Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 3 năm 2022

TIN ĐIỆN BIÊN

*Baodienbienphu.info.vn (11/3): Điện Biên phát hiện 1.327 ca mắc Covid-19 tại cộng đồng trong ngày 10/03

Từ 20 giờ ngày 09/03/2022 đến 20 giờ ngày 10/03/2022, trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận 2.709 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó, 1.327 ca phát hiện tại cộng đồng (TP. Điện Biên Phủ 513 ca, huyện Điện Biên 334 ca, Điện Biên Đông 167 ca, Mường Ảng 44 ca, Tuần Giáo 30 ca, Tủa Chùa 90 ca, Mường Chà 50 ca, thị xã Mường Lay 34 ca, Nậm Pồ 21 ca, Mường Nhé 34); 155 ca trong khu cách ly tập trung; 1.173 ca cách ly tại nhà; 10 ca tại trạm y tế và 44 ca tại khu phong tỏa.

Như vậy, từ ngày 01/01/2022 đến 20 giờ ngày 10/03/2022, toàn tỉnh ghi nhận 34.357 bệnh nhân mắc Covid-19. Cụ thể: TP. Điện Biên Phủ 10.897 ca, huyện Điện Biên 6.880 ca, Tuần Giáo 6.047 ca, Mường Ảng 3.449 ca, Tủa Chùa 2.216 ca, Điện Biên Đông 1.530 ca, Nậm Pồ 934 ca, Mường Nhé 887 ca, thị xã Mường Lay 850 ca, Mường Chà 648 ca và 19 ca nhập cảnh. 

Tính từ ngày 05/02/2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận 34.991 bệnh nhân mắc Covid-19; điều trị khỏi và xuất viện 15.926 bệnh nhân; đang điều trị 19.056 bệnh nhân.

Theo báo cáo của Sở Y tế, kết quả triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 tính đến ngày 09/03/2022, tỉnh Điện Biên tiêm được 1.047.007 liều. Cụ thể: tỷ lệ tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên là 922.702 liều (01 liều vắc xin đạt 98,6% và đủ 02 liều vắc xin đạt 92,5% dân số từ 18 tuổi trở lên và 273.367 liều mũi 3 đạt 80,4%); tỷ lệ tiêm chủng từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm được 124.305 liều (01 liều vắc xin 98,3% và đủ 02 liều vắc xin 88,3%).

 

*Anninhthudo.vn (11/3): Chặn bắt nhóm đối tượng vận chuyển số lượng ma túy cực "khủng"

Phòng cảnh sát ĐTTP về ma túy Công an tỉnh Điện Biên vừa bắt giữ nhóm đối tượng trong đường dây mua bán trái phép ma tuý.

Nhóm đối tượng bị bắt gồm Ly A Công (SN 2002) và Giàng A Bông (SN 2003), cùng trú tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Cơ quan Công an thu giữ tang vật 30 gói màu vàng bên trong có chứa 180.000 viên ma túy tổng hợp (khối lượng khoảng 16,7kg). Qua khai thác, các đối tượng khai nhận vận chuyển thuê số ma túy trên với giá 70 triệu đồng.

Mở rộng điều tra, lực luợng chức năng bắt giữ thêm Ly A Hồng (SN 2001) và Ly A Dìa (SN 2002) đều trú tại huyện Điện Biên. Tang vật thu giữ gồm 48.000 viên MTTH (khối lượng khoảng 4,8kg). Vụ việc đang được Công an tỉnh Điện Biên tiếp tục điều tra, mở rộng, truy bắt các đối tượng liên quan.

 

*Dienbientv.vn (10/3): Tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Ban

Sau 2 năm phải tạm ngừng tổ chức do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Lễ hội Hoa Ban năm 2022 sẽ diễn ra vào ngày 13/3 - đúng ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Để Lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch, phục vụ không chỉ người dân địa phương mà còn cả du khách thập phương đến với Điện Biên tham gia Lễ hội Hoa Ban, hiện tại mọi công tác chuẩn bị cho chương trình khai mạc Lễ hội đang được các đơn vị tích cực triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ đề ra.

Theo Ban tổ chức, Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội gồm 3 chương, với chủ đề: Lung linh miền Hoa, Vũ khúc miền Tây Bắc và Điện Biên xin chào. Đây là điểm nhấn của Lễ hội Hoa Ban năm nay.

Dự kiến, chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam; kênh ĐTV Đài Phát thanh và Truyền hình Điện Biên và nhiều Đài PT&TH các tỉnh, thành phố tiếp sóng. Ngoài ra, còn phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội để đông đảo người dân trong và ngoài nước có thể theo dõi sự kiện này.

Cũng trong khuôn khổ Lễ hội, sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Cuộc thi ảnh Check-in Điện Biên và trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa du lịch. Đây là các hoạt động hứa hẹn thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Đến thời điểm này, đã có 34 đơn vị đăng ký tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban 2022.

Với sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng cùng nhiều điểm mới lạ, ấn tượng, Lễ hội Hoa Ban năm 2022 được kỳ vọng sẽ là tín hiệu vui cho giai đoạn phát triển của du lịch Điện Biên trong trạng thái bình thường mới./.

 

*Baodienbienphu.info.vn (11/3): Đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản

Cùng với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, xây dựng sản phẩm nông nghiệp an toàn, liên kết sản xuất theo chuỗi… những năm gần đây, tỉnh ta đã và đang tập trung đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều giải pháp xúc tiến thương mại sáng tạo, hiệu quả góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay, toàn tỉnh có 45 sản phẩm OCOP. Tất cả sản phẩm đều được trồng tập trung, xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi tạo ra với hệ thống sản phẩm đa dạng, chất lượng. Khi đã có nguồn sản phẩm phong phú, an toàn và chất lượng, các cơ quan, địa phương và chủ thể kinh tế đã, đang chú trọng công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, giải quyết khâu đầu ra sản phẩm.

Hàng năm, các cơ quan ngành Nông nghiệp và Công Thương thường xuyên tổ chức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ thể kinh tế tham gia nhiều lượt hội chợ, tuần lễ giới thiệu nông sản cả trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ năm 2021 đến nay, việc tổ chức hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản đã có nhiều những đổi mới sáng tạo và hiệu quả.

Để hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tìm giải pháp hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản trên các sàn giao dịch điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến, các nhóm tiêu thụ nông sản an toàn, sản phẩm OCOP toàn quốc. Đây là giải pháp tối ưu trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kết nối với với 55 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh tạo thành một nhóm trên các nền tảng mạng xã hội như: Zalo và Facebook. Sau đó, qua nền tảng số, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục kết nối các thành viên vào các nhóm tiêu thụ nông sản toàn quốc như: Câu lạc bộ sản phẩm OCOP toàn quốc; Câu lạc bộ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn…

Năm 2022, cả nước chuyển trạng thái “thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã, đang vận dụng linh hoạt, triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại nông sản. Một mặt, Sở tiếp tục thực hiện đồng hành, giúp các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại thông qua các buổi tọa đàm trực tuyến, sàn thương mại điện tử, thông qua các trang mạng xã hội nhằm hỗ trợ kết nối giúp các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, Sở kết nối với các tỉnh, thành phố để giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ thương mại hàng nông sản. Đơn cử như, dịp lễ hội Hoa Ban, Sở đã phối hợp với Ban tổ chức lễ hội tạo điều kiện cho 6 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia 8 gian hàng giới thiệu, bán sản phẩm trong thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 11 - 14/3. Đồng thời, dự kiến tham gia các chương trình xúc tiến thương mại như: Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 22-AgroViet 2022; Hội chợ Xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp vào chuỗi bán lẻ của tập đoàn Aeon - Việt Nam tổ chức tại Hà Nội…

 

*Baodienbienphu.info.vn (10/3): Trạm y tế lưu động: San sẻ áp lực phòng, chống dịch tại cộng đồng

Số bệnh nhân Covid-19 không ngừng tăng. Hệ thống y tế các tuyến quá tải. Trước tình hình đó, UBND TP. Điện Biên Phủ đã quyết định thành lập 7 trạm y tế lưu động trên địa bàn. Vừa đi vào hoạt động, các trạm đã phát huy vai trò tích cực trong triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng, san sẻ áp lực cho hệ thống y tế cơ sở.

Trạm Y tế lưu động phường Thanh Trường đặt tại nhà văn hóa Khu Tái định cư số 1 (phường Thanh Trường). Trạm được bố trí 9 cán bộ y tế, 1 giường bệnh, 2 bình ô xi, máy thở cùng nhiều vật tư y tế cần thiết để đảm bảo hoạt động chuyên môn và công tác phòng, chống dịch. Trạm Y tế lưu động thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân, người dân từ 5 bản, 1 tổ dân phố, khu tái định cư, trường học, bến xe lân cận. Với địa bàn rộng, có tính chất phức tạp, trong khi điều kiện nhân dân vẫn còn hạn chế, công tác phòng, chống dịch bệnh được Trạm đặc biệt quan tâm, chú trọng thực hiện.

Còn tại phường Mường Thanh, sáng ngày 9/3, Trạm Y tế lưu động phường đi vào hoạt động. Trạm được đặt tại nhà văn hóa tổ dân phố 13 (phường Mường Thanh). Vừa mở cửa, ngay trong buổi sáng, Trạm đã tiếp hơn 100 lượt người dân đến khai báo, xét nghiệm nhanh, xin tư vấn, hướng dẫn... liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Trong đó có nhiều người già và trẻ em. Chị Hà Thị Dung, tổ dân phố 14, cũng xếp hàng đợi đến lượt test nhanh. Chị Dung chia sẻ: “Tôi không tiếp xúc gần với trường hợp nguy cơ nào nhưng thấy trong người mệt mỏi, nên chủ động mua sẵn bộ kit test, mang đến nhờ cán bộ y tế lấy mẫu giúp. Có Trạm Y tế lưu động đặt tại đây thực sự rất thuận tiện, giúp cho người dân trên địa bàn, đặc biệt là những người sức khỏe không tốt, hoặc hạn chế phương tiện đi lại, có thể phòng chống dịch chủ động và hiệu quả hơn”.

Nhận xét về tầm quan trọng của trạm y tế lưu động tại địa bàn, ông Nguyễn Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND phường, Phó Chỉ huy Trung tâm Phòng, chống dịch Covid-19 phường, chia sẻ: Phường Mường Thanh có 1.405 F0 điều trị tại nhà, trong đó 460 F0 đã khỏi bệnh, hết cách ly. Việc kích hoạt trạm y tế lưu động giảm tải rất nhiều cho Trạm Y tế phường, đảm bảo cho nhân dân thuận tiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm nhanh hơn, hạn chế tỷ lệ lây nhiễm tại địa điểm lấy mẫu, chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân”.

Với hàng nghìn F0 điều trị, cách ly tại nhà, TP. Điện Biên Phủ thành lập 7 trạm y tế lưu động tại các phường trung tâm. Nhân lực trạm không chỉ cán bộ y tế các cấp mà còn trưng tập y tế học đường, cùng sự hỗ trợ của tổ Covid-19 cộng đồng và tình nguyện viên. Tuy nhiên, do thiếu nhân lực nên một số trạm vẫn chưa đi vào hoạt động. Trạm y tế lưu động sẽ góp phần tích cực đảm bảo tất cả bệnh nhân mắc Covid-19 được tiếp cận sớm với các dịch vụ y tế và giảm tải khối lượng công việc cho các trạm y tế và y tế tuyến trên.

 

*Dienbientv.vn (9/3): Điện Biên: Lần đầu tiên tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý các sở, ngành

Sáng 9/3, Tỉnh ủy Điện Biên, Hội đồng thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành tỉnh tổ chức khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành tỉnh năm 2021 và đợt 1 năm 2022.

Dự khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển; đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Lò Văn Phương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.

Tham gia kỳ thi có 21 ứng viên, thi tuyển vào 5 vị trí chức danh lãnh đạo, quản lý tại 5 sở, ngành gồm: Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Giám đốc Sở Tư pháp. Theo đó, các ứng viên sẽ trải qua 2 vòng thi: kiến thức chung và truyết trình, bảo vệ Đề án.

Đây là lần đầu tiên, Tỉnh ủy Điện Biên thí điểm thực hiện thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các sở, ban, ngành tỉnh. Qua đó, nhằm phát hiện, thu hút và tuyển chọn những người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, đóng góp trí tuệ, sức lực cho sự phát triển bền vững của tỉnh.

 

*Laodong.vn (9/3): Điện Biên tiêm vaccine COVID-19 tại nhà cho người khó tự đến điểm tiêm

Để quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc COVID-19 nhằm chủ động quản lý, theo dõi sức khỏe, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đặc biệt là nhóm người không thể đi lại được, không có khả năng đến các điểm tiêm chủng cố định, lưu động, ngày 9.3, Sở Y tế Điện Biên đã ban hành hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại nhà.

Hoạt động này nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine liều cơ bản và liều nhắc lại trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng được tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 tại nhà là những người không thể đi lại được, không đến được các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động.

Trong đó có các nhóm đối tượng: người già yếu, người đang mắc bệnh lý, người mất tri giác, mất năng lực hành vi… chưa được tiêm chủng đầy đủ các liều cơ bản, hoặc liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và đồng ý tiêm chủng tại nhà.

Theo đó, UBND các xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức xác minh, lập danh sách người cần tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại nhà, gửi phiếu đồng ý tiêm chủng trước cho gia đình ký xác nhận đồng ý hay không đồng ý tiêm chủng để xác định số người cần tiêm chủng tại nhà.

Theo kế hoạch, nhân lực tổ chức tiêm chủng lưu động có ít nhất từ 2 cán bộ y tế trở lên ở mỗi tổ và đã được tập huấn về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, trong đó 1 cán bộ khám phân loại có trình độ chuyên môn tối thiểu là y sĩ đa khoa trở lên, 1 cán bộ thực hành tiêm chủng và ít nhất một trong hai cán bộ được tập huấn xử trí phản vệ.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Điện Biên cũng yêu cầu chính quyền địa phương cử cán bộ các ban, ngành, đoàn thể xã/phường/thị trấn, cán bộ tổ dân phố... tham gia hỗ trợ khi thực hiện tiêm chủng tại nhà. Phải có ít nhất 1 người là đại diện gia đình có người được tiêm chủng để hỗ trợ cán bộ y tế tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng.

 

*Baodienbienphu.info.vn (9/3): Tăng cường quản lý kinh doanh đa cấp

Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Trên địa bàn tỉnh, bên cạnh số ít doanh nghiệp đa cấp hoạt động chân chính vẫn có một số đa cấp hoạt động biến tướng, tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ đối với người tham gia hệ thống mà với cả khách hàng. Bởi vậy, để tăng hiệu quả quản lý kinh doanh đa cấp trên địa bàn thì hoạt động kinh doanh này phải được đăng ký hoạt động với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; đặc biệt là siết chặt quản lý hơn nữa đối với đa cấp biến tướng.

Nhận diện đa cấp chân chính

Công ty TNHH MTV NEW IMAGE Việt Nam tại Điện Biên có địa điểm hoạt động tại phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ. Đây là một trong số ít doanh nghiệp được Sở Công Thương xác nhận có hoạt động kinh doanh đa cấp theo Nghị định số 40/2018-CP của Chính phủ. Chị Đặng Thị Mai Anh, đại diện Công ty cho biết: Ban đầu chị là khách hàng của Công ty TNHH MTV NEW IMAGE Việt Nam, sau một thời gian chị đã quyết định trở thành đại diện của Công ty tại Điện Biên. Do đủ các điều kiện như: Vốn điều lệ, là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới… chị Mai Anh đã được Sở Công Thương xác nhận có hoạt động kinh doanh theo quy định.

Đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 14 doanh nghiệp được Sở Công Thương xác nhận có hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đang hoạt động theo Nghị định số 40/2018-CP của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Năm 2021, toàn tỉnh có 3.335 người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, các doanh nghiệp đang được phép hoạt động có doanh thu hơn 34,9 tỷ đồng; trên 11,3 tỷ đồng hoa hồng và tiền thưởng trả cho nhà phân phối.

Thực tế hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp chân chính không xấu, nhiều người đã có thêm thu nhập ổn định cuộc sống, song để tránh những rủi ro, trước khi tham gia và mua sản phẩm người tham gia hệ thống bán hàng đa cấp và khách hàng cần phân biệt rõ mô hình bán hàng đa cấp chân chính và biến tướng. 

Siết chặt quản lý đa cấp biến tướng

Thực tế trên địa bàn tỉnh cũng tồn tại một số hệ thống đa cấp bất chính hay còn gọi là biến tướng, “hình tháp ảo”. Trong đó, lợi nhuận không xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà là từ việc tuyển dụng các thành viên mới.

Mới đây, Sở Công Thương đã xây dựng dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, dự thảo này đã tạm dừng ban hành do Bộ Công Thương đang tham mưu xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Do vậy, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động; đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp chân chính đang hoạt động theo quy định của pháp luật, Sở Công Thương đã kiến nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ bổ sung một số nội dung vào dự thảo Nghị định sửa đổi như: Điều kiện trình độ học vấn đối với người tham gia bán hàng đa cấp và bổ sung doanh nghiệp hoạt động kinh doanh này phải có địa điểm, trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Ngoài ra người đứng đầu của trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương nơi doanh nghiệp có hoạt động theo phương thức đa cấp phải có đầy đủ tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động.

 

*Dienbientv.vn (9/3): Điện Biên: Chỉ số sản xuất ngàng công nghiệp quý I tăng gần 10%

Mặc dù chịu tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, song quý I/2022, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh Điện Biên vẫn đạt gần 700 tỷ đồng, tăng  gần 10% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá, trong quý I/2022, xản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng ổn định. Trong đó, ngành khai khoáng tăng gần 6%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 5%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 35%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng gần 10%.

Quý I, do trùng vào dịp Tết và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên số lượng sản phẩm toàn ngành bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhóm sản xuất vật liệu xây dựng; riêng ngành công nghiệp chế biến và bảo quản rau quả được đánh giá tăng do nhu cầu tiêu dùng của xã hội.  

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thân thiện với doanh nghiệp, có chính sách thống nhất, không phân biệt các thành phần kinh tế, tạo động lực cho quá trình phát triển công nghiệp.

Tập trung giải quyết các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chuẩn bị mặt bằng; xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm, triển khai các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19./.

 

*Conglyxahoi.net.vn (10/3): Huyện Tủa Chùa (Điện Biên) sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình

Những năm qua, huyện Tủa Chùa đã chú trọng sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm thuộc các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục… một cách hợp lý, phát huy tốt hiệu quả khi đưa vào sử dụng.

Tập trung các công trình trọng điểm

Với nguồn vốn hạn chế, trong khi danh mục cần đầu tư xây dựng nhiều, hằng năm, huyện Tủa Chùa có chủ trương đầu tư theo thứ tự ưu tiên, không thể đầu tư tràn lan như các công trình đường, điện, trường, trạm... để các công trình này hoàn thiện đưa vào sử dụng sẽ tạo cơ hội cho đồng bào các dân tộc trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế, chuyển đổi các mô hình trong chăn nuôi, sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.

Ban Quản lý dự án các công trình huyện Tủa Chùa là đơn vị được UBND huyện giao nhiệm vụ chủ đầu tư và quản lý điều hành một số dự án trên địa bàn. Trong năm 2021, Ban Quản lý đã thực hiện 57 dự án (02 dự án hoàn thành; 17 dự án đang thực hiện dự án; 38 dự án chuẩn bị đầu tư), với tổng mức đầu tư: 712.751 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Vốn ngân sách trung ương có 26 dự án (10 dự án đang thực hiện dự án; 16 dự án chuẩn bị đầu tư) với tổng mức đầu tư: 537.489 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách trung ương theo lĩnh vực hoạt động kinh tế gồm có 03 dự án (03 dự án đang thực hiện dự án) với tổng mức đầu tư: 192.000 triệu đồng. Các dự án ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La huyện Tủa Chùa có 18 hạng mục dự án (07 hạng mục dự án có Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật; 11 hạng mục dự án chuẩn bị đầu tư) với tổng mức đầu tư: 244.564 triệu đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 05 dự án (05 dự án chuẩn bị đầu tư) với tổng mức đầu tư: 100.925 triệu đồng.

Bên cạnh đó, có 15 dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương, gồm 02 dự án hoàn thành; 06 dự án đang thực hiện dự án; 07 dự án chuẩn bị đầu tư với tổng mức đầu tư: 131.637 triệu đồng. Trong đó, vốn Ngân sách địa phương cấp tỉnh quản lý có 03 dự án (03 dự án chuẩn bị đầu tư), với tổng mức đầu tư: 62.390 triệu đồng; Vốn Ngân sách địa phương cấp huyện quản lý có 12 dự án (02 dự án chuẩn bị đầu tư, 03 dự án hoàn thành; 06 dự án đang thực hiện dự án; 04 dự án chuẩn bị đầu tư), với tổng mức đầu tư: 69.247 đồng.

Vốn ngân sách huyện 16 dự án (01 dự án đang thực hiện dự án; 15 dự án chuẩn bị đầu tư), với tổng mức đầu tư 43.625 triệu đồng.

Đảm bảo chất lượng công trình

Trao đổi với phóng viên, Ông Lê Quang Đạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình huyện cho biết: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, Ban đã yêu cầu các nhà thầu thi công áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến độ công trình. Nhờ đó, 100% dự án do Ban làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý đang được nhà thầu huy động tối đa nhân lực, máy móc và phương tiện thi công. Với nguyên tắc “đẩy nhanh tiến độ nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình”, Ban đã tăng cường cán bộ theo dõi, giám sát việc thi công của các nhà thầu, đồng thời phối hợp với nhà thầu, chính quyền địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thi công các công trình. Đồng  thời đưa các công trình về đích đúng hẹn.

Công trình kè bảo vệ đất lúa hai bên bờ suối Tà Là Cáo là một trong những công trình vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra. Công trình kè có tổng chiều dài 1,277km, trong đó: Tuyến kè trái dài 625,52m và tuyến kè phải dài 625,41m. Công trình có tổng mức đầu tư 14,99 tỷ đồng, mục tiêu bảo vệ diện tích canh tác lúa nước của 2 bản: Tà Là Cáo và Dê Dàng với khoảng 30ha lúa ruộng 1 vụ và 20ha lúa 2 vụ. Khi hoàn thành, công trình sẽ góp phần bảo vệ trung tâm hành chính xã và dân cư sống gần bờ suối, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn, ông Đạo cho biết thêm.

Cũng theo Ông Lê Quang Đạo, dự án Nâng cấp tuyến đường Mường Đun - Na Sa (phân đoạn lý trình Km0 - Km1 + 200) xã Mường Đun gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thi công do không có nguồn kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng. Cụ thể, quá trình thi công dự án, trên tuyến phải thi công 2 kè chống sạt lở đã ảnh hưởng đến một số diện tích đất ruộng và ao của người dân xã Mường Đun. Ban đầu người dân không đồng thuận bàn giao mặt bằng vì không được đền bù.

Với những giải pháp thiết thực trong công tác xây dựng các công trình trên địa bàn huyện Tủa Chùa, chắc rằng trong thời gian tới, công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện sẽ ngày càng chất lượng, hiệu quả, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối nguồn lực của huyện.

 

*Dienbientv.vn (10/3): Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Thời gian qua, UBND TP. Điện Biên Phủ đã đẩy mạnh áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Điều này góp phần hỗ trợ cơ quan hành chính trong chuẩn hóa quá trình giải quyết công việc, cải tiến phương thức thực thi công vụ, với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi đến thực hiện các giao dịch.

Đến nay, UBND TP. Điện Biên Phủ đang áp dụng Hệ thống ISO 9001:2015 gồm: 5 Tài liệu chung; 2 Quy trình nội bộ và hơn 280 quy trình giải quyết thủ tục hành chính thuộc 14 lĩnh vực của 13 phòng chuyên môn.

Theo đánh giá, 13/13 phòng chuyên môn đã thực hiện công tác niêm yết, phổ biến Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng của đơn vị đến cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, các quy trình của Hệ thống cơ bản đều được tin học hoá trên Phần mềm Một cửa điện tử, Phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc nên dễ dàng kiểm soát, công khai quá trình xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức.

Để hỗ trợ tốt hơn công tác cải cách hành chính, bên cạnh việc duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng này, UBND thành phố cũng tập trung triển khai ISO điện tử giúp cán bộ, công chức và lãnh đạo dễ dàng cập nhật những thay đổi về quy trình và biểu mẫu; tiết kiệm thời gian, chi phí.

Qua đó, góp phần tích cực trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” theo quy định của Chính phủ; Tạo nền tảng cho việc xây dựng chính phủ điện tử, Chính phủ số và số hóa quy trình, thủ tục hành chính Nhà nước, hướng đến nền hành chính hiện đại, dân chủ, vững mạnh./.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

*Chinhphu.vn (10/3): Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm tổ chức, cá nhân chậm trễ mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tổ chức, cá nhân để chậm trễ trong việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Tại văn bản số 1487/VPCP-KGVX, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/2/2022 của Chính phủ về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tổ chức, cá nhân để chậm trễ theo đúng quy định.

Tiếp theo, tại văn bản 1504/VPCP-KGVX, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế trong ngày 10/3/2022 phải báo cáo giải trình việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Trước đó, tại Nghị quyết số 14/NQ-CP, Chính phủ quyết nghị đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật đấu thầu đối với việc mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Chính phủ giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc mua, triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả.

* Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ em và tiếp tục thực hiện hiệu quả việc mở cửa lại trường học an toàn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc điện đàm với bà Aurelia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX và ông Albert Bourla, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer đề nghị quan tâm thúc đẩy càng sớm càng tốt việc cung ứng 22 triệu liều vaccine dành cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Việt Nam và tư vấn, hỗ trợ về tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả. 

 

 * Vtv.vn (11/3): Xử lý 4.400 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và ma túy

4.400 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy đã bị phát hiện và xử lý trong 10 ngày Bộ Công an thực hiện đợt cao điểm chuyên đề xử lý vi phạm này.

Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, sau 10 ngày ra quân tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề "Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn" (từ ngày 1/3 đến hết ngày 10/3/2022), lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 4.400 trường hợp vi phạm liên quan đến người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn và ma túy, phạt tiền hơn 21,1 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 2.720 trường hợp, tạm giữ 4.400 phương tiện.

Trong số này, có 4.356 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (229 trường hợp điều khiển xe ô tô, 4.125 trường hợp điều khiển xe mô tô); 44 trường hợp dương tính với ma túy. Riêng Cục Cảnh sát giao thông đã xử lý 18 trường hợp dương tính với ma túy trên các tuyến cao tốc.

Trong những ngày tới, lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Chinhphu.vn (10/3): Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 326/QĐ-TTg phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.

Cụ thể, phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Căn cứ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phân bổ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng 5 năm 2021 - 2025; quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất an ninh 5 năm 2021 - 2025.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 cấp tỉnh; lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030; các Bộ, ngành khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan có sử dụng đất bảo đảm tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất, đồng bộ, thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; rà soát các quy hoạch có sử dụng đất theo hướng bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia; thực hiện việc xác định trên thực địa và khoanh định trên nền bản đồ địa chính đối với các chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ và các chỉ tiêu sử dụng đất do địa phương xác định để làm cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật; việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng phải có kế hoạch cụ thể phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai kế hoạch sử dụng đất phải dựa trên kế hoạch huy động tài chính cho công tác thu hồi đất, tái định cư, thu hút các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng đất, không để đất hoang hóa; đảm bảo hiệu quả cả về kinh tế - xã hội và môi trường, phát triển bền vững.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt hàng năm theo quy định; Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện, tổng hợp báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh chỉ tiêu giữa các địa phương chưa sử dụng, sử dụng chưa hiệu quả cho các địa phương có cơ hội thu hút đầu tư, khai thác sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, bền vững, đồng thời làm cơ sở để Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia và lập kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2026 - 2030 theo quy định của pháp luật đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Các địa phương tập trung nguồn lực thực hiện tốt các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch 05 năm (2021 - 2025). Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh nhu cầu sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội báo cáo Thủ tướng Chỉnh phủ điều chỉnh phù hợp với quy định hoặc trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2026-2030) vào năm 2024.

Đối với các địa phương có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa mà không làm thay đổi tính chất, điều kiện để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết thực hiện chuyển đổi linh hoạt theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn tiêu chí, điều kiện để các địa phương thực hiện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 02 Bộ: Quốc phòng, Công an, đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021.

 

CHỈ THỊ MỚI

*Chinhphu.vn (9/3): Chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới có 19 tiêu chí. Cụ thể, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí (1- Quy hoạch); nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí (2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thông; 9- Nhà ở dân cư); nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí (10- Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn); nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 6 tiêu chí (14- Giáo dục và Đào tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường và an toàn thực phẩm; 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19- Quốc phòng và an ninh).

Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai có các nội dung: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên; đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

Về thu nhập bình quân đầu người năm 2022, chỉ tiêu chung là từ 48 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 39 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 53 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 44 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 62 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 53 triệu đồng/người trở lên.

Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn gồm các nội dung: Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã; xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững; thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương; có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có) gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường; có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả.

Tiêu chí về y tế có 4 nội dung: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ); xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi); tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử.

Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung; đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định;...

19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Quyết định cũng quy định cụ thể xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025:

1- Là xã đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

2- Đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, gồm: 1- Quy hoạch; 2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Giáo dục; 6- Văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và Truyền thông; 9- Nhà ở dân cư; 10 -Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; 14- Y tế; 15- Hành chính công; 16- Tiếp cận pháp luật; 17- Môi trường; 18- Chất lượng môi trường sống; 19- Quốc phòng và An ninh.

Trong đó, về tiêu chí quy hoạch có các nội dung: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch; có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

Tiêu chí giao thông gồm các nội dung: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định; tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp: Được cứng hóa và bảo trì hàng năm; có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Về thu nhập bình quân đầu người năm 2022, chỉ tiêu chung là từ 58 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 47 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là từ 64 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 52 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 76 triệu đồng/người trở lên.

Đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc huyện nghèo và huyện vừa thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020, mức đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được áp dụng theo quy định đạt chuẩn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng quản lý nhà nước, công bố chỉ tiêu cụ thể và ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 8/3/2022.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, quy định cụ thể đối với các nhóm xã phù hợp với điều kiện đặc thù, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mức đạt chuẩn không thấp hơn so với quy định của trung ương, gắn xây dựng nông thôn mới với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của đô thị văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp, bình yên, giàu bản sắc văn hóa truyền thống.

Phân công Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao sau đạt chuẩn trên địa bàn để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững.

Đối với xây dựng nông thôn mới thôn, bản, ấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động xây dựng tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng thôn, bản, ấp trên địa bàn để ban hành và chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đồng bộ với tiêu chí nông thôn mới cấp xã.

Quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025.

Theo quy định, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 là xã:

1- Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020, phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

2- Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã nông thôn mới nâng cao tại cùng thời điểm.

3- Có ít nhất một mô hình thôn thông minh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

4- Đạt tiêu chí quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu theo ít nhất một trong các lĩnh vực nổi trội nhất (về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 để đánh giá, nhân rộng. Trong quá trình đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nêu trên, nếu có vấn đề mới phát sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan kịp thời nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí nêu trên, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện thực tế, đặc thù của địa phương, ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 theo lĩnh vực nổi trội nhất (về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương và tiêu chí thôn thông minh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.

Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

1. Có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

2. Có ít nhất 10% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025).

3. Có 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh.

4. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên).

5. Đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm các tiêu chí về: Giao thông, quy hoạch, điện, y tế, văn hóa, giáo dục, kinh tế…

Tiêu chí thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Quyết định quy định tiêu chí thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thanh nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

1. Có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

2. Có ít nhất 01 xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

3. Có 100% số phường trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh.

4. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của thị xã, thành phố đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên).

5. Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị trên địa bàn tối thiểu là  5 m2/người.

Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng quản lý nhà nước, công bố chỉ tiêu cụ thể và ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025 trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nêu trên, nếu có vấn đề mới phát sinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan kịp thời nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, tham mưu Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí nêu trên, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, quy định cụ thể đối với các nhóm huyện để xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao phù hợp với điều kiện đặc thù, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo mức đạt chuẩn không thấp hơn so với quy định của trung ương.

Quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, điều kiện để tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gồm:

1- Có 100% số huyện trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; đối với các huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, phải rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

2- Có 100% số thị xã, thành phố trên địa bàn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; đối với các thị xã, thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, phải rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo yêu cầu đối với thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

3- Có ít nhất 20% số huyện trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

4- Có ít nhất 40% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

5- Có Đề án xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, thành phố giai đoạn 2021 - 2025 được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua.

6- Có ít nhất 70% số km đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ trên địa bàn được trồng cây xanh dọc tuyến đường.

7- Đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn tối thiểu là 4 m2/người.

8- Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đạt từ 90% trở lên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đôn đốc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Thị xã Hòa Thành (Tây Ninh) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 công nhận thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo thị xã Hòa Thành tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. 

Quy chế hoạt động BCĐ triển khai Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành – Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa ký Quyết định số 25/QĐ-BCĐCTLT ngày 7/3/2022 ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện các Dự án theo Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. 

Nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của Ban Chỉ đạo được quy định tại Quyết định số 262/QĐ-TTg. Theo đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (các Dự án) theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đối với các Dự án; xem xét, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các Dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện một số công việc của Dự án…

Bộ Giao thông vận tải - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ giúp việc Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tổng hợp các nội dung phục vụ cho các kỳ họp của Ban Chỉ đạo.

Trưởng ban, Phó trưởng ban, các ủy viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện cho các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định các nội dung công việc theo quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo phân công từng thành viên phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cơ chế, chính sách và những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao và là đầu mối phối hợp chỉ đạo hoạt động của các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ đề ra, tổ chức thực hiện quy chế phối hợp và kế hoạch triển khai thực hiện các Dự án./.

 

TIN QUỐC HỘI

*Hanoimoi.vn (10/3): Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định 19 nội dung lớn

Sáng 10-3, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp thứ chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, với thời lượng họp là 7,5 ngày, chia làm 2 đợt, phiên họp thứ chín của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định liên quan đến 19 nội dung lớn. “Có thể nói đây là một trong những phiên họp có khối lượng công việc nhiều nhất trong năm. Thời gian và khối lượng công việc đã thể hiện tính chất quan trọng của phiên họp này”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến công tác lập pháp. Trong đó, cho ý kiến về ba dự án luật trình Quốc hội để cho ý kiến lần đầu; hai dự án luật, một dự thảo Nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét và biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ ba.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét thông qua một pháp lệnh, một Nghị quyết và xem xét đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án Luật sửa đổi một số điều của Luật Công an nhân dân vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Đáng chú ý, trong công tác giám sát, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày làm việc để chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công thương, tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; “Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”; “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1-7-2016 đến ngày 1-7-2021” và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế.

Ngay sau khai mạc, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

CÁC TIN LIÊN QUAN ĐẾN COVID 19

*Nld.com.vn (10/3): TP HCM: Người dân không cần đến trạm y tế để khai báo là F0

Thông tin từ Sở Y tế TP HCM cho biết để giảm thủ tục hành chính trong việc cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly đối với F0, đơn vị sẽ triển khai thêm tính năng cấp giấy hoàn thành cách ly trên hệ thống quản lý bệnh nhân Covid-19.

Theo đó, người dân không cần phải đến trạm y tế địa phương xin giấy xác nhận hoàn thành cách ly hoặc có thể chủ động khai báo thông tin tại đường link https://tracuuf0.medinet.org.vn/khaibao.htm nếu có kết quả test nhanh mắc Covid-19.

Sau đó, trạm y tế sẽ đánh giá tình trạng F0 bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa và tiếp nhận F0 trên nền tảng quản lý Covid-19.

Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà, trạm y tế quản lý và chăm sóc, theo dõi F0 trên hệ thống theo quy định. Khi đã hoàn thành cách ly tại nhà/nơi lưu trú, trạm y tế sẽ cấp giấy xác nhận bản giấy hoặc gửi bản điện tử qua Email mà người dân đã khai báo.

Trước đó, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP với các quận, huyện, TP Thủ Đức, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cũng lưu ý các sở, ban, ngành cần ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dịch bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi, hiệu quả hơn trong công tác phòng chống dịch. Những thủ tục hành chính nếu đặt ra thì cần hết sức cân nhắc, tránh gây phiền hà cho người dân.

 

* Plo.vn (10/3): BHXH sẵn sàng chi tiền vào tài khoản cho F0 điều trị tại nhà

BHXH Việt Nam cho biết khi có quyết định chính thức về áp dụng 7 loại giấy tờ theo đề xuất của Bộ Y tế, NLĐ là F0 có đầy đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ chuyển thẳng tiền hưởng chế độ bảo hiểm vào tài khoản của NLĐ.

Nắm bắt những khó khăn của NLĐ trong việc xin hồ sơ từ cơ sở khám chữa bệnh làm thủ tục hưởng BHXH, BHXH Việt Nam đã chủ động gửi văn bản báo cáo, đề nghị Bộ Y tế có giải pháp xử lý các vướng mắc phát sinh nêu trên nhằm tạo thuận lợi cho NLĐ trong việc thụ hưởng chế độ BHXH.

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết, hoặc sửa đổi thông tư về việc công nhận 7 loại giấy tờ có giá trị như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Các loại giấy tờ bao gồm: Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp; Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp; Giấy xét nghiệm (test nhanh hoặc PCR) có kết quả dương tính COVID-19 do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; Giấy xác nhận mắc COVID-19 của trạm y tế xã phường, trạm y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng, y tế cơ quan, doanh nghiệp; Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do Trạm y tế xã phường cấp; Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung ; Phiếu xác nhận đã điều trị Covid-19 của các Bệnh viện dã chiến.

Như vậy, Bộ Y tế có những bước cải cách hành chính, góp phần thúc đẩy quá trình giải quyết chế độ cho NLĐ được linh hoạt. Điều này cũng đồng nghĩa một số đề xuất, kiến nghị của BHXH Việt Nam được Bộ Y tế tiếp thu.

Hiện ngành BHXH Việt Nam luôn sẵn sàng cải cách hành chính, rút gọn quy trình và chuẩn bị nguồn kinh phí, nhân lực để tiếp nhận và giải quyết sớm nhất chế độ BHXH cho NLĐ bị F0 ngay khi có hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế về các loại giấy tờ có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

BHXH Việt Nam cũng sẽ kịp thời chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị liên quan để giải quyết nhanh, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi quy định trên được ban hành.

 

*Vtv.vn (10/3): Kháng thể đơn dòng Evusheld dự phòng COVID-19 được cấp phép tại Việt Nam

Kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca - kháng thể dự phòng COVID-19 đầu tiên được cấp phép trên thế giới sắp có mặt tại Việt Nam.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan nhanh trên toàn quốc, nhóm người nguy cơ cao như: người mắc bệnh nền (suy gan, suy thận, tim mạch, cơ xương khớp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD…); đặc biệt là người bị suy giảm miễn dịch vừa và nặng (do HIV, đang điều trị ung thư, ghép tạng…); hoặc mắc các bệnh hệ thống (lupus ban đỏ, viêm khớp, thoái hóa khớp…) càng trở nên yếu thế, nguy cơ nhiễm bệnh, chuyển nặng và tử vong ngày càng cao.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thông qua sự phân phối của Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) đã được Bộ Y tế cấp phép chính thức sử dụng kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca - kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được cấp phép để dự phòng COVID-19.

Khác với vaccine, chỉ vài giờ sau khi tiêm Evusheld cơ thể đã có đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ không mắc COVID-19 với hiệu quả lên tới 83% và không có trường hợp nào bệnh nặng hay tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi trong nghiên cứu PROVENT của AstraZeneca.

Hiệu quả này được quan sát thấy ở cả những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc đang sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có thể không tạo được đáp ứng miễn dịch với vaccine phòng COVID-19 như: người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ như dùng corticoid liều cao, kéo dài) hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…

Thậm chí, những người không thể tiêm bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào hiện có vì từng xảy ra tác dụng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần của vaccine COVID-19 như: dị ứng nặng, sốc phản vệ… vẫn được chỉ định tiêm. Evusheld được chứng minh có hiệu quả phòng ngừa ít nhất 6 tháng, đặc biệt có thể phòng ngừa cả biến thể Omicron.

Evusheld là kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép nhằm dự phòng trước virus SARS-CoV-2, đặc biệt trên nhóm người nguy cơ cao, nhóm người yếu thế, suy giảm miễn dịch, nhóm người không có khả năng sinh kháng thể dù đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19, hoặc những người không thể tiêm vaccine.

Trước khi có Evusheld, nhóm người này gần như không có biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả, ngoại trừ cách ly với nguồn lây, đồng thời, đây cũng là nhóm dễ chuyển nặng, nhập viện và tử vong khi mắc COVID-19.

 

 *Vtv.vn (10/3): Tỉnh đầu tiên cho F0 đi làm có điều kiện

Long An là địa phương đầu tiên trên cả nước cho F0, F1 được phép đi làm nếu có sự đồng ý của người quản lý.

Đây là giải pháp đưa ra trước thực trạng thiếu hụt lớn lượng lao động do số ca mắc tăng cao. Các trường hợp F0 không triệu chứng, F1 là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động được đi làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị, hoặc các doanh nghiệp đang trong giai đoạn cấp thiết cần lao động để hoàn thiện đơn hàng cho đối tác. Việc này trên tinh thần tự nguyện và phải có sự đồng ý của ban lãnh đạo.

F0, F1 khi đi làm cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, thường xuyên theo dõi sức khỏe, xét nghiệm SARS-CoV-2 theo quy định. Các đối tượng này được phép di chuyển bằng phương tiện cá nhân đi thẳng từ nơi cách ly đến khu vực làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển không được tiếp xúc với người xung quanh.

 

*Vtv.vn (10/3): Đề xuất người nhập cảnh không cần xác nhận đã tiêm vaccine hoặc khỏi COVID-19

 Bộ Y tế đề xuất người nhập cảnh không cần có xác nhận đã tiêm chủng vaccine COVID-19 hoặc từng là F0 khỏi bệnh.

Bộ Y tế vừa có dự thảo xin ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Theo đó, Bộ Y tế đưa ra đề xuất người nhập cảnh Việt Nam không cần phải có xác nhận đã tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi COVID-19 nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo Bộ Y tế, người nhập cảnh theo đường hàng không cần: Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ hoặc trong vòng 24 giờ (nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2) (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh về Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (gọi tắt là có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2).

Không cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh nhưng tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 như người đã/đang lưu trú tại Việt Nam.

Đối với người nhập cảnh đi theo các đường khác: Trường hợp người nhập cảnh đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như đối với người nhập cảnh theo đường hàng không.

Trường hợp chưa có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 sẽ thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ đầu (bằng phương pháp bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2) kể từ khi nhập cảnh.

Kết quả xét nghiệm âm tính, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như người đã/đang lưu trú tại Việt Nam. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, phải báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời theo quy định.

Người nhập cảnh đều phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong suốt thời gian lưu trú tại Việt Nam.

Tại cửa khẩu nếu có triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp...), người nhập cảnh phải báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu để thực hiện các biện pháp y tế theo quy định.

Phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú, rất hạn chế dừng, đỗ dọc đường.

Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp cần dừng đỗ dọc đường phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, hạn chế tiếp xúc gần với người xung quanh, đặc biệt là người già (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai, người có bệnh nền.

Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khác theo quy định của Việt Nam.

Tại dự thảo, Bộ Y tế nêu rõ: Trẻ dưới 2 tuổi không bắt buộc phải xét nghiệm SARS-CoV-2, chưa được tiêm hoặc chưa từng bị nhiễm SARS-CoV-2 đều được tham gia các hoạt động ở ngoài nơi lưu trú cùng bố, mẹ, người thân.

Đối với người nhập cảnh Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao: thực hiện theo Đề án đón đoàn.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Vtv.vn (10/3): Chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 cao tốc Bắc - Nam

Tiến độ của khâu chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 cao tốc Bắc - Nam đã được Bộ GTVT xây dựng chi tiết.

Giai đoạn 2 của cao tốc Bắc - Nam có 12 dự án thành phần được thực hiện theo hình thức đầu tư công, với tổng vốn dự kiến gần 147 nghìn tỷ đồng. Tổng chiều dài cả tuyến gần 730 km. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, dự án sẽ phải khởi công trong năm nay, đảm bảo mục tiêu đến năm 2025 cao tốc Bắc - Nam kéo dài từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh sẽ cơ bản hoàn thành.

Để hiện thực hoá mục tiêu này, nhiều cơ chế đặc thù đã được Quốc hội và Chính phủ thông qua, trong đó nổi bật là cơ chế chỉ định thầu để có thể rút ngắn khoảng 6 tháng tiến độ cho dự án. Đến nay, công tác chuẩn bị đang được các Bộ ngành gấp rút triển khai.

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, đơn vị này cũng đang xây dựng quy định hướng dẫn cơ chế chỉ định thầu cho giai đoạn 2 cao tốc Bắc - Nam, bám sát tiến độ triển khai của công trình.

Tiến độ của khâu chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 cao tốc Bắc - Nam đã được Bộ GTVT xây dựng chi tiết. Theo đó, ấn định đến ngày 15/3 sẽ bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương với các đoạn có địa hình thuận lợi. Đến 30/4 sẽ bàn giao đợt 2 và hạn chót sẽ vào 30/6 đối với tất cả các vị trí khó khăn. Hiện cả 12 dự án thành phần cũng đã được chỉ định nhà thầu tư vấn.

Nguồn vốn để thực hiện giai đoạn 2 cao tốc Bắc - Nam dự kiến sẽ chiếm một phần lớn trong gói ngân sách đầu tư hạ tầng thuộc chương trình hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc thực hiện và giải ngân cho dự án sẽ phải được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ chung của chương trình trong năm nay và năm sau.

 

* Tienphong.vn (11/3): Nông sản xuất khẩu ách tắc, bày bán tràn ngập trên phố Hà Nội

Tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn vẫn tiếp diễn khiến các mặt hàng nông sản phải 'quay đầu' về các con phố tại Hà Nội. Nếu như, đợt 'quay đầu' hồi cuối tháng 12/2021, người dân mua đông đúc thì nay các mặt hàng rơi vào tình trạng đìu hiu, ế ẩm.

Ghi nhận của PV Tiền Phong chiều ngày 10/3, trên các trục đường chính tại Hà Nội như Nguyễn Xiển, Giải Phóng... các mặt hàng nông sản gồm mít Thái, dưa hấu, dừa xiêm được các tiểu thương bán nhiều trên lề đường.

Theo các tiểu thương, đây là mặt hàng bị ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn. Họ mua số lượng lớn từ các chủ buôn đến từ các tỉnh miền Tây về để buôn lại. Dù là đặc sản chuyên xuất khẩu nhưng lượng người mua rất thưa thớt.

Những ngày gần đây, việc xuất khẩu hoa quả qua Lạng Sơn vẫn gặp khó khăn; nhiều ngày phải đóng biên. Đơn cử, từ ngày 5- 7/3 vừa qua, cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) tạm dừng thông quan xuất, nhập khẩu hàng hóa do cơ quan y tế phía Trung Quốc thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người dân thị xã Bằng Tường và các lực lượng chức năng tại cửa khẩu vì phát hiện lái xe chuyên trách Trung Quốc dương tính SARS CoV-2.

 

*Vneconomy.vn (9/3): Doanh nghiệp Hoa Kỳ lên kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cho biết đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh trong năm 2022...

Ngay tại buổi làm việc, một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Hoa Kỳ đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cho biết đang có kế hoạch mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh trong năm 2022.

Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ thể hiện sự quan tâm tới các lĩnh vực như: logistics, công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi năng lượng sạch, chuyển đổi số, lĩnh vực kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững...

Đại diện Công ty TNHH Ford Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này dự kiến sẽ tăng công suất sản xuất và tuyển thêm lao động trong năm nay. Hiện Ford Việt Nam cũng đang xin cấp phép để có thể triển khai một hình thức kinh doanh hoàn toàn mới đối với lĩnh vực ô tô, đó là trang thương mại điện tử nhằm hỗ trợ tối đa người tiêu dùng có thể tham khảo, mua hàng online.

Khẳng định Việt Nam là thị trường quan trọng, đại diện Tập đoàn ExxonMobil tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết hiện doanh nghiệp này đang triển khai một số dự án điện – khí tại Việt Nam. ExxonMobil cũng đang phát triển và ứng dụng các công nghệ, giải pháp tiên tiến nhằm hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam, góp phần thực hiện cam kết của Hội nghị COP26.

Theo đại diện Công ty TNHH Nike Việt Nam, sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay chuỗi cung ứng của hãng tại khu vực miền Nam đã phục hồi hoàn toàn và chuỗi cung ứng tại miền Bắc cũng đang nỗ lực phục hồi sản xuất kinh doanh…

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

*Nld.com.vn (10/3): Đề xuất nâng số giờ làm thêm: Chưa thống nhất mức trần

Nâng giới hạn về thời giờ làm thêm trong tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ là quá cao (tăng 180% so với quy định tại Bộ Luật Lao động 2019 và tăng 240% so với Bộ Luật Lao động 2012)

Nhiều hiệp hội đề xuất làm thêm lên 400 giờ/năm

Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết Chính phủ đã xây dựng Nghị quyết của UBTVQH về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động (NLĐ), trong đó đề xuất nâng số giờ làm thêm trong 1 tháng của NLĐ từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ và số giờ làm thêm trong 1 năm của NLĐ là không quá 300 giờ và được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc.

Bộ đã nhận được góp ý của 13 cơ quan. Về cơ bản, tất cả các ý kiến đều thống nhất về sự cần thiết ban hành và nội dung dự thảo Nghị quyết. Thậm chí, một số hiệp hội doanh nghiệp như Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam có ý kiến đề xuất tăng giới hạn làm thêm giờ từ 300 giờ lên 400 giờ/năm. Trong quá trình xây dựng Bộ Luật Lao động 2019, Chính phủ đã trình Quốc hội đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm. Tuy nhiên, Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định làm thêm không quá 300 giờ/năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp nhất định (khoản 3 điều 107). Việc tăng thời gian làm thêm lên quá 300 giờ/năm là vấn đề rất quan trọng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe NLĐ, an toàn lao động, hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực và đặc biệt đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Vì vậy, đề xuất nâng giới hạn giờ làm thêm này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, tổng hợp trong quá trình đánh giá việc thực hiện Bộ Luật Lao động 2019.

Cân nhắc từng ngành nghề

Đại diện cơ quan thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí với Chính phủ sự cần thiết mở rộng các ngành, nghề, công việc được áp dụng tối đa làm thêm 300 giờ một năm.

Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng việc áp dụng mức trần 300 giờ cho tất cả các ngành, nghề, công việc là quá rộng. Để bảo đảm sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát các đối tượng và rà soát các ngành, nghề, công việc, trường hợp khác mà việc tăng mức trần thời giờ làm thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, không đáp ứng được yêu cầu làm việc… để quy định (theo hướng loại trừ) các đối tượng không áp dụng mức trần 300 giờ làm thêm trong năm.

Mặt khác, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Xã hội, các ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban cho rằng nâng giới hạn về thời giờ làm thêm trong tháng từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ là chưa có đầy đủ cơ sở khoa học. "Việc tăng này là quá cao, tăng 180% so với quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 và tăng 240% so với Bộ Luật Lao động năm 2012 (quy định 30 giờ), tương ứng với 9 ngày làm việc bình thường" - bà Nguyễn Thúy Anh nói.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%, tương ứng từ 40 giờ lên 60 giờ và chỉ áp dụng đối với đối tượng đã được quy định mức trần làm thêm trong năm là 300 giờ.

Về thời hạn áp dụng, đa phần các ý kiến đều cho rằng chỉ nên áp dụng trong một thời gian ngắn. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, quy định về việc giới hạn số tháng liên tục được áp dụng mức trần tối đa (2 hoặc 3 tháng). 

*Vtv.vn (11/3): Bình ổn giá để ổn định kinh tế vĩ mô

Giá xăng dầu, nguyên vật liệu... tăng cao, trong bối cảnh đó, Việt Nam là nền kinh tế mở nên chịu tác động rất mạnh, gây ra áp lực lạm phát.

Trong bối cảnh các nước phục hồi kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát, giá của nhiều hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng cao, đặc biệt giá xăng trong nước đã tiến sát mốc 27.000 đồng/lít kể từ đầu tháng 3 gây ra áp lực lớn cho nền kinh tế - bởi đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành nghề.

Để kiểm soát được lạm phát trước tiên phải kiểm soát được giá xăng dầu. Bộ Công thương đã có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị giảm thuế bảo vệ môi trường ở mức cao hơn Dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

Bộ Công thương đã đề xuất giảm 50% so với mức thuế bảo vệ môi trường hiện tại đang áp dụng đối với các mặt hàng xăng dầu.

Hơn lúc nào hết cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để giữ vững kinh tế vĩ mô, góp phần phục hồi kinh tế. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần tính đến việc hạ lãi suất cho vay thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất nhưng cũng phải tăng lãi suất huy động và đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ để thu hút tiền nhàn rỗi của xã hội. Nếu làm tốt giải pháp này sẽ cân bằng trong giới hạn cho phép lượng tiền và hàng lưu thông trên thị trường, góp phần kiểm soát được lạm phát.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Bộ Tài chính đã có những giải pháp cụ thể để đảm bảo mặt hàng xăng dầu không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống, sản xuất cũng như chỉ số lạm phát chung. Đồng thời Bộ cũng có những kế hoạch, phương án đối với các mặt hàng cốt yếu khác để giữ các mặt bằng giá chung.

Giá xăng dầu tăng đột biến chỉ là hiện tượng bất thường và có hiệu ứng trong ngắn hạn. Cả thế giới đang hy vọng bóng đen khủng hoảng hoảng giá xăng dầu sẽ được xua tan và tức khắc giá cả các loại hàng hóa lại có cơ hội quay về sát với mặt bằng giá cũ.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê để có thể đạt được mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng khoản 4% trong năm 2022, Chính phủ cần khẩn trương kịp thời rà soát lại các cơ chế, chính sách, quy định thủ tục hành chính, qua đó tháo gỡ được những khó khăn, giảm bớt chi phí của cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các bộ ngành thực hiện các chính sách tài khoá tiền tệ cần chủ động, linh hoạt. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ như đảm bảo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, điều hành công cụ về lãi suất, tỷ giá phù hợp với vĩ mô của nền kinh tế...

Dự báo trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 11/3, giá mặt hàng này sẽ tiếp tục có kỳ điều chỉnh tăng, kéo theo đó là các mặt hàng khác cũng có thể lập một mặt bằng giá mới. Trong một cuộc họp gần đây Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp; tiếp tục chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và lưu thông phân phối hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân.

 

QUẢN LÝ

*Vtv.vn (10/3): TP Hồ Chí Minh đề xuất thi tốt nghiệp THPT làm 2 đợt

Đề xuất này được đưa ra trong buổi họp trực tuyến với Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thành 2 đợt. Đợt 1 sẽ dành cho thí sinh bình thường. Đợt 2 dành cho thí sinh thuộc diện F0, F1.

Thời gian 2 đợt sẽ cách nhau 10 ngày vì hiện nay theo quy định của ngành y tế, F0 có thời gian cách ly 7 ngày và 3 ngày theo dõi, còn F1 có thời gian cách ly 5 ngày và 5 ngày theo dõi. Như vậy, sau khi hoàn thành thời gian cách ly, các học sinh F0, F1 vẫn có thể tham gia kỳ thi, đảm bảo quyền lợi xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo đúng nguyện vọng và năng lực.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng đề xuất trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học thực hiện tuyển sinh đồng loạt, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương có số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT cao nhất cả nước. Trong năm nay, TP Hồ Chí Minh sẽ có gần 87.000 thí sinh chính thức và 10.000 thí sinh tự do.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dự kiến diễn ra trong tháng 7.

 

*Vtv.vn (10/3): Hà Nội: Dự kiến mở tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào dịp 30/4 và 1/5

UBND thị xã Sơn Tây đang khẩn trương triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây nhằm hình thành một không gian giải trí, văn hóa, du lịch.

Theo TTXVN, dự kiến, dịp lễ 30/4 và 1/5, tuyến phố đi bộ này sẽ được đưa vào hoạt động. Tuyến phố đi bộ thí điểm đoạn từ cổng cũ trụ sở UBND thị xã Sơn Tây (phố Phó Đức Chính) đến cầu Cửa Tiền (ngã ba phố Quang Trung – Nguyễn Thái Học). Với chiều dài 820 m, tuyến phố đi bộ gồm: Tuyến phố Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh; đường dạo phía ngoài của Thành cổ Sơn Tây; vườn hoa trung tâm thị xã; quảng trường khu vực vườn hoa trung tâm; sân trước khu vực Trung tâm văn hóa thị xã; quảng trường sân vận động thị xã. Thời gian hoạt động tuyến phố đi bộ từ 19h ngày thứ Bảy đến 12h ngày Chủ nhật.

Khi đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ, người dân và du khách có thể trải nghiệm, thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật đương đại, ca nhạc đường phố, nhảy dân vũ, vẽ chân dung, ký họa, thư pháp, đua thuyền, câu cá, múa rối nước… Tại đây tổ chức triển lãm tranh, ảnh, giới thiệu sách, báo, tạp chí; hoạt động vui chơi của thanh niên, thiếu nhi. Bên cạnh đó, thị xã tổ chức các dịch vụ ẩm thực; giới thiệu hàng lưu niệm, sản phẩm đặc trưng của Sơn Tây. Các gia đình nằm trong khu vực này vẫn có thể mở cửa kinh doanh những mặt hàng hiện có.

Khi đi vào hoạt động, phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội được hình thành, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội (Hàng Đào – Đồng Xuân, khu bảo tồn cấp 1 Phố cổ Hà Nội, khu vực mở rộng phía Nam khu Phố cổ Hà Nội) và không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn.

 

*Vietnamnet.vn (9/3): Bộ Công an điều tra việc chi tiền hỗ trợ dịch Covid-19 ở TP.HCM

Theo đó, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03) – Bộ Công an vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM yêu cầu phối hợp, cung cấp các tài liệu liên quan đến việc chi tiền hỗ trợ cho người nghèo, người khó khăn trong đợt dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

Diễn biến này cho thấy, C03 đang điều tra, xác minh việc chi tiền thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch trên địa bàn TP.HCM theo Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 và Nghị quyết 97/NQ-HĐND ngày 22/9/2021 của HĐND TP.HCM.

C03 đề nghị Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo các sở ban ngành liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu.

Một số nội dung mà C03 tập trung gồm: các nội dung, kết quả thực hiện đến nay về chế độ, chính sách đặc thù công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn; kết quả thanh tra đối với việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; các sai phạm đã phát hiện, kết quả xử lý…

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*Baophapluat.vn (9/3): Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ trực tuyến với 25 thủ tục hành chính thiết yếu

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ trực tuyến, nhất là 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, kết hợp hiệu quả giữa hình thức làm việc trực tuyến và trực tiếp.

Sáng 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu trong năm 2022 là phải tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân và doanh nghiệp để khơi dậy và huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các bộ, ngành, địa phương. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu thống nhất quan điểm là đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt việc đó.

Về nhiệm vụ cụ thể, theo Thủ tướng, trước hết, phải nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

Với cơ quan, đơn vị, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhất quán từ Trung ương tới địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế về cải cách hành chính, thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các bộ, ngành, địa phương, nếu vượt quá thẩm quyền thì mạnh dạn đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định, kiên trì vì mục tiêu chung.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ trực tuyến, nhất là 25 thủ tục hành chính thiết yếu, ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia, kết hợp hiệu quả giữa hình thức làm việc trực tuyến và trực tiếp. Đồng thời, tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 của Trung ương khóa XII.

Bên cạnh đó, đầu tư thỏa đáng, đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá về cải cách hành chính phù hợp với điều kiện, hệ thống chính trị của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng sáng tạo, bao đảm việc đánh giá dân chủ, chính xác, khách quan, công bằng.

Thủ tướng lưu ý cần huy động sự đóng góp của xã hội, người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực trên tinh thần “của dân, do dân, vì dân”, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp và có cơ chế khuyến khích họ đóng góp, xây dựng thẳng thắn, chân thành…

 

*Nld.com.vn (10/3): Hệ sinh thái tài chính số VNPT MONEY: tối ưu lợi ích khách hàng

Với hệ sinh thái tài chính số VNPT Money hàng đầu tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem đến một môi trường số hóa tài chính đơn giản, an toàn, tiện lợi và phù hợp với mọi người dân.

Bao gồm các dịch vụ tiền di động, ví điện tử và tài khoản ngân hàng, VNPT Money cho phép người dùng có thể nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán đơn giản, an toàn, tiện lợi, không cần tiền mặt. Tận dụng được ưu thế của các loại hình thanh toán số đang được phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu này.

Đặc biệt, với định hướng lấy tiền di động Mobile Money làm trọng tâm phát triển, VNPT Money được đánh giá là phù hợp với mọi người dân, có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi, kể cả ở những khu vực khó tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng khác như vùng sâu, vùng xa, hải đảo; thanh toán dễ dàng mà không cần smartphone, không cần mạng internet 3G/4G; phù hợp với những giao dịch, thanh toán hóa đơn giá trị hàng hóa nhỏ,…

Với những lợi thế của một Tập đoàn Viễn thông - Công nghệ thông tin hàng đầu và kinh nghiệm lâu năm trong việc cung cấp các dịch vụ số hóa tại Việt Nam, thời gian qua VNPT đã không ngừng đầu tư, mở rộng về mạng lưới, cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho VNPT Money phát triển. Tính đến thời điểm hiện tại, đã tiếp cận được đại đa số khác hàng người Việt, phát triển hệ thống với hơn 200.000 điểm chạm thanh toán, phủ hầu khắp các ngành hàng, từ thanh toán các dịch vụ lớn như điện nước, y tế, bảo hiểm, học phí…đến các cửa hàng nhỏ lẻ như tiệm tạp hóa, cắt tóc, chợ dân sinh… . Cùng với đó là hàng trăm nghìn điểm nạp, rút tiền trải dọc khắp mọi miền tổ quốc thông qua các điểm giao dịch và điểm ủy quyền cung cấp dịch vụ viễn thông.

Nỗ lực không ngừng để đưa VNPT Money thực sự trở thành một dịch vụ tài chính số quốc dân, xứng đáng với sự tin yêu của tất cả khách hàng, trong thời gian tới, VNPT sẽ tiếp tục mở rộng kết nối với các đối tác để hoàn thiện hơn nữa mạng lưới, đem đến những ưu đãi tốt nhất cho các khách hàng.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Vtv.vn (11/3): Tuyến đường trăm tỷ đồng hơn 2 năm thi công cầm chừng

Tuyến đường nối liền một xã vùng cao được đầu tư hơn 100 tỷ đồng thi công dang dở khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi đi lại, giao thương, khám chữa bệnh.

Từ nhiều năm nay, xã vùng cao Trà Bui, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thường xuyên đối mặt với nạn sạt lở núi và những trận lũ ống, lũ quét vào mùa mưa. Việc đầu tư hơn 100 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường có tổng chiều dài 28 km nhằm góp phần ổn định đời sống dân sinh cho vùng đồng bào dân tộc nhưng từ hơn 2 năm nay, các đơn vị trúng thầu lại thi công cầm chừng, gây ra nhiều tác dụng ngược lại.

Để giải quyết tình trạng ì ạch kéo dài, UBND huyện Bắc Trà My đã nhiều lần yêu cầu các đơn vị liên quan phải có phương án thi công phù hợp, đồng thời phải thường xuyên cam kết tiến độ. Nếu các nhà thầu là công ty Thái Dương và công ty Thanh Sơn vẫn không tuân thủ thì chủ đầu tư sẽ có biện pháp mạnh tay hơn.

 

* Vtv.vn (10/3): Nhộn nhịp thị trường mua bán thuốc điều trị COVID-19 nhập lậu

Thị trường mua bán, nhập lậu thuốc điều trị COVID-19, kit xét nghiệm vẫn diễn ra nhộn nhịp, bất chấp những cảnh báo liên tiếp từ phía các cơ quan chức năng.

Chỉ trong thời gian ngắn, chưa đầy 1 tuần, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - chức vụ Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phối hợp với Đội quản lý Thị trường số 5 - Cục quản lý thị trường Hà Nội đã liên tiếp phát hiện và thu giữ 4 vụ mua bán, vận chuyển hàng hóa là que test nhanh COVID-19 và hàng trăm hộp thuốc Liên Hoa Thanh Ôn, được giới thiệu là thuốc điều trị COVID-19 không có hóa đơn, chứng từ… theo quy định.

Dù không được Bộ Y tế cấp phép sử dụng nhưng hơn 250 hộp thuốc có tên gọi là Liên Hoa Thanh Ôn vẫn được chủ hàng nhập lậu về và quảng cáo có tác dụng chữa trị COVID-19 để bán cho những người có nhu cầu.

Nói là như vậy nhưng theo tài liệu của cơ quan quản lý thị trường, nếu tiêu thụ trót lọt thì mỗi một hộp thuốc có thể mang về cho người bán khoản lời gấp 2 lần so với số vốn bỏ ra. Thực tế kiểm tra, lô thuốc 3 không: không rõ nguồn gốc xuất xứ; không được cấp phép lưu hành và không rõ chất lượng có an toàn với người sử dụng hay không? nên theo cơ quan chức năng, số thuốc này không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Đây không phải là lô thuốc Liên hoa Thanh Ôn lần đầu tiên bị thu giữ tại địa bàn Hà Nội. Qua các vụ bắt giữ cho thấy những người kinh doanh thuốc lậu có chung một thủ đoạn

Thượng úy Đoàn Ngọc Tú, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - chức vụ, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: "Phương thức thủ đoạn của các đối tượng không mới, chủ yếu các đối tượng thu gom, mua hàng trôi nổi trên mạng và giao bán trên các trang Zalo hoặc Facebock. Khi có khách đặt hàng, các đối tượng đặt ship hoặc dùng các đơn vị vận chuyển để gửi đến cho khách hàng. Thứ hai, các đối tượng thường xé nhỏ các lô hàng ra để bán, việc vận chuyển rất đơn giản có thể bằng xe máy cũng có thể chở được gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý".

Ngoài thuốc điều trị COVID-19, thì thị trường que test nhanh cũng là miếng mồi béo bở cho gian thương trục lợi, kinh doanh hàng lậu. Hơn 1.900 bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 vừa bị thu giữ không có một thứ giấy tờ nào đảm bảo về chất lượng. Không rõ đơn vị nhập khẩu và cũng không được cơ quan nào kiểm định.

 

*Kienthuc.net.vn (9/3): Khởi tố nguyên Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc

Nguyên Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc Đặng Thanh Minh bị khởi tố do liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong buông lỏng quản lý và sử dụng đất đai.

Sáng 9/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh khám xét và áp dụng ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Đặng Thanh Minh (SN 1960) - nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc.

Ông Đặng Thanh Minh bị khởi tố để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng" do liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng trong buông lỏng quản lý và sử dụng đất đai tại huyện Xuyên Mộc.

Sáng cùng ngày cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét nhà riêng của ông Minh tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

Cùng bị khởi tố còn có 3 bị can khác gồm Huỳnh Bách Thắng (SN 1960) - nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Xuyên Mộc; Nguyễn Văn Triệu (SN 1961) - nguyên Chủ tịch UBND xã Bình Châu)và Phạm Văn Thảo (SN 1983)- nguyên là cán bộ địa chính xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

 

THẾ GIỚI

*Vtv.vn (10/3): Người dân nhiều nước châu Âu vật lộn với chi phí tăng cao

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đang đẩy giá nhiên liệu và lương thực, thực phẩm tăng cao. Cuộc sống của người dân ở nhiều nước châu đang ngày càng khó khăn.

Vài tuần nay, ngày càng có nhiều người Bỉ phàn nàn, khi phải chi tiêu sinh hoạt dè sẻn vì giá nhiên liệu lại tăng, lần đầu tiên giá mỗi lít dầu diesel đã xấp xỉ 2,1 euro, tăng 40% so với năm ngoái.

Hoàn cảnh còn khó khăn hơn với người dân các nước châu Âu có thu nhập thấp. Tại một số nước Tây Âu, người dân đã đổ xô đi mua nhiên liệu trước khi giá cả biến động thêm.

 

* Vtv.vn (10/3): Australia ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì lũ lụt

Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm nay đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ứng phó với trận lũ lụt thảm khốc xảy ra ở miền Bắc bang New South Wales.

Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cho phép chính phủ liên bang Australia triển khai các nguồn lực cứu trợ một cách chủ động hơn, bao gồm việc sử dụng lực lượng quân đội mà không cần chờ đợi yêu cầu hỗ trợ từ chính quyền các bang.

Bên cạnh đó, chính quyền trung ương Canberra cũng đã phê duyệt một khoản tài chính nhằm hỗ trợ những cộng đồng bị ảnh hưởng sớm phục hồi sau lũ lụt.

Trong hôm qua, gần 60 nghìn người dân thuộc thành phố Sydney, thủ phủ bang New South Wales đã được yêu cầu sơ tán sau khi mưa bão tiếp tục đổ bộ vào khu vực này, gây ngập lụt trên diện rộng. Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và rất nhiều ngôi nhà, tài sản bị chìm trong nước lũ.

 

*Vtv.vn (9/3): Anh: Thế giới cần phát triển vaccine chống virus của đại dịch tiếp theo chỉ trong vòng 100 ngày

Nhà nghiên cứu về vaccine tại Đại học Oxford COVID đã kêu gọi thế giới cần triển khai vaccine phòng virus của đại dịch tiếp theo (Bệnh X) chỉ trong 100 ngày.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Sky News, Giáo sư Dame Sarah Gilbert cho biết, mất khoảng 300 ngày kể từ khi phát hiện virus SARS-CoV-2 ở Trung Quốc cho đến khi các cơ quan y tế phê duyệt loại vaccine COVID-19 đầu tiên.

Tuy nhiên, để ngăn chặn tác động thảm khốc của một đại dịch trong tương lai, phản ứng cần phải nhanh hơn rất nhiều.

Giáo sư Gilbert sẽ cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Cố vấn y tế cho Tổng thống Mỹ, Giáo sư Anthony Fauci, chủ các hãng dược phẩm và đại diện chính phủ tham gia Hội nghị thượng đỉnh về chuẩn bị cho đại dịch toàn cầu ở London, Anh.

Ban đầu, mục tiêu phát triển vaccine trong vòng 100 ngày được Chính phủ Anh đưa ra trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 vào tháng 6/2021 và nhận được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo G7 và G20.

Một phản ứng nhanh chóng như vậy đối với đại dịch COVID-19 sẽ cứu được hàng triệu sinh mạng và tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD trên khắp thế giới.

 

* Vtv.vn (9/3): Iran phóng thành công vệ tinh quân sự thứ hai vào quỹ đạo

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã phóng thành công vệ tinh quân sự thứ hai mang tên Noor 2 vào quỹ đạo, đánh dấu bước tiến quan trọng của quân đội Iran.

Đây là thông tin do hãng tin bán chính thức Tasnim của Iran đưa ra vào ngày 8/3.

Theo thông báo, vệ tinh quân sự Noor 2 được phóng lên bằng tên lửa đẩy 3 tầng Qased từ sân bay vũ trụ Shahroud và đã đi vào quỹ đạo ở độ cao 500km.

Trước đó, hồi tháng 4/2020, vệ tinh quân sự thứ nhất mang tên Noor 1 đã được Iran phóng lên quỹ đạo ở độ cao 425 km, cũng bằng tên lửa đẩy Qased. Đây là tên lửa sử dụng hỗn hợp nhiên liệu lỏng và rắn.

 

* Vtv.vn (9/3): Trung Quốc phát triển vaccine kép ngừa COVID-19 và bệnh cúm

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc thông báo đã phát triển một loại vaccine có tác dụng kép đối với cả virus SARS-CoV-2 và virus gây bệnh cúm.

Loại vaccine mới mang tên AdC68-CoV/Flu do các nhà nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán, Thượng Hải điều chế. Họ đã phát triển một kháng nguyên bằng cách kết hợp vùng kết nối kháng nguyên SARS-CoV-2 với cuống được bảo tồn virus cúm H7N9.

Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy vaccine mới đã tạo ra cả kháng thể chống SARS-CoV-2 và kháng thể chống virus cúm H7N9, chủng cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm sang người.

Hiện nhóm nghiên cứu đang tiến hành thêm các thử nghiệm và hứa hẹn đây có thể là loại vaccine giúp kiềm chế các đại dịch về bệnh đường hô hấp do virus gây ra.

 

* Nld.com.vn (10/3): EU giải bài toán năng lượng Nga

Sự phụ thuộc vào năng lượng Nga của EU đang gây chia rẽ trong phản ứng của phương Tây đối với cuộc khủng hoảng Ukraine

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Pháp trong 2 ngày 10 và 11-3, tập trung thảo luận tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine đối với kinh tế, chi tiêu quốc phòng và nguồn cung năng lượng của khối.

Hội nghị Thượng đỉnh EU lần này diễn ra giữa lúc chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ 15, khiến hơn 2 triệu người tị nạn chạy sang các nước khác, trong đó chủ yếu là Ba Lan.

Trong bối cảnh như thế, theo giới chức nước chủ nhà, các nhà lãnh đạo EU dự kiến xem xét lời kêu gọi EU nhanh chóng cho Ukraine gia nhập của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Tuy nhiên, chủ đề chính của hội nghị là nhanh chóng tìm biện pháp giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga để bảo đảm EU không còn phải đối mặt các quyết định khó khăn khi khủng hoảng địa chính trị nổ ra.

Cú sốc giá năng lượng do xung đột Nga - Ukraine đang đe dọa đến nền kinh tế EU vốn vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19. Sự phụ thuộc nói trên cũng gây chia rẽ trong phản ứng của phương Tây đối với cuộc khủng hoảng. EU trong tuần này từ chối tham gia với Mỹ và Anh trong việc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga.

Theo thống kê, khí đốt Nga hiện chiếm 40% tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào EU. Với dầu và than đá, tỉ lệ này là 27% và 46%. Dù vậy, các con số này có thể giảm dần nếu giới lãnh đạo EU hiện thực hóa được cam kết đưa ra tại hội nghị.

Cụ thể, theo AP, dự thảo tuyên bố của hội nghị nêu rõ lãnh đạo các nước thành viên EU nhất trí giảm dần sự phụ thuộc của khối vào dầu, khí đốt và than đá Nga, cũng như chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc này "trước năm 2030".

Trước mắt, Ủy ban châu Âu (EC) hôm 8-3 công bố kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp EU giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong vòng một năm thông qua những bước đi như tăng cường mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng...Vấn đề được quan tâm là kế hoạch trên sẽ được thực hiện thế nào, cũng như yếu tố tài chính của nó.

Xem chi tiết tại đây