Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 3 năm 2021

TIN ĐIỆN BIÊN

 

* Dienbientv (18/3): Sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ cao gặp khó

Sản xuất rau an toàn đang là một trong những hướng phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất an toàn áp dụng công nghệ cao đang gặp nhiều khó khăn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, vì vậy nhiều người dân và doanh nghiệp đang “loay hoay” trong việc tiếp tục nhân rộng các vùng sản xuất chuyên canh rau an toàn.

Các huyện: Ðiện Biên, Tuần Giáo và TP. Ðiện Biên Phủ được ngành nông nghiệp tỉnh lựa chọn là những địa bàn trọng điểm sản xuất rau màu. Trong đó huyện Ðiện Biên và TP. Ðiện Biên Phủ được quy hoạch tập trung, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao.

Theo kế hoạch đề ra, hết năm 2020 toàn tỉnh có 5 ha sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao. Mặc dù hiệu quả kinh tế cao nhưng việc mở rộng diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được nhiều người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia.

Cùng với đó, chi phí sản xuất cao, yêu cầu nghiêm ngặt các điều kiện, quy trình sản xuất trong khi thị trường tiêu thụ hạn chế, dẫn đến việc nhân rộng các mô hình, phát triển thành vùng chuyên canh rau an toàn ứng dụng công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn./.

 

* baophapluat.vn (16/3): “Xen canh" thuốc phiện trong vườn rau cải

Lực lượng công an tỉnh Điện Biên vừa phá nhổ, tiêu hủy 378 cây thuốc phiện đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả được trồng xen kẽ trong vườn rau cải.

Cụ thể, ngày 15/3, Công an huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đồn Biên phòng Si Pa Phìn và Công an xã Phìn Hồ (Nậm Pồ) tổ chức tiêu hủy 387 cây thuốc phiện. Số cây thuốc phiện này được trồng xen kẽ tại 2 vườn rau, với tích 485 m2 của gia đình ông Lý Dùng Péo (sinh năm  1972) và ông Giàng Lao Táo (sinh năm 1977) tại bản Đề Pua (xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ).

Qua thống kê, vườn nhà ông Giàng Lao Táo trồng 240 cây; vườn nhà ông Lý Dùng Péo trồng 147 cây. Các cây thuộc phiện này được trồng xen kẽ với rau cải. Trong đó, có nhiều cây đã được trích quả để lấy nhựa, số cây còn lại đang trong thời kỳ ra hoa, đậu quả.

Quá trình điều tra, cả 2 đối tượng khai nhận do thiếu hiểu biết nên nghe lời người ngoài trồng cây thuốc phiện để làm thuốc phục vụ gia đình.

 

* Vov.vn (17/3): BN1971 ở Điện Biên lại dương tính với SARS-CoV-2 ở lần xét nghiệm thứ 13

 Tính đến ngày 17/3, tỉnh Điện Biên vẫn chỉ ghi nhận 3 trường hợp mắc Covid-19 là các bệnh nhân 1970, 1971, 1972. Riêng bệnh nhân số 1971, sau 13 lần xét nghiệm, kết quả mới nhất vẫn dương tính với SARS-CoV-2.

Theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Điện Biên, 3 bệnh nhân Covid-19 của tỉnh liên quan đến ổ dịch ở Cẩm Giàng và Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) hiện vẫn có sức khoẻ bình thường, không có biểu hiện triệu chứng.

Cũng theo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Điện Biên, trong tổng số 220 F1 của tỉnh vẫn có 3 trường hợp chưa tìm thấy, 217 trường hợp đã hoàn thành cách ly tập trung, đang tiếp tục cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà.

 

* Baodienbienphu.com.vn/ (17/3): Bắt 2 đối tượng, thu giữ 9 bánh hêrôin

Sáng ngày (17/3), Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) chủ trì phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tây Trang và Công an huyện Điện Biên bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ 9 bánh hêrôin và một số tang vật.

Cụ thể, tại khu vực bản Púng Bửa, xã Na Ư, huyện Điện Biên, các lực lượng đã bắt giữ 2 đối tượng, gồm: Lầu A Dụa, sinh năm 1983 và Lầu A Cú, sinh năm 1994. Cả hai đối tượng đều dân tộc Mông, cư trú tại bản Púng Bửa, xã Na Ư. Tang vật thu giữ gồm: 9 bánh hêrôin, 2 xe máy, 2 điện thoại di động.

Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ.

 

* Vov.vn (17/3): Điện Biên họp báo cung cấp thông tin vụ phá rừng tái sinh ở Nậm Pồ

Đối với vấn đề nóng được báo chí phản ánh trong thời gian qua về công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là sau sự việc hàng chục nghìn mét vuông rừng tái sinh ở huyện Nậm Pồ bị người dân tàn phá lấy đất làm nương rẫy, ông Hà Lương Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên cho biết, phản ánh của báo chí về thực trạng này là hoàn toàn chính xác.

Sau phản ánh của báo chí, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên đã tiến hành làm việc với chính quyền các cấp huyện Nậm Pồ để xác định rõ các vấn đề về việc trên địa bàn huyện, hiện diện tích rừng tái sinh nhiều, nhiều cây có tuổi đời lên đến 30-40 năm, do đó cần phải khẩn trương làm rõ nguồn gốc rừng xem có đúng là nguồn gốc đất nương rẫy thế hệ cha ông của người dân để lại hay không. Từ đó tìm ra những giải pháp thực tế, có định hướng cho người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng, cũng như đưa những diện tích rừng này vào quy hoạch, bảo vệ.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Nậm Pồ tăng cường công tác nắm địa bàn từ cấp xã, nhất là trong thời điểm mùa phát nương làm rẫy cần bám nắm cơ sở để kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý tình trạng phá rừng. Đặc biệt là với 10.000 hecta rừng trên địa bàn chưa giao thì để bảo vệ tốt, tránh tình trạng phá rừng như thời gian qua sẽ cần nhiều biện pháp mạnh tay hơn.

 

* Dienbientv.vn (17/3): Mường Lay: Hơn 2.500 hộ gia đình nghèo được vay vốn ưu đãi

Thông qua hoạt động vay vốn ủy thác với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội, thời gian qua, đã có trên 2.500 lượt gia đình ở thị xã Mường Lay được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu để đãi đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất, chăn nuôi, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập.

Thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về công tác tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, đã có hơn 2.500 lượt gia đình, trong đó phần lớn là các hộ nghèo, cận nghèo, hộ thiếu vốn kinh doanh, làm dịch vụ tại thị xã Mường Lay được vay vốn ưu đãi, với tổng dư nợ hơn 80 tỷ đồng.

Kênh vay vốn tín dụng thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội thị xã đã thực sự là điểm tựa vững chắc để nhiều hộ gia đình trên địa bàn mở rộng hoạt động sản xuất, chăn nuôi và làm dịch vụ.

Giải quyết được khó khăn về vốn, nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, lựa chọn các loại cây, con giống có lợi nhuận kinh tế cao vào thực tiễn. Cũng chính vì thế, mô hình làm kinh tế giỏi trên địa bàn thị xã xuất hiện ngày càng nhiều hơn./.

 

* Dienbientv.vn (18/3): 40 cán bộ y, bác sĩ, nhân viên y tế đầu tiên tại Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Theo kế hoạch, trong 2 ngày 18 và 19/3, tại điểm tiêm Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ, 172 cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế là những người trực tiếp tham gia phòng chống dịch, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Trong ngày tiêm đầu tiên, 80 cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ sẽ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, 40 người tiêm buổi sáng và 40 người tiêm buổi chiều.

Là đơn vị đầu tiên tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 nên công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ y tế được Bệnh viện dã chiến chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo an toàn, hiệu quả theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

 

* Baodienbienphu.com.vn (18/3): Xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

Ngày 18/3, xã Tả Phìn, huyện Tủa Chùa tổ chức đón nhận Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã năm 2020.

Đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, xã Tả Phìn đạt 84,5/100 điểm, trong đó một số tiêu chí đạt cao như: Cơ sở hạ tầng đạt 11/11 điểm; chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ - trẻ em đạt 12/13 điểm; truyền thông - giáo dục sức khỏe đạt 4/4 điểm...

Thời gian tới, Trạm y tế xã Tả Phìn tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đi đôi với sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, giữ gìn cảnh trí môi trường xanh – sạch – đẹp; giữ vững danh hiệu chuẩn quốc gia trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

 

* Baodienbienphu.com.vn (17/3): Sớm gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất nhưng chậm triển khai thực hiện; có dự án đã triển khai nhưng chậm tiến độ so với kế hoạch, trong đó có cả những dự án trọng điểm của tỉnh. Các dự án chậm tiến độ chủ yếu do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng.

Toàn tỉnh có 16 dự án thủy điện đang hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công xây dựng, với tổng công suất lắp máy 184,1mW và 6 dự án thủy điện đang thi công với công suất 123mW. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này chậm tiến độ. Bên cạnh đó, có 3 dự án, công trình đã có quyết định giao đất và cho thuê đất (với diện tích 174,1ha) nhưng chậm triển khai thực hiện, gồm: Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh; Dự án Xây dựng khu trung tâm huyện lỵ huyện Ðiện Biên; Dự án Bến xe Thanh Minh. Hiện nay một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh sử dụng vốn đầu tư công, vốn ODA bị chậm tiến độ thực hiện so với kế hoạch, do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, như: Chương trình Ðô thị miền núi phía Bắc tỉnh Ðiện Biên; Dự án Ðường 60m; Dự án Hạ tầng kỹ thuật khung...

Ðể đẩy nhanh tiến độ các dự án thủy điện, UBND tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà đầu tư và các sở, ngành liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, hoàn chỉnh thủ tục liên quan đảm bảo các điều kiện sớm hoàn thành dự án; kiến nghị bộ, ngành Trung ương tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình truyền tải 110kV và các trạm biến áp 110kV.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

 

TIÊU ĐIỂM

* Vtv.vn (17/3): Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu 'hộ chiếu vaccine', mở lại đường bay quốc tế

Tiếp tục kiên định mục tiêu kép

Phát biểu kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia và các địa phương vào sáng nay (17/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh việc thực hiện thành công mục tiêu kép. Đó là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe của người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường để phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Gói an sinh xã hội thứ hai đối với những doanh nghiệp khó khăn, những người dân bị thiệt hại vẫn tiếp tục đặt ra trong giai đoạn tới.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư trong thời gian tới để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với COVID-19.

Nghiên cứu áp dụng "hộ chiếu vaccine"

Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng "hộ chiếu vaccine".Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng "hộ chiếu vaccine" và giao thương có sự kiểm soát.

 

* Vtv.vn (16/3): 1.000 liều vaccine Sputnik V của Nga đã về đến Hà Nội

Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được phê duyệt. Đến nay, vaccine Sputnik V đã được hơn 50 quốc gia phê duyệt sử dụng.

Sáng nay (16/3), lô vaccine Sputnik V là quà tặng của Liên bang Nga, được ông Nikolai Patrushev - Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga - mang tới Việt Nam, trong chuyến công tác 2 ngày tại Hà Nội.

Đây là những liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên của Nga có mặt tại Việt Nam.

Bộ Y tế đã tiếp nhận lô vaccine này từ sân bay Nội Bài, ngay sau đó được chuyển vào kho lạnh của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để bảo quản.

Lô vaccine này gồm 1.000 liều và sẽ do Chính phủ điều phối, có thể điều tiết về Bộ Y tế hoặc các đơn vị khác.

 

* Chinhphu.vn (17/3): Vaccine COVID-19 của Việt Nam có nhiều hứa hẹn thành công

Vaccine "made in Vietnam” thứ 2 phòng bệnh COVID-19 đã chính thức thử nghiệm lâm sàng trên người sau hơn 7 tháng nghiên cứu và phát triển. Cùng với vaccine nội địa thứ nhất đã bước sang giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng và vaccine nội thứ 3 dự kiến sẽ trình Hội đồng Đạo đức quốc gia vào cuối tháng 3 này, Việt Nam đang từng bước minh chứng “cuộc chạy đua” này hứa hẹn sẽ thành công.

COVIVAC là vaccine nội địa thứ 2 do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) nghiên cứu, phát triển. Sau những mũi tiêm đầu tiên ngày 15/3, tất cả tình nguyện viên được tiêm sức khỏe đều ổn định.

Dự kiến, giai đoạn 1 thử nghiệm lâm sàng trên người đối với vaccine sẽ kết thúc vào tháng 5 tới. Nếu kết quả tốt, giai đoạn 2 sẽ bắt đầu ngay sau đó với 300 người tham gia và dự kiến sẽ thực hiện tại huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) -  nơi đã được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lựa chọn và tổ chức thử nghiệm lâm sàng nhiều vaccine trước đây. Giai đoạn 3 của thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ được tiến hành ở nhiều nước. Toàn bộ người tham gia thử nghiệm được mua bảo hiểm.

Trước khi thử nghiệm lâm sàng trên người, vaccine COVIVAC được đánh giá khá tốt. Viện Kiểm định vaccine quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Paster Nha Trang, Trường Đại học Y Huế đều đánh giá vaccine này có kết quả thử tính an toàn và tính sinh miễn dịch rất tốt. Tại Ấn Độ, vaccine cũng đã được đánh giá an toàn trên toàn động vật thí nghiệm. Thí nghiệm trên động vật (chuột hamster) ở Mỹ cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine rất tốt.

 

* Thanhnien.vn (17/3): 88 triệu người sẽ được đổi thẻ bảo hiểm y tế từ 1.4

Ngày 16.3, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mẫu mới sẽ được chính thức sử dụng trên toàn quốc từ ngày 1.4.

Ngành BHXH đang triển khai công tác chuẩn bị, đảm bảo việc in, cấp thẻ BHYT theo mẫu mới kịp thời, đúng quy định nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân...

Đặc biệt, BHXH VN đang hoàn thiện phần mềm in thẻ BHYT mẫu mới để BHXH các tỉnh sử dụng khi hết phôi thẻ BHYT cũ. Phần mềm đã được thử nghiệm tại BHXH TP.Hà Nội từ ngày 22.2.

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

* Baochinhphu.vn (16/3): Thay đổi đối tượng, phương thức cho vay của Quỹ phát triển KHCN

Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03/4/2014 của Chính phủ.

Trong đó, Nghị định số 19/2021/NĐ-CP thay đổi đối tượng cho vay, cấp kinh phí của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Quỹ).

Theo đó, đối tượng cho vay của Quỹ gồm: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Đối tượng được cấp kinh phí gồm: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Về phương thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ của Quỹ, Nghị định số 19/2021/NĐ-CP quy định tài trợ không hoàn lại toàn bộ hoặc một phần chi phí cho việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các tổ chức, cá nhân đề xuất quy định tại khoản 1 Điều 3 Điều lệ này.

 

* Cafef.vn (16/3): Những việc cán bộ, công chức khi tiếp dân không được làm

Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 01/2021/TT-TTCP quy định quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.

Thông tư 01/2021/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 01/5/2021 và Quyết định 1860/QĐ-TTCP ngày 09/6/2007 hết hiệu lực kể từ ngày 01/5/2021.

Theo đó, cán bộ công chức làm công tác tiếp công dân không được làm những việc như:  Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp; Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

Ngoài ra, cán bộ, công chức khi tiếp công dân phải làm những việc sau:

- Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, khách quan, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật;

- Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;

- Có thái độ đúng mực, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày;

- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;

- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân các dựrt hình vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

 

* Luatvietnam.vn (16/3): Thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021

Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội đã bổ sung thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021.

Nghị định 20/2021 bổ sung thêm đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Đó là:

+ Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

+ Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

Ngoài ra, các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khác  được quy định chi tiết trong nghị định.

 

CHỈ THỊ MỚI

* Dantri.com.vn (17/3): Từ 1/7: Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội, trong đó có điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng từ 270.000 đồng lên 360.000 đồng.

Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 1/7 là 360.000 đồng/người/tháng, trước đó là mức 270.000 đồng/người/tháng.

Nghị định cũng quy định, tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

Với từng địa bàn tỉnh, thành, trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể trình thêm đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định Nghị định 20/2021/NĐ-CP được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.

Bên cạnh việc quy định mức mới về trợ cấp hàng tháng, Nghị định 20/2021/NĐ-CP cũng quy định 6 hình thức hỗ trợ khẩn cấp, gồm: Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước; hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng; hỗ trợ chi phí mai táng; hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc các lý do bất khả kháng khác; hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất.

Nghị định 20/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2021.

 

* Vtv.vn (16/3): Từ 2022, thu nhập dưới 2 triệu đồng/người/tháng là hộ nghèo

Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/3.

Theo Nghị định, các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 gồm: thu nhập; mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản; và dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025 gồm:

Tiêu chí thu nhập: Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng. Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Với các tiêu chí trên, tại khu vực nông thôn, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên sẽ đạt chuẩn hộ nghèo.

Trong khi tại thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

 

TIN QUỐC HỘI

* Dantri.com.vn(18/3): 21 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư ứng cử Đại biểu Quốc hội

Trong 23 Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có 21 người được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội, trong đó 9 người thuộc khối cơ quan Đảng, 2 người khối Chủ tịch nước, 4 người khối Chính phủ...

Trong danh sách 205 nhân sự do các cơ quan Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa ra hiệp thương lần thứ 2 ngày hôm nay (18/3), có 16 Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngoài ra, vừa qua Bộ Tài chính cũng tổ chức hội nghị giới thiệu Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng ứng cử đại biểu Quốc hội khóa này.

Ủy viên Bộ Chính trị duy nhất không ứng cử đại biểu Quốc hội khóa này là Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên.

Cũng trong danh sách 205 nhân sự nêu trên có 4 Ủy viên mới trong Ban Bí thư khóa XIII (được bầu sau Đại hội lần thứ 13 của Đảng). Ủy viên Ban Bí thư duy nhất không ứng cử là ông Lê Minh Khái, hiện là Tổng Thanh tra Chính phủ.

 

* Chinhphu.vn (17/3): Công tác lập pháp góp phần hoàn thiện thể chế

Nhìn lại nhiệm kỳ XIV, có thể khẳng định, công tác lập pháp đã thực sự tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh của Tổ quốc, hội nhập quốc tế trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng.

Đồng thời, hoạt động lập pháp đã góp phần tiếp tục thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 trên 4 định hướng lớn gồm: Hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 

Xác định hoạt động lập pháp là nhiệm vụ trọng tâm, trong nhiệm kỳ, Quốc hội khóa XIV đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa, đưa Hiến pháp năm 2013 vào đời sống.

Thông qua hoạt động lập pháp, đã khẳng định vai trò của Quốc hội trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân; thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền tự do kinh doanh bình đẳng; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền với nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế; cụ thể hóa và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tội phạm và phòng, chống tham nhũng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường hội nhập quốc tế.

Trong nhiệm kỳ qua, Quốc hội luôn đề cao việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật; các quy định, hướng dẫn về kỹ thuật lập pháp được ban hành để áp dụng thống nhất, bảo đảm tính nhất quán của văn bản, hạn chế mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật.

 

* Chinhphu.vn (17/3): Phó Chủ tịch nước kiểm tra công tác bầu cử tại Cà Mau

Chiều 17/3, Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Bầu cử Quốc gia do Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh làm Trưởng đoàn đã giám sát công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao công tác chuẩn bị bầu cử của tỉnh Cà Mau, nhất là tỉnh đã triển khai thực hiện công tác bầu cử theo đúng theo quy định của Trung ương.

Đề cập đến công tác nhân sự, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh lưu ý, tỉnh cần làm thật tốt, chặt chẽ công tác này, nhất là quan tâm chọn lựa những ứng cử viên ưu tú; tổ chức tuyên truyền, vận động đối với đại biểu ứng cử phải đảm bảo công bằng, khách quan. Ủy ban Bầu cử tỉnh công bố chính thức danh sách các ứng cử viên theo đúng thời gian quy định, cần phải tính đến phương án dự phòng việc bầu bổ sung để xử lý hiệu quả những tình huống có thể xảy ra ngoài mong muốn.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao 200 triệu đồng được trích từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tại Cà Mau./.

 

* Vtv.vn (16/3): Nhiều người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Những ngày qua, Ủy ban Bầu cử nhiều tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc nhận hồ sơ và tổ chức hội nghị bàn giao danh sách trích ngang, hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh thành phố.

Tại Hà Nội, tính đến thời hạn kết thúc vào 17h ngày 14/3, Ủy ban Bầu cử thành phố đã tiếp nhận 72 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có 42 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 30 hồ sơ người tự ứng cử.

TP Hồ Chí Minh tiếp nhận 54 hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội, trong đó, có 16 người tự ứng cử ĐBQH.

Hải Dương tiếp nhận 18 hồ sơ của người ứng cử ĐBQH khóa XV, trong đó có 15 người do các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 3 người tự ứng cử.

Ủy ban Bầu cử tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận 30 hồ sơ của những người ứng cử ĐBQH khóa XV, trong đó có 28 hồ sơ của người ứng cử được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu và 2 hồ sơ của người tự ứng cử.

TP Hải Phòng tiếp nhận 15 hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, trong đó có 1 trường hợp tự ứng cử.

Tại TP Đà Nẵng, Sở Nội vụ đã tiếp nhận 11 hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV, trong đó, có 1 người tự ứng cử ĐBQH khóa XV.

Tại Đồng Nai, trong số 15 hồ sơ người ứng cử ĐBQH, có 1 hồ sơ tự ứng cử.

Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban Bầu cử tỉnh đã nhận được 11 bộ hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV, trong đó có 1 trường hợp tự ứng cử.

Ủy ban Bầu cử tỉnh Tây Ninh cho biết đã nhận được 10 hồ sơ ứng cử ĐBQH, trong đó có 1 hồ sơ tự ứng cử.

Tại Cà Mau, Ủy ban Bầu cử tỉnh đã tiếp nhận 18 hồ sơ người ứng cử và tự ứng cử ĐBQH khoá XV, trong đó có 1 hồ sơ tự ứng cử.

Tỉnh Vĩnh Long có 12 người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại địa phương và có một người tự ứng cử.

Dự kiến, sau khi hoàn tất việc tiếp nhận hồ sơ người ứng cử, hội nghị hiệp thương lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 19/3 để tiến hành lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND.

 

* Vtv.vn (16/3): Nghị quyết Đại hội XIII nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng

Điểm mới này trong Nghị quyết Đại hội XIII được cho là hết sức quan trọng trong bối cảnh Đảng ta là Đảng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Hơn 1 tháng sau Đại hội XIII, nhiều công việc quan trọng đã và đang được Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để những quyết sách của Đại hội sớm được quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân.

Một trong những điểm mới của Đại hội XIII so với Đại hội XII và các đại hội trước đây là tại Đại hội này, Đảng đã đặt vấn đề nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng bên cạnh yêu cầu về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Đánh giá cao chủ trương này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong suốt hơn 70 năm qua kể từ khi lãnh đạo cách mạng giành được chính quyền, bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước, Đảng ta đã đưa đất nước ta, nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng đã bộc lộ không ít những thiếu sót, khuyết điểm. Những biểu hiện suy thoái, xa rời mục tiêu lý tưởng của một bộ phận cán bộ Đảng viên trong khu vực nhà nước đã làm cho uy tín của Đảng bị giảm sút, bộ máy nhà nước

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

* Chinhphu.vn (16/3): Quảng Ninh kỳ vọng đón 10 triệu khách trong năm nay

Sau khi kiểm soát được dịch COVID-19 trên địa bàn, nhiều điểm du lịch ở Quảng Ninh ghi nhận lượng khách tham quan, nghỉ dưỡng tăng mạnh trở lại.

Quảng Ninh chính thức mở cửa đón khách nội địa trở lại từ ngày 11/3 và điều thật đáng mừng là du khách tới các điểm du lịch khá đông.

Trong 2 ngày cuối tuần trước (13 và 14/3), lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tăng cao gấp 3-5 lần so với thời điểm chưa có dịch COVID-19 (trước ngày 27/1/2021).

Từ ngày 11/3, Quảng Ninh cho phép các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đón khách du lịch từ tất cả các địa phương trên cả nước (trừ những địa phương có dịch).

Báo Quảng Ninh thông tin tỉnh Quảng Ninh áp dụng gói kích cầu du lịch cả năm 2021 gồm: Miễn, giảm giá vé thu phí vào điểm tham quan và tham quan lưu trú vịnh Hạ Long, Bảo tàng Quảng Ninh (thành phố Hạ Long), Khu Di tích và danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí). Du khách tham quan các điểm du lịch này sẽ được giảm giá vé từ 50 - 100% tùy từng thời điểm.

Tỉnh tiếp tục hỗ trợ vé tuyến xe buýt từ Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đến Hạ Long, Dốc Đỏ (TP. Uông Bí) và ngược lại (từ ngày 3/3, sân bay quốc tế Vân Đồn đã hoạt động trở lại).

Với việc mở cửa thị trường du lịch cho khách nội địa, Quảng Ninh kỳ vọng trong quý I/2021 sẽ đón trên 1,5 triệu lượt khách và đón 10 triệu lượt khách cả năm 2021.

 

* Vtv.vn (16/3): Việt Nam nằm trong top các quốc gia có giá cước Internet rẻ nhất thế giới

Với gói cước dịch vụ Internet trung bình chỉ 11,27 USD/tháng, Việt Nam là một trong những quốc gia có giá cước Internet rẻ nhất châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Theo kết quả nghiên cứu của mình, Cable.co.uk cho biết số tiền trung bình mà người dùng trên thế giới phải chi ra để sử dụng một tháng dịch vụ Internet là 78,14 USD. Trong đó, Ukraine là quốc gia có giá cước Internet trung bình rẻ nhất thế giới, với mức giá trung bình chỉ 6,41 USD cho một tháng sử dụng Internet.

Xếp thứ 2 trong danh sách này là Syria, với mức giá cước Internet trung bình 6,49 USD/tháng. Đây là kết quả khá bất ngờ khi hiện tại Syria đang bị chiến tranh tàn phá, nhưng vẫn có một mức giá cước Internet rất rẻ.

Đáng chú ý, Việt Nam xếp thứ 6 tại khu vực châu Á, thứ 12 trên thế giới và số 1 tính riêng tại khu vực Đông Nam Á về mức giá dịch vụ Internet rẻ. Trung bình người dùng tại Việt Nam sẽ phải chi ra 11,27 USD (tương đương 260.000 đồng) cho một tháng sử dụng Internet. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có mức giá cước biến động theo từng năm thấp nhất thế giới, khi mức giá cước trung bình trong năm 2020 chỉ tăng thêm khoảng 0,04 USD (tương đương 900 đồng) so với năm 2019.

Ở chiều hướng ngược lại, các quốc gia châu Phi với cơ sở hạ tầng viễn thông thiếu thốn, thiếu tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ và mức thu nhập bình quân thấp cũng khiến giá cước Internet di động tại các quốc gia châu Phi cao nhất thế giới.

 

*  Vnexpress.net (17/3): Việt Nam áp đảo top 10 sàn thương mại điện tử Đông Nam Á

Cổng thông tin thương mại điện tử iPrice phối hợp cùng SimilarWeb, AppsFlyer công bố báo cáo tác động của đại dịch lên ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2020. Trong đó, top 10 sàn thương mại điện tử có lượng truy cập website trung bình cao nhất năm qua tại Đông Nam Á ghi nhận đến 5 doanh nghiệp nội địa Việt Nam gồm Thế Giới Di Động, Tiki, Sendo, Bách Hoá Xanh và FPT Shop.

Năm đại điện còn lại trong danh sách có hai "ông lớn" Shopee, Lazada và ba startup "kỳ lân" của Indonesia là Tokopedia, Bukalapak và Blibli. Tuy nhiên, cách biệt về lượt truy cập của top 3 dẫn đầu so với các doanh nghiệp còn lại (bao gồm 5 doanh nghiệp Việt Nam), vẫn còn khá cao.

Đồng thời, "Bản đồ Thương mại điện tử Đông Nam Á" còn ghi nhận Việt Nam là thị trường lớn thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia, xét về lượng truy cập. Theo đó, tổng lượt truy cập website trung bình năm 2020 của Việt Nam gấp 4 lần so với Malaysia, 3 lần so với Philippines và 2 lần với Thái Lan.

Trước đó, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô, đạt 7 tỷ USD vào năm 2020, theo sau Indonesia (32 tỷ USD) và Thái Lan (9 tỷ USD). Tuy nhiên, Google dự đoán, thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 có thể đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực, với 34%.

 

* Vietnammoi.vn (16/3): Vingroup sắp ra mắt 'thành phố không ngủ' đáp ứng mọi nhu cầu ăn chơi giải trí

CTCP Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) vừa thông tin sẽ chính thức khai trương “Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center” quy mô hơn 1.000 ha tại Bắc đảo Ngọc vào ngày 21/4 tới đây. 

Vingroup cho biết dự án sở hữu hàng nghìn hạng mục vui chơi giải trí kỷ lục và hệ sinh thái nghỉ dưỡng, mua sắm hoạt động 24/7. Phú Quốc United Center sẽ là siêu quần thể "không ngủ" đầu tiên tại Việt Nam.

Dự án Phú Quốc United Center có tổng vốn đầu tư hơn 66.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,9 tỷ USD), được phát triển theo mô hình “một điểm đến mọi nhu cầu”.

Cụ thể, trung tâm giải trí này gồm hệ thống các thương hiệu khách sạn từ mini hotel đến các thương hiệu 5 sao với quy mô hơn 10.000 phòng; cùng với đó là hệ thống công viên quy mô hàng đầu châu Á, sân gôn 18 hố,  

Đáng chú ý là dự án Thành phố Grand World quy mô 85 ha với tất cả những dãy phố thương mại, lễ hội, tâm điểm vui chơi giải trí đều hoạt động không ngừng nghỉ suốt 24 h/ngày và diễn ra tất cả các ngày trong năm. Đây sẽ là "Thành phố không ngủ" đầu tiên của Việt Nam.

Một điểm nhấn nữa của dự án là Corona Casino - sòng bài 5 sao đầu tiên mở cửa cho người Việt Nam. Vingroup thông tin sòng bài này sẽ gồm 1.000 máy và 100 bàn chơi chuyên nghiệp, tích hợp nhà hát 600 chỗ.

 

 * Vtc.vn (16/3): Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Giữa tháng 3, hàng loạt ngân hàng tiếp tục tăng mức lãi suất huy động lên mức cao nhất hơn 7%/năm.

Sau khi Techcombank và VPBank tăng mức lãi suất hồi đầu tháng 3, nhiều ngân hàng cũng quyết định tăng mức lãi suất lên một mặt bằng mới.

Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cùng tăng 0,3% đối với kỳ hạn 6 tháng và tăng lần lượt 0,7% và 0,9% đối với kỳ hạn 12 tháng.

Ngân hàng Quân đội (MBB) cũng thực hiện nâng lãi suất tiết kiệm đối với một số kỳ hạn. Theo đó lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn 12 tháng được nâng lên 5,25-5,3%/năm và lãi suất kỳ hạn 6 tháng được nâng lên 4,5-4,68%/năm.

Nhận định về diễn biến của thị trường lãi suất, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, trong bối cảnh COVID-19 có dấu hiệu được kiểm soát, việc tiêm vaccine đang được triển khai, CPI tháng 2 tăng mạnh, nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trở lại trong thời gian tới.

Còn theo các chuyên gia kinh tế, những tác động của thị trường thế giới cùng sự phục hồi của nền kinh tế sẽ khiến cầu tín dụng tăng nhanh, gây áp lực lên lãi suất. Nếu tiếp tục “ghìm” mặt bằng lãi suất xuống, rủi ro tài chính sẽ hiện hữu, đặc biệt là nguy cơ dòng tiền tháo chạy khỏi ngân hàng, đổ sang các kênh đầu tư khác.

Mặc khác, nếu lãi suất tiếp tục giảm, thì sẽ khó thu hút được tiền gửi dân cư để phục vụ nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp khi nền kinh tế phục hồi.

 

QUY HOẠCH

* Baochinhphu.vn(16/3): Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 359/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Quyết định nêu rõ, Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế.

Phát triển Đà Nẵng thành trung tâm KT-XH lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á

Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; là thành phố cảng biển, đô thị quốc tế với vị trí hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên; trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo được bảo đảm vững chắc.

Tầm nhìn đến năm 2045, phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững.

Đầu tư nhiều dự án trọng điểm

Đà Nẵng sẽ tập trung đầu tư, hoàn thành các dự án trọng điểm gồm: Tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí tổng hợp; Công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam đài tưởng niệm; Khu sân golf VinaCapital Đà Nẵng; Khu tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; Công viên chuyên đề phía Nam bán đảo Sơn Trà; Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Khu du lịch Bà Nà Hills; Khu du lịch nghỉ dưỡng tổng hợp Làng Vân; Khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula.

Hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế; hình thành tuyến phố thương mại, tài chính; thành lập khu phi thuế quan nằm trong Khu phức hợp đô thị, thương mại, phi thuế quan.

Tập trung phát triển công nghệ cao

Ngoài ra, Đã Nẵng sẽ tập trung phát triển công nghệ cao với quy mô diện tích đất khoảng 1.710ha, gồm: Khu công nghệ cao Đà Nẵng và Khu công nghệ cao mở rộng; Khu công nghệ thông tin tập trung số 1, số 2; Khu công viên phần mềm số 1, số 2, số 3; ngoài ra, hình thành Cụm Đổi mới sáng tạo tại phía Nam thành phố gắn liền với Khu đô thị đại học Đà Nẵng, Trung tâm Đổi mới sáng tạo và công viên phần mềm. Hình thành mới các cụm công nghiệp: Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc với quy mô diện tích đất khoảng 83 ha.

Cùng với đó, Đà Nẵng sẽ triển khai xây dựng nhiều dự án giao thông lớn. Cụ thể, tiếp tục nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách mỗi năm, cấp 4E, là cảng hàng không cửa ngõ quốc tế, quy mô diện tích đất dự kiến khoảng 856ha; đầu tư xây dựng mới cảng Liên Chiểu công suất đạt 50 triệu tấn/năm, diện tích khoảng 450 ha. Cảng Tiên Sa sẽ được chuyển dần thành cảng du lịch sau khi cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động…

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

* Daibieunhandan. vn (18/3): Cấm hay đưa vào quản lý? 

Theo số liệu của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử (hay thuốc lá nung nóng/thuốc lá thế hệ mới) trong thanh thiếu niên năm 2015 chỉ 1,1% nhưng đến năm 2019 đã tăng nhanh lên 2,6%. Tuy nhiên, đến nay tại Việt Nam chưa có bất kỳ công ty nào được phép nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử, cũng chưa khung pháp lý để quản lý sản phẩm thuốc lá điện tử và chế tài xử phạt sản phẩm nhập lậu. Điều này đã khiến cơ quan quản lý lúng túng khi thu giữ và xử lý sản phẩm nhập lậu.

Tháng 1.2021, Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế sân bay Nội Bài - Cục Hải quan TP. Hà Nội và Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (đội 1) đã bắt 250 cây thuốc lá điện tử qua đường hàng không. Cũng trong tháng 1.2021, Chi cục Hải quan Tân Thanh - Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng đã phát hiện lô hàng vô chủ gồm 2.300 điếu thuốc lá điện tử. Trước đó, vào tháng 12.2020, Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã phát hiện và thu giữ 73 chiếc máy đốt thuốc lá (thiết bị nung nóng), 8.070 sản phẩm thuốc lá đi kèm máy; 3.043 lọ tinh dầu điện tử. Tổng sản phẩm hàng hóa ước tính gần 1 tỷ đồng.

Nhưng đó chỉ là một vài trường hợp được phát hiện và công bố. Thực tế còn rất nhiều trường hợp nhập lậu trót lọt, được rao bán công khai trên các trang mạng với kiểu dáng bắt mắt, giá thành chỉ vài trăm thậm chí chỉ vài chục nghìn đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ (được gắn mác là hàng xách tay), gây thất thu cho ngân sách nhà nước và gieo rắc những hiểm nguy về sức khỏe cho cộng đồng. Còn với những trường hợp phát hiện và thu giữ, các cơ quan chức năng phải tốn chi phí không nhỏ cho việc lưu giữ, tiêu hủy… và cả giải quyết hậu quả do thuốc lá điện tử để lại.

Đã đến lúc cơ quan chức năng cần xem xét các sản phẩm thuốc lá điện tử nào đủ điều kiện đưa vào quản lý trong Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá hoặc xây dựng ban hành chính sách quản lý các loại thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam.

 

* Daibieunhandan. vn (18/3): Xử nhẹ, vi phạm tái diễn 

Hơn 500 nghìn tỷ đồng tiền xử phạt nộp về kho bạc nhà nước sau 166.400 đợt kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa kể từ khi Nghị định số 132/2015/NĐ-CP được ban hành là một con số đáng để suy ngẫm. Nhưng con số trên chưa phản ánh hết thực trạng giao thông thủy nội địa vẫn còn có chỗ hỗn loạn “tự phát, tự do, tự xem thường an toàn” khiến nhiều vụ việc tai nạn thương tâm xảy ra.

Mặc dù các cơ quan hữu quan đã tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc việc vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông thủy, tuy nhiên theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn khi sử dụng thuyền gia dụng chở người, hàng hoá, nông sản, làm chết nhiều người. Mới nhất, ngày 25.2.2020 trên tuyến sông Vu Gia thuộc địa phận thôn Khương Mỹ, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam xảy ra vụ lật thuyền gia dụng làm 6 người chết (trong đó có 4 người lớn và 2 trẻ em). Hay ngày 15.2.2020, trên sông La Ma thuộc địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra vụ lật thuyền gia dụng chở theo 12 người là 6 cặp vợ chồng đi khai thác keo tràm, hậu quả làm 3 người chết…

Thực trạng này tồn tại dai dẳng và một trong những nguyên nhân là việc xử phạt nhiều nhưng còn quá nhẹ, không đủ răn đe. Vì vậy,  Bộ Giao thông, Vận tải đề xuất sửa Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông đường thủy nội địa; xây dựng hành lang pháp lý cụ thể hơn, mạnh hơn bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn giao thông; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn tổ chức triển khai và xử lý vi phạm; tăng cường trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Rõ ràng quy định mới phải mạnh mẽ hơn; đánh mạnh vào trách nhiệm kinh tế để giáo dục, ngăn chặn, giải quyết những vấn đề tồn tại như: Mức phạt quá nhẹ không đủ ngăn chặn tái diễn; quy định phải cụ thể, rõ ràng để xử lý nhanh gọn những trường hợp cụ thể về trọng tải, chất lượng phương tiện lưu hành; về tiêu chuẩn vận tải, an toàn; về người điều khiển phương tiện; đồng thời phải làm rõ trách nhiệm của chủ phương tiện. Bên cạnh đó là tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, nhận thức của người điều khiển phương tiện chặt chẽ, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật. Mặt khác, cần tuyên truyền thường xuyên bằng các hình thức truyền thông đại chúng, tờ rơi, vé phí, nội quy… về an toàn giao thông thủy nội địa tại mỗi bến bãi, phương tiện nhằm tác động sâu sắc, cụ thể đến người tham gia giao thông thủy.

Không để “mất bò mới lo làm chuồng”. Không để tai nạn xảy ra rồi mới rút kinh nghiệm, mới xem xét, đối chiếu tìm sơ hở trong quy định và thực hiện.

 

QUẢN LÝ

* Chinhphu.vn (16/3): Toàn tỉnh Hải Dương thực hiện theo Chỉ thị 19 từ ngày 18/3

Từ ngày 18/3, tỉnh Hải Dương sẽ thực hiện theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống COVID-19 cho đến hết ngày 31/3.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có kết luận về một số nhiệm vụ trọng tâm phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Theo đó, từ ngày 18/3, toàn tỉnh sẽ thực hiện theo Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho đến hết ngày 31/3. Một số xã, khu dân cư, điểm dân cư đang thực hiện quyết định phong toả thì tiếp tục thực hiện cho tới khi có quyết định kết thúc phong toả.

Để giữ vững ổn định, các địa phương tiếp tục duy trì hoạt động đội phản ứng nhanh phòng chống COVID-19. Tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ COVID-19 cộng đồng, tổ an toàn COVID-19 trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K; cài đặt ứng dụng Bluezone.  

Chuẩn bị tốt các điều kiện để đón học sinh trở lại trường

Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương cũng đã trình với UBND tỉnh phương án tổ chức dạy và học sau ngày 17/3.

Cụ thể, Sở đề nghị tiếp tục cho trẻ mầm non tạm dừng đến trường đến hết tháng 3. Các địa phương 14 ngày qua không có ca lây nhiễm COVID-19 ngoài cộng đồng, gồm các huyện Bình Giang, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ (trừ xã Đại Hợp), Nam Sách (trừ xã Nam Tân) học sinh từ tiểu học trở lên được phép đến trường từ ngày 18/3. TP. Chí Linh và Hải Dương, thị xã Kinh Môn, các huyện Cẩm Giàng và Kim Thành chỉ có học sinh các lớp 9, 12 được đến trường học tập, các khối lớp còn lại vẫn học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Các nhà trường tạm dừng hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống, chưa tổ chức ăn bán trú.

 

* Thanhnien.vn (18/3): Thừa sân bay to, thiếu sân bay nhỏ

Quy hoạch sân bay Việt Nam tới năm 2050 có 30 sân bay thì đã có 15 sân bay quốc tế, song hoàn toàn vắng bóng sân bay cỡ nhỏ, sân bay chuyên dùng dành cho hàng không chung, trực thăng, máy bay cỡ nhỏ...

Tư nhân hóa sân bay địa phương?

Theo thống kê, mật độ xây dựng sân bay của Việt Nam hiện mới đạt 16.000 km2/cảng hàng không (CHK), là mức trung bình so với các nước trong khu vực. Hiện Việt Nam mới chỉ có 23 CHK/sân bay, trong khi Thái Lan với dân số nhỏ hơn Việt Nam đang có hơn 60 sân bay lớn nhỏ (đa số có chứng nhận của ICAO, IATA), gồm các sân bay phục vụ thương mại quốc tế, sân bay nội địa, sân bay riêng của các hãng hàng không, sân bay chuyên dùng cho hàng không chung, sân bay quân sự

Dù dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống CHK/sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 của Bộ GTVT chỉ đề xuất bổ sung lên thành 26 sân bay vào năm 2030 và 30 sân bay vào năm 2050, song nhiều địa phương đã mong muốn xây thêm sân bay khi góp ý bổ sung quy hoạch, như: Bình Phước, Ninh Bình, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hà Giang…

Việc bổ sung ồ ạt các sân bay gây lo ngại về tình trạng lạm phát sân bay, đặc biệt khi đa số các sân bay địa phương đều không có lãi. Song ở khía cạnh khác, nhiều chuyên gia cho rằng các địa phương thay vì mong muốn xây sân bay cho bằng tỉnh bạn, có thể đề xuất phát triển sân bay cỡ nhỏ, sân bay chuyên dùng để phát triển du lịch, phục vụ giao thương.

Theo PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, các địa phương nên nghiên cứu mạng lưới sân bay nhỏ với đường băng ngắn, dành cho dòng máy bay nhỏ khai thác tầm thấp như ATR72, hoặc dòng máy bay chuyên dùng dưới 20 chỗ ngồi, phục vụ nhu cầu du lịch hoặc cứu thương, an ninh quốc phòng… “Việt Nam có rất nhiều sân bay quân sự do lịch sử để lại hiện đang hoạt động rất ít, các địa phương có thể chuyển kết hợp thành sân bay lưỡng dụng nhưng quy mô nhỏ, phục vụ du lịch, giao thương điểm nối điểm, kết nối giữa các địa phương mà không cần trung gian qua các sân bay lớn tại các TP lớn”, ông Tống khuyến nghị.

 

* Vtv.vn (17/3): Giảm phí đường bộ cho người dân dọc xa lộ Hà Nội

Xe không kinh doanh của người dân ở dọc đường Xa lộ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ được giảm một nửa phí BOT. Đó là quyết định của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh liên quan đến việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đầu tư dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội.

TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thành phương án giá dịch vụ ngay trong tháng 3 này. Việc giảm giá vé được áp dụng trong thời gian chuyển tiếp và hoàn tất bồi thường giải phóng mặt bằng trước ngày 1/4.

Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, mức cho phép thu phí trạm BOT xa lộ Hà Nội được quy định: Ô tô dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 30.000 đồng/lượt; ô tô từ 12-30 chỗ, xe tải từ 2 tấn đến dưới 4 tấn là 45.000 đồng/lượt; ô tô từ 31 chỗ trở lên, xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 60.000 đồng/lượt; xe tải từ 10-18 tấn, xe container loại 20 feet là 120.000 đồng/lượt; xe tải trên 18 tấn, xe container loại 40 feet là 170.000 đồng/lượt. Trường hợp mua vé tháng được giảm 10%.

Bên cạnh đó, miễn phí 11 nhóm xe, trong đó có xe cứu thương, cứu hỏa, xe cảnh sát; Xe bus TP Hồ Chí Minh tuyến cố định chạy qua trạm; Giảm 50% cho ô tô dưới 12 chỗ không kinh doanh, chủ xe có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên 6 tháng ở mặt tiền hai đường song hành xa lộ Hà Nội (quận 2, 9 và Thủ Đức). Giá thu sẽ điều chỉnh sau 5 năm hoạt động cho phù hợp.

 

* Vtv.vn (16/3): Loa phường - từ "ác mộng" đến công cụ tuyên truyền thời COVID-19

Nếu như cách đây không lâu, hệ thống loa phường từng bị chối bỏ thậm chí bị xem là "ác mộng" thì nay loa phường trở thành công cụ tuyên truyền hữu hiệu.

Quay trở lại nhưng phải thay đổi để thích nghi. Nhiều cụm loa phường tại đây đã điều chỉnh lại các khung giờ hợp lý và chắt lọc thông tin chất lượng hơn so với trước kia. Chẳng riêng gì mùa dịch, với người già cả như bà Vì, không có loa phường, mọi tin tức sẽ chỉ cập nhật vào cuối ngày khi con cháu đi làm về.

Tại các phường thuộc quận Hà Đông, nhiều loa đã được tái hoạt động, nâng mật độ loa phường xuất hiện đáng kể. Cứ 200-500m sẽ có một loa phát thanh. Một số phường còn tự đề xuất xin lắp thêm loa so với số lượng quy định.

Những chiếc loa mà có lúc được đánh giá là lỗi thời nay lại là thứ mà nhiều người dân trông ngóng mỗi ngày với những tin tức tích cực từ cuộc chiến chống dịch bệnh. Bài học từ trong đại dịch COVID-19 đã chứng minh, chỗ đứng riêng của hệ thống loa truyền thanh là không thể phủ nhận, có chăng là phương cách sử dụng nó như thế nào cho hợp lý và hiệu quả.

 

* Vtv.vn (17/3): Thẻ BHYT cũ sẽ khám chữa bệnh như thế nào?

Từ ngày 1/4/2021, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mẫu mới sẽ được sử dụng trên toàn quốc.

Theo đó, các thông tin về BHYT của người tham gia đã được cập nhật trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT và Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.

Do đó, dù đổi thẻ BHYT mẫu mới, nhưng những thông tin về quyền lợi BHYT của người tham gia đã được lưu trên hệ thống để phục vụ cho việc thực hiện khám chữa bệnh BHYT. Vì vậy, người tham gia được cấp thẻ BHYT mẫu mới hay mẫu cũ thì đều có thể sử dụng để khám chữa bệnh BHYT và hưởng các quyền lợi theo đối tượng mà mình tham gia.

Thủ tục cấp thẻ BHYT mẫu mới vẫn được thực hiện theo quy định hiện hành

Quy trình cấp thẻ BHYT mẫu mới vẫn tiếp tục được thực thực hiện theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, Quyết định số 505/QĐ-BHXH và các văn bản hướng dẫn về thẻ BHYT hiện hành của BHXH Việt Nam.

 

* Chinhphu.vn (17/3): Tăng giá bất động sản: Bộ Xây dựng lên tiếng

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đã chính thức có thông tin phản hồi về ảnh hưởng của việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng so với trước đây đối với thị trường bất động sản và hiện tượng tăng giá bất động sản trong thời gian qua.

Bảng giá đất mới tăng do nhiều nguyên nhân

Theo báo cáo, giá bất động sản năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng. Trong đó, có khu vực, dự án giá tăng trên 10% so với thời điểm đầu năm 2020.

Về ý kiến cho rằng các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng so với trước đây là một trong những nguyên nhân làm tăng giá bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng như cơ hội có chỗ ở cho người thu nhập thấp, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản lý giải có nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lý giải của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cũng cho thấy, việc áp dụng khung giá đất, bảng giá đất mới tại các địa phương chưa lâu, sớm nhất là từ thời điểm 1/1/2020); các dự án được hoàn thành và có sản phẩm chào bán ra thị trường trong năm 2020 chủ yếu là dự án thực hiện và áp dụng giá đất theo khung giá, bảng giá đất trước đó. Do vậy, việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng hơn so với trước đây chưa phải là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng giá nhà ở, đất ở của các dự án tại các địa phương trong năm 2020 và thời gian qua. Tuy nhiên, việc tăng giá đất vẫn có phần tác động làm tăng giá bất động sản trong thời gian tới, đặc biệt là giá nhà đất của người dân tại các khu vực hiện hữu.

Đề xuất loạt giải pháp quản lý ổn định thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản năm 2021 vẫn còn có những thách thức trước mắt nhưng cũng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

Trong năm 2021, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu trình Quốc hội, Chính phủ nhiều cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản. Tiến hành nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp, trong đó có quy định căn hộ chung cư có quy mô dưới 70 m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2 để trình Chính phủ xem xét ban hành và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản.

Cùng với đó tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường bất động sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin (quy hoạch, nâng cấp đơn vị hành chính, chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn đặc biệt là về hệ thống đường giao thông,…) để làm giá, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính.

 

* Dantri.com.vn (17/3): Vĩnh Phúc "thần tốc" cấp 900.000 thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử

Từ nay đến ngày 1/7/2021, Vĩnh Phúc thực hiện cấp Căn cước công dân cả ngày thứ 7, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ; thời gian cấp từ 7-22h, chia thành 3 ca để hoàn thành cấp 900 nghìn thẻ theo tiến độ.

Ông Lê Duy Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ký Chỉ thị số 02/CT về việc thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử trên địa bàn tỉnh. "Qua thống kê rà soát cho thấy từ nay đến ngày 1/7/2021, Vĩnh Phúc phải hoàn thành cấp gần 900 nghìn thẻ Căn cước công dân cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đây thực sự là một số lượng thẻ rất lớn, đòi hỏi phải thần tốc, quyết liệt và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân mới đảm bảo hoàn thành tiến độ đề ra"- chỉ thị nêu rõ.

Để đảm bảo hoàn thành việc cấp Căn cước công dân đúng tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, người thân, Nhân dân trong độ tuổi quy định nắm rõ vị trí, vai trò quan trọng và có nhận thức tích cực, đi làm Căn cước công dân.

Đảm bảo thông tin cá nhân của công dân đồng nhất giữa các loại giấy tờ

Vĩnh Phúc sẽ tổ chức phương án cấp Căn cước công dân theo 2 hình thức: Thành lập các Tổ lưu động tại khu dân cư, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường, bệnh viện và cấp cố định tại bộ phận tiếp công dân của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh Vĩnh Phúc và Công an các huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện chiến dịch cấp từ nay đến ngày 1/7/2021 (kể cả ngày thứ 7, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ); thời gian thực hiện hằng ngày từ 7h00 đến 22h00, chia thành 3 ca.

 

* Chinhphu.vn (17/3): Đề xuất mới về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế để phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, thông lệ quốc tế.

Bộ Tài chính cho biết, việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 nay là Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, Thông tư số 156/2013/TT-BTC và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 204/2015/TT-BTC (Thông tư 204) của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng thời gian qua cho thấy một số nội dung cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, thông lệ quốc tế, cũng như để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

 

* Dantri.com.vn (17/3): Khởi động lại cuộc tìm kiếm 11 nạn nhân mất tích ở Rào Trăng

Vụ sạt lở núi tại hiện trường thi công nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 khiến 17 công nhân mất tích. Trải qua 3 giai đoạn tìm kiếm đã có hàng ngàn lượt cán bộ chiến sĩ cứu hộ cứu nạn, qua nỗ lực đã tìm thấy được 6/17 nạn nhân.

Ngày 16/3, có mặt tại các địa điểm được cho là nơi có khả năng tìm kiếm được các nạn nhân mất tích thuộc lưu vực sông Rào Trăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ông Nguyễn Văn Phương cùng đại diện cơ quan chức năng trực tiếp khảo sát, phác thảo trên bản đồ, lên kế hoạch, thảo luận nhằm đưa ra phương án tối ưu nhất cho công tác tìm kiếm ở giai đoạn 4.

Để chuẩn bị cho công tác tìm kiếm trong giai đoạn 4 dự kiến sẽ bắt đầu trong tuần sau, ông Phương chỉ đạo các lực lượng xây dựng phương án tối ưu, hiệu quả, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về nhân lực, vật lực, phương tiện, nhiên liệu, vật liệu trước và trong quá trình triển khai công tác tìm kiếm. Đồng thời tổ chức trinh sát, nghiên cứu địa hình, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai tìm kiếm.

 

* Vneconomy.vn (17/3): Việt Nam bảo đảm cung cấp gạo ổn định, lâu dài cho Philippines

Tiếp Đại sứ Philippines Meynardo Los Banos Montealegre chiều 17/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Philippines và nhấn mạnh Việt Nam cam kết bảo đảm cung cấp gạo ổn định, lâu dài cho Philippines.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những năm qua, quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực hàng hải và đánh giá cao tuyên bố về Biển Đông của Philippines. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Philippines, cho rằng quan hệ hàng hải là quan hệ đặc biệt quan trọng.

Về thương mại đầu tư, Thủ tướng đề nghị hai nước cần thúc đẩy hơn nữa, đồng thời khẳng định cam kết Việt Nam cung cấp ổn định, lâu dài gạo cho Philippines. Thủ tướng bày tỏ mong muốn có một hiệp định nhà nước về vấn đề lương thực do an ninh lương thực là vấn đề quan trọng, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19. 

Đề cập đến việc kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Philippines, Thủ tướng nhấn mạnh là dịp để hai nước thắt chặt hơn nữa quan hệ và nâng tầm quan hệ hai nước, mong Đại sứ sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành Việt Nam để tổ chức nhiều hoạt động.

 

* Thanhnien.vn (17/3): Lãng phí 'khủng' ở Sở LĐ-TB-XH Đồng Tháp

Được ngân sách nhà nước đầu tư tài sản, trang thiết bị trị giá gần 17 tỉ đồng nhưng không đưa vào sử dụng và để nợ tạm ứng gần 900 triệu đồng kéo dài nhiều năm không thu hồi...

Công trình hơn 15 tỉ đồng lãng phí

Năm 2014, Sở LĐ-TB-XH Đồng Tháp đầu tư 15,4 tỉ đồng lắp đặt thiết bị hệ thống xử lý nước thải công suất 100 m3/ngày đêm và lò đốt rác thải y tế công suất 30 - 40 kg/giờ tại Trung tâm giáo dục lao động và xã hội (nay là Cơ sở điều trị nghiện Đồng Tháp) ở H.Cao Lãnh. Dự án được đưa vào sử dụng từ tháng 6.2017. Tuy nhiên, theo Thanh tra tỉnh Đồng Tháp, do không đủ lượng nước thải, rác thải y tế để hoạt động nên khu xử lý nước thải và lò đốt rác thải y tế này chỉ chạy bảo trì, gây lãng phí lớn về ngân sách.

Ngày 16.3, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, UBND tỉnh Đồng Tháp đã yêu cầu Sở LĐ-TB-XH Đồng Tháp báo cáo nguyên nhân tài sản chưa đưa vào sử dụng; thực hiện kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong công tác tham mưu đề xuất mua sắm chưa mang lại hiệu quả, dẫn đến tài sản mua sắm, nhưng không sử dụng và các trường hợp không quản lý tài sản để mất tài sản. Tỉnh Đồng Tháp cũng đã họp và đang xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng một số cá nhân trong Ban Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đồng Tháp để xảy ra sai phạm.

Mua tài sản gần 17 tỉ đồng nhưng không sử dụng

Quá trình thanh tra, Thanh tra tỉnh Đồng Tháp còn phát hiện tại 4 đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH Đồng Tháp, gồm các trường: Trung cấp Tháp Mười, Trung cấp Thanh Bình, Trung cấp Hồng Ngự và Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Đồng Tháp, có sự lãng phí tài sản lên đến gần 17 tỉ đồng.

Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020, Sở được đầu tư ngân sách để mua 267 loại tài sản nguyên giá đầu tư hơn 44 tỉ đồng cho 4 đơn vị trên. Tuy nhiên, vào thời điểm thanh tra, có đến 164 loại tài sản chưa được đưa vào sử dụng với nguyên giá lên đến 16,9 tỉ đồng. Trong các loại tài sản được đầu tư nhưng không được đưa vào sử dụng có 3 máy giặt công nghiệp 55 kg, 4 tủ nấu cơm với 12 khay nguyên giá hơn 2 tỉ đồng.

Ngoài ra, Sở LĐ-TB-XH Đồng Tháp còn bị Thanh tra tỉnh phát hiện số dư nợ tạm ứng kéo dài nhiều năm không thu hồi với tổng số tiền gần 900 triệu đồng của nguồn quỹ ưu đãi người có công (nợ tạm ứng hơn 597 triệu đồng) và nguồn đảm bảo xã hội (nợ tạm ứng hơn 276 triệu đồng).

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

* Chinhphu.vn (17/3): Doanh nghiệp cần bao nhiêu chi phí cho các thủ tục hành chính?

APCI 2020 phản ánh nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan

Lần đầu ra mắt năm 2018, APCI phản ánh nhận thức rằng các TTHC đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước nhưng cũng tạo ra gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, qua đó đè nặng lên vai người tiêu dùng vì giá cả của hàng hóa và dịch vụ cao hơn, giảm năng lực canh tranh của doanh nghiệp.

Thuế là nhóm thủ tục có chi phí tuân thủ TTHC thấp nhất

Tại cuộc họp báo, chuyên gia nghiên cứu APCI, Dự án USAID LinkSME giới thiệu kết quả Chỉ số APCI 2020.

Theo đó, Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC (APCI) 2020 của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ là báo cáo đánh giá chi phí thực tế mà doanh nghiệp và tổ chức phải chi trả để thực hiện TTHC trên cả nước theo quy định hiện hành.

Chỉ số APCI gồm hai chỉ số thành phần: Chi phí thời gian và Chi phí trực tiếp phản ánh các loại chi phí chủ yếu mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả khi thực hiện TTHC.

Theo kết quả khảo sát APCI 2020, chi phí thành phần trung bình của các nhóm TTHC được xếp thứ tự từ thấp đến cao và không nhằm mục đích so sánh giữa các ngành, các nhóm thủ tục với nhau bởi sự khác nhau về mục tiêu quản lý và các yêu cầu kỹ thuật với từng nhóm TTHC.

Như vậy, theo kết quả này, đứng đầu về chi phí tuân thủ TTHC (APCI) 2020 của nhóm TTHC là lĩnh vực môi trường với trên 63.317 nghìn đồng; thứ 2 là lĩnh vực xây dựng với 25.276 nghìn đồng; thứ 3 là lĩnh vực đầu tư với 9.146 nghìn đồng, APCI thấp nhất trong 9 nhóm TTHC được khảo sát là lĩnh vực Thuế với 267 nghìn đồng.

Khảo sát APCI 2020 cho thấy để thực hiện các TTHC trong nhóm Thuế, trung bình mỗi doanh nghiệp phải bỏ ra 3,8 giờ và 11,6 nghìn đồng chi phí trực tiếp. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian trọn gói thấp, khoảng 5% với chi phí trung bình 500 nghìn đồng/TTHC.

 

* Chinhphu.vn (17/3): Công bố siêu dữ liệu viễn thám quốc gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề nghị các bộ, ngành địa phương khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia phải đúng mục đích, phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phòng tránh thiên tai.

Bộ TN&MT vừa có công văn gửi các bộ, ngành địa phương thông tin về dữ liệu và siêu dữ liệu ảnh viễn thám SPOT 6/7 độ phân giải 1,5 m và dữ liệu VNREDSat-1 độ phân giải 2,5 m trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021.

Theo Bộ TN&MT, dữ liệu viễn thám là sản phẩm công nghệ cao, có giá trị kinh tế lớn đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng và phòng tránh thiên tai, do vậy cần phải được lưu trữ có hệ thống để có thể thuận lợi cho quản lý, khai thác sử dụng.

Việc khai thác sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia (các dữ liệu ảnh được thu nhận từ vệ tinh viễn thám) được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và được quy định tại Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 4/1/2019 về hoạt động viễn thám; là quá trình lựa chọn, xử lý, giải đoán các thông tin cần thiết từ dữ liệu viễn thám cho những mục đích sử dụng cụ thể.

 

* Viettime.plus.vn (16/3): Từ tháng 4/2021, Quảng Nam sẽ thí điểm xã thông minh

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tính đến nay, việc chuyển đổi số tại địa phương đã đạt được những kết quả tích cực. Hầu hết các cơ quan nhà nước đảm bảo hệ thống mạng, thiết bị tin học phục vụ ứng dụng CNTT (vẫn còn một số xã miền núi chưa có cáp quang). Tính đến tháng 3/2021, 100% Sở, ngành, huyện đã kết nối hệ thống mạng diện rộng (WAN). Hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đạt 134 VPS/7 Server vật lý, hoạt động 50%-60% năng lực RAM, CPU, 80% dung lượng lưu trữ.

Bên cạnh đó, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã kết nối đến 18/18 UBND huyện, thị xã, TP và 18/18 huyện, thị, thành ủy; 10/18 huyện triển khai hội nghị truyền hình trực tuyến đến cấp xã…

Tính đến nay, Quảng Nam đã triển khai phần mềm quản lý văn bản đến 100% các sở, ngành, huyện thị xã, TP và cấp xã trên địa bàn tỉnh; kết nối liên thông gửi nhận văn bản điện tử thông suốt 4 cấp từ Chính phủ - tỉnh – huyện – xã và áp dụng chữ ký số trên văn bản điện tử với hơn 90% văn bản giữa các cơ quan cấp tỉnh, huyện được gửi nhận điện tử.

Đối với công tác cải cách hành chính, Quảng Nam đã cung cấp 792 dịch vụ công ở mức 3,4 (tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3 đạt 30%, mức 4 đạt 14%), triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước: đến nay, đã cấp hơn 2.000 chứng thư số cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn tỉnh…

Đặc biệt, trong thời gian qua, Quảng Nam đã triển khai thử nghiệm Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh với 11 phân hệ tích hợp, gồm: giám sát, điều hành kinh tế - xã hội; giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; giám sát, điều hành lĩnh vực giáo dục; y tế; dịch vụ giám sát thông tin trên môi trường mạng; dịch vụ phản ánh hiện trường, phản ánh kiến nghị người dân; giám sát giao thông và an ninh trật tự của đô thị; giám sát tàu thuyền, phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên các lĩnh vực: y tế, giáo dục...

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

* Thanhnien.vn (17/3): Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư đề nghị kỷ luật 10 quân nhân

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, chiều 16.3, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư nhiệm kỳ 2015 - 2020 tổ chức kỳ họp thứ 18 dưới sự chủ trì của đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy T.Ư, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư đã nghe báo cáo kết quả xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật của Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư.

Các thành viên Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư đã tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ và kết luận những vi phạm của các cá nhân, bảo đảm chặt chẽ, đúng nguyên tắc, đúng quy định của Đảng, kỷ luật quân đội.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy T.Ư bỏ phiếu đề nghị thi hành kỷ luật của Đảng đối với 10 quân nhân.

 

* Vtv.vn (16/3): Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn xe khách làm nhiều người thương vong

Rạng sáng nay (16/3), liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn xe khách tại nhiều tỉnh, thành làm nhiều người thương vong.

Vào khoảng 5h sáng, 1 xe khách lưu thông theo hướng Hà Nội - Vinh, trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Nghi Long, đã bất ngờ đâm vào đuôi 1 xe đầu kéo đang đỗ bên đường, làm ít nhất 1 người tử vong trên đường đưa đi cấp cứu và gần 20 người bị thương đang được cứu chữa tại Bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An.

Cũng vào khoảng 5h sáng nay, một chiếc xe khách chạy theo hướng Hà Nội - Thanh Hóa đấu đầu với một ô tô tải trên địa bàn thuộc tỉnh Hòa Bình, làm 3 người thiệt mạng và 1 người bị thương.

Còn tại Kon Tum, rạng sáng nay, 1 chiếc xe khách giường nằm chạy tuyến Bắc - Nam khi đến thị trấn Plei-Kần thì bất ngờ bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn hàng hóa, hành lý. Tất cả người trên xe đều may mắn đã thoát ra kịp thời. Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra làm rõ.

 

* Laodong.vn (17/3): Khánh Hòa yêu cầu kỷ luật cán bộ có liên quan

Làm việc với PV Lao Động, ông Hoàng Trung Sĩ - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) - cho biết, sau khi Báo Lao Động phản ánh về nạn phá rừng ở tiểu khu 231, xã Suối Tân (huyện Cam Lâm), lực lượng kiểm lâm huyện phối hợp với xã Suối Tân tiến hành kiểm tra hiện trường. Kết quả, hơn 7.307m2 diện tích rừng DT 2 (cây gỗ tái sinh) tại lô 3, khoảnh 1, tiểu khu 231 (thuộc xã Suối Tân) bị đốn hạ, lấn chiếm đất. Nhiều cây gỗ có đường kính từ 30-36cm. Theo ông Sĩ, trong diện tích hơn 7.307m2 bị phá, có hơn 1.000m2 đã được UBND tỉnh Khánh Hoà cấp, chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Mỹ Hằng.

Sau khi Báo Lao Động phản ánh về nạn phá rừng ở xã Suối Tân, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc kiểm tra, xử lý vấn đề Báo Lao Động phản ánh. Ngày 12.3, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản yêu cầu Sở NNPTNT và UBND huyện Cam Lâm thực hiện các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản 1345 (ngày 24.2) về việc kiểm tra, xử lý phản ánh thông tin báo đăng về tình trạng phá rừng ở xã Suối Tân, huyện Cam Lâm. Kết quả báo cáo về UBND tỉnh Khánh Hòa trước ngày 20.3 để UBND tỉnh tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Văn bản 1345 yêu cầu "UBND huyện Cam Lâm kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cán bộ trực thuộc trong việc để xảy ra phá rừng trên". Ngay sau đó, UBND huyện Cam Lâm đã tổ chức cuộc họp phê bình UBND xã Suối Tân vì đã thiếu trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực lâm nghiệp, để xảy ra tình trạng xâm phạm đất rừng, chặt phá cây rừng trái phép tại tiểu khu 231, xã Suối Tân.

 

* Kinhtedothi.vn (17/3): Loạn khai thác đá ở Quảng Trị

Dù không có cá nhân, đơn vị nào được cấp phép nhưng tình trạng khai thác đá đã và đang diễn ra tràn lan ở các xã phía tây huyện Gio Linh (Quảng Trị). Tình trạng này kéo dài nhiều năm qua khiến những mảnh vườn, đất trống bị đào xới nham nhở.

Tấp nập các bãi đá

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, hầu hết các điểm khai thác đá nằm trong vườn người dân hoặc vườn cao su đã được chuyển đổi với danh nghĩa cải tạo đất. Từ đó, các cơ sở, đầu nậu thu mua đá có thể vô tư đưa phương tiện vào đào xới để lấy đá. Thậm chí, đá được chẻ ngay tại đây rồi cho xe tải chở đi tiêu thụ mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Việc khai thác đá diễn ra ồ ạt ở nhiều nơi và công khai, có những điểm khai thác với hàng nghìn viên đá nhưng không hề thấy bóng dáng của lực lượng chức năng. Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Gio Linh không hề cấp phép cho cá nhân, đơn vị nào được khai thác đá tại 2 xã Gio An và Gio Bình.

Tỉnh cho phép khai thác lộ thiên, huyện cho đào xới?

Không chỉ “lách luật” theo dạng hợp đồng cải tạo đất, việc khai thác đá tràn lan ở đây đều không đúng theo văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Đăng Anh - Trưởng Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Gio Linh, trên địa bàn xã Gio An, Gio Bình hiện thời điểm này không hề có một cá nhân, đơn vị nào được cấp giấy phép hoặc được cho phép khai thác đá, kể cả dạng cải tạo đất.

Điều đó chứng tỏ toàn bộ hoạt động khai thác, mua bán đá đang diễn ra ầm ĩ tại đây đều không được quản lý. Trong khi tỉnh chỉ đồng ý cho khai thác lộ thiên nhưng việc đào xới dưới hàng mét đất để khai thác đá diễn ra suốt thời gian qua tại đây.

 

* Tienphong.vn (17/3): Bắt giam nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sơn La

Ngày 17/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam bị can Nguyễn Thị Kim An (SN 1969, ở TP Sơn La) để điều tra về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây  hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Khoản 3, Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Bị can Nguyễn Thị Kim An từng giữ chức Giám đốc Sở Y tế Sơn La và đến tháng 2/2021 đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Lý do, bà An bị xác định thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cấp phó, cán bộ, công chức thuộc sở trong tham mưu gói thầu dẫn đến không phát hiện các khuyết điểm, vi phạm trong việc lập, đánh giá hồ sơ dự thầu, đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu; trong nghiệm thu các trang thiết bị y tế dẫn tới nhiều cán bộ có vi phạm bị xử lý kỷ luật.

 

* Chinhphu.vn (17/3): Khởi tố bị can Nguyễn Đức Chung về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án hình sự Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 14/CSKT-P12 ngày 27/4/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án xác định: Ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Arktic đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty Watch water- CHLB Đức qua Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic do Nguyễn Trường Giang làm Giám đốc để xử lý, duy trì chất lượng hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội trái quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 17/3/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan, đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 02 bị can nói trên về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.

 

 * Vietnamnet.vn (18/3): Quảng Nam xây bệnh viện 150 tỷ khang trang nhưng chưa sử dụng được

Năm 2017, công trình nâng cấp Bệnh viện (BV) Nhi Quảng Nam trở thành BV Phụ sản - Nhi Quảng Nam do Sở Y tế tỉnh này làm chủ đầu tư trên diện tích hơn 2 ha, với tổng mức đầu tư hơn 150 tỷ đồng.

Trong đó, 85 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương và số tiền còn lại từ ngân sách tỉnh.

BV được đầu tư xây mới 3 khu với quy mô 450 giường bệnh gồm: khu Nhi khoa 8 tầng, Sản khoa 6 tầng và khu nghiệp vụ kỹ thuật 4 tầng.

Cuối năm 2019, công trình xây dựng BV đã hoàn thành, với hệ thống thang máy, máy điều hòa, máy phát điện dự phòng, hệ thống khí y tế đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác khám chữa bệnh.

Thế nhưng đến nay, BV vẫn chưa được đưa vào sử dụng gây lãng phí.

Lý do bệnh viện xây xong vẫn không hoạt động được

Ông Nguyễn Đức Hùng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cho biết, BV đã xây dựng xong nhưng chưa đưa vào hoạt động vì còn thiếu hai cầu thang bộ phòng cháy chữa cháy (PCCC) và hệ thống oxy lỏng.

Bên cạnh đó, một vấn đề nan giải khác mà BV đang phải đối mặt là thiếu nhân lực khi BV được đưa vào sử dụng. Hiện BV Phụ sản - Nhi có 37 bác sĩ về nhi và tuyển được 3 bác sĩ khoa sản. Số lượng bác sĩ trên là quá ít so với quy mô 450 giường của BV.

Bên cạnh đó, một vấn đề nan giải khác mà BV đang phải đối mặt là thiếu nhân lực khi BV được đưa vào sử dụng. Hiện BV Phụ sản - Nhi có 37 bác sĩ về nhi và tuyển được 3 bác sĩ khoa sản. Số lượng bác sĩ trên là quá ít so với quy mô 450 giường của BV.

“Với quy mô 450 giường bệnh cả Sản và Nhi như vậy thì cần ít nhất 100 bác sĩ mới đủ người làm việc. Đơn vị đang tuyển dụng nhân lực đưa đi đào tạo để đủ số lượng y bác sĩ cho BV”, ông Sơn thông tin thêm.

 

THẾ GIỚI

* Thanhtra.com.vn (17/3): Ả Rập Saudi: 241 người bị bắt vì tham nhũng

Tổng cộng có 241 người, trong đó có công chức của 5 bộ, đã bị bắt vì những cáo buộc liên quan đến tham nhũng, cơ quan chống tham nhũng của Ả Rập Saudi vừa cho biết.

Trong một tuyên bố, Cơ quan Giám sát và Chống tham nhũng (Nazaha) nói rằng, những người bị cáo buộc liên quan tham nhũng bao gồm công chức của các bộ: Nội vụ, Y tế, Các vấn đề thành phố, nông thôn và nhà ở, Giáo dục, Nguồn nhân lực và phát triển xã hội; Hải quan Saudi và Bưu điện Saudi. Những người này đã bị bắt trong khoảng 263 cuộc truy quét do Nazaha thực hiện trong tháng trước.

Việc bắt giữ các nghi phạm được thực hiện sau khi Nazaha tiến hành những cuộc điều tra về vai trò của 757 người bị cáo buộc. Nazaha cho biết, các thủ tục pháp lý đang được hoàn tất trước khi chuyển các vụ việc sang tòa án.

 

* Vtv.vn (16/3): Thủ tướng Thái Lan tiên phong tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Ngày 16/3, Thái Lan đã tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong đó Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha là người đầu tiên được tiêm chủng vaccine của AstraZeneca. Thủ tướng Thái Lan cho biết, ông cảm thấy ổn sau khi tiêm.

Trước đó, Thủ tướng Prayut và các thành viên nội các Thái Lan đã hoãn lịch tiêm chủng vaccine của AstraZeneca do lo ngại về tính an toàn của loại vaccine này sau trong bối cảnh nhiều nước châu Âu báo cáo về hàng chục ca xuất hiện tình trạng cục đông máu sau tiêm chủng vaccine loại này. 

Cụ thể, ông Prayut và các thành viên Chính phủ Thái Lan ban đầu dự định tiêm vaccine AstraZeneca vào ngày 12/3, nhưng kế hoạch đã bị hoãn sau khi có những hoài nghi, loại vaccine có thể gây biến chứng đông máu. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Thái Lan hôm 15/3 thông báo, chiến dịch tiêm chủng sẽ được tiếp tục bởi nhiều quốc gia cho biết, vaccine AstraZeneca không phải là nguyên nhân gây đông máu.

Chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 của Thái Lan phụ thuộc nhiều vào vaccine AstraZeneca. Thái Lan dự kiến bắt đầu sản xuất vaccine AstraZeneca từ tháng 6/2021 để phân phối trong khu vực với 61 triệu liều được dành cho nước này. Chính phủ Thái Lan cũng đã nhập khẩu một số vaccine AstraZeneca cùng với 200.000 liều vaccine Sinovac từ Trung Quốc cho nhân viên y tế và các nhóm nguy cơ cao.

 

* Vtv.vn (17/3): Trung Quốc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 thứ 4

Vaccine mới do Công ty TNHH Dược phẩm sinh học Zhifei Longcom An Huy và Viện Khoa học Trung Quốc đồng phát triển.

Cụ thể, đây là vaccine do Công ty TNHH Dược phẩm sinh học Zhifei Longcom An Huy và Viện Khoa học Trung Quốc đồng phát triển. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 từ hồi tháng 10 năm ngoái và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn thử nghiệm cuối tại Uzbekistan, Pakistan và Indonesia.

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc Cao Phúc, vaccine đã được chứng minh có khả năng tạo kháng thể với cả các biến thể của virus SARS-CoV-2. Chúng dễ sản xuất, sản lượng cao, lại dễ bảo quản và vận chuyển. Hiện, Công ty TNHH Dược phẩm sinh học Zhifei Longcom An Huy vẫn chưa tiết lộ dữ liệu thử nghiệm vaccine, song vẫn chủ động cung cấp thông tin cho giới chức y tế.

Vaccine này đã được cấp phép sử dụng tại Uzbekistan đầu tháng 3 vừa qua.

 

* Vtv.vn (17/3): Chủ tịch FED đối mặt với nhiều thách thức tại cuộc họp chính sách

Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, trong cuộc họp lần này, FED sẽ nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 từ mức 4,2% lên 5,8%.

Theo Bloomberg, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell có thể rơi vào tình thế khó khăn trong cuộc họp chính sách hàng tháng bắt đầu trong ngày 16-17/3 khi ông phải bảo vệ triển vọng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện nay trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng, làm dấy lên lo ngại về lạm phát.

Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán, FED sẽ nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 từ mức 4,2% lên 5,8% trong cuộc họp lần này. Triển vọng kinh tế lạc quan hơn đã làm tăng kỳ vọng của thị trường về lạm phát trong tương lai, qua đó, thúc đẩy các nhà đầu tư bán trái phiếu, đẩy lợi suất lên cao. Bên cạnh các cập nhật về dự báo kinh tế, giới đầu tư cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng dự báo lãi suất của từng quan chức FED cho ba năm tới và dài hạn hơn.

Đây là cuộc họp diễn ra gần đúng 12 tháng sau khi ngân hàng trung ương này giảm lãi suất chuẩn xuống gần 0% khi đại dịch COVID-19 lan rộng ở Mỹ.

Xem chi tiết tại đây