Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 2 năm 2022

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

  

*Dienbientv.vn (24/2): Điều chỉnh quy mô tổ chức Lễ hội Hoa Ban và Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2022

Ngày 23/2, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Công văn số 472/UBND-KGVX, đồng ý về việc điều chỉnh quy mô tổ chức Lễ hội Hoa Ban và Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2022.

Cụ thể, Lễ hội Hoa Ban và Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2022 sẽ được điều chỉnh quy mô tổ chức phù hợp với các giải pháp phòng, chống dịch theo tình hình thực tiễn và chủ trương chung của tỉnh:

- Các hoạt động dừng không tổ chức bao gồm: Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban năm 2022; Hoạt động diễu hành đường phố; Hoạt động bắn pháo hoa nổ trong lễ khai mạc và các hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao và các hoạt động thể thao trải nghiệm.

- Các hoạt động điều chỉnh quy mô bao gồm:  Điều chỉnh tên gọi hoạt động “Không gian Văn hóa vùng cao” thành hoạt động “Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch”;

Điều chỉnh nội dung hoạt động:

+ Thực hiện trưng bày triển lãm hình ảnh, hiện vật.

+ Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch: Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm du lịch, sản phẩm quà tặng du lịch, các sản phẩm nông nghiệp; trưng bày, triển lãm ảnh nghệ thuật về thiên nhiên, văn hóa, con người và hoa Ban; trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống; các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, độc đáo của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

+ Giới thiệu không gian sắc màu văn hoá của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên (tạo điều kiện nếu có các tỉnh bạn trong khu vực tham gia): UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện trưng bày, giới thiệu trang phục, không gian văn hóa, các nghề truyền thống (chế tác nhạc cụ, thêu, dệt, đan lát, rèn, tạo hoa văn bằng sáp ong...);

- Các nội dung tiếp tục tổ chức theo kế hoạch bao gồm:

+ Các hoạt động tuyên truyền;

+ Chương trình khai mạc, gồm: Phần nghi thức Lễ khai mạc và Chương trình nghệ thuật (không bắn pháo hoa nổ);

+ Cuộc thi ảnh “Check in Điện Biên”.

 

*Baodienbienphu.info.vn (24/2): Thư viện lưu động đến với học sinh vùng cao Điện Biên Đông

Trong 3 ngày (22 - 24/2), Thư viện tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức chương trình phục vụ thư viện lưu động và luân chuyển sách báo bằng xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện năm 2022 đến với học sinh tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.

Thông qua “Chuyến xe tri thức”, đợt này Thư viện tỉnh đã lựa chọn gần 3.000 bản sách với các chủ đề, như: Truyện tranh, sách khoa học, văn học, báo thiếu niên nhi đồng, sách tham khảo dạy kỹ năng sống… phục vụ nhu cầu đọc cho học sinh các trường trên địa bàn huyện Điện Biên Đông. Học sinh các trường: PTDTBT Tiểu học Săm Măn (xã Keo Lôm); Tiểu học và THCS Phì Nhừ (xã Phì Nhừ), Tiểu học Pú Hồng và Tiểu học Phình Giàng (xã Phình Giàng) đã được tiếp cận, đọc sách từ thư viện lưu động.

Ngoài việc đưa sách báo tới các em học sinh, thư viện lưu động còn trang bị 14 bộ máy vi tính phục vụ truy cập internet, chiếu video, clip tuyên truyền về các hoạt động giáo dục lứa tuổi và 200 dữ liệu sách nói. Qua đó nhằm giáo dục lối sống, đạo đức, kỹ năng sống cho các em; đồng thời giúp các em hình thành thói quen đọc sách, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường.

Xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện là một hình thức hiệu quả nhằm phục vụ bạn đọc lưu động ngoài thư viện, giúp các em học sinh vùng cao và nhân dân các dân tộc thiểu số được tiếp cận với nguồn sách, báo, thông tin tri thức hỗ trợ học tập nghiên cứu và giải trí. Đây cũng là hoạt động góp phần hình thành, xây dựng thói quen đọc, tự học cho nhân dân để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030” trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

 

*Baodienbienphu.info.vn (24/2): Năm 2022 phấn đấu đạt 3.800 tấn mủ cao su quy khô

Năm 2022 Công ty cổ phần Cao su Điện Biên đề ra chỉ tiêu phấn đấu đạt sản lượng 3.800 tấn mủ cao su quy khô. Đây là một trong những chỉ tiêu được nêu ra tại hội nghị đại biểu người lao động năm 2022 và tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 do Công ty tổ chức sáng nay 24/2.

Hiện nay công ty có tổng diện tích vườn cây hơn 3.735ha; trong đó hơn 2.771ha đã đưa vào khai thác, mật độ cây cạo bình quân 365 cây/ha. Sản lượng khai thác tính đến hết năm 2021 đạt hơn 3.610 tấn mủ quy khô. Sản lượng tiêu thụ trong năm hơn 3.460 tấn; giá bán bình quân 36,26 triệu đồng/tấn.

Đến nay có 4.141 hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao su với 7.438 thửa đất; đã được cấp 7.206 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng số tiền phân chia sản phẩm cho cá nhân, hộ gia đình góp đất trồng cao su trong 4 năm (2017 – 2020) là 14,619 tỷ đồng; công ty đã chi trả 12,826 tỷ đồng. Số tiền chưa chi trả (1,793 tỷ đồng) do một số diện tích đất chưa có thủ tục thuê đất, chưa hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng góp đất hoặc đã ký kết nhưng chủ hộ không có mặt tại địa phương. Dự kiến, số tiền phân chia sản phẩm khai thác năm 2021 là 10,4 tỷ đồng.

Năm 2022, Công ty cổ phần Cao su Điện Biên đề ra chỉ tiêu khối lượng hơn 3.730ha; trong đó chăm sóc hơn 584ha cao su kiến thiết cơ bản và tổ chức khai thác hơn 3.146ha; sản lượng phấn đấu 3.800 tấn, với tổng doanh thu hơn 131,669 tỷ đồng. Công ty đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng sớm hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao su để công ty hoàn thành công tác ký hợp đồng góp đất và chi trả tiền sản phẩm.

 

*Baodienbienphu.info.vn (23/2): TP. Điện Biên Phủ chủ động phòng, chống rét cho gia súc

Không khí lạnh tăng cường khiến các tỉnh Tây Bắc đang phải trải qua những ngày rét đậm, rét hại. Tại TP. Điện Biên Phủ, nơi hiện có tổng đàn gia súc trên 24.000 con, các giải pháp chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc đã được triển khai nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết gây ra trên đàn vật nuôi.

Rút kinh nghiệm những năm trước, mùa đông năm nay gia đình anh Quàng Văn Sơn, bản Púng Tôm (xã Thanh Minh) đã chủ động phòng, chống rét ngay từ đầu mùa. Mặc dù những ngày này nhiệt độ thấp hơn so với những năm về trước nhưng đàn bò của gia đình anh không bị đói rét nhờ chủ động quây phông bạt chắn gió và dự trữ thức ăn. Anh Sơn chia sẻ: Được xã tuyên truyền, vận động, gia đình tôi đã xây dựng chuồng nuôi nhốt, gia cố lại chuồng trại chắc chắn, kín đáo giữ ấm, không chăn thả rông khi nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, để có nguồn thức ăn chăn nuôi, gia đình tôi đã trồng 1.000m2 cỏ voi; thực hiện tiêm phòng dịch bệnh định kỳ theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

Không chỉ gia đình anh Sơn mà nhiều hộ khác ở xã Thanh Minh đã chủ động phòng chống rét cho gia súc. Có mặt tại bản Pa Pốm - bản có số gia súc nhiều nhất trên địa bàn xã khi tiết trời buổi sáng rét buốt và mưa phùn, chúng tôi thấy bà con đã sử dụng các vật liệu sẵn có, như: Phên tre, nứa, vải bạt,… che chắn chuồng trại. Quanh chuồng trại, nhiều khóm củi được đốt để sưởi ấm cho gia súc. Một số người dân đã cắt cỏ voi chuẩn bị thức ăn cho gia súc trong những ngày giá rét.

Nà Tấu là xã vùng cao của thành phố Điện Biên Phủ và cũng là địa phương nuôi nhiều gia súc. Tính đến 11 giờ ngày 23/2, trên địa bàn xã Nà Tấu ghi nhận 13 con trâu, bò bị chết rét. Ngay từ đầu mùa đông, UBND xã Nà Tấu đã cử cán bộ xuống từng bản, từng hộ gia đình hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc. Để đảm bảo dinh dưỡng cho đàn gia súc, cán bộ thú y xã đến từng nhà hướng dẫn người dân bổ sung thức ăn tinh bột, thức ăn giàu đạm, thức ăn thô xanh, nước uống ấm, vitamin, muối khoáng, dự trữ thức ăn khô, sửa chữa chuồng trại, che bạt chắn gió, đốt lửa sưởi ấm… nhằm bảo vệ đàn gia súc. 

Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn gia súc trong mùa đông; UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch cùng các biện pháp phòng, chống cụ thể, triển khai đồng bộ tới các địa bàn. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về phòng chống đói rét cho gia súc cũng được đẩy mạnh qua hệ thống loa truyền thanh, các cuộc họp thôn, bản. Tuy nhiên, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và đợt rét đậm, rét hại kèm theo mưa phùn còn kéo dài; các địa phương, cơ quan chuyên môn tăng cường triển khai biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc.

Tính đến 17 giờ ngày 22/2, trên địa bàn thành phố có 35 con trâu, bò, dê bị chết tại 3 xã: Nà Tấu, Pá Khoang, Nà Nhạn; trong đó, 29 con trâu, 3 con bò, 3 con dê. Trong thời tiết bất lợi đối với chăn nuôi như hiện nay, việc chủ động làm tốt công tác phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi không chỉ góp phần bảo vệ tài sản của người dân, mà còn duy trì và phát triển ổn định đàn gia súc, từ đó thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

*Vtv.vn (24/2): Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án giao thông trọng điểm

Nhằm đẩy mạnh thực hiện 3 đột phát chiến lược được xác định trong suốt 3 nhiệm kỳ Đại hội vừa qua và thực hiện Kết luận số 19 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 52 và số 44 của Quốc hội, Nghị quyết số 20 của Chính phủ liên quan đến Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc Nam, từ ngày 4 - 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác "xuyên Tết, xuyên Việt" đi kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành thông báo Kết luận của Thủ tướng sau chuyến công tác quan trọng này.

Thủ tướng ghi nhận Bộ Giao thông vận tải, các cấp chính quyền địa phương, các Bộ, cơ quan liên quan, các nhà đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn đã phối hợp triển khai thực hiện các dự án đạt một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như chưa chủ động trong các khâu kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý ngay các vướng mắc phát sinh; phân cấp phân quyền chưa triệt để; việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vật liệu, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và tăng giá thành công trình. Suất đầu tư một số dự án còn khá cao; việc huy động các nguồn lực phục vụ các dự án PPP còn bất cập; một số dự án được chia nhỏ thành nhiều gói thầu xây lắp, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng chung toàn dự án. Đặc biệt, đối với Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, qua gần 7 năm kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa xứng tầm với quy mô của dự án quan trọng quốc gia. Công tác quản lý, điều hành trong triển khai dự án còn nhiều bất cập và năng lực quản lý dự án còn yếu.

Để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có liên quan tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Đối với các dự án hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng các dự án cũng như công tác kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Khắc phục ngay một số tồn tại yếu kém đã được Thủ tướng chỉ ra, trong đó tình trạng chia nhỏ gói thầu với quá nhiều nhà thầu tham gia để sắp tới thu hút được nhà thầu, nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng và gây thất thoát tài sản nhà nước.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành địa phương, triển khai ngay việc kiểm tra, rà soát công tác cấp phép khai thác khoáng sản tại các địa phương trong thời gian qua, xử lý nghiêm các trường hợp cấu kết để găm hàng nâng giá, ép giá nguyên vật liệu tạo ra khan hiếm giả tạo. Khẩn trương rà soát các quy định liên quan để đề xuất cơ chế chính sách nhằm khắc phục triệt để các bất cập trong cấp phép khai thác khoáng sản thời gian qua, làm thất thoát tài sản nhà nước và trì trệ trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công, lợi dụng chính sách để trục lợi cho cá nhân.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến quản lý dự án, quản lý chi phí, định mức xây dựng, vật liệu xây dựng, quản lý chất lượng thi công và hợp đồng xây dựng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức PPP theo hướng quy định phù hợp tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP để tạo điều kiện thu hút tối đa các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các công trình giao thông trọng điểm.

Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo điều tra, thanh tra kịp thời các cá nhân, tổ chức vi phạm trong tư vấn, đấu thầu, thực hiện hợp đồng và cấp phép khai thác mỏ nguyên liệu thông thường.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định của pháp luật, không ngừng chăm lo đời sống sinh kế người dân khu vực tái định cư phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, năm sau tốt hơn năm trước.

Đối với dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm bàn giao mặt bằng của toàn bộ dự án chậm nhất trong tháng 9 năm 2022; yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam ACV, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam chịu trách nhiệm huy động nhân lực, vật lực, các giải pháp đồng bộ để thực hiện đầu tư xây dựng giai đoạn 1 của Dự án, đưa vào vận hành, khai thác vào năm 2025 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo ACV khẩn trương kiện toàn Ban Quản lý dự án đủ năng lực, củng cố, tăng cường nhân sự và bảo đảm đủ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng các điều kiện cần thiết khác cho dự án.

Trong kết luận, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng ban. Trong quá trình chỉ đạo có gì vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời, báo cáo Thường trực Chính phủ; trường hợp phát hiện thấy dấu hiệu sai phạm, tiêu cực, tham nhũng thì chuyển cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Sau chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, những ngày qua, các Bộ, các ngành, địa phương có liên quan, các nhà thầu, nhà đầu tư đang rất khẩn trương và tích cực thực hiện, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, phấn đấu rút ngắn thời gian hoàn thành dự án tối thiểu 3 tháng so với kế hoạch nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tuyệt đối an toàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc kiểm tra.

 

*Vtv.vn (24/2): Việt Nam là 1 trong 9 quốc gia được WHO chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA

Công nghệ sản xuất vaccine mRNA là công nghệ tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch COVID-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.

Tối ngày 23/2, tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA theo sáng kiến của WHO cho Việt Nam, Indonesia và Argentina.

Công nghệ vaccine mRNA là công nghệ tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch COVID-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.

Trong bài phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chúc mừng sáng kiến của WHO về trung tâm chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA với sự hình thành Trung tâm đầu tiên tại Cape Town, Nam Phi.

Bộ trưởng Bộ Y bày tỏ niềm vui mừng và cảm ơn WHO về việc Việt Nam được lựa chọn để tiếp nhận công nghệ mRNA.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ, Chính phủ và Bộ Y tế Việt Nam cam kết sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các nhà sản xuất vaccine trong nước trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ vaccine mRNA.

Thông tin với các điểm cầu dự lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Việt Nam là nước đang phát triển nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển vaccine trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống quản lý chất lượng vaccine quốc gia (NRA) của Việt Nam cũng đã được WHO công nhận.

Chúng tôi tin tưởng rằng khi tham gia sáng kiến này Việt Nam không những làm chủ được công nghệ vaccine mRNA để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cung cấp cho các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần khắc phục sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine

 

* Thanhnien.vn (24/2): Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đưa phát thải ròng về 0

Chiều 23.2, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông John Kerry, đặc phái viên Tổng thống Mỹ, đang có chuyến thăm Việt Nam từ 22 - 25.2.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước khẳng định Mỹ luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; đồng thời mong muốn tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước phát triển ổn định, bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất.

Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam coi vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu là lĩnh vực hợp tác mang tầm chiến lược giữa hai nước, là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và đề nghị Mỹ tăng cường hỗ trợ tài chính, kỹ thuật để giúp Việt Nam thực hiện cam kết tại COP26, tiến tới thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với một số đối tác, trong đó có Mỹ.

Ông John Kerry đánh giá cao cam kết của Việt Nam tại COP26, khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam về các biện pháp cụ thể và kịp thời đặc biệt trong phát triển năng lượng tái tạo, giảm phát thải, hạ tầng cơ sở bền vững, quản lý nguồn nước… Đặc phái viên khẳng định Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong đó có Quy hoạch điện 8, cũng như thúc đẩy phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi, điện mặt trời, đồng thời xem xét đề ra chính sách để loại bỏ điện than.

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Vtv.vn (24/2): Căn cước công dân gắn chip sẽ thay cho thẻ bảo hiểm y tế

BHXH Việt Nam cho biết, dùng căn cước công dân gắn chip thay thẻ BHYT là một trong những mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trong năm 2022.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, tại Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu năm 2022 sẽ dùng căn cước công dân gắn chip thay cho thẻ bảo hiểm y tế.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết, khi cho phép sử dụng CCCD có gắp chíp thay thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Các bệnh viện có thể đọc thông tin từ mã vạch QR code trên CCCD sau đó gửi yêu cầu đến cơ quan BHXH và nhận được các thông tin do cơ quan BHXH Việt Nam quản lý và thực hiện việc khám chữa bệnh theo đúng quy định, giống như việc sử dụng thẻ BHYT giấy hoặc thẻ BHYT trên ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam trong khám chữa bệnh hiện nay.

BHXH Việt Nam cũng sẽ ứng dụng công nghệ sinh trắc xác thực vân tay của người dân trên thẻ CCCD gắn chíp vào việc chống lạm dụng quỹ BHXH, BHYT. Khi ứng dụng được công nghệ này, người dân không thể mượn thẻ của người khác để lạm dụng trục lợi quỹ BHXH, BHYT khi đi khám chữa bệnh hay khi hưởng các chế độ BHXH.

Được biết, ngay khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được công bố triển khai, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị đầu tiên được Bộ Công an lựa chọn để thực hiện kết nối, chia sẻ. Đáng chú ý, việc kết nối thực hiện tích hợp thông tin BHXH, BHYT vào thẻ CCCD gắn chíp và ứng dụng VNEID do Bộ Công an phát triển đã thực hiện tích hợp và thử nghiệm xong.

Là ngành phục vụ trên 90% dân số tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và giao dịch điện tử hàng năm đạt trên 220 triệu hồ sơ, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thành công với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi số, giảm thủ tục hành chính, giảm hồ sơ, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chống gian lận và trục lợi bảo hiểm xã hội.

Cũng theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan này đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện chia sẻ khoảng 33 triệu lượt thông tin công dân có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực. Đây là cơ sở quan trọng để Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục chuẩn xác, hoàn thiện, làm giàu thêm thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.

 

CHỈ THỊ MỚI

*Chinhphu.vn (24/2): Bản tin chỉ đạo điều hành

Thủ tướng chỉ đạo khẩn về tiêm vaccine và đẩy mạnh phòng, chống COVID-19

 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 170/CĐ-TTg ngày 23/2/2022 gửi lãnh đạo các Bộ, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiêm vaccine và một số biện pháp đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh và thần tốc hơn nữa việc tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine. Bộ Y tế chủ động cập nhật, tiếp cận sớm với thông tin và các loại vaccine, thuốc, công nghệ, sinh phẩm, kít xét nghiệm… mới trên thế giới để phục vụ kịp thời, hiệu quả trong phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp với diễn biến mới của tình hình….

Lập BCĐ của Chính phủ triển khai Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và CHK Quốc tế Long Thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ký Quyết định số 262/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng ban. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ về đầu tư xây dựng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Bên cạnh đó, xem xét, chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các Dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; chỉ đạo việc triển khai thực hiện các Dự án theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng chuyển ngành, thôi việc

 Nghị định số 19/2022/NĐ-CP quy định biện pháp thi hành chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành, công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Trong đó, chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng chuyển ngành sang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước như sau: Được bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. Được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi chuyển ngành, do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trước khi chuyển ngành chi trả…

Thủ tướng Chính phủ ra công điện yêu cầu bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 160/CĐ-TTg về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị cung ứng, phân phối xăng dầu, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi găm hàng nhằm trục lợi và các vi phạm khác (nếu có) trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28/02/2022.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng tranh giành mỏ vật liệu xây dựng trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 48/TB-VPCP ngày 23/2/2022 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị trực tuyến giao ban tình hình triển khai các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Thông báo nêu rõ: Dự án là công trình trọng điểm quốc gia, do vậy các bộ, ngành địa phương, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà đầu tư, nhà thầu phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, không được để chậm tiến độ đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Chủ tịch UBND các tỉnh tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thành thủ tục cấp phép, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bảo đảm cung cấp đủ nguồn vật liệu phục vụ thi công Dự án; hoàn thành trước ngày 15/3/2022. Đồng thời, UBND các tỉnh chỉ đạo kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng tranh giành mỏ vật liệu, cản trở khai thác các mỏ mới (xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu có).

Hỗ trợ gạo cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 260/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.868,880 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (đợt 2). Cụ thể, tỉnh Nghệ An được xuất cấp 700,995 tấn gạo; tỉnh Đắk Lắk 1.014,585 tấn gạo; tỉnh Gia Lai 153,300 tấn gạo.

 

TIN QUỐC HỘI

*Vtv.vn (24/2): Giảm 3.437 cơ quan cấp xã, 429 cơ quan cấp huyện sau khi sắp xếp

Làm việc với Đoàn giám sát việc sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý cần bổ sung đánh giá tác động của việc sắp xếp đối với người dân.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính đã thực sự gắn với mục tiêu, yêu cầu

Sáng 24/2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021".

Báo cáo kết quả bước đầu việc triển khai chuyên đề giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua báo cáo của Chính phủ và các địa phương, Đoàn giám sát nhận thấy, việc sắp xếp đơn vị hành chính đã thực sự gắn với mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6, Khóa XII.

Trong đó, về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sau khi sắp xếp, cả nước đã giảm được 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện; giảm được 706/2.411 cán bộ, công chức cấp huyện, 9.694/20.403 cán bộ, công chức cấp xã và 8.448/14.233 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; đã chủ động thực hiện sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định, qua đó, đã giảm được 16.321/86.282 thôn, tổ dân phố và tương ứng giảm được 48.963 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (chỉ tính tại 45 tỉnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính).

Về ngân sách nhà nước, các cơ quan của Quốc hội dẫn báo cáo của Chính phủ, giai đoạn 2019 - 2021 đã tiết kiệm chi khoảng 2.008,63 tỷ đồng, trong đó giảm chi hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã là 1.132,63 tỷ đồng (gồm: giảm chi tiền lương và phụ cấp là 787,84 tỷ đồng; giảm chi hoạt động là 344,79 tỷ đồng) và giảm chi phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố khoảng 876 tỷ đồng. Qua đó, đã có thêm nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chiến lược xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị, góp phần thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Về hiệu quả của công tác quản lý nhà nước sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cơ bản đạt kết quả tốt, bảo đảm các chỉ tiêu đề ra; đồng thời, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc như: mở rộng phạm vi địa bàn quản lý, khối lượng công việc về thủ tục hành chính, nhu cầu sử dụng dịch vụ công tăng, trong khi số lượng cán bộ, công chức phải cắt giảm để bảo đảm số lượng theo quy định đã tác động không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành quản lý của đơn vị hành chính mới, đặc biệt là các huyện, xã thuộc khu vực miền núi, nông thôn có diện tích lớn, địa hình chia cắt, nhiều đồi núi, sông suối, dân cư rải rác, giao thông đi lại khó khăn. Việc khám chữa bệnh của người dân cũng gặp khó khăn do khoảng cách đến Trạm y tế của một số nơi còn xa.

Bên cạnh đó, việc đổi tên các đơn vị hành chính ít nhiều gây xáo trộn đến bản sắc riêng của địa phương về phong tục, tập quán, sinh hoạt, sản xuất; đến tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân cư, thiết chế văn hóa…

Làm rõ hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở sau sắp xếp

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Đoàn giám sát và Tổ giúp việc trong triển khai các công việc bước đầu của chuyên đề giám sát, cho thấy đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nên cơ bản đã đi vào cuộc sống.

Cơ bản nhất trí với kế hoạch triển khai các nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới của Đoàn giám sát, Chủ tịch Quốc hội lưu ý tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, nhất là báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND và MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, cần bổ sung đánh giá của Đoàn ĐBQH, HĐND và MTTQ về tác động của việc sắp xếp đơn vị hành chính đối với người dân, tham khảo ý kiến của người dân đối với việc sắp xếp đơn vị hành chính vừa qua.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu các địa phương trong việc triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, rút ra những bài học kinh nghiệm để triển khai hiệu quả hơn trong giai đoạn tới; nghiên cứu xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương về chủ trương chung, cùng với chuyên đề giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Trung ương việc triển khai trong giai đoạn tới.

 

* Thanhnien.vn (23/2): Lãnh đạo Quốc hội sẽ sử dụng chuyên gia, cấp phòng làm việc, trả thù lao

Lãnh đạo Quốc hội có thể sử dụng các chuyên gia để tham vấn trong các hoạt động của Quốc hội và trả thù lao hợp đồng làm việc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo đó, lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan Quốc hội sẽ được sử dụng các chuyên gia gồm nguyên đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, người làm công tác quản lý, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở trong nước và ngoài nước.

Về điều kiện, các chuyên gia phải là người có trình độ đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tham vấn; có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, tâm huyết, có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức sâu rộng, có trí tuệ và uy tín trong công tác tham mưu, hoạch định chính sách, chiến lược. Đồng thời, có khả năng tham vấn thông thạo trong một số lĩnh vực cụ thể đã được thực tiễn khẳng định.

Theo nghị quyết, các chuyên gia sẽ nghiên cứu, cung cấp thông tin, hoàn chỉnh báo cáo, bài viết, bài nói, ý kiến bình luận, nhận xét, phát biểu, các ý kiến góp ý theo nhiệm vụ và lĩnh vực được giao để tham vấn cho các lãnh đạo và các cơ quan Quốc hội trong các hoạt động của Quốc hội.

Nghị quyết cũng quy định rõ, lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội sẽ thuê chuyên gia theo hình thức ký hợp đồng làm việc.

Mức thù lao chi trả cho chuyên gia có thể trả theo tháng, theo tuần, theo ngày, theo giờ hoặc thuê khoán chuyên môn. Tuy nhiên, mức chi không vượt quá mức chi hiện hành đã được quy định.

Cũng theo nghị quyết, kinh phí sử dụng chuyên gia và điều kiện bảo đảm hoạt động của chuyên gia được tính trong kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan, người có thẩm quyền.

Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể xem xét bố trí phòng làm việc, phương tiện đi lại và các điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động của chuyên gia.

Nghị quyết có hiệu lực từ đầu tháng 4.2022.

 

CÁC TIN LIÊN QUAN ĐẾN COVID – 19

*Vtv.vn (25/2): Nhà thuốc phải được tập huấn trước khi bán Molnupiravir cho người bệnh

Chiều 24/2, tại cuộc họp báo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Sở Y tế vẫn đang xin hướng dẫn cụ thể của Bộ Y tế về việc kê đơn thuốc Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19. Các nhà thuốc phải được tập huấn theo hướng dẫn của Bộ trước khi bán cho người dân.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, các sản phẩm thuốc Molnupiravir do Việt Nam sản xuất đã được Bộ Y tế chính thức công bố giá bán lẻ. Các doanh nghiệp đã cung ứng thuốc cho các đơn vị phân phối dược phẩm. Đến 24/2, thuốc Molnupiravir đã có tại các cửa hàng thuốc tây trên địa bàn Thành phố.

Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải có đơn thuốc do bác sỹ trực tiếp chịu trách nhiệm theo dõi COVID-19 kê mới được mua. Bác sỹ kê đơn có thể là bác sỹ của Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động, bệnh viện hoặc bệnh viện tư nhân. Bác sỹ phải khẳng định bệnh nhân mắc COVID-19 và đủ điều kiện dùng thuốc Molnupiravir, để phòng ngừa tất cả các biến chứng, tai biến có thể xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cũng nhấn mạnh, việc sản xuất và đưa thuốc điều trị COVID-19 ra thị trường là nỗ lực rất lớn của hệ thống y tế và các doanh nghiệp dược phẩm, giúp người bệnh có cơ hội tiếp cận thuốc điều trị tốt hơn. Song, đây là thuốc kháng virus và được lưu hành có điều kiện nên việc cung ứng thuốc đến tay người bệnh phải thực hiện đúng quy định pháp luật.

Phản hồi về tình trạng một số cửa hàng thuốc tây đã bán Molnupiravir cho bệnh nhân từ sáng 24/2, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho rằng, đây là những trường hợp "xé rào", Sở Y tế sẽ kiểm tra và nhắc nhở những đơn vị này. Đại diện Sở Y tế khuyến cáo, việc mua giùm thuốc Molnupiravir gửi cho người thân ở các tỉnh, thành phố khác là việc rất nguy hiểm. Bởi điều kiện bán thuốc kháng virus cho người dân rất chặt chẽ, nhằm bảo vệ người uống, bảo vệ cộng đồng. Việc sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh hay kháng virus sẽ dẫn đến nguy cơ kháng thuốc, đe dọa đến cộng đồng.

 

*Vtv.vn (24/2): Hà Nội: Rút ngắn thời gian để các F0 được hưởng chế độ bảo hiểm sớm hơn

Thời gian gần đây, số ca F0 trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng mạnh, đi kèm với đó là những băn khoăn về việc hưởng các chế độ bảo hiểm khi bị dương tính với SARS-CoV-2.

Chị N.M.H nhà ở phường Thành Công (Ba Đình) đang làm nhân viên văn phòng tại một trường Đại học tại Hà Nội bày tỏ, bản thân đã đóng bảo hiểm được nhiều năm, nay mắc COVID-19 thì có được thanh toán các chế độ bảo hiểm xã hội không? Băn khoăn của chị H cũng là của hàng trăm trường hợp khác trên địa bàn thành phố. Về nội dung trên, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, người lao động là F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định.

Trước đó, tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định, mỗi lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tối đa là 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tái khám để người hành nghề xem xét, quyết định. Do đó, đối với người mắc COVID-19 là người lao động điều trị tại nhà: Trạm Y tế nơi quản lý, điều trị bệnh nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu tại phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, đối với người mắc COVID-19 là người lao động điều trị tại Trạm Y tế lưu động (cơ sở thu dung) thì y, bác sĩ được phân công trực tiếp chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 ký xác nhận vào vị trí "người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh". Còn đơn vị chủ quản là Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm ký đóng dấu vào Giấy chứng nhận hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn ký đóng dấu.

Các Trạm Y tế cập nhật thông tin người bệnh COVID-19 được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội lên Cổng thông tin giám định bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội. Căn cứ Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, người lao động phải nộp cho doanh nghiệp bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cũng cho biết, sau khi tiếp nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết trả trợ cấp cho người lao động là tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan này nhận đủ hồ sơ. Bảo hiểm xã hội thành phố cũng đang chỉ đạo các đơn vị cấp dưới xem xét rút ngắn thời gian để các F0 có thể được hưởng các chế độ sớm hơn so với quy định.

Cũng theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng có văn bản 415/SYT- NVY về việc hướng dẫn các cơ sở y tế trực thuộc có nội dung cấp "Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và ghi nội dung Giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội". Theo đó, hướng dẫn cách thực hiện trình tự các thủ tục, hồ sơ để được hưởng các chế độ hiện hành, trong đó có bảo hiểm xã hội.

 

* Thanhnien.vn (23/2): Thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir do Việt Nam sản xuất giá 8.675 - 12.500 đồng/viên

Chiều nay 23.2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt giá bán thuốc Molnupiravir điều trị Covid-19, do các nhà sản xuất kê khai. Thuốc có giá bán từ 8.675 - 12.500 đồng/viên.

Cụ thể, theo công bố giá của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), thuốc Molravir 400 hoạt chất Molnupiravir (400 mg) dạng viên nang cứng, số lưu hành VD3-166-22.

Thuốc do Công ty cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất có giá bán 11.550 đồng/viên. Dạng hộp có 1, 2, 5 vỉ x 10 viên/vỉ.

Giá thuốc Movinavir (hoạt chất Molnupiravir) 200 mg dạng viên nang, có số lưu hành VD3-167-22 của Công ty cổ phần Hóa - dược phẩm Mekophar có giá 8.675 đồng/viên. Thuốc đóng gói dạng hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Molnupiravir Stella 400 mg của Công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh 1 có giá 12.500 đồng/viên (dạng viên nang cứng), mỗi hộp 1 vỉ hoặc 2 vỉ x 10 viên. Thuốc có số lưu hành VD3-168-22.

Trước đó, ngày 17.2, Cục Quản lý dược đã cấp giấy phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir 400 mg do Công ty TNHH liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất; thuốc Molravir 400 mg của Công ty CP dược phẩm Boston Việt Nam và Movinavir của Công ty CP dược phẩm Mekophar.

Đây là 3 đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép sản xuất thuốc kháng virus Molnupiravir.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Vtv.vn (25/2): Sẽ nhập khẩu thêm 2,4 triệu m3 xăng dầu trong quý 2

Bộ trưởng Bộ Công Thương giao 10 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu thêm 2,4 triệu m3 xăng dầu trong quý 2/2022.

Ngày 24/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 242 về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong quý 2 năm nay cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Quyết định nêu rõ việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để bù đắp sản lượng thiếu hụt do nguồn cung xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước không đạt kế hoạch, bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi kinh tế đất nước.

Theo quyết định này, chỉ có 10/33 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu được nhập khẩu tăng thêm trong quý 2 với tổng số lượng là 2,4 triệu m3, trong đó có 840.000 m3 xăng và 1,56 triệu m3 dầu.

Danh sách các doanh nghiệp được phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil); Công ty TNHH Thủy bộ Hải Hà; Công ty TNHH Hải Linh; Công ty CP đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu; Công ty Xuyên Việt Oil; Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ; Công ty Dầu khí Đồng Tháp; Công ty Thiên Minh Đức; Công ty CP Hóa dầu Quân đội.

Doanh nghiệp được giao nhập nhiều nhất là Petrolimex với hơn 1 triệu m3, tiếp đến là PVOil với gần 489.000 m3.

Bộ Công Thương lưu ý số lượng xăng dầu kinh doanh tạm nhập, tái xuất không tính vào lượng nhập khẩu xăng dầu giao bổ sung tại quyết định này.

Các doanh nghiệp được giao tăng sản lượng nhập khẩu xăng dầu nêu trên phải thực hiện việc nhập khẩu xăng dầu không thấp hơn tổng sản lượng này; đồng thời phải chứng minh được hoạt động xuất, nhập khẩu của mình bằng các hóa đơn, chứng từ xuất, nhập xăng dầu hàng tháng, báo cáo qua Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương trước ngày 20 hàng tháng.

Bộ Công Thương giao Thanh tra Bộ, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Xuất nhập khẩu thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện nhập khẩu sản lượng xăng dầu tăng thêm. Vụ Thị trường trong nước tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo lãnh đạo bộ trước ngày 25 hàng tháng.

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

*Chinhphu.vn (24/2): Người dân 27 tỉnh, thành phố có quyền đăng ký hộ tịch trực tuyến

Đây là quy định tại Thông tư 01/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Bước đột phá về đăng ký hộ tịch

Cụ thể, Thông tư đã quy định đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc triển khai đăng ký tất cả các việc hộ tịch theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, thực hiện được đến đâu còn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của cơ quan đăng ký hộ tịch tại các địa phương và sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân.

Thông tư yêu cầu các cơ quan Nhà nước có liên quan cần chủ động thực hiện liên thông các thủ tục hành chính (TTHC), đặc biệt là liên thông thủ tục đăng ký khai sinh và đăng ký thường trú, đăng ký khai tử và xoá đăng ký thường trú. Làm được như vậy sẽ khắc phục được tình trạng sau khi đăng ký khai sinh lại phải đăng ký thường trú hoặc người chết (không được xoá thường trú) vẫn còn hộ khẩu để thân nhân lợi dụng hưởng chế độ, chính sách (của người đã chết), cũng như gây nhầm lẫn khi lập danh sách bầu cử và nhiều vấn đề khác.

Theo Cục trưởng Cục Quốc tịch, hộ tịch, chứng thực, Thông tư cũng ban hành các biểu mẫu hộ tịch điện tử và quy định giá trị của biểu mẫu hộ tịch điện tử như bản giấy thông thường. Theo đó người dân có thể sử dụng khi đăng ký hộ tịch, nhằm đơn giản hoá TTHC. Tuy nhiên, các biểu mẫu hộ tịch điện tử chỉ có thể sử dụng sau khi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp được nâng cấp, hoàn thiện vận hành thống nhất trên cả nước (dự kiến vào giữa năm 2023).

Cá nhân quản lý, sử dụng toàn bộ sự kiện hộ tịch trong suốt cuộc đời

Đồng thời, Thông tư quy định việc cấp Xác nhận hộ tịch, thông tin hộ tịch cho người dân. Theo đó người dân có thể yêu cầu xác nhận một hay nhiều sự kiện hộ tịch của một hoặc nhiều người, bảo đảm chính xác và độ tin cậy cao. Tiến tới hạn chế và loại bỏ bản sao chứng thực các giấy tờ hộ tịch như hiện nay. Việc xác nhận thông tin hộ tịch sẽ giúp cho cá nhân thiết lập được bản ghi dữ liệu hộ tịch điện tử duy nhất của mình một cách thống nhất. Cá nhân được quản lý và sử dụng toàn bộ sự kiện hộ tịch của mình trong suốt cuộc đời.

Đề cập đến việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác, ông Nguyễn Công Khanh cho biết, về Cơ sở hộ tịch điện tử, hiện nay Bộ Tư pháp đã được bố trí Dự án đầu tư công (giai đoạn 2021-2025) nhằm nâng cấp toàn bộ hệ thống phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch, bảo đảm hoàn thành để triển khai đồng bộ trên cả nước từ giữa năm 2023. Các cơ sở dữ liệu khác của Bộ Tư pháp (như cơ sở dữ liệu quốc tịch, lý lịch tư pháp, quản lý xử lý vi phạm hành chính, nuôi con nuôi…) cũng sẽ được xây dựng, hoàn thiện đồng thời để kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

27/63 tỉnh, thành đã kết nối liên thông để đăng ký hộ tịch trực tuyến

Cục trưởng Cục Quốc tịch, hộ tịch, chứng thực cũng cho biết, hiện nay mới chỉ có 27/63 tỉnh đã kết nối liên thông giữa Cổng dịch vụ công cấp tỉnh hoặc Hệ thống thông tin điện tử một cửa cấp tỉnh với Phần mềm đăng ký hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp. Nên về nguyên tắc, chỉ 27 địa phương này mới có thể đăng ký hộ tịch trực tuyến theo quy định của Thông tư 01/TT-BTP.

Theo các quy định của Thông tư, người dân có thể yêu cầu giải quyết tất cả các thủ tục đăng ký hộ tịch theo phương thức trực tuyến, trong đó có một số thủ tục được thực hiện trực tuyến mức độ 4, tùy theo mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến của địa phương.

Do vậy, ngay từ bây giờ một số thủ tục hành chính như đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí sẽ được liên thông thực hiện trên môi trường điện tử với sự chủ động kết nối, chia sẻ dữ liệu điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc đăng ký hộ tịch trực tiếp (tại cơ quan đăng ký hộ tịch) hay đăng ký trực tuyến là quyền lựa chọn của người dân, không bắt buộc người dân phải thực hiện theo phương thức trực tuyến. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo đảm trong mọi trường hợp, nếu hồ sơ đăng ký hộ tịch của người dân đầy đủ, đúng quy định pháp luật thì phải được tiếp nhận, giải quyết.

27 tỉnh, thành phố thực hiện kết nối liên thông, đăng ký hộ tịch trực tuyến:

TP. Cần Thơ, TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TPHCM, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Hải Dương, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tiền Giang, Vĩnh Long. Vĩnh Phúc, Yên Bái.

 

QUẢN LÝ

*Zingnews.vn (24/2): Hà Nội yêu cầu xử lý tình trạng đầu cơ, tăng giá kit xét nghiệm

UBND Hà Nội yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát và xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về giấy phép, đầu cơ, tăng giá vật tư y tế; kinh doanh hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc...

Trong văn bản hỏa tốc gửi đi ngày 24/2, UBND Hà Nội cho biết theo phản ánh của báo chí, thị trường đang có hiện tượng tăng giá một số vật tư, trang thiết bị y tế, bộ test kháng nguyên Covid-19, máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2.

Đồng thời, một số cơ sở lưu thông, kinh doanh thuốc hỗ trợ, điều trị Covid-19 chưa được phép lưu hành, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để trục lợi. Việc này gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo đó, UBND Hà Nội yêu cầu lãnh đạo Cục Quản lý thị trường thành phố cùng các sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo tổ chức ngay công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm về giấy phép, đầu cơ, tăng giá, kinh doanh hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, nhãn mác đối với mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế...

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội được giao chủ trì, phối hợp Sở Y tế cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng hỗ trợ điều trị Covid-19 và người dân trong công tác phòng, chống dịch.

Cục Quản lý thị trường thành phố chủ trì, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo UBND thành phố kết quả kiểm tra, xử lý trước ngày 3/3.

Trước đó, báo chí phản ánh tình trạng loạn giá kit xét nghiệm Covid-19 sau khi tình hình dịch bệnh ở Hà Nội phức tạp, nhu cầu tự xét nghiệm của người dân tăng cao. Các mức giá dao động từ 43.000 đồng đến 105.000 đồng/kit, mức chênh lệch khá cao nếu người dân mua kit số lượng lớn.

 

*Vtv.vn (24/2): Chỉ đưa hàng lên biên giới khi đã có địa chỉ nhận

Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan để chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức chính ngạch.

Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương để chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch; mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính… và đặc biệt, chỉ đưa hàng lên biên giới khi đã có địa chỉ nhận hàng.

Đây là những giải pháp trọng tâm Bộ Công Thương đưa ra trong nỗ lực giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu.

Ngoài ra, Bộ này cho biết sẽ tiếp tục đẩy nhanh các hoạt động đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc liên quan đến đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; đồng thời, tiếp tục thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng.

Đợt ùn tắc hiện nay, Bộ Công Thương nhận định có nguyên nhân trực tiếp từ việc Trung Quốc dừng hoàn toàn hoạt động thông quan tại gần như tất cả các cửa khẩu vì dịch bệnh, trong đó có những cửa khẩu quan trọng, lượng hàng hóa xuất khẩu thông thường rất lớn như Kim Thành (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh).

Bộ Công Thương cũng cho biết sẽ tiếp tục thường xuyên cập nhật, đưa tin về tình hình, diễn biến giao nhận, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu và các vấn đề liên quan, trao đổi với các cấp chính quyền của Trung Quốc để tạo thuận lợi hơn nữa cho giao thương, đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại.

Đồng thời, Bộ sẽ tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho doanh nghiệp, thương lái chuyển sang xuất khẩu chính ngạch; kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường số, dựa trên các nền tảng số tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ trong nước, xuất khẩu sản phẩm.

 

*Vtv.vn (24/2): Sắp chia sẻ dữ liệu từ camera giám sát xe ô tô

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện phần mềm và dự kiến ngay trong tháng 2 này sẽ cấp tài khoản cho Sở GTVT các địa phương truy cập.

Dữ liệu từ hệ thống camera giám sát trên xe ô tô kinh doanh vận tải trên cả nước sắp được chia sẻ cho các địa phương. Theo Bộ Giao thông vận tải, hạ tầng công nghệ cho việc này đang được hoàn thiện.

Dữ liệu này là công cụ đắc lực để Sở GTVT các địa phương sử dụng dữ liệu hình ảnh này để thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải đối với các đơn vị trên địa bàn.

Thông tin trên báo điện tử Dân Việt, việc quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ôtô được quy định tại Điều 1 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:

- Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm).

- Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại.

- Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe.

Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn việc trích xuất dữ liệu từ camera ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:

- Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe.

- Trạng thái hoạt động, truyền dữ liệu của thiết bị thông qua tín hiệu hoặc báo hiệu.

- Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị chuyên dụng để đọc, trích xuất dữ liệu.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Baotintuc.vn (25/2): Kon Tum: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Ban Dân vận Huyện ủy Đăk Hà

Sáng 25/2, thông tin từ Huyện ủy Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Kon Tum vừa khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Cao Yến (sinh năm 1966, Phó Ban Dân vận Huyện ủy) để điều tra, làm rõ hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” trong thời gian ông này giữ chức Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

Cùng với ông Yến, ông Ninh Thành Luân (sinh năm 1987, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Hà) cũng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Kon Tum khởi tố và bắt tạm giam.

Theo thông tin ban đầu, ông Nguyễn Cao Yến và ông Ninh Thành Luân là những người có chức vụ, quyền hạn được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà. Trong đó, có nhiệm vụ quản lý, tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn, kinh phí để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Trong quá trình công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Hà từ tháng 3/2017 đến tháng 10/2018, ông Nguyễn Cao Yến và ông Ninh Thành Luân biết rõ không có căn cứ để giao đất thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá theo quy định tại Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 đối với một số lô đất, diện tích đất trên địa bàn huyện nhưng vẫn tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà ban hành Tờ trình đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân huyện cho chủ trương thực hiện việc giao đất trên địa bàn huyện Đăk Hà.

Sau đó, ông Nguyễn Cao Yến và ông Ninh Thành Luân trực tiếp lập hồ sơ, Tờ trình tham mưu đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà giao đất ở không qua đấu giá trái quy định. Tổng số lô đất Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà đã ký quyết định giao đất không qua đấu giá, không đúng đối tượng là 81 lô đất ở cho 50 trường hợp cá nhân, hộ gia đình với tổng diện tích gần 26.000m2, tổng giá trị quyền sử dụng đất được quy thành tiền hơn 5,8 tỷ đồng.

Ngày 29/11/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Kon Tum ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Hà. Sau đó, quyết định này đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Kon Tum phê chuẩn.

Hiện, vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Kon Tum tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.

 

*Plo.vn (24/2): Tuyên án cựu chủ tịch TP Trà Vinh gây thất thoát gần 70 tỉ đồng

Sau nhiều ngày xét xử, sáng 24-2, TAND tỉnh Trà Vinh đã tuyên án vụ cựu chủ tịch UBND TP Trà Vinh Diệp Văn Thạnh cùng 16 bị cáo khác về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo đó, tòa tuyên phạt bị cáo Diệp văn Thạnh 10 năm tù; Trần Trường Sơn (cựu phó chủ tịch UBND TP Trà Vinh) 6 năm tù; Nguyễn Văn Chiến 4 năm tù; Lê Hữu Lễ 5 năm tù, Lý kiến trung 6 năm tù; Trần Thanh Sơn 3 năm tù; Nguyễn Trọng Nghĩa 5 năm; bị cáo Trần Mười 5 năm tù; Trần Thanh Vũ 3 năm tù; Huỳnh Công Chúc 3 năm tù.

Tòa tuyên phạt bị cáo Lê Hoàng Anh 2 năm 7 tháng 19 ngày tù, trả tự do tại toà; Phú Thanh tâm 2 năm 1 tháng 20 ngày và trả tự do tại toà. 

Đồng thời, tòa tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Long 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Trang Thị Xây 2 năm án treo; Lâm Pho La 2 năm tù treo; Lữ thị Thu Trang 2 năm tù treo; Võ Thị Thu Trang 2 năm tù treo cùng về tội danh trên.

Tòa nhận hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ gây thất thoát số tiền lớn cho nhà nước mà còn gây ảnh xấu trong nhân dân, làm giảm sút uy tín, niềm tin của nhân dân đối với UBND TP. Nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng đến chính sách đền ơn đáp nghĩa mà Đảng và Nhà nước hỗ trợ người có công đối với cách mạng, tạo điều kiện tốt nhất cho những đối tượng này có cuộc sống ổn định nhất trong đó có Quyết định 118. 

 

* Thanhnien.vn (24/2):  Hàng loạt sai phạm trong mua sắm tài sản công tại Đồng Tháp

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất đề xuất của Thanh tra tỉnh chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu các gói thầu sai phạm trong mua sắm tài sản công sang Cơ quan CSĐT tỉnh để điều tra, xử lý.

Năm 2021, Thanh tra tỉnh Đồng Tháp thanh tra về việc mua sắm tài sản công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và phát hiện Trung tâm dịch vụ tài chính (TTDVTC) thuộc Sở Tài chính có nhiều sai phạm.

Giá trị giảm thầu thấp, hồ sơ không đúng quy định

Theo kết luận thanh tra ngày 13.12.2021 của Chánh thanh tra tỉnh Đồng Tháp, trong 14 gói thầu mua sắm tập trung máy móc, thiết bị như: máy vi tính, máy in… có tổng giá trị phê duyệt hơn 96 tỉ đồng thì tỷ lệ giảm thầu bình quân rất thấp, chỉ giảm 4,29% chi phí, trong đó có đến 5 gói thầu tỷ lệ giảm thầu dưới 1%. Tổng giá trị trúng thầu và thỏa thuận khung của 14 gói thầu mua sắm tài sản công là 92,1 tỉ đồng, chỉ giảm 4,1 tỉ đồng so với giá phê duyệt.

Thanh tra tỉnh Đồng Tháp thông tin mặc dù thiết bị máy vi tính đa dạng phổ biến trên thị trường gây ra sự chênh lệch giá, giá trị rất lớn đối với các thiết bị hàng hóa, nhưng trong việc lập chứng thư thẩm định giá, Công ty TNHH kiểm toán FAC chỉ thu thập thông tin báo giá của các công ty trong nước mà chưa khảo sát giá đúng thực tế thu thập thông tin giá thị trường thế giới, giá nhập khẩu tại thời điểm định giá và chưa tham khảo giá tương tự đối với các tỉnh lân cận.

Trong việc thực hiện các hợp đồng của nhà thầu, gồm: Công ty TNHH TM-DV Vũ Tịnh; liên danh Công ty CP Thiên An Phú - Công ty TNHH và TMDV Sao Nam An; Công ty CP phát triển công nghệ cao và Công ty CP Lê Bảo Minh lại xảy ra tình trạng tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu trong hồ sơ không thể hiện giá trị số tiền cụ thể của từng sản phẩm hàng hóa, tờ khai hải quan đã bị xóa giá. Không có hồ sơ bảo hành của chủ sở hữu nhà sản xuất và hợp đồng mua bán từ chủ sở hữu nhà sản xuất cho công ty được ủy quyền theo quy định. Hồ sơ thanh toán không có hợp đồng và hóa đơn mua hàng hóa thiết bị đầu vào. Các công ty trúng thầu không có chức năng nhập khẩu các thiết bị theo quy định…

Cản trở thanh tra

Theo Thanh tra tỉnh Đồng Tháp, qua thanh tra phát hiện quá trình sử dụng máy tính, máy in được mua sắm tập trung của các đơn vị thường xuyên bị các lỗi về kết nối, kẹt giấy, không thể nạp mực thông dụng mà phải sử dụng loại mực chuyên dùng với giá cao, khan hiếm. Việc bảo trì định kỳ 3 tháng/lần, nhưng công ty trúng thầu không thực hiện…

Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên của đoàn thanh tra thực tế tại các đơn vị sử dụng thiết bị bị hư hỏng và hoạt động kém hiệu quả chiếm tỷ lệ đến 27,2% tổng số các thiết bị đã kiểm tra như hoạt động chậm, in mờ, lỗi, hộp mực nhỏ, đèn chiếu mờ, không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thanh tra tỉnh Đồng Tháp phát hiện TTDVTC đã ký thỏa thuận khung mua sắm thiết bị hàng hóa chênh lệch so với tổng giá trị nhập khẩu và hợp đồng mua sắm hàng hóa. Đồng thời các đơn vị có liên quan không chấp hành cung cấp thông tin tài liệu hoặc cung cấp thông tin nhưng không đúng theo yêu cầu, gây cản trở hoạt động thanh tra.

Theo Thanh tra tỉnh Đồng Tháp, Giám đốc TTDVTC chưa tuân thủ đầy đủ các quy trình thủ tục mua sắm tài sản công trên địa bàn; lãnh đạo Sở Tài chính chưa kiểm tra, thanh tra và theo dõi quản lý chặt chẽ việc thực hiện thỏa thuận khung mua sắm tập trung. Các nhà thầu không thực hiện đúng theo quy định của thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản tại đơn vị sử dụng dẫn đến hiệu quả mua sắm không cao.

 

* Thanhnien.vn (23/2): Cà Mau: Một chủ tịch huyện bị đề nghị phê bình vì thanh tra sai thẩm quyền

Chủ tịch UBND H. Cái Nước (Cà Mau) bị đề nghị phê bình, rút kinh nghiệm vì ban hành quyết định thanh tra và kết luận thanh tra không đúng thẩm quyền.

Chiều 23.2, tin từ Ban Nội chính Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau cho biết, Thanh tra tỉnh này vừa có báo cáo theo chỉ đạo của Ban Nội chính Tỉnh ủy về rà soát việc ban hành một kết luận thanh tra của UBND H.Cái Nước.

Trước đó, năm 2020, Thanh tra H.Cái Nước tiến hành thanh tra về việc quản lý các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân và kinh phí hoạt động thường xuyên của Hội Nông dân H.Cái Nước. Niên độ thanh tra là từ khi thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân huyện từ ngày 30.6.2014 đến ngày 30.9.2020; riêng kinh phí hoạt động thường xuyên là từ năm 2018 đến 30.9.2020. Đến ngày 7.12.2020, UBND H. Cái Nước có kết luận về kết quả cuộc thanh tra trên (KLTT số 2).

Tuy nhiên, theo Thanh tra tỉnh Cà Mau, tại khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao".

Còn theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khoá VII nhiệm kỳ 2018 - 2023 (ban hành theo Quyết định số 179/QĐ-HNDTW ngày 19.2.2019 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam): “Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do ĐCSVN lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Do đó, Hội Nông dân huyện không phải là cơ quan trực thuộc UBND huyện.

Mặt khác, theo Thông tư số 69/2013/TT-BTC ngày 21.5.2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc hệ thống Hội Nông dân Việt Nam, tại khoản 2 Điều 13 quy định “Các Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện kiểm toán, báo cáo tài chính theo yêu cầu của công tác quản lý và do Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp quyết định".

Tại khoản 6 Điều 19 Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam quy định nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra của Hội Nông dân các cấp: “Kiểm tra công tác tài chính của các đơn vị trực thuộc ban chấp hành cùng cấp và cấp dưới.

Cũng theo Thanh tra tỉnh Cà Mau, căn cứ các quy định trên, Chủ tịch UBND huyện không có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra công tác tài chính của Hội Nông dân huyện. Do đó, việc UBND H. Cái Nước ban hành quyết định thanh tra và kết luận đối với Hội Nông dân huyện là không đúng thẩm quyền.

Thanh tra tỉnh Cà Mau đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Chủ tịch UBND H. Cái Nước ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định thanh tra (số 3868/QĐ-UBND ngày 20.2.2020 và KLTT số 2 ngày 7.12.2020 về thanh tra việc quản lý các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân và kinh phí hoạt động thường xuyên của Hội Nông dân H.Cái Nước. Đồng thời, phê bình, rút kinh nghiệm đối với Chủ tịch UBND H.Cái Nước.

 

*Nhandan.vn (23/2): Phú Yên: Hủy kết quả 32 bài thi tuyển dụng công chức tỉnh

Ngày 22/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế đã ký quyết định số 268/QĐ-UBND hủy kết quả thi đối với 32 bài thi của 29 trường hợp tham gia kỳ thi tuyển công chức tỉnh Phú Yên năm 2017-2018.

Lý do hủy là thực hiện bản án số 24/2021/HS-ST ngày 26/9/2021 của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Phú Yên. Theo quyết định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thu hồi và hủy các quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp trúng tuyển bị hủy kết quả thi.

Trước đó, báo Nhân Dân đã đưa tin, tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước xảy ra tại kỳ thi tuyển công chức năm 2017-2018 tỉnh Phú Yên hồi tháng 9/2021, đã tuyên án phạt tù 18 bị cáo, trong đó có đến 17 người là lãnh đạo, cán bộ các sở, ngành ở Phú Yên khi xảy ra vụ án. 

Đồng thời, TAND tỉnh Phú Yên cũng kiến nghị hủy kết quả thi của 29 trường hợp liên quan đến việc lộ đề thi, chỉnh sửa, đánh tráo bài thi, nâng, sửa điểm bài thi… Các bị cáo bị phạt tù về các tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước; đưa hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bản án sơ thẩm xác định: Trong kỳ thi tuyển công chức năm 2017-2018 tỉnh Phú Yên, Phạm Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Trưởng ban ra đề thi và Lê Tuấn, Trưởng phòng Tổ chức công chức viên chức (TC-CC-CV) Sở Nội vụ, ủy viên kiêm thư ký Hội đồng thi, ủy viên Ban ra đề thi, Trưởng ban phách đã có hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước.  

Cụ thể, Dũng và Tuấn đã trưng tập Vũ Thị Thái Hòa, Trần Thị Diệu, Huỳnh Thị Thu Phượng (không phải là ủy viên ban ra đề thi) tham gia đọc, hoàn chỉnh bộ đề thi rút gọn của các nhóm ngành là tài liệu bí mật nhà nước độ tối mật.

Vũ Thị Thái Hòa đã chép dữ liệu các bộ đề thi rút gọn từ USB do Lê Tuấn đưa để gửi cho Nguyễn Ngọc Kim, nhân viên hợp đồng Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên bộ năm đề thi nhóm ngành thanh tra và bộ năm đề thi nhóm ngành hành chính văn phòng để Kim sử dụng thi. Hòa bảo Kim đưa tiền cho Hòa để nhờ Lê Tuấn, Trần Văn Nhiên, Phó phòng TC-CC-VC giúp đỡ Kim trong kỳ thi. Sau đó, Kim đã đưa cho Hòa 120 triệu đồng và Hòa tiêu xài cá nhân. 

Trong quá trình chấm thi, nhiều cán bộ là ủy viên ban chấm thi vì động cơ cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn tác động, nâng, hạ điểm 29 bài thi. Nhiều cán bộ đã trực tiếp chỉnh sửa, đánh tráo bài thi, tác động các giám khảo khác nâng, hạ, sửa điểm bài thi của các thí sinh. Riêng Lê Tuấn đã gọi thí sinh Hồ Văn Pin đến nhà riêng, hướng dẫn làm lại bài thi môn viết chuyên ngành rồi tác động hai giám khảo chấm điểm lại… 

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

*Vtv.vn (25/2): Nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Hàng loạt giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ đặt ra với các Bộ ngành, địa phương ngay từ đầu năm.

Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai hai dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai hai dự án giao thông trọng điểm là cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Ban chỉ đạo do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng ban, sẽ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng theo đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ; chỉ đạo xây dựng cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ các dự án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh việc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là các nhiệm vụ quan trọng cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngay những ngày đầu năm. Hiện một số Bộ ngành đang rốt ráo thực hiện các giải pháp để lên dây cót cho việc giải ngân sớm.

Bộ GTVT vừa quyết định điều chuyển dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E, đi qua tỉnh Quảng Nam từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh sang cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ban 4 tiếp nhận. Một dự án nữa là cải tạo, mở rộng Quốc lộ 2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì cũng được chuyển từ Ban quản lý dự án 2 sang cho Ban quản lý dự án đường thuỷ làm chủ đầu tư.

Theo đại diện Bộ GTVT, việc điều chuyển này nhằm giảm sự dàn trải trong công việc của các đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Giai đoạn 1 của cao tốc Bắc - Nam cũng vừa được Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị bên dưới rà soát, xây dựng giải pháp rút ngắn tiến độ các dự án thành phần khoảng 3 tháng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, xây dựng lại tiến độ giải ngân phù hợp với tiến độ thi công điều chỉnh.

Còn với các dự án đầu tư hạ tầng nằm trong gói phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đã đôn đốc các bộ ngành, địa phương rà soát và gửi đề xuất bổ sung vốn để làm cơ sở trình Chính phủ, Thủ tướng Chinh phủ xem xét giao vốn, sớm thực hiện và giải ngân.

Sớm ban hành bộ tiêu chí thực hiện chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam

Một số giải pháp như điều chuyển dự án, yêu cầu rút ngắn tiến độ đối với các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đã được đặt ra. Còn với giai đoạn 2 của dự án trọng điểm quốc gia này, Chính phủ cũng đã có chủ trương sẽ thực hiện cả 12 dự án thành phần theo hình thức chỉ định thầu, với mục tiêu rút ngắn được khoảng 6 tháng so với việc tổ chức đấu thầu.

Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT phải hoàn thiện các thủ tục để có thể triển khai ngay dự án trong năm nay. Theo đại diện các nhà thầu xây dựng, để phát huy hiệu quả, Bộ GTVT cần đưa ra các phương án đảm bảo vừa nhanh vừa minh bạch.

Hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Gần 730 km cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 khi hoàn thành sẽ nối liền với hơn 650 km của giai đoạn 1 để hình thành nên một tuyến cao tốc phía Đông hoàn chỉnh. Đây được đánh giá sẽ là tiền đề quan trọng tạo sự liên kết giữa nhiều địa phương, hình thành các trục tăng trưởng mới cho kinh tế cả nước.

Theo Bộ GTVT, đến năm 2025, gần 1.400 km đường cao tốc Bắc - Nam sẽ cơ bản hoàn thành, tạo thành trục giao thông mới thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đến năm 2025, riêng Đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ có thêm 300 km đường cao tốc nữa. Cùng với sân bay Long Thành tạo tiền đề để các địa phương tiếp tục đầu tư kết nối vùng.

Năm nay, áp lực giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ đặt ra cho các Bộ, ngành, địa phương ngay từ đầu năm, nhằm tránh tình trạng "đầu năm thong thả, cuối năm tất tả" như giai đoạn trước.

Đồng thời, việc quản lý đầu tư công cũng đã được phân cấp, phân quyền cụ thể cho các đơn vị thực hiện. Các giải pháp này được triển khai hiệu quả sẽ là trợ lực quan trọng để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng.

 

QUY HOẠCH

*Nhandan.vn (24/2): Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

Chiều 24/2, Thành ủy Hà Nội đã bế mạc Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Đảng bộ. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì.

Trong gần hai ngày làm việc, các đại biểu đã thảo luận tại tổ về các nội dung: Tờ trình của Ban Thường vụ Thành ủy về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Tờ trình về dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thủ đô và báo cáo tổng hợp đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Tờ trình về Báo cáo rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt và định hướng nghiên cứu điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội.

Trong đó, giải trình về những tồn tại, hạn chế trong thi hành Luật Thủ đô, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, có cả nguyên nhân chủ quan do trách nhiệm tổ chức thi hành luật của thành phố còn hạn chế, có những nội dung chưa quyết liệt đề xuất Trung ương, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để thực hiện. Đồng thời, cũng có những nguyên nhân khách quan liên quan đến thể chế, đến trách nhiệm của các cơ quan khác, đến nguồn lực tổ chức thực hiện. Như việc di dời trụ sở các cơ quan, đơn vị trung ương, di dời cơ sở công nghiệp, các cơ sở đại học, bệnh viện gặp nhiều vướng mắc về việc bố trí quỹ đất, nguồn lực tài chính để thực hiện việc di dời, có những trường hợp đã xây dựng trụ sở mới nhưng xin Trung ương giữ lại trụ sở hiện có, không bàn giao lại cho thành phố. Một số bệnh viện đã đầu tư xây dựng cơ sở mới nhưng không giảm, mà còn tăng quy mô giường bệnh tại cơ sở cũ trong nội thành. Đây là các cơ sở, đơn vị do Trung ương quản lý, vì vậy, việc thành phố có thể quyết định các biện pháp thực hiện trong vấn đề này gặp rất nhiều rào cản.

Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy báo cáo, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan, đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu, sau hội nghị này, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo các đơn vị chủ trì các nội dung: Tổng kết Luật Thủ đô, Nghị quyết số 11-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô tăng cường phối hợp để tiếp tục rà soát, hoàn thiện các nội dung lớn mà Thành ủy thảo luận, tạo sự thống nhất, đồng bộ.

Về định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với Quy hoạch thành phố Hà Nội và định hướng phát triển đô thị thành phố Hà Nội, đồng chí Đinh Tiến Dũng khẳng định, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thống nhất cao với chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô gồm năm mục tiêu; tám quan điểm; tám định hướng chính và ba nhóm giải pháp trọng tâm.

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố giao Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND thành phố tổng hợp, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp xác đáng của các đại biểu dự họp, hoàn thiện hồ sơ, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.

 

THẾ GIỚI

*Vtv.vn (24/2): Giá xăng dầu tại nhiều quốc gia tăng phi mã

Những căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang tác động lên giá xăng dầu tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Không chỉ Việt Nam hay nhiều nước châu Á, mà tại Mỹ hay châu Âu, người dân cũng đang cảm thấy mệt mỏi với việc đổ xăng.

Tại Mỹ, giá xăng đang ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Giá xăng trung bình trên cả nước đang ở khoảng 3,5 USD cho 4,5 lít xăng.

Ví dụ như bạn di chuyển bằng 1 chiếc ô tô nhỏ ở California, hiện tại để đổ đầy bình xăng bạn sẽ phải trả tới gần 60 USD, hơn 1,3 triệu đồng tiền Việt.

Các hoạt động xã hội đang dần bình thường trở lại, nhu cầu đi lại và du lịch cũng cao hơn. Tuy nhiên với giá xăng chưa thấy có dấu hiệu giảm nhiệt, nhiều người dân Mỹ đang cảm thấy lo ngại.

Các nhà hàng, dịch vụ cũng hoạt động trở lại sau dịch bệnh. Với chuỗi nhà hàng ăn có tới 8 chiếc xe tải vận chuyển, giá xăng tăng khiến chi phí cho mỗi lần vận chuyển cũng bị đội lên. Đối với một nền kinh tế đang tìm cách gượng dậy sau giấc ngủ dài mang tên COVID-19, giá nhiên liệu xăng dầu tăng đang là một trở ngại cho đà phục hồi.

Ở một khía cạnh khác, nhiều quốc gia châu Âu, trong đó đặc biệt là Đức, phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu khí đốt từ Nga. Việc Đức mới đây hoãn thông qua việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 khiến giá nhiên liệu tự nhiên tại khu vực châu Âu leo thang tới 13% vào đêm 22/2.

Thị trường bắt đầu bàn tán về khả năng dầu hoàn toàn có thể cán mốc 100 USD/thùng, hoặc hơn. Quay lại thời điểm tháng 4 năm 2020, khi dầu sản xuất thừa mứa và xuống mức giá -40 USD/thùng, diễn biến của ngày hôm nay thật sự khó tưởng tượng.

Trong khi đó, Saudi Arabia cho thấy họ không có ý định gia tăng sản lượng dầu so với mốc đã hứa để hạ nhiệt giá dầu. Nga là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng dầu. Bất kỳ động thái nào cũng khiến thị trường dầu phải nín thở quan sát, do có liên quan trực tiếp tới nguồn cung nhiên liệu quan trọng đối với nhiều khu vực trên thế giới.

 

*Vtv.vn (24/2): Khả năng tái nhiễm với biến thể phụ của Omicron là rất hiếm

Tờ The Straits Times (Singapore) trích nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch cho hay, việc nhiễm hai lần với 2 chủng phụ của Omicron có thể xảy ra nhưng rất hiếm.

Một nghiên cứu mới do Viện Huyết thanh Statens, Đan Mạch thực hiện cho thấy, những người bị nhiễm chủng phụ BA.1 - dạng phổ biến của biến thể Omicron - có thể bị nhiễm chủng phụ BA.2 ngay sau đó.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng, việc tái nhiễm phần lớn xảy ra ở người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng và chỉ gây ra bệnh nhẹ, không có trường hợp nào dẫn đến việc phải nhập viện hoặc tử vong.

Tải lượng virus ít hơn ở lần lây nhiễm thứ hai cho thấy, lần lây nhiễm đầu tiên đã phát triển một số khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, người dân cũng không nên chủ quan, bỏ qua các biện pháp phòng dịch cơ bản.

 

*Vtv.vn (24/2): 1/3 lao động Đông Nam Á muốn tìm kiếm công việc mới

Trong báo cáo mới công bố của công ty Qualtrics, Mỹ, hơn 1/3 người lao động tại khu vực Đông Nam Á muốn tìm kiếm một công việc mới sau khi quay lại làm việc hậu đại dịch.

Qualtrics cũng đưa ra mô hình làm việc phổ biến nhất người lao động hướng tới là mô hình nơi làm việc kết hợp giữa 3 ngày làm việc tại nhà và 2 ngày còn lại trong tuần làm việc tại văn phòng.

Qualtrics cho rằng các doanh nghiệp tại khu vực cần thay đổi tư duy, xác định và tái tổ chức cách thức làm việc của mình. Theo Qualtrics, đây là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn chuyển sang một môi trường làm việc mang tính kết hợp và có sức cạnh tranh hiệu quả trong cuộc đua tìm kiếm nhân tài.

Các nghiên cứu của Qualtrics đã chỉ ra việc giải quyết những thách thức phải đối mặt không chỉ đơn giản là đặt lịch làm việc mới hoặc tăng cường sự tham gia, tương tác khi người lao động có nhu cầu khác nhau trong môi trường làm việc hiện tại. Do đó, khả năng nhanh chóng, dễ dàng xác định và phản hồi các vấn đề có tác động lớn nhất có ý nghĩa quan trọng.

 

*Vtv.vn (25/2): EU sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm phản đối hành động quân sự của Nga

Cách đây ít giờ, theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng châu Âu, lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã nhóm họp bất thường để thảo luận về những leo thang căng thẳng tại Ukraine.

Trước thềm cuộc họp bất thường của Hội đồng châu Âu, lãnh đạo các thể chế chính trị thuộc Liên minh châu Âu và các nước thành viên EU khẳng định, những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn đang được các nước châu Âu thực hiện.

Tuy nhiên, sức ép cho những nỗ lực này đã tăng lên khi giới chức châu Âu nhận được thông tin Nga tiến hành các đợt ném bom vào những cơ sở quân sự tại một số thành phố của Ukraine từ sáng sớm 24/2.

Liên quan vấn đề này, các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm phản đối các hành động quân sự mới của Nga.

Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Nghị viện châu Âu khẳng định, Liên minh châu Âu tiếp tục đoàn kết, đứng về phía người dân Ukraine, phản đối những hành động quân sự của Nga, nhưng chưa công bố chi tiết các biện pháp trừng phạt mới của EU với Nga.

Theo dự kiến, ngay sau khi kết thúc cuộc họp bất thường của Hội đồng châu Âu, lãnh đạo các nước EU là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh bất thường của NATO để thảo luận về những diễn biến mới liên quan cuộc khủng hoảng tại Ukraine trong ngày 25/2.

Xem chi tiết tại đây