Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 3 năm 2022

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

*Baodienbienphu.info.vn (30/3): Ưu tiên vốn cho các dự án, công trình trọng điểm

Thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh ta xác định đầu tư trọng tâm, trọng điểm, tập trung bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng, trọng điểm, các dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính kết nối và lan tỏa giữa các vùng. Qua đó, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, bảo đảm sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp quy hoạch.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai đầu tư xây dựng một số công trình, Dự án trọng điểm, như: Dự án Nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên Phủ; Dự án Đường giao thông kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm thuộc vùng kinh tế động lực dọc trục quốc lộ 279 và quốc lộ 12; Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung; Chương trình đô thị miền núi phía Bắc trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ... và một số dự án có tính liên kết vùng. Đây là nhưng dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua tỉnh ưu tiên tập trung bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đưa vào sử dụng.

Bên cạnh ưu tiên vốn dự án trọng điểm, giai đoạn đầu tư công 2021 - 2025 đối với nguồn vốn Trung ương trong nước cũng ưu tiên vốn cho các dự án giai đoạn trước chuyển tiếp sang và dự án liên kết vùng để phát huy hiệu quả đầu tư. Điển hình như dự án đầu tư xây dựng công trình đường Quảng Lâm - Huổi Lụ - Pá Mỳ (huyện Mường Nhé).

Theo ông Đặng Đình Đắc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên, dự án được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư năm 2017 với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng, từ nguồn vốn phát triển kinh tế - xã hội các vùng tỉnh Điện Biên. Đến nay, tổng số vốn đã được bố trí cho dự án 80 tỷ đồng; trong đó lũy kế đã bố trí từ khởi công đến năm 2021 là 45 tỷ đồng và năm 2022 là 35 tỷ đồng. Lũy kế vốn đã giải ngân từ khi khởi công đến nay đạt 44,788 tỷ đồng. Dự án đang được triển khai thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

Năm 2022, tổng kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh được giao là hơn 2.079 tỷ đồng. Ngay sau khi được Trung ương phân bổ vốn, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai công tác phân bổ chi tiết nguồn vốn. Việc phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Luật Đầu tư công và nghị quyết của HĐND tỉnh về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương, nhằm khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh các dự án chuyển tiếp, năm 2022 có tổng số 52 dự án (cấp tỉnh quản lý) được bố trí vốn khởi công mới. Cụ thể, vốn ngân sách địa phương bố trí hơn 138,8 tỷ đồng cho 40 dự án khởi công mới và vốn ngân sách Trung ương bố trí thực hiện 12 dự án khởi công mới. Đến nay đã có 42/52 dự án đã và đang tiến hành lựa chọn nhà thầu, khởi công; còn 10 dự án đang hoàn thiện, trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện dự án.

 

*Kinhtemoitruong.vn (28/3): Điện Biên: ‘Cát tặc’ lộng hành, xã báo lên huyện rồi…không ai xử lý

UBND xã Chiềng Sơ 2 lần có báo cáo về việc phát hiện cát tặc khai thác trên sông Mã lên UBND huyện Điện Biên Đông, nhưng UBND huyện chưa vào cuộc xử lý….

Trên sông Mã (đoạn chảy qua bản Nậm Ty, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) việc khai thác cát trái phép đang diễn ra một cách rầm rộ, có quy mô lớn. Điều đáng nói, nạn “cát tặc” đã diễn ra được một thời gian dài, nhưng không được xử lý dứt điểm. Tình trạng này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân địa phương.

Trao đổi với phóng viên, ông Lường Văn Thế, Chủ tịch UBND xã Chiềng Sơ cho biết, trên địa bàn xã không có đơn vị cá nhân nào được cấp phép khai thác khoáng sản trên lòng sông Mã.

Khi được thông tin về hoạt động của 2 điểm hút và tập kết khoáng sản trái phép trên địa bàn xã, ông Thế cho hay, trên địa bàn xã có 2 cá nhân có hành vi hút cát trái phép trên sông Mã.

Ông Thế cho biết thêm, vào năm 2020 UBND xã Chiềng Sơ đã nhiều lần lập biên bản, yêu cầu các cá nhân trên tạm dừng khai thác cát và giữ nguyên hiện trạng bến bãi nhưng các chủ bãi không chấp hành. Do vượt quá thẩm quyền xử lý, phía UBND xã Chiềng Sơ sau đó có báo cáo lên UBND huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) bằng văn bản để UBND huyện kiểm tra xử lý. Một báo cáo vào tháng 4/2021, một báo cáo vào tháng 12/2021.

Tuy nhiên, đã nhiều tháng trôi qua, văn bản gửi đi nhiều lần lên UBND huyện Điện Biên Đông nhưng khoáng sản trên lòng sông Mã vẫn bị lấy đi mà cơ quan chức năng của UBND huyện Điện Biên Đông không có động thái kiểm tra xử lý. Chính vì báo cáo nhiều lần lên cấp huyện mà không nhận được ý kiến chỉ đạo hay đoàn của UBND huyện Điện Biên Đông xuống kiểm tra nên chính quyền địa phương xã Chiềng Sơ cung “lúng túng” không biết làm gì để xử lý việc này….

 

*Newsline20.com (29/3): Ngày 29/3, Điện Biên ghi nhận thêm gần 1.300 ca mắc Cσvid-19 mới

Tính từ 18h00 ngày 28/3/2022 đến 18h00 ngày 29/3/2022 Điện Biên ghi nhận thêm 1.295 trường hợp dương tính với ví rút sαrs-cσv-2.

Trong đó, 758 trường hợp phát hiện tại cộng đồng; 04 trường hợp phát hiện tại khu cách ly tập trung; 521 trường hợp phát hiện khi cách ly tại nhà; 12 trường hợp phát hiện tại Trạm Y tế.

Thành phố Điện Biên Phủ trong ngày đã ghi nhận 358 Ьệпh nhân COVID-19: Trong đó, 176 Ьệпh nhân ghi nhận tại cộng đồng; 01 Ьệпh nhân được ghi nhận tại khu cách ly tập trung; 179 Ьệпh nhân cách ly tại nhà; 02 Ьệпh nhân phát hiện Ьệпh tại Trạm Y tế.

 

*Baodienbienphu.info.vn (28/3): Linh hoạt giảm nghèo ở các huyện 30a

Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Ảng, Nậm Pồ, Mường Nhé là 5 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ. Những năm qua, từ nguồn vốn 30a, mỗi huyện một cách làm sáng tạo khác nhau, phù hợp tâm tư, nguyện vọng của người nghèo, do đó kết quả giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực.

Xuất phát điểm của các huyện 30a thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu, trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều; đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn lực huy động tại chỗ cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Trung ương; trong khi nguồn lực Trung ương phân bổ, hỗ trợ chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế mục tiêu giảm nghèo… Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo ở địa phương.

Với những cách làm sáng tạo, phù hợp, những năm gần đây công tác giảm nghèo tại các huyện 30a đạt kết quả tích cực. Điển hình như huyện Mường Ảng thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 30a đã giảm hộ nghèo từ 54,91% năm 2016 (theo chuẩn nghèo cũ) xuống còn 38,06% năm 2021 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025). Để có được kết quả đó, huyện Mường Ảng đã thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, chính sách hỗ trợ; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong quá trình tổ chức thực hiện thường xuyên bám sát cơ sở để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện hiệu quả. Đồng thời, bố trí, sử dụng nguồn vốn đúng quy định và có sự lồng ghép các nguồn lực đầu tư, chú trọng đầu tư các công trình mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân như: điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, thủy lợi, hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Theo đánh giá tổng thể kết quả chương trình 30a tại các huyện nghèo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chính quyền các huyện thụ hưởng đã tập trung thực hiện các chính sách: Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ phát triển dạy nghề, nâng cao dân trí; đào tạo cán bộ; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng… Qua đó, đã góp phần thay đổi nhận thức người dân trong công tác xóa đói, giảm nghèo; hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận phát triển kinh tế. Từ năm 2016 đến nay, các huyện 30a được phân bổ trên 934 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí trên đã thực hiện đầu tư xây dựng 126 công trình (62 công trình giao thông, 13 công trình thủy lợi, 8 công trình nước sinh hoạt, 7 công trình trường học...)

Một trong các nội dung được các huyện 30a chú trọng là hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Đến nay đã hỗ trợ thông qua giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng cho hơn 1.137 hộ dân và 88 cộng đồng; hỗ trợ 647 hộ giống cây lâm nghiệp trồng rừng sản xuất và hỗ trợ gạo cho 536 lượt hộ dân. Thực hiện hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho gần 3.000 lượt hộ dân với diện tích gần 634ha; hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng, vật nuôi cho tổng số gần 15.500 hộ dân; thực hiện 72 mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật với gần 2.000 hộ tham gia; hỗ trợ hơn 1.500 hộ về máy móc, nông cụ sản xuất; hỗ trợ 162 lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài.

Nếu như thời điểm bắt đầu thực hiện Nghị quyết 30a (năm 2008), tổng số hộ nghèo các huyện 30a gần 20 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 57,5% tổng dân số của các huyện thì đến năm 2021 giảm còn 39,61% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020). Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo năm 2021 là 50,65%. Trong đó, huyện Điện Biên Đông 53,20%; Tủa Chùa 46,25%; Nậm Pồ 55,21%; Mường Nhé 59,92% và thấp nhất là huyện Mường Ảng 38,06%.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

*Chinhphu.vn (29/3): Việt Nam đã đúng khi ưu tiên tiêm chủng trước khi mở cửa hoàn toàn

Việt Nam đã đúng khi ưu tiên tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trước khi mở cửa hoàn toàn, ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam và các thị trường châu Á mới nổi, đánh giá.

Với một nước đang phát triển như Việt Nam, phải mất một thời gian đáng kể để đàm phán, mua hoặc nhận tài trợ vaccine. Ngày 24/2/2021, chuyến bay đưa những liều vaccine AstraZeneca đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại TPHCM. Việt Nam đã khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử vào ngày 8/3 với hơn 117.000 liều vaccine. 

Dù lượng vaccine này khá ít, thậm chí không đủ để tiêm cho lực lượng y tế tuyến đầu nhưng đó là một bước đi quan trọng, đặc biệt vì Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á được tiếp cận với vaccine trong bối cảnh nguồn cung đang thiếu hụt.

Một năm sau khi liều vaccine đẩu tiên được tiêm, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đạt tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 25/3/2022, hơn 77,8 triệu người dân trên tổng số 98 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, tức là hơn 79% dân số cả nước.

Hiện Việt Nam đặt mục tiêu hoàn thành việc tiêm liều thứ ba cho người lớn và liều thứ hai cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong quý đầu tiên của năm 2022. Trước tháng 9, trẻ em từ 5-11 tuổi có thể được tiêm những liều đầu tiên.

Việt Nam đạt được những bước tiến vượt bậc để hướng tới trạng thái bình thường mới, từ việc mở cửa trở lại hoàn toàn từ ngày 15/3, khôi phục lại các chính sách thị thực như trước đại dịch cho đến dỡ bỏ các quy định về cách ly và tiêm chủng cho du khách. Chính phủ đang xem xét về việc tiêm liều thứ tư cho người trưởng thành. Dù vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nhưng ông Kapoor cho rằng chiến lược như vậy là cần thiết trong bối cảnh bất định của đại dịch.

Thành công của chiến dịch tiêm chủng 

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam cho rằng Chính phủ Việt Nam hoàn toàn đúng khi dành ưu tiên cho việc tiêm chủng và coi đây như một trong những biện pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất để đối phó với đại dịch.

Thông điệp về sức khỏe cộng đồng của Việt Nam được đánh giá cao trên toàn thế giới vì tính nhất quán, rõ ràng và chính xác, nhờ đó đã thúc đẩy niềm tin của người dân đối với việc tiêm vaccine.

 

*Vtv.vn (28/3): Bộ Y tế dự kiến cấp hộ chiếu vaccine từ tuần này

Theo đó, hộ chiếu vaccine sẽ được cấp cho công dân đã tiêm chủng vaccine thông qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và PC-COVID.

Đến nay có 17 quốc gia đã công nhận chính thức trên nguyên tắc có đi có lại đối với giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19/giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 (gọi chung là hộ chiếu vaccine) của Việt Nam.

Người mang hộ chiếu vaccine của các nước này vào Việt Nam và người mang hộ chiếu của Việt Nam đến các nước này được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vaccine ở sở tại.

Quy trình cấp hộ chiếu vắc-xin bao gồm có 3 bước.

Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng sẽ rà soát thông tin người dân tiêm trên hệ thống, nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, sau đó các cơ sở sẽ thực hiện ký số để xác thực thông tin người dân tiêm là chính xác.

Bước 2: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ thực hiện ký số tập trung.

Bước 3: Người dân sẽ nhận được chứng nhận tiêm vắc-xin điện tử ở trên cổng thông tin hoặc trên ứng dụng PC-Covid hay ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Hiện nay còn khoảng gần 80 triệu mũi tiêm sai thông tin về căn cước công dân hoặc chưa được nhập lên hệ thông.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với công an tỉnh để rà soát, xác minh và nhập bổ sung các thông tin. Khuyến cáo khi đi tiêm chủng, người dân khai báo đầy đủ, chính xác các thông tin để đảm bảo quyền lợi liên quan đến việc cấp chứng nhận giấy cũng như là cấp chứng nhận điện tử.

 

*Baodautu.vn (28/3): Australia viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vắc-xin Pfizer và Moderna tiêm cho trẻ 5-11 tuổi

Chính phủ Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vắc-xin Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4/2022.

Bộ Y tế cho biết sau khi đơn vị này đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi ngày 22/3.

Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vắc-xin để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Australia để đưa vắc-xin về Việt Nam trong tuần tới.

Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vắc-xin, bao gồm: 0,7 triệu liều vắc-xin do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vắc-xin do Moderna sản xuất. Số vắc-xin này đều có hạn sử dụng đến tháng 7/2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4/2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vắc-xin do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4/2022.

Trong tháng 3/2022, Chương trình Tiêm chủng mở rộng tiến hành tập huấn chuyên môn triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi cho các địa phương trên toàn quốc và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các điểm tiêm chủng.

Ngay sau khi vắc-xin về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn, vắc-xin sẽ được chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4/2022.

Bên cạnh nguồn vắc-xin hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vắc-xin khác từ các Tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và Chính phủ các nước,… để sớm có cam kết tài trợ khoảng 8-10 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5-11 tuổi của Việt Nam.

 

*Vtv.vn (27/3): Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi vào đầu tháng 4/2022

Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp nhận gần 14 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ em 5-11 tuổi, do Chính phủ Australia viện trợ trong tuần tới.

Bộ Y tế cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế thúc đẩy phía Australia sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý, hồ sơ kỹ thuật để cấp phép sử dụng và sớm vận chuyển vaccine phòng COVID-19 về nước để triển khai tiêm chủng.

Bộ Y tế sẽ đề xuất số lượng vaccine cần mua thêm (nếu cần thiết) để tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi rà soát, dự báo tình hình tiêm vaccine của trẻ em và số lượng vaccine dự kiến được viện trợ.

Cũng tại báo cáo này về chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ Y tế cho biết Bộ đang khẩn trương rà soát, đánh giá các loại vaccine có thể tiêm cho trẻ em; tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em và việc tiêm sau khi bị nhiễm virus; kinh nghiệm của các nước; các cam kết viện trợ vaccine của các nước, trên cơ sở đó kiến nghị số vaccine cần mua báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Với số lượng 13,7 triệu liều vaccine cho trẻ em của Pfizer và Moderna sản xuất mà phía Australia cam kết viện trợ, Bộ Y tế có thể triển khai tiêm chủng ngay từ tháng 4/2022 theo phương châm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, tại cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao của 2 nước cách đây 3 ngày, Australia đã thông báo sẽ hỗ trợ Việt Nam thêm vaccine phòng COVID-19 để triển khai tiêm chủng cho trẻ em, bên cạnh 7,8 triệu liều vaccine mà Australia đã bàn giao trước đây.

Phía Australia sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển và chi trả chi phí vận chuyển về Việt Nam, cụ thể:

- Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vaccine, bao gồm: 0,7 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vaccine do Moderna sản xuất. Số vaccine này đều có hạn sử dụng đến tháng 7/2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4/2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

- Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4/2022.

Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vaccine để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Tienphong.vn (29/3): Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2022

Từ tháng 4/2022, nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực như giảm thuế môi trường với xăng dầu, hỗ trợ lao động ngành du lịch học nghề, nới điều kiện trở thành giảng viên đại học, cao đẳng ngành sư phạm…

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ngày 23/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn. Nghị quyết áp dụng trong thời gian từ ngày 1/4 - 31/12/2022.

Theo đó, xăng (trừ etanol) giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít. Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít.

Mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg. Dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Riêng nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít.

Ai được hoàn trả tiền vé xổ số điện toán?

Thông tư 18/2022/TT-BTC, có hiệu lực ngày 28/4/2022 quy định việc công ty xổ số điện toán phải hoàn trả tiền mua vé xổ số tự chọn số điện toán cho người tham gia dự thưởng trong một số trường hợp.

Cụ thể, lịch quay số mở thưởng được thông báo là bị hủy bỏ do sự cố kỹ thuật hoặc trường hợp bất khả kháng xảy ra do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn nhưng chưa có lịch quay số mở thưởng tổ chức lại hoặc có lịch quay số mở thưởng lại nhưng thời gian quay số mở thưởng chậm hơn 72 giờ so với lịch ban đầu.

Kết quả quay số mở thưởng đã công bố bị hủy bỏ theo kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, vé xổ số được đề nghị hoàn lại tiền phải đáp ứng đủ điều kiện như vé xổ số lĩnh thưởng.

Hỗ trợ học nghề 1,5 triệu đồng/tháng đối với lao động ngành du lịch

Có hiệu lực từ ngày 9/4//2022, Thông tư 12/2022/TT-BTC quy định việc doanh nghiệp, tổ chức về du lịch sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho lao động nghề du lịch với số tiền như sau:

Trong đó, người tham gia khóa đào tạo nghề đến 3 tháng được hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4,5 triệu đồng/người/khóa.

Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 3 tháng được hỗ trợ không quá 1,5 triệu đồng/tháng và thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng.

Lương công chức quản lý thị trường cao nhất gần 12 triệu đồng/tháng

Theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 1/4, quy định cụ thể việc xếp lương đối với các ngạch công chức quản lý thị trường như Ngạch Kiểm soát viên cao cấp thị trường, Ngạch Kiểm soát viên chính thị trường, Ngạch Kiểm soát viên thị trường và Ngạch Kiểm soát viên trung cấp thị trường.

Cụ thể, với mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng thì lương công chức quản lý thị trường sẽ dao động từ hơn 3,1 triệu đồng đến gần 12 triệu đồng/tháng.

Chế độ hưởng tiền lương với viên chức quốc phòng thôi việc

Nghị định 19/2022/NĐ-CP hướng dẫn chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc, có hiệu lực từ ngày 15/4/2022.

Theo đó, công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi việc.

Tiền lương tháng để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi công nhân, viên chức quốc phòng thôi việc…

Nới điều kiện để trở thành giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm

Thông tư 4/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 19/4/2022 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến bổ nhiệm giảng viên tại các trường cao đẳng sư phạm, đại học của Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.

Đáng chú ý, Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT cho phép áp dụng tiêu chuẩn chung là có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm hoặc theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

Nếu đã có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước ngày 30/6/2022 là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên và được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng.

 

*Chinhphu.vn (28/3): Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 phê duyệt Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập”.

Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình, quy định phục vụ việc hệ thống hóa, cập nhật, lưu trữ, bảo vệ an toàn và cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời về bản kê khai, kết luận xác minh tài sản, thu nhập và các dữ liệu khác có liên quan đến việc kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác liên quan để góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Sau năm 2025, chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập

Trong giai đoạn 2022 – 2023, Đề án phấn đấu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng để cập nhật, tích hợp dữ liệu, kết nối, chia sẻ bảo đảm khai thác an toàn, thông suốt Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Trong đó, hoàn thành việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; xây dựng phần mềm, cấu hình phần cứng Hệ thống Trung tâm, các máy tính, số hóa Bản kê khai tài sản, thu nhập; lắp đặt trang thiết bị công nghệ thông tin; cài đặt phần mềm, vận hành thử nghiệm.

Xây dựng cơ chế vận hành, quản lý khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập. Trong đó, tập trung xây dựng, bổ sung các văn bản quy định về việc vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập và tổ chức bộ máy, biên chế; nâng cao năng lực của đội ngũ công chức thực hiện việc quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; phát triển, mở rộng Hệ thống, đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan, tạo cơ sở thực hiện việc kê khai, quản lý tài sản, thu nhập trực tiếp trên Hệ thống.

Giai đoạn 2024 – 2025, Đề án thực hiện số hóa, cập nhật dữ liệu về kê khai tài sản tại các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; tích hợp về Cơ sở dữ liệu quốc gia tại Thanh tra Chính phủ theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cổng dịch vụ công, cơ sở dữ liệu quốc gia khác theo quy định. Trong đó, hoàn thành số hóa, lưu trữ 100% Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; hoàn thành việc kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác liên quan.

Phát triển, mở rộng việc khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; từng bước thay thế hồ sơ giấy truyền thống nhằm hỗ trợ người có nghĩa vụ kê khai, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập, đến năm 2025 đạt 50% trở lên.

Sau năm 2025, thực hiện chuyển đổi số 100% công tác kiểm soát tài sản, thu nhập bằng việc sử dụng công nghệ số, dữ liệu số.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập được quản lý tập trung tại Thanh tra Chính phủ

Đề án được thực hiện trên phạm vi cả nước với các đối tượng là các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ và Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.

 

*Chinhphu.vn (26/3): Ưu tiên hỗ trợ vốn cho các xã, huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình).

Cân đối nguồn vốn để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương là ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nhất là các xã an toàn khu (trừ các xã an toàn khu thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được bố trí vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo các tiêu chí, hệ số ưu tiên phân bổ được quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ), xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn nhưng mức đạt chuẩn của một số chỉ tiêu còn chưa cao để nâng cao chất lượng các tiêu chí và bảo đảm bền vững. Các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các chương trình chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (Chương trình vốn vay ADB) sau khi được Quốc hội cho phép bổ sung vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình triển khai Chương trình.

Cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương

Về cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, nguồn vốn ngân sách trung ương năm 2021 (chuyển sang thực hiện năm 2022) được tiếp tục thực hiện theo cơ chế hỗ trợ như giai đoạn 2016 - 2020 và căn cứ theo dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, theo nguyên tắc:

Đối với các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương, không hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Ngãi).

Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên, ưu tiên bố trí ở mức độ cao phù hợp với tổng số xã; xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ (trừ các phường, thị trấn, xã đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đã được phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (xã đặc biệt khó khăn).

Đối với tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức dưới 50%, bố trí vốn ở mức thấp hơn so với nhóm nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với mức từ 50% trở lên.

Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2022 - 2025, căn cứ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, thực hiện cơ chế hỗ trợ theo nguyên tắc: Ngân sách trung ương không hỗ trợ các tỉnh có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi).

Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ các tỉnh nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, trong đó ưu tiên hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh còn lại nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 60% trở lên.

Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình

Đối với các tỉnh tự cân đối được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam), 100% nguồn vốn thực hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn.

Đối với các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam:

+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 80% trở lên: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu 5% tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh.

+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 60% đến dưới 80%: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu bằng tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1).

+ Các tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 60% và tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng tối thiểu gấp 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho tỉnh (tỷ lệ đối ứng tối thiểu: 1:1,5).

 

*Chinhphu.vn (26/3): Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ giao vốn các chương trình MTQG

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 vừa ký Quyết định số 35/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 25/3/2022 ban hành Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo này.

Chương trình nhằm tăng cường công tác chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương trong năm 2022 theo đúng quy định tại Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 27/1/2022 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương.

 

CHỈ THỊ MỚI

*Chinhphu.vn (26/3): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Tăng mức cho vay học sinh, sinh viên 

Một trong những chỉ đạo, điều hành nổi bật trong tuần là tăng mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên (HSSV) từ 2,5 triệu đồng/tháng/HSSV lên 4 triệu đồng/tháng/HSSV.

Đây là nội dung tại Quyết định số 5/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, có hiệu lực từ ngày 19/5/2022.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế quyết liệt thực hiện mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Tại văn bản 1728/VPCP-KGVX, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế chủ động, quyết liệt thực hiện việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1674/VPCP-KGVX ngày 17/3/2022 của Văn phòng Chính phủ. 

Gia hạn thanh tra mua sắm kit xét nghiệm, vaccine COVID-19

Tại Công văn số 1782/VPCP-V.I, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với kiến nghị của Thanh tra Chính phủ về việc gia hạn thời gian thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Y tế. 

Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển

Thông báo số 79/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ nêu rõ, thống nhất quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt điểm việc đó. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức, lấy sản phẩm, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các cơ quan làm thước đo.

Các bộ, ngành, địa phương đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cụ thể: (i) Xây dựng, hoàn thiện thể chế phục vụ cải cách hành chính; (ii) Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, (iii) Đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, (iv) Lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị, người dân, cầu thị để đẩy mạnh cải cách hành chính.

Phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030: Giảm bội chi, tăng dự trữ quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030.

Trong đó, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước; quản lý nợ công chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia. Cụ thể, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách nhà nước để đạt được chỉ tiêu bội chi ngân sách trong Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021 - 2025 bình quân khoảng 3,7% GDP; đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP. Trường hợp có biến động, rủi ro lớn, Bộ Tài chính kịp thời báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để tăng cường tiềm lực dự trữ quốc gia, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước để sẵn sàng ứng phó nhanh, hiệu quả trong các tình huống đột xuất, cấp bách và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thu hồi Giấy phép nhập khẩu phim khi nội dung phim vi phạm quy định cấm

Theo Nghị định số 22/2022/NĐ-CP ngày 25/3/3022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, cơ quan cấp phép nhập khẩu phim thu hồi Giấy phép nhập khẩu phim khi phát hiện nội dung phim vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh.

Nhân rộng các mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”. 

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 là 70% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, 65% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 65% cộng đồng (thôn bản, tổ dân phố và tương đương) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”; 80% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”. 

Bên cạnh đó, 40% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”,“Cộng đồng học tập”, 60% cán bộ, công chức, nhân viên trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình là bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng các mô hình học tập...

Điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường thế giới 

Tại Công văn số 1808/VPCP-KTTH ngày 23/3/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, điều hành giá xăng dầu; bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới.

 

TIN QUỐC HỘI

*Chinhphu.vn (28/3): Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Hạn chế tối đa tình trạng 'luật khung, luật ống'

Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách diễn ra sáng 28/3 tại Hội trường Diên Hồng theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu địa phương để thảo luận, cho ý kiến đối với 4 dự án luật được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 5/2022.

Chủ tịch Quốc hội cũng gợi mở, nhấn mạnh và trao đổi một số nội dung cơ bản xin ý kiến các vị ĐBQH chuyên trách đối với 4 dự thảo luật.

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ xác định nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi; bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra; khuyến khích thương mại hóa và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ… đã sớm được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đề ra.

Để bảo đảm chất lượng của dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến chú trọng vào các nội dung sau: Về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước; về thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; việc bổ sung quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; về nội dung cụ thể trong các nhóm vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; kỹ thuật lập pháp cần bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo Luật này và các Luật Hải quan, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Giá…

Đối với dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) thì công tác này được coi là động lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững và góp phần bảo vệ chế độ chính trị - xã hội. Công tác thi đua, khen thưởng là công cụ quản lý quan trọng, tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, xây dựng con người mới; lay động mạnh mẽ đến tình cảm, trách nhiệm, ý chí tự lực tự cường, lòng tự hào của cộng đồng và sức sáng tạo của tập thể, cá nhân. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước theo hướng tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, công nhân, người dân, người lao động, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, quan tâm khen thưởng cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng dân tộc thiểu số; tập trung giải quyết dứt điểm việc khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến…

Về dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến kỹ lưỡng về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau tại đợt họp chuyên đề xây dựng pháp luật của phiên họp thứ 9. Tại Hội nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu tập trung vào một số vấn đề, phương án quy định cụ thể các điều khoản chi tiết, hạn chế tối đa tình trạng "luật khung, luật ống", nhất là về các nội dung: Chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh; cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; sản xuất phim sử dụng ngân sách Nhà nước; phổ biến phim trên không gian mạng; quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh…

Với dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Tiềm năng thị trường bảo hiểm tại Việt Nam rất lớn; nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao. Trong khi đó, quy mô thị trường bảo hiểm còn khiêm tốn, tỉ lệ doanh thu phí bảo hiểm/GDP còn thấp; chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm không ổn định; thông tin và nguồn thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm còn chưa đa dạng, đầy đủ, toàn diện, dễ phát sinh tranh chấp. 

 

*Vtv.vn (28/3): Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ có nội dung trọng tâm về công tác lập pháp

Trong 2 ngày 28 và 29/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Phát biểu khai mạc Hội nghị vào sáng nay (28/3), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kỳ họp thứ 3 của Quốc hội sắp tới có nội dung trọng tâm về công tác lập pháp.

Về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi; bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam tạo ra.

Mặc dù là Luật sửa đổi, bổ sung nhưng có đến hơn 100 điều của Luật hiện hành phải sửa đổi; đồng thời, còn điều chỉnh một số quy định tại 4 luật khác có liên quan.

 

CÁC TIN LIÊN QUAN ĐẾN COVID – 19

*Vtv.vn (29/3): TP Hồ Chí Minh đã sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

TP Hồ Chí Minh có khoảng 900.000 trẻ em 5-11 tuổi dự kiến được tiêm trong tháng 4. TP đã hoàn thành việc tập huấn nhập liệu, khám sàng lọc và tập huấn tiêm cho trẻ.

Theo kế hoạch, trẻ đi học sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại trường. Ngoài ra, thành phố sẽ có thêm các điểm tiêm lưu động và ở trạm y tế. Khi tiêm chủng, cha mẹ hoặc người giám hộ cho trẻ phải ký giấy đồng ý tiêm.

Kết quả khảo sát ý kiến phụ huynh về việc tiêm cho trẻ tại TP Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ đồng thuận ở khối mầm non là khoảng 60%, ở bậc tiểu học và THCS đều trên 80%.

Trước đó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện để có thể triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi được phân bổ vaccine.

Việc tiêm chủng sẽ được tổ chức theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, lưu động và trường học.

 

*Tienphong.vn (28/3): Hà Nội: Nghiên cứu ứng dụng thuốc nam cho bệnh nhân Covid-19

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành Y tế quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng cả các phương thuốc nam cho bệnh nhân Covid-19 bởi y học dân tộc rất phong phú, các phương thuốc có thể vừa đem lại hiệu quả, vừa hạn chế được tác dụng phụ, hậu COVID-19...

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, trong tuần qua, điều đáng mừng là số ca mắc SARS-CoV-2 tiếp tục giảm sâu, tỷ lệ tử vong ở mức rất thấp. Tuy nhiên, cần quán triệt sâu sắc quan điểm là không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch; xác định rõ đây là nhiệm vụ cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố và Đảng đoàn HĐND thành phố phối hợp khẩn trương tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ cho các lực lượng phòng, chống COVID-19, trong đó có hàng nghìn người tham gia các tổ COVID-19 cộng đồng, các tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà...

Về thuốc điều trị, Bí thư Thành ủy lưu ý ngành Y tế và các ngành phải phối hợp chặt chẽ để bảo đảm số lượng, kiểm soát giá cả theo quy định, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, những hành vi trục lợi gây bức xúc cho người dân. Ông Đinh Tiến Dũng đề nghị ngành Y tế quan tâm nghiên cứu, xem xét ứng dụng cả các phương thuốc nam cho bệnh nhân COVID-19 bởi y học dân tộc rất phong phú, các phương thuốc có thể vừa đem lại hiệu quả, vừa hạn chế được tác dụng phụ, hậu COVID-19...

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Vtv.vn (30/3): Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước

Báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2021 mới được Tổng cục Thống kê công bố cho biết, vùng Đồng bằng sông Hồng giữ vị trí đắt đỏ nhất cả nước. Đắt đỏ thứ hai là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với chỉ số SCOLI năm 2021 bằng 99,61% so với vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp theo Đông Nam Bộ (99,04%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (98,74%); Tây Nguyên (97,57%).

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có chỉ số giá sinh hoạt theo không gian thấp nhất cả nước khi có chỉ số SCOLI bằng 95,12% so với vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Nếu xét với từng địa phương, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết trong năm 2021, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước khi có chỉ số SCOLI cao nhất. Quảng Ninh đứng thứ 2 cả nước với chỉ số SCOLI bằng 99,5% so với Hà Nội. Đứng thứ 3 là TP Hồ Chí Minh (98,98%); Đà Nẵng đứng thứ 4 (96,4%), Hải Phòng đứng thứ 5 (95,58%)…

So với năm 2020, vị trí các địa phương có mức giá đắt đỏ nhất trong năm 2021 không có sự thay đổi lớn. Tuy nhiên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức giá thấp hơn so với trước đây do giao thông ngày càng thuận lợi nên chi phí vận chuyển và lưu trữ hàng hoá giảm. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức giá đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi chủ yếu ở các nhóm hàng nhà ở thuê, dịch vụ và giải trí du lịch.

 

*Nhandan.vn (29/3): Vĩnh Phúc dành hơn 1.400 tỷ đồng vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm

Năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ dành hơn 1.400 tỷ đồng vốn đầu tư công xây dựng các công trình trọng điểm. 

Theo đó, từ đầu năm 2022, tỉnh bố trí vốn hơn 615 tỷ đồng cho 1 dự án hoàn thành là Dự án đường vành đai 3 đoạn Hương Canh-Yên Lạc; 12 dự án chuyển tiếp; 2 dự án khởi công mới là mở rộng đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh và đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên đoạn từ Quốc lộ 2C đến đường song song đường sắt tuyến phía bắc. Đồng thời, tỉnh sẽ phân khai sau gần 800 tỷ đồng vốn đầu tư công cho các dự án kết cấu hạ tầng văn hóa-xã hội và dự án quan trọng khác.

Hết quý I/2022, khối lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt hơn 766 tỷ đồng, bằng 11,05% so với tổng kế hoạch vốn được giao, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng trong quý I/2022, có 20 dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, 17 dự án cấp huyện và cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, đủ điều kiện đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 theo quy định. Có 7 dự án cấp tỉnh, 12 dự án cấp huyện, xã được phê duyệt đầu tư, đủ điều kiện bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2022.

Hiện nay, các sở, ngành đang hoàn thiện thủ tục trình thẩm định chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án đầu tư. Trong đó có các dự án trọng điểm như xây dựng, nâng cấp Trường THPT Trần Phú (thành phố Vĩnh Yên); xây dựng, nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc; xây dựng Trung tâm Triển lãm, giới thiệu thành tựu kinh tế-xã hội tỉnh; xây dựng Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, Vĩnh Phúc quy định cụ thể các mốc thời gian hoàn thành giải ngân vốn; thường xuyên rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án theo quy định; thành lập các tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tại một số sở, ban, ngành, địa phương do các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng.

Tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể và cam kết về tiến độ thực hiện, giải ngân vốn của từng dự án; giao chỉ tiêu giải phóng mặt bằng năm 2022 cho các huyện, thành phố.

 

*Qdnd.vn (29/3): Ngân hàng Thế giới đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà phục hồi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương nghiên cứu và chỉ đạo đối với khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế Việt Nam.

Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo "Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam" tháng 3-2022, trong đó đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà phục hồi, đồng thời WB đưa ra một số lưu ý đối với Việt Nam thời gian tới, cụ thể: Cơ quan chức năng nên khuyến khích các nhà sản xuất tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới, thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu và hiệp định thương mại tự do hiện có để nâng cao khả năng chống chịu của ngành xuất khẩu trong bối cảnh mới.

Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước do giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn.

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương nghiên cứu và chỉ đạo đối với khuyến cáo của WB theo thẩm quyền và theo chức năng, nhiệm vụ; báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ phụ trách.

 

*Vtv.vn (29/3): GDP quý I tăng 5,03%

Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ trong khi lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục được kiểm soát.

Số liệu mới công bố từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 4,72% quý I/2021). Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 51,08% vào mức tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ đóng góp 43,16%…

Trong quý I/2022, sản xuất công nghiệp là một trong những điểm sáng lớn nhất. Theo thống kê, sản xuất công nghiệp trong 3 tháng đầu năm tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước. 

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, dự kiến quý II/2022, có 50% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I; 32,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,7% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

Cùng với đó, tính chung quý I năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.318 nghìn tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều này này cho thấy sức mua của người tiêu dùng tiếp tục cho thấy đà hồi phục.

Sau một thời gian “đóng băng” do COVID-19, hoạt động du lịch quốc tế cũng đang cho thấy đà hồi phục mạnh mẽ. Tính chung quý I năm 2022, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong quí I/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 12,9%; nhập khẩu tăng 15,9%. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 25,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 27,6 tỷ USD.

Lạm phát tăng 0,81% 

Liên quan đến chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát, Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021. 

Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%. 

 

*Vtv.vn (28/3): Cần sớm tháo gỡ khó khăn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Cần sớm tháo gỡ vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong bối cảnh giá đầu vào các nguyên vật liệu tăng cao.

Thông tin trên là một trong những nội chính được thảo luận tại Hội nghị trao đổi khó khăn vướng mắc trong quản lý chi phí và hợp đồng xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước và các giải pháp tháo gỡ, với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành diễn ra chiều 28/3, tại Hà Nội.

Các ý kiến từ hội nghị đều cho thấy, thời gian qua, giá nguyên vật liệu tăng 30 - 40%, thậm chí nhiều vật liệu còn tăng trên 50%. Giá vật liệu tăng khiến nhiều nhà thầu rơi vào tình trạng thi công các công trình không hiệu quả, làm cầm chừng, thậm chí dừng thi công chờ giá vật liệu xuống.

Ngoài việc giá nguyên vật liệu tăng còn có tác động từ giá xăng dầu tăng, khiến dự toán tổng mức đầu tư ban đầu được duyệt chênh lệch rất lớn với tình hình thực tế. Trong đó có dự án trọng điểm cao tốc Bắc - Nam.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương có cao tốc Bắc - Nam đi qua thường 3 tháng mới công bố chỉ số giá một lần, có địa phương 1 năm công bố một lần, khiến việc xác định chỉ số giá cao tốc không sát thực tế.

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong 3 khâu đột phá chiến lược được Đảng, Nhà nước chú trọng để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và doanh tại hội nghị sẽ được Bộ Xây dựng tổng hợp để sớm trình Chính phủ, tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, xử lý linh hoạt, nhất là việc thiết lập, bổ sung khung định mức dự toán xây dựng để đáp ứng kịp tiến độ các công trình.

 

*Tienphong.vn (26/3): Bộ Công thương kết luận hàng loạt vi phạm điện mặt trời mái nhà

Ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá thỏa thuận đấu nối; chấp thuận đấu nối gây quá tải; nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán không đúng đối tượng, thiếu minh bạch..., là những vi phạm được Bộ Công thương kết luận sau khi kiểm tra hàng loạt tỉnh, thành.

Trao đổi với Tiền Phong, lãnh đạo Cty Điện lực Đắk Lắk, Đắk Nông cho biết, đang gửi các nội dung liên quan cho Tổng công ty Điện lực miền Trung để giải trình với Bộ Công thương sau kết luận của bộ về việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) vừa ban hành ngày 21/3/2022.

Trước đó (tháng 3/2021) Bộ Công thương quyết định kiểm tra, rà soát các vấn đề liên quan đến ĐMTMN được đưa vào vận hành trước ngày 1/1/2021 tại các tỉnh, thành: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và TP. Hồ Chí Minh.

Theo kết luận của Bộ Công thương, thời gian qua, việc phát triển ĐMTMN còn một số bất cập. Chẳng hạn, các nhà đầu tư tập trung ở 1 số địa phương có cường độ bức xạ cao, số giờ nắng trung bình trong năm lớn, trong khi hạ tầng lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu về truyền tải. Phần lớn các nhà đầu tư là doanh nghiệp tư nhân, mới thành lập, chủ yếu tập trung lắp đặt thiết bị để bán điện.

Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra của Bộ Công thương đã phát hiện nhiều vi phạm. Cụ thể, tại Cty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai xảy ra việc thỏa thuận đấu nối ĐMTMN vượt quá thời hạn quy định; ngoài ra, ở đây xảy ra sai phạm tương tự Cty Điện lực Bình Dương, Bình Phước như thỏa thuận đấu nối vượt quá công suất theo đề nghị của khách hàng, ký hợp đồng mua bán điện vượt quá công suất trong thỏa thuận đấu nối, không đúng với công suất trong đơn đề nghị bán điện, sai lệch với biên bản nghiệm thu tại nhiều hệ thống ĐMTMN.

Tại Cty Điện lực Ninh Thuận xảy ra việc đấu nối, nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán không đúng đối tượng (30% tấm quang điện được lắp đặt trên khung giá đỡ không có mái nhà).

Cty Điện lực Gia Lai vi phạm thỏa thuận đấu nối ĐMTMN vượt quá thời hạn quy định; chốt chỉ số công tơ, đưa vào vận hành nhưng không có sản lượng phát điện trong năm 2020 và ký hợp đồng mua bán điện trái quy định tại nhiều dự án.

Trước đó, tháng 2/2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời. Thời gian qua, báo Tiền Phong cũng có nhiều bài phản ánh về việc các dự án ĐMTMN phát triển ồ ạt, thiếu kiểm soát gây quá tải lưới điện…

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

*Nhandan.vn (29/3): Hoàn thiện cơ chế, chính sách về sở hữu trí tuệ

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ, số lượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích của các viện nghiên cứu, trường đại học ở nước ta vẫn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm lực khoa học công nghệ hiện có của các đơn vị này. 

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, số lượng đăng ký sáng chế của nhóm trường đại học chỉ trên dưới 150 đơn/năm, đăng ký giải pháp hữu ích chỉ khoảng 60 đơn/năm; ở nhóm viện nghiên cứu, số lượng đơn đăng ký sáng chế khoảng dưới 100 đơn/năm, đơn đăng ký giải pháp hữu ích chỉ khoảng 90 đơn/năm. Trong khi đó, số lượng bài báo khoa học công bố trên các tạp chí uy tín của thế giới lại lớn hơn rất nhiều. 

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế số lượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích là do việc hoàn thành đăng ký sáng chế mất nhiều thời gian, trung bình khoảng ba năm, trong khi thời gian hoàn thành bài báo khoa học từ  sáu tháng đến một năm; kinh phí thực hiện đề tài thường eo hẹp, khó tạo ra sáng chế. Nhiều cơ sở nghiên cứu cũng không yêu cầu sản phẩm đầu ra bắt buộc của đề tài nghiên cứu là sáng chế. Bên cạnh đó, nhận thức về sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa phải là vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với đa số cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, nhà khoa học…

Từ thực tiễn nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cho rằng, mục đích đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích là để thương mại hóa kết quả nghiên cứu, nhưng nhà khoa học chưa có động lực để thực hiện quyền này. Hiện, chưa có quy định cho phép đơn vị chủ trì nghiên cứu được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mà quyền này thuộc về tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư. Trong khi đó, tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư lại không có khả năng thương mại hóa đối tượng được bảo hộ, cũng như không có chức năng kinh doanh. 

Đồng thời, do chưa có hướng dẫn việc phân chia lợi nhuận cho tác giả, chủ sở hữu sáng chế sau khi thương mại hóa thành công, cho nên chưa thúc đẩy được sự sáng tạo, tâm huyết của nhà khoa học. Với những bất cập hiện nay, nhất là việc chưa có quy định phân chia lợi nhuận, không ít trường hợp đã phối hợp nghiên cứu với doanh nghiệp, đăng ký kết quả nghiên cứu làm tài sản trí tuệ riêng, dẫn đến thất thoát tài sản trí tuệ công. 

Tại hội nghị sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2022 diễn ra mới đây, nhiều địa phương đã lên tiếng về những bất cập này, và cho đó chính là rào cản lớn nhất hiện nay để ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 

Nhiều nhà quản lý, chuyên gia cho rằng, để tăng số lượng sáng chế, giải pháp hữu ích trong thời gian tới, cần sớm “cởi trói” chính sách, đó là giao quyền đăng ký tài sản trí tuệ cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và cần có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả đề tài nghiên cứu khi thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Quy định tương tự đã được nhiều quốc gia thực hiện thành công, thúc đẩy được hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Tài sản trí tuệ là tài sản xã hội, trong đó có đầu tư của Nhà nước, vì thế cần có cơ chế phù hợp để chuyển giao cho xã hội, phục vụ nhu cầu của xã hội, tạo ra giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp, quốc gia. Từ đó, giá trị đầu tư của Nhà nước qua các đề tài nghiên cứu mới phát huy được hiệu quả, tránh được tình trạng tài sản trí tuệ bị lãng phí, thất thoát như hiện nay.

 

QUẢN LÝ

*Nhandan.vn (29/3): Quý I/2022, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,46%

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 2,46%. Con số này cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 2,42%.

Tỷ lệ thất nghiệp: Vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần

Trong báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội quý I năm 2022 công bố ngày 29/3 của Tổng cục Thống kê (GSO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư), riêng về lĩnh vực lao động-việc làm, cơ quan thống kê quốc gia nhận định, chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 giúp cho thị trường lao động quý I năm 2022 có nhiều tín hiệu khởi sắc.

Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 51,2 triệu người, tăng 441,1 nghìn người so với quý trước và tăng 158,9 nghìn người so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 68,1%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; lao động 15 tuổi trở lên có việc làm ước tính là 50 triệu người, tăng 132,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước quý I năm 2022 ước tính là 2,46%. Con số này cao hơn so với cùng kỳ của quý I năm 2021 (2,42%) và quý I năm 2020 (2,22%). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,19%.

 

* Plo.vn (28/3): Tiêu chuẩn nhà ở công vụ với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Các Ủy viên Bộ Chính trị (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng…) sẽ được bố trí cho thuê biệt thự công vụ đảm bảo điều kiện công tác và yêu cầu an ninh, bảo vệ.

Quyết định 03/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ chính thức có hiệu lực từ ngày 15-4-2022.

Theo quyết định này, các Ủy viên Bộ Chính trị như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng… sẽ được bố trí cho thuê biệt thự công vụ theo tiêu chuẩn như sau:

- Biệt thự cao không quá 04 tầng có khuôn viên sân, vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, đảm bảo hệ thống an ninh, bảo vệ; diện tích đất khuôn viên từ 450 m2 đến 500 m2.

- Trang bị nội thất dời bao gồm: 01 bộ bàn ghế và 01 kệ ti vi tại phòng khách; 01 bộ bàn ghế ăn, 01 tủ lạnh cho phòng bếp; 01 tủ quần áo, 01 giường, 01 đệm ở phòng ngủ và 01 bộ bàn ghế làm việc; 01 máy giặt.

Định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho biệt thự công vụ này là 350 triệu đồng (hiện tại kinh phí trang trí tối đa là 250 triệu đồng theo quy định tại Quyết định số 27/2015 của Thủ tướng).

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với Bí thư Trung ương Đảng. Ngoài ra, Quyết định 03 cũng quy định về tiêu chuẩn nhà ở công vụ với một số chức danh khác ở Trung ương và địa phương:

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ được bố trí biệt thự  có diện tích từ 350 m2 đến 400 m2, kinh phí trang trí nội thất tối đa 300 triệu đồng.

Bí thư tỉnh ủy và cấp tương đương được bố trí nhà liền kề diện tích đất từ 200 m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cứ có diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2; định mức trang bị nội thất tối đa là 250 triệu đồng.

 

*Nhandan.vn (29/3): Tạo thuận lợi cho thí sinh thi đại học

Hiện nay, phần lớn học sinh khối lớp 12 đang gấp rút hoàn thành chương trình giáo dục THPT, chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương, các trường đại học cũng đang tích cực xây dựng, hoàn thiện các giải pháp nhằm triển khai công tác tuyển sinh năm 2022 đạt hiệu quả.

Để công tác tuyển sinh hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh đăng ký xét tuyển, hiện nay, các trường đại học đang tích cực triển khai các hoạt động tư vấn giúp thí sinh nắm bắt được các quy định, điều kiện, cách thức trong tuyển sinh năm 2022 để lựa chọn đăng ký xét tuyển tốt nhất. Theo PGS, TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tư vấn tuyển sinh từ tháng 2 đến tháng 10. 

Việc tổ chức tư vấn được thực hiện theo hình thức trực tuyến; qua các tài liệu in như sách, tờ gấp; tư vấn thông qua hoạt động trải nghiệm một ngày làm sinh viên. Đáng chú ý, Trường đại học Kinh tế quốc dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện tư vấn tuyển sinh tự động, thông minh qua công cụ Chatbot… giúp thí sinh tiếp cận với thông tin tuyển sinh hiệu quả hơn. 

Việc tăng cường tư vấn nhằm giúp phụ huynh, thí sinh nắm được các thông tin cụ thể về: chỉ tiêu tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp. Những thông tin tư vấn sẽ giúp thí sinh có sự cân nhắc, lựa chọn tốt nhất ngành nghề theo học…

Không chỉ các cơ sở đào tạo mà các cơ chế, chính sách, các quy định chung về tuyển sinh năm 2022 cũng được tích cực hoàn thiện. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác tuyển sinh năm 2022 giữ ổn định như năm 2021, chỉ điều chỉnh những nội dung mang tính kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho thí sinh, cho các cơ sở đào tạo, nhằm bảo đảm khách quan, công bằng giữa các thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo và tạo sự đồng thuận trong xã hội. 

Có sáu điểm mới dự kiến trong tuyển sinh năm 2022 gồm: Đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia; thí sinh đăng ký xét tuyển đợt 1 tất cả các nguyện vọng và được đăng ký xét tuyển trực tuyến; tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển của thí sinh vào các cơ sở đào tạo được lọc ảo chung trên hệ thống; các trường phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp môn thi trong cùng một ngành; cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành; cơ sở đào tạo phân tích rủi ro trong quá trình tuyển sinh và có phương án giải quyết…

Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong tuyển sinh năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy việc hoàn thành văn bản như: quy chế, cơ sở dữ liệu khu vực ưu tiên, các danh mục về trường trung học phổ thông, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn… Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện “hệ thống xử lý nguyện vọng và lọc ảo; tổ chức kiểm tra, thanh tra điều kiện bảo đảm chất lượng, công tác tuyển sinh của một số trường… Đáng chú ý, Cục trưởng Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Sơn Hải cho biết, ngành giáo dục triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo. 

Hiện nay, cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng bộ mã định danh, căn cước của giáo viên. Tới đây sẽ là triển khai kết nối đồng bộ đối với học sinh. Khi làm được điều này sẽ thuận lợi cho các dịch vụ trực tuyến; trong đó có việc đăng ký thi, xét tuyển đại học của thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển sinh.

Cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sở giáo dục và đào tạo rà soát danh mục mã trường THPT, khu vực ưu tiên. Các trường THPT triển khai các bước để cập nhật kết quả học tập của học sinh (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, đồng thời kiểm tra, rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển. 

Các cơ sở đào tạo đang đẩy mạnh rà soát các điều kiện bảo đảm chất lượng xác định chỉ tiêu và cập nhật lên hệ thống. Theo Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ luôn đồng hành hỗ trợ cơ sở giáo dục đại học tạo điều kiện cao nhất cho thí sinh, bảo đảm công tác tuyển sinh năm 2022 đạt kết quả tốt nhất.

 

* Vtv.vn (28/3): Đề xuất hỗ trợ hộ nghèo mua điện thoại thông minh

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách 500.000 đồng/hộ mua điện thoại thông minh.

Đề xuất trên được nêu tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025. Phương thức thực hiện là đặt hàng doanh nghiệp viễn thông thực hiện hỗ trợ hộ gia đình trang bị điện thoại thông minh.

Các hộ này có thể lựa chọn nhận hỗ trợ thông qua: trừ dần vào chi phí sử dụng dịch vụ viễn thông phát sinh vượt số kinh phí được hỗ trợ hoặc nhận tiền mặt từ doanh nghiệp do hộ gia đình đăng ký sử dụng dịch vụ.

 

* Doanhnghiepvn.vn (28/3): Đà Nẵng: Chỉ 7/51 cơ quan hành chính hoàn thành hết nhiệm vụ được giao

Theo báo cáo của Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2022 đến nay, các cơ quan, đơn vị của TP thiếu tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, lơ là trong việc cập nhật thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng giao.

Báo cáo số 07/BC-VP tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng giao cho các cơ quan, đơn vị từ ngày 1/1/2022 đến ngày 24/2/2022. Theo đó, trong tổng số 1.960 nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị đã hoàn thành 1.052 nhiệm vụ (đạt tỷ lệ 53,67%) và chưa hoàn thành 908 nhiệm vụ (tỷ lệ 46,33%), trong đó có 164 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (tỷ lệ 8,37%).

Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cũng cho biết, trong 51 cơ quan, đơn vị có 7 cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ với tỷ lệ 100% thì đều là các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ được giao ít, gồm Cục Hải quan (1 nhiệm vụ), Cục Thống kê (2 nhiệm vụ), Cục Quản lý thị trường (4 nhiệm vụ), Bảo hiểm xã hội (3 nhiệm vụ), Quỹ Đầu tư phát triển (2 nhiệm vụ), Đài Phát thanh – Truyền hình (1 nhiệm vụ), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng (1 nhiệm vụ).

Hoàn thành từ 80% đến dưới 100% nhiệm vụ được giao là Văn phòng UBND TP Đà Nẵng (92,98%) và BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên (81,82%). Trong khi đó, hoàn thành nhiệm vụ từ 50% đến dưới 80% có 25 cơ quan, đơn vị và hoàn thành nhiệm vụ dưới 50% là 17 cơ quan, đơn vị (chiếm tỷ lệ tương đối cao, 33,33% trong tổng số cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ).

Đáng chú ý, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết thêm, sau khi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có Công văn 786/UBND-KSTT (ngày 11/2/2022) yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc cập nhật tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là khẩn trương xử lý dứt điểm các nhiệm vụ quá hạn chưa hành thành năm 2020 trong tháng 2/2022, thì đến nay số nhiệm vụ tồn đọng của các cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều.

Trước tình hình này, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Chủ tịch UBND TP yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ năm 2022 dưới 50% và các cơ quan, đơn vị còn tồn đọng nhiều nhiệm vụ các năm trước nghiêm túc chấn chỉnh kỷ cương hành chính, tăng cường kiểm tra, tập trung chỉ đạo rà soát các nhiệm vụ được giao, phải có giải pháp triển khai thực hiện và nghiêm túc cập nhật kết quả vào hệ thống theo dõi công việc để nâng cao tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ.

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*Vtv.vn (29/3): Đẩy mạnh tiện ích từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và xây dựng chính phủ điện tử.

Thời gian qua, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành đã cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia ứng dụng nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Điều này đã mang lại nhiều thuận lợi cho người dân, trong thực hiện các thủ tục hành chính. Những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý cư trú sẽ phần nào cho thấy điều đó.

Qua hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát khu vực khi đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, chị Hương đã cơ bản hoàn thiện hồ sơ nhập sinh cho con. Tất cả thao tác được thực hiện chỉ qua điện thoại di động.

Hồ sơ của chị Hương được cán bộ công an Phường Cát Linh tiếp nhận thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Sau khi đối chiếu thông tin trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các giấy tờ do công dân cung cấp là chính xác, cán bộ sẽ tiến hành xác nhận và gửi trả kết quả hồ sơ bằng tin nhắn điện thoại. Thời gian tiếp nhận thủ tục cư trú cũng như trả kết quả đã giảm tới hơn 50% so với trước đây.

Từ đầu tháng 3/2022 đến nay, chủ một cơ sở kinh doanh khách sạn cũng không cần đến cơ quan công an phường để thông báo lưu trú mỗi ngày. Bởi việc khai báo nay đã được thực hiện dễ dàng bằng dịch vụ công trực tuyến.

Theo thống kê, hiện đã có tất cả 11 thủ tục hành chính liên quan đến cư trú đã được nâng lên dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4. Điều này tạo thuận lợi cho công dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, giảm áp lực công việc cho các cơ quan nhà nước, tăng tính minh bạch và hạn chế sai sót.

Việc đổi mới phương thức quản lý cư trú đã đơn giản, rút ngắn về thủ tục và thời gian giải quyết, qua đó từng bước ứng dụng chuyển đổi số phục vụ tốt hơn người dân.

 

*Daibieunhandan.vn (27/3): Khảo sát trực tuyến đánh giá mức độ hài lòng của người dân qua cải cách hành chính

Đây là nhiệm vụ của kế hoạch triển khai Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” năm 2022.

Kế hoạch triển khai Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” (Đề án) năm 2022 vừa được Bộ Nội vụ ban hành.

Kế hoạch hướng tới mục tiêu triển khai Đề án để huy động người dân tham gia vào quá trình xây dựng, thực thi, đánh giá chính sách, quy định, hoạt động cải cách hành chính nhà nước và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước kịp thời, chính xác, khách quan, góp phần đẩy mạnh hiệu quả công tác cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2022 – 2030. Cùng với đó, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, xã hội của cơ quan hành chính nhà nước và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Một trong những mục tiêu cụ thể của kế hoạch là người dân, xã hội được thông tin công khai, minh bạch, kịp thời về chính sách, quy định, hoạt động, kết quả cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cho người dân, xã hội.

Người dân, xã hội được cung cấp các điều kiện, công cụ dễ dàng, tin cậy để tham gia phản hồi ý kiến, góp ý đối với các chính sách, quy định, hoạt động, kết quả cải cách hành chính nhà nươc của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, tại kế hoạch mới ban hành, Bộ Nội vụ đã đưa ra 10 nhiệm vụ cần tập trung triển khai trong năm 2022 để thực hiện Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030”.

Cụ thể, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp cùng Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) xây dựng các chương trình phối hợp triển khai đo lường sự hài lòng của người dân với các cơ quan, tổ chức liên quan.

Bên cạnh đó, trong năm nay, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, địa phương và tổ chức liên quan cũng sẽ triển khai nhiều nội dung như: Xây dựng, công bố Chỉ số Hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021; Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2022 – 2025; Triển khai Trang thông tin điện tử cải cách hành chính; Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính, Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương; Đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính năm 2022...

 

* Cand.com.vn (27/3): Đánh giá kết quả của Công an các đơn vị, địa phương từ chỉ số cải cách hành chính

Bộ Công an đã hoàn thành dự thảo Thông tư quy định tiêu chí cải cách hành chính và xác định chỉ số cải cách hành chính trong Công an nhân dân (CAND) để tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Dự thảo Thông tư quy định về 8 tiêu chí khung và các tiêu chí cụ thể về cải cách hành chính của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thang điểm đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính tối đa là 100 điểm. Trong đó, các đơn vị thuộc cơ quan Bộ không có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 100 điểm. Đối với các đơn vị thuộc cơ quan Bộ có chức năng giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức: tự đánh giá tối đa 80 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 20 điểm.

Đối với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: tự đánh giá tối đa 75 điểm; đánh giá qua điều tra xã hội học, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công: tối đa 13 điểm; đánh giá qua việc lấy ý kiến của các cơ quan, ban, ngành có liên quan ở địa phương: tối đa 7 điểm.

Về nội dung xếp loại, công bố và sử dụng kết quả chỉ số cải cách hành chính, dự thảo Thông tư quy định theo hướng căn cứ kết quả thẩm định chỉ số cải cách hành chính của Công an các đơn vị, địa phương, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp dự thảo và trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt chỉ số cải cách hành chính trong CAND với các mức xếp loại như sau:

Tổng số điểm đạt được từ 95 điểm trở lên, tương ứng với chỉ số cải cách hành chính từ 95% trở lên: xếp loại xuất sắc; tổng số điểm đạt được từ 80 điểm đến dưới 95 điểm, tương ứng với chỉ số cải cách hành chính từ 80% đến dưới 95%: xếp loại tốt; tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 80 điểm, tương ứng với chỉ số cải cách hành chính từ 70% đến dưới 80%: xếp loại khá; tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm, tương ứng với chỉ số cải cách hành chính từ 50% đến dưới 70%: xếp loại hoàn thành nhiệm vụ (loại trung bình); tổng số điểm đạt được dưới 50 điểm, tương ứng với chỉ số cải cách hành chính dưới 50%: xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (loại yếu).

Đáng chú ý, dự thảo Thông tư quy định về điểm thưởng và điểm phạt; điểm thưởng là số điểm được cộng thêm vào tổng điểm thẩm định trước khi xác định chỉ số cải cách hành chính trong CAND.

Ngoài ra, việc sử dụng kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính trong CAND làm tiêu chí trong đánh giá, bình xét và tính điểm phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc hằng năm và quy định trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong xác định chỉ số cải cách hành chính. 

 

*VietnamPlus.vn (28/3): VNPT “bắt tay” Hải Dương đón đầu xu hướng chuyển đổi số

Tin từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ngày 28/3 cho hay đơn vị này đã chính thức hợp tác giai đoạn 2022-2027 với UBND tỉnh Hải Dương nhằm xây dựng, triển khai các giải pháp thông minh, đón đầu chuyển đổi số.

Theo ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc VNPT, tập đoàn sẽ hỗ trợ Hải Dương khảo sát, tư vấn đề án, quy hoạch tổng thể về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh; xây dựng hạ tầng số, các nền tảng dùng chung, đảm bảo an toàn an ninh thông tin; hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ, viễn thông...

Về phát triển kinh tế số, VNPT sẽ tư vấn, hợp tác, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và triển khai chuyển đổi số cho các doanh nghiệp; hỗ trợ triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển thương mại điện tử, hóa đơn điện tử.

Tập đoàn này cũng sẽ sẽ tham vấn cho Hải Dương triển khai các giải pháp hệ sinh thái y tế đồng bộ, thông minh, trong đó ưu tiên một số hạng mục: Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung ngành y; Trung tâm điều hành y tế thông minh; Hệ thống Quản lý bệnh viện (HIS) tại các cơ sở Y tế, hệ thống Y tế cơ sở (HMIS) tại xã phường; Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử và mã định danh y tế (HSSK).

Trong lĩnh vực giáo dục, VNPT sẽ hỗ trợ triển khai các giải pháp hệ sinh thái giáo dục đồng bộ, thông minh, trong đó ưu tiên một số hạng mục: Hệ thống điều hành giáo dục thông minh; Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục; Hệ thống Quản lý thông tin nhà trường vnEdu, Học bạ điện tử, Giáo án điện tử theo quy định của Bộ GD&ĐT; Xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập...

Trước đó, trong giai đoạn 2017- 2021, VNPT đã tích cực hỗ trợ Hải Dương xây dựng nền tảng hạ tầng số, hệ sinh thái số phong phú đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, triển khai chính quyền điện tử. Hạ tầng công nghệ được VNPT đầu tư bài bản, hiện tại 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã đã xây dựng mạng nội bộ (LAN) kết nối các phòng ban, đơn vị; tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức đạt 100%...

Hiện, Cổng Dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Hải Dương cung cấp 1.956 bộ thủ tục hành chính, trong đó dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 613, đạt 31.3%; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 1199, đạt 61.3...

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Tienphong.vn (29/3): Khởi tố bị can, bắt tạm giam Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán",

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hành vi trên của Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC đã đủ yếu tố cấu thành tội "Thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Bước đầu, ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.

Các Quyết định, Lệnh tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn theo quy định pháp luật.

 

*Tienphong.vn (28/3): Bắt giám đốc tạm ứng 10 tỷ, xây dựng 1 tỷ còn lại chi tiêu cá nhân

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng vừa bắt tạm giam Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng Trường Phúc Hoàng liên quan đến gói thầu xây dựng tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh này. Công ty này đã tạm ứng 10 tỷ, song chỉ thi công hết số tiền 1 tỷ, 9 tỷ còn lại bị giám đốc sử dụng vào việc cá nhân.

Cụ thể, ngày 21/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thi hành, lệnh bắt tạm giam bị can để tạm giam đối với bà Quản Thị Thu Hiền (SN 1967), Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và Xây dựng Trường Phúc Hoàng về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2015, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Phúc Hoàng có địa chỉ tại Hà Nội do bà Quản Thị Thu Hiền làm Giám đốc trúng gói thầu xây dựng Nhà đa năng (5 tầng) trong khuôn viên của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng. Gói thầu có giá trị hơn 26 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành tháng 12/2020.

Trong quá trình thi công, Công ty bà Hiền tạm ứng trên 10 tỷ đồng đồng với chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gói thầu, phía Công ty bà Hiền chỉ thực hiện 3,5% khối lượng công trình, tương đương số tiền gần 1 tỷ đồng cho công trình Nhà đa năng của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng. Số tiền hơn 9 tỷ đồng còn lại, bà Hiền chiếm đoạt sử dụng vào việc cá nhân dẫn đến công trình bị đình trệ nhiều năm không hoàn thành được.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Hà Minh Trần (SN 1958), nguyên Giám đốc Sở LĐTB và XH tỉnh Cao Bằng và bà Triệu Thị Nhung (SN 1965), nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính (Sở LĐTB và XH tỉnh Cao Bằng) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại Điều 219 Bộ luật hình sự. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định và thu hồi toàn bộ số tiền trên 9 tỷ đồng bị chiếm đoạt trái phép. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

 

*Tienphong.vn (26/3): Ninh Bình chỉ đạo 'nóng' vụ tàn phá 32.000 m2 rừng

UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, làm rõ việc Công ty TNHH Duyên Hà tàn phá 32.000 m2 rừng.

Cụ thể, ngày 25/3, Văn phòng UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản gửi các Sở NN&PTNT, TN&MT, Công thương và UBND TP Tam Điệp, yêu cầu thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Trần Song Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiểm tra, làm rõ nội dung Công ty TNHH Duyên Hà tàn phá 32.000 m2 rừng.

Văn bản nêu rõ, UBND tỉnh Ninh Bình nhận được phản ánh, việc Công ty TNHH Duyên Hà khai thác mỏ ngoài mốc giới làm ảnh hưởng đến diện tích rừng phòng hộ tại khu vực phường Tân Bình và xã Yên Sơn (TP Tam Điệp).

Về việc này, UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND TP Tam Điệp và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, làm rõ và báo cáo về UBND tỉnh Ninh Bình trước ngày 20/4/2022.

Đáng chú ý, liên quan đến việc phá rừng, năm 2020, ông Phạm Quang Ngọc, thời điểm đó là Phó Chủ tịch, nay là Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình từng ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành nêu trên và UBND TP Tam Điệp vào cuộc kiểm tra làm rõ các hành vi, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các sai phạm của Công ty TNHH Duyên Hà; trường hợp vượt thẩm quyền, đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.

Tuy nhiên, chỉ đạo trên chưa được các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm và đến nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình phải tiếp tục có ý kiến chỉ đạo kiểm tra, xử lý vụ việc liên quan.

 

THẾ GIỚI

*Vtv.vn (29/3): EU sẽ chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga từ năm 2027

Liên minh châu Âu (EU) ngày hôm qua tuyên bố sẽ ngừng phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu của Nga từ năm 2027.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, phát ngôn viên EU phụ trách Năng lượng Tim McPhie cho biết, khối sẽ "chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch của Nga vào năm 2027".

Ông McPhie cũng cho biết rằng, EU đã ước tính có thể giảm 2/3 sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga trong năm nay và kế hoạch chi tiết sẽ được công bố vào cuối tháng 5.

Bình luận của ông McPhie được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Brussels tuần trước đã cam kết cung cấp cho EU 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng NLG trong năm nay. EU hiện nhập khẩu 40% nhu cầu khí đốt từ Nga.

Trước đó, ngày 9/3 Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc của khối vào khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc này trước năm 2030. Trước thời điểm Ủy ban châu Âu công bố kế hoạch này, Thủ tướng Đức và Thủ tướng Hà Lan còn cho rằng châu Âu chưa thể dừng phụ thuộc khí đốt vào Nga trong ngắn hạn, bởi vậy việc các nước châu Âu có thể sớm hiện thực hóa kế hoạch trên vẫn là bài toán chờ lời giải.

 

*Vtv.vn (29/3): 132 nạn nhân vụ rơi máy bay tại Trung Quốc đã được nhận dạng

 Toàn bộ 132 nạn nhân thiệt mạng trong vụ rơi máy bay của hãng hàng không China Eastern Airlines hôm 21/3 đã được nhận dạng bằng xét nghiệm ADN.

Phát biểu với báo giới, người đứng đầu Văn phòng an toàn hàng không, thuộc Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết, sau khi tìm thấy 2 hộp đen của máy bay, lực lượng cứu hộ đang tích cực tìm kiếm thêm các mảnh vỡ máy bay, các đoạn băng video thu được gần đó về vụ tai nạn cũng như nhân chứng.

Tai nạn thảm khốc xảy ra ngày 21/3 khi máy bay Boeing 737-800 số hiệu 5735 của Hãng hàng không China Eastern Airlines, khởi hành từ thành phố Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) đến thành phố Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông), mất liên lạc khi bay qua thành phố Ngô Châu, tỉnh Quảng Tây. Máy bay sau đó đã bị đâm xuống vùng núi.

Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên máy bay có 132 người, bao gồm 123 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn. Giới chức Trung Quốc xác nhận toàn bộ 132 người trên máy bay đã thiệt mạng. Hiện lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 hộp đen của máy bay.

Đến nay, Trung Quốc đã cử hơn 15 nghìn nhân viên cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn tới hiện trường. Hơn 36 nghìn mảnh vỡ máy bay đã được tìm thấy.

 

*Vtv.vn (29/3): Châu Âu chấm dứt chương trình "hộ chiếu vàng"

Ủy ban châu Âu ngày 28/3 đã kêu gọi các nước thành viên EU lập tức chấm dứt chương trình hộ chiếu vàng cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện còn ba nước đang áp dụng chương trình này là Malta, Cộng hòa Cyprus và Bulgaria. Tuy nhiên, cả ba nước đều đã cam kết chấm dứt chương trình trên.

Theo Nghị viện châu Âu, việc chấm dứt chương trình hộ chiếu vàng có thể gây ra tác động kinh tế đáng kể với một số quốc gia.

Từ năm 2011-2019, chương trình này mang lại tổng số hơn 21 tỷ USD đầu tư cho các quốc gia thành viên EU. Tuy nhiên, chương trình gần như không được kiểm soát trong khối, dẫn đến các hệ lụy về an ninh.

Cùng với chương trình trên, Ủy ban châu Âu cũng kêu gọi các nước ngừng cấp thị thực cho công dân Nga và Belarus.

 

*Vtv.vn (29/3): Không bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời tại Singapore

Từ ngày 29/3, Singapore sẽ nới lỏng một loạt các biện pháp quan trọng phòng dịch COVID-19. Theo đó, quy định đeo khẩu trang ngoài trời sẽ không còn là bắt buộc.

Người dân có thể bỏ khẩu trang khi đi ngoài trời, tuy nhiên vẫn phải đeo khẩu trang trong không gian trong nhà như tại các tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm, trên các phương tiện giao thông công cộng, lớp học…

Quy mô tụ tập đông người được tăng gấp đôi từ 5 lên 10 người. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có thể cho nhân viên đi làm trực tiếp tới 75% tổng số nhân viên.

Từ ngày 1/4, Singapore cũng sẽ mở cửa trở lại biên giới cho tất cả du khách quốc tế đã tiêm phòng đầy đủ.

 

*Vtv.vn (28/3): Bỉ khánh thành "thành phố vaccine" phục vụ các thử nghiệm lâm sàng

Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và phát triển vaccine cũng như tăng cường khả năng sẵn sàng đối mặt với những đại dịch tiếp theo là mục tiêu của "thành phố vaccine" (Vaccinopolis) vừa được thành lập trong khuôn viên Bệnh viện trường Đại học Antwerp ở Bỉ.

Thành phố này thực chất là một tòa nhà mới, có diện tích 6.000 m² dành cho các tập đoàn dược phẩm và những nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine.

Tòa nhà gồm 30 phòng để cách ly những người tình nguyện tham gia nghiên cứu lâm sàng, qua đó các nhà nghiên cứu có thể theo dõi diễn biến của phản ứng miễn dịch ở mỗi tình nguyện viên hàng ngày và nghiên cứu kỹ về mầm bệnh.

Vaccinopolis ra đời sau 14 tháng xây dựng và đây là một kỳ tích trong bối cảnh cuộc khủng hoảng COVID-19 đặt ra nhu cầu cấp bách về vaccine.

Tổng chi phí xây dựng là 26 triệu Euro, trong đó 50% là từ nguồn ngân sách của Chính phủ liên bang, phần còn lại đến từ các nhà tài trợ tư nhân, Đại học Antwerp...

Tại Vaccinopolis, các nhà khoa học có thể tiến hành những nghiên cứu lâm sàng về virus được phân loại ở mức độ nguy hiểm 3 (như COVID-19 và lao) nhưng không nguy hiểm bằng loại 4 gây chết người như Ebola.

 

*Nhandan.vn (29/3): G20 thúc đẩy mở cửa biên giới

Indonesia, nước Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022, khởi động các cuộc thảo luận của G20 về chuẩn hóa các quy định về y tế nhằm nối lại hoạt động đi lại giữa các quốc gia trong bối cảnh dịch Covid-19. 

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin (B.Xa-đi-kin) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hài hòa các quy định y tế, cũng như trong vấn đề công nghệ; song khẳng định, cần tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch của mỗi nước. Indonesia cũng thúc đẩy thảo luận về việc thống nhất các quy định với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) nhằm bảo đảm đi lại thông suốt giữa hai khu vực.

Trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 giảm và chiến dịch tiêm chủng đạt hiệu quả, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo (N.Át-đô) tuyên bố, nước này mở lại biên giới; đồng thời dỡ bỏ hầu hết các hạn chế phòng Covid-19. Theo đó, khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ có thể nhập cảnh Ghana mà không cần kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Ghana bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang; song vẫn khuyến khích tránh tụ tập đông người.

Thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, thông báo nối lại hoạt động làm việc và sản xuất như thông lệ; đồng thời nới lỏng biện pháp hạn chế ăn uống tại các địa điểm trong nhà. Người dân phải có chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính trong 48 giờ mới có thể ra vào các khu dân cư, đến các địa điểm công cộng tại Thâm Quyến. Chính quyền thành phố tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tập trung đông người; kêu gọi người dân hạn chế rời thành phố trừ khi cần thiết.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch Hàn Quốc (KDCA) ngày 28/3 thông báo, số ca nhiễm Covid-19 mới hằng ngày tại nước này lần đầu tiên ở dưới ngưỡng 200 nghìn ca kể từ ngày 2/3. Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cho biết, làn sóng lây nhiễm đã đạt đỉnh và hiện chuyển sang xu hướng giảm; song kêu gọi duy trì cảnh giác vì số ca bệnh nặng và tử vong vẫn tăng cao khi đỉnh dịch đã qua. 

Hawaii là bang cuối cùng của Mỹ dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang trong nhà và các quy định hạn chế đi lại. Hawaii cũng tạm dừng chương trình du lịch an toàn, trong đó yêu cầu du khách phải tự cách ly và cung cấp xác nhận tiêm phòng hoặc xét nghiệm. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch tại Hawaii bày tỏ hoan nghênh quyết định nới lỏng. Trong khi đó, nhiều người dân cho biết, tiếp tục đeo khẩu trang đến khi dịch Covid-19 được coi là bệnh đặc hữu.

Xem chi tiết tại đây