh dịch được dự đoán sẽ vào tuần tới.

Cơ quan y tế nước này khuyến cáo người dân cảnh giác và đeo khẩu trang ở những nơi đông người. Tuy nhiên, Indonesia khẳng định tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.

 

*Vtv.vn (4/5): Châu Âu truy quét tội phạm quy mô lớn

Cảnh sát Đức và Italy vừa phối hợp bắt giữ hơn 100 đối tượng trong một cuộc trấn áp nhóm tội phạm khét tiếng, có nguồn gốc từ Italy.

Đây là một trong những mạng lưới tội phạm lớn nhất thế giới. Các vụ bắt giữ là một phần trong cuộc điều tra phối hợp giữa lực lượng an ninh Đức, Bỉ, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Các nghi phạm bị buộc tội rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo, buôn lậu ma túy, tàng trữ và buôn bán vũ khí.

Vụ bắt giữ này là kết quả của cuộc điều tra kéo dài hơn ba năm của các lực lượng chức năng.

 

*Nhandan.vn (3/5): Thái Lan tăng cường đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời

Cục sản xuất điện quốc gia Thái Lan (EGAT) đang đặt mục tiêu tăng công suất phát điện từ các trang trại năng lượng mặt trời nổi tại chín nhà máy thủy điện lên 10 gigawatt (GW) vào năm 2037, với khoản đầu tư gần 300 tỷ baht (tương đương 8,7 tỷ USD).

Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn kế hoạch phát triển thêm 2.725 megawatt (MW) điện mặt trời từ các trang trại nổi, được xây dựng tại chín nhà máy thủy điện của cơ quan này trên khắp cả nước. Cục trưởng EGAT Boonyanit Wongrukmit cho biết, cơ quan này hiện đang chờ Ủy ban soạn thảo Kế hoạch phát triển điện lực quốc gia 2023 thông qua kế hoạch mở rộng công suất.

EGAT đã hoàn tất việc xây dựng trang trại điện mặt trời nổi đầu tiên với công suất 45MW tại Đập thủy điện Sirindhorn, tỉnh Ubon Ratchathani. Hiện cơ quan này đang tiến hành xây dựng trang trại điện mặt trời thứ hai với công suất 24MW tại đập Ubonrattana, cũng ở khu vực đông bắc Thái Lan.

Dự án bao gồm việc lắp đặt một hệ thống lưu trữ điện và các thiết bị dự báo thời tiết để bảo đảm nguồn cung ổn định từ các trang trại điện mặt trời. Trong khi đó, việc phát triển các trang trại điện mặt trời ở bảy con đập thủy điện còn lại cũng đang được tiến hành.

Theo kế hoạch của Ủy ban Quản lý Năng lượng quốc gia Thái Lan, trong tổng số 5,2GW điện tái tạo mà nước này dự kiến sản xuất ra sẽ bao gồm điện từ bio-gas (335MW), điện gió (1.500MW), các trang trại điện mặt trời trên đất liền (2.368MW) và các trang trại điện mặt trời có hệ thống lưu trữ (1.000 MW).

 

*Vtv.vn (3/5): Nhật Bản phát triển mạng lưới quốc tế về vaccine

Mục tiêu của dự án này là thúc đẩy hợp tác về kỹ thuật và nghiên cứu giữa tổ chức y tế các nước trong trường hợp xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã quyết định sẽ xây dựng mạng lưới hợp tác quốc tế để thử nghiệm lâm sàng nhằm khẳng định tính an toàn và hiệu quả của các loại vaccine trong thời gian nghiên cứu và phát triển.

Các doanh nghiệp phát triển vaccine tại Nhật Bản sẽ nhận được sự hỗ trợ về đối tượng tham gia để có thể thực hiện được những thử nghiệm lâm sàng có quy mô hàng chục nghìn người.

Từ tháng 12 năm ngoái, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã tiến hành khảo sát đối với 6 nước là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Kenya về điều kiện luật pháp, quy định chấp thuận, buôn bán thuốc và khả năng xây dựng các cơ sở sản xuất.

Xem chi tiết tại đây