Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 3 năm 2021

TIN ĐIỆN BIÊN

*Laodong.vn (12/3): Điện Biên dự kiến tiêm vaccine COVID-19 mũi 1 từ ngày 18.3

Thông tin mới nhất từ ông Phạm Giang Nam, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Điện Biên cho biết, địa phương này dự kiến sẽ khởi tiêm vaccine COVID-19 mũi đầu tiên từ ngày 18.3 sắp tới.

Cụ thể, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca tại Điện Biên sẽ được chia làm 2 vòng. Vòng 1 (tiêm mũi 1) dự kiến từ ngày 18 – 19.3, tại Bệnh viện Dã chiến Điện Biên Phủ. Từ ngày 22 – 24.3, triển khai tiêm đồng loạt tại các điểm tiêm theo kế hoạch. Vòng 2 (tiêm mũi 2) sau khi tiêm mũi thứ nhất 12 tuần khi tiếp tục tiếp nhận vaccine COVID-19 AstraZeneca do Bộ Y tế cấp lần 2.

Trước đó, ngày 10.3, Điện Biên đã tiếp nhận 1.900 liều vaccine COVID-19 AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ đợt 1. Toàn bộ số vaccine hiện đang được bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

* Baochinhphu.vn (13/3): Khởi công xây dựng Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ

Sáng 13/3, tại địa điểm di tích Đồi F, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cùng đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương; đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam; lãnh đạo các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên qua các thời kỳ, các cựu chiến binh, lão thành cách mạng và đồng bào các dân tộc đã tham dự lễ khởi công.

Theo đó, công trình được khởi công xây dựng, gồm các hạng mục: Đền thờ chính, Nhà tiền tế, các nhà tả vu, hữu vu, nhà dịch vụ. Trong đó đền thờ chính có kết cấu công trình sử dụng bê tông cốt thép đổ toàn khối, kết hợp hệ kết cấu gỗ theo kiến trúc truyền thống, mái lợp ngói, nền nhà và bậc lát đá granit. Diện tích xây dựng công trình là 303m2. Đi kèm các hạng mục phụ trợ: Sân tĩnh tâm và hồ tĩnh tâm, cổng vào, sân dẫn nhập; hệ thống cây xanh, cảnh quan…

Dự án xây dựng Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ được xây dựng trên đồi F (nối liền với Đồi A1) có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng.

 

* Nhandan.com.vn (13/3): Hai học sinh đuối nước khi vớt rêu đá dưới sông Mã

Theo đó, khoảng hơn 14 giờ chiều 12-3, một nhóm gồm năm em nhỏ đã ra sông Mã, khu vực cầu Huổi Men, địa phận bản Mường Luân 1, xã Mường Luân lấy rêu. Trong lúc lấy rêu, em Lường Thị Loan (SN 2009) không may trượt chân, ngã xuống dòng nước sâu. Thấy Loan gặp nạn, ngay lập tức Lò Thị Ngọc Hà (SN 2010, học sinh lớp 6A) đã lao xuống dòng nước sâu để cứu nhưng không may cả hai đều bị chìm dưới nước.

Sau sự việc, chính quyền xã Mường Luân đã huy động đông đảo nhân dân trên địa bàn tìm kiếm nạn nhân. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, chính quyền xã đã tìm thấy thi thể hai em nhỏ, bàn giao cho gia đình để tổ chức mai táng theo phong tục địa phương.

 

* Daidoanket.vn (14/3): Điện Biên: Đẩy mạnh công tác giám sát

Trong năm 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã chủ trì tổ chức 186 cuộc giám sát.

Ngoài ra, MTTQ các cấp còn hiệp thương với các đoàn thể tổ chức 5 cuộc giám sát, phối hợp giám sát 372 cuộc…

Ngoài ra, Ủy ban MTTQ tỉnh còn phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan liên quan phát huy vai trò giám sát và vận động nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện nghị quyết của HÐND các cấp; hoạt động của cơ quan Nhà nước; đại biểu dân cử; việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn... theo quy định.

Nội dung giám sát được lựa chọn trên nhiều lĩnh vực mà các tầng lớp nhân dân quan tâm, bức xúc, phản ánh. Những kết quả đó đã góp phần phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời, góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong nhân dân, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. 

  

* Baodienbienphu.info.vn (14/3): Tai nạn sập tường, một người tử vong tại chỗ

Khoảng 17h, ngày 13/3, tại khu vực phá dỡ giải phóng mặt bằng thuộc khu tái định cư số 3, thuộc tổ 5, phường Thanh Trường, TP. Điện Biên Phủ xảy ra vụ tai nạn sập tường khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ.

Nạn nhân được xác định là ông Nguyễn Văn Kh., sinh năm 1968, trú tại tổ 21, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là vào khoảng thời gian nêu trên, ông Kh. vào khu vực công trường thi công phá dỡ, giải phóng mặt bằng để thu nhặt phế liệu. Đang trong lúc thu nhặt tại khu vực này thì bất ngờ bức tường phía Bắc đổ sập, đè trúng người khiến ông Kh. tử vong tại chỗ.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã kịp thời có mặt để phong tỏa hiện trường và điều tra, làm rõ nguyên nhân sự việc.

 

* Baodienbienphu.info.vn (14/3): Phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải khách

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 đơn vị kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định với 308 xe các loại; 10 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi với 271 đầu xe; 38 xe chuyên chở khách theo hợp đồng.

Khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, ngày 26/2/2021 UBND tỉnh đã ban hành văn bản điều chỉnh phương án tổ chức hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh. Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 27/2/2021 đến khi có thông báo mới của các cơ quan có thẩm quyền, cho phép các phương tiện giao thông công cộng được vận chuyển số lượng hành khách theo thiết kế của xe và các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông. Tiếp tục dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô từ tỉnh Ðiện Biên đi và đến các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương và vùng có dịch về địa bàn tỉnh. Ðối với các hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô từ Ðiện Biên đi Hà Nội sẽ thực hiện theo hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Mặc dù quy định vận tải hành khách đã được nới lỏng, dịch bệnh đã được kiểm soát song không vì thế mà ngành GTVT tỉnh cũng như các doanh nghiệp vận tải và hành khách lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Sở GTVT đã có văn bản hướng dẫn cụ thể các bến xe, doanh nghiệp, lái, phụ xe và hành khách về công tác phòng dịch. Ðồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

 

* Baodienbienphu.info.vn (14/3): Công tác chuẩn bị bầu cử diễn ra đúng quy định và tiến độ

Theo kế hoạch đến 17 giờ ngày 14/3 sẽ hoàn thiện và kết thúc nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội (ÐBQH) khóa XV và đại biểu HÐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ 2. Với tiến độ các công việc đã và đang triển khai, Ðiện Biên có thể đảm bảo các bước, các quy trình diễn ra như kế hoạch.

Cụ thể, sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất và các hội nghị cử tri nơi công tác, nơi cư trú, đã thống nhất được số lượng, cơ cấu, giới thiệu người ứng cử ÐBQH khóa XV và người ứng cử đại biểu HÐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đảm bảo theo yêu cầu và tiêu chuẩn. Những người tham gia ứng cử đã và đang hoàn tất hồ sơ ứng cử. Trên cơ sở dự kiến phân bổ số lượng và cơ cấu ÐBQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Ðiện Biên được phân bổ 6 ÐBQH, trong đó, 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương, 2 đại biểu do Trung ương giới thiệu (giới thiệu ứng cử 9 người). Số lượng đại biểu HÐND tỉnh là 52 đại biểu (số lượng ứng cử đại biểu HÐND tỉnh là 95 người)...

Tại cấp huyện, xã, 10/10 huyện thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và 129/129 xã, phường, thị trấn đã tổ chức hội nghị triển khai, ban hành kế hoạch triển khai, thành lập UBBC, các tiểu ban giúp việc, tiến hành khảo sát và chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, kinh phí chuẩn bị cho công tác bầu cử và các bước theo đúng tiến độ. Tổng số đại biểu HÐND cấp huyện được bầu dự kiến là 321 đại biểu; tổng số đại biểu HÐND cấp xã được bầu dự kiến là 3.306 đại biểu.

 

* baodienbienphu.info.vn (14/3): Mường Nhé đảm bảo an ninh trật tự các xã biên giới

Nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện, nhất là ở các xã vùng biên, thời gian qua, lực lượng Công an huyện Mường Nhé đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, hành động, giải pháp cụ thể. Do đó, tình hình an ninh trật tự (ANTT) có nhiều chuyển biến tích cực, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật được ngăn ngừa, kiểm soát, đẩy lùi.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé cho biết: Toàn huyện hiện có 11 xã, trong đó 6 xã biên giới, gồm: Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải, Leng Su Sìn, Sín Thầu và Sen Thượng. Ðối với các xã biên giới, chúng tôi luôn xác định đây là những địa bàn có địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế; các loại tội phạm thường lợi dụng để hoạt động.

Bên cạnh phối hợp với lực lượng biên phòng đứng chân trên địa bàn các xã biên giới, hàng năm, Công an huyện cũng thường xuyên chỉ đạo Ban lãnh đạo Công an các xã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền nhắm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân, vận động nhân dân không di cư tự do, không mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy; không truyền đạo trái pháp luật…

Ngoài công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn huyện, theo Thiếu tá Nguyễn Văn Hưng, thời gian qua, việc phát động sâu rộng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cũng là một trong những hoạt động thiết thực được Công an huyện tổ chức nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong phát hiện, tố giác, truy bắt tội phạm, giúp lực lượng công an xã, chính quyền địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ ổn định đời sống cho nhân dân. Thông qua nhân dân, nhiều nguồn tin có giá trị được cơ quan chức năng nắm rõ, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

 

* Dienbien.tv (15/3): Mường Chà trồng mới 30 ha cây dứa

Do hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên những năm gần đây, huyện Mường Chà đã vận động bà con nông dân tập trung phát triển diện tích cây dứa, nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bững.

Đến nay, toàn huyện đã phát triển được gần 300 ha, sản lượng đạt gần 3.440 tấn. Từ đầu năm đến nay, bà con nông dân đã trồng mới thêm 30 ha dứa. Thực tế cho thấy, so với ngô, lúa, đậu tương… cây dứa đem lại thu nhập cao hơn 4-5 lần, lại dễ trồng, dễ chăm sóc.

Dứa Mường Chà không chỉ là loại quả ngon, được nhiều người chọn mua mà hơn thế, từ trồng dứa đã giúp nhiều hộ gia đình xóa được đói, giảm được nghèo, nhiều hộ còn vươn lên khá, giàu.

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

* dienbientv.vn (15/3): Tăng cường xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn

Từ ngày 15/3 đến hết năm 2021, cảnh sát giao thông cả nước sẽ tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm ma túy và nồng độ cồn.

Đáng chú ý trong đợt này, lực lượng chức năng sẽ phạt nặng các trường hợp tái phạm bằng cách rà soát trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính. Những trường hợp không chấp hành, cản trở, chống đối người thi hành công vụ… sẽ ghi nhận đầy đủ, rõ ràng để làm căn cứ xử lý.

Bộ Công an cũng yêu cầu trong quá trình kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn, phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19.

 

* Chinhphu.vn (15/3): Việt Nam chính thức tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 thứ 2

Trong sáng nay (15/3), tại khu vực thử nghiệm lâm sàng thuộc Trường Đại học Y Hà Nội, 6 tình nguyện viên khoẻ mạnh sẽ lần đầu tiên tiêm vaccine COVIVAC - vaccine COVID-19 thứ 2 “make in Vietnam”.

Ngày 13/3, tất cả 224 người đồng ý tham gia đã có kết quả khám sức khỏe và xét nghiệm. Các nghiên cứu viên chủ chốt đã đánh giá kỹ càng kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm của các tình nguyện viên để trong những ngày tới, 120 người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu chia đều theo các nhóm tuổi và giới tính sẽ được lần lượt mời đến tham gia tiêm liều đầu tiên.

114 tình nguyện viên còn lại sẽ lần lượt được mời đến tiêm liều 1 theo lịch trình triển khai nghiên cứu cho đến ngày 20/4, với khoảng cách giữa các đợt là 8 ngày. Mỗi ngày sẽ tổ chức tiêm từ 12-18 người. 

 

* Vtv.vn (13/3): Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ được giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội

Ông Trần Cẩm Tú được 100% cử tri Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất trí giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Cơ quan Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến lấy ý kiến cử tri giới thiệu nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện hướng dẫn về quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, Cơ quan UBKT Trung ương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và thống nhất giới thiệu đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT đại diện cho Cơ quan UBKT Trung ương tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Kết quả, 100% cử tri cơ quan UBKT T.Ư đồng ý giới thiệu ông Trần Cẩm Tú tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

 

* Vtv.vn (14/3): Bầu ĐBQH và HĐND các cấp: Hà Nội minh bạch, triệt để từ quá trình rà soát hồ sơ

Chiều 14/3, Hà Nội vừa kết thúc thời gian nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Những ứng viên đủ điều kiện sẽ được đưa ra Hội nghị Hiệp thương lần 2.

Trong quá trình này, chất lượng các ứng viên là vấn đề được thành phố hết sức coi trọng. Từ ngày 1/7/2021, thành phố Hà Nội sẽ không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp phường theo đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Đây là yếu tố để đảm bảo các cơ quan dân cử cấp quận và thành phố hoạt động hiệu quả, làm tốt vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp của cử tri.

Trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở Hà Nội lên tới gần 23.700 người. Do số lượng ứng cử viên rất lớn nên việc rà soát hồ sơ của các ứng viên được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng.

175 phường của Hà Nội sẽ không tổ chức Hội đồng nhân dân. Bộ máy hành chính của thành phố ở cấp cơ sở sẽ gọn lại, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 600 tỷ đồng chi thường xuyên. Khi đó, các nhiệm vụ của Hội đồng nhân phường như quyết định, phân bổ, điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách, phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách của các phường, đặc biệt là nhiệm vụ đại diện cho quyền và lợi ích của cử tri ở cơ sở sẽ do Hội đồng nhân dân cấp trên đảm nhiệm.

Sự thay đổi này đòi hỏi ngay từ lúc chuẩn bị, thành phố phải kỹ lưỡng hơn trong giới thiệu người ứng cử. Theo đó, các ứng viên được lựa chọn để đưa ra hiệp thương đều phải thật sự tiêu biểu về năng lực, uy tín. Theo quy định, thành phố sẽ kiên quyết loại khỏi danh sách những người có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, không minh bạch trong kê khai tài sản ngay trong quá trình rà soát.

 

* Tienphong.vn (13/3): Bà Ksor H’Bơ Khăp nói gì việc không tái ứng cử đại biểu Quốc hội?

Bà Ksor H’Bơ Khăp (Đại biểu Quốc hội khoá XIV nhiệm kỳ 2016-2021 thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai) vừa xác nhận với báo chí sẽ không ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Trả lời báo chí, bà cho biết, việc này là bình thường, vì bà cho rằng bản thân chưa đủ năng lực tiếp tục làm công việc của đại biểu chuyên trách. Bà nói rằng muốn chuyên tâm, tập trung thực hiện nhiệm vụ của người chiến sĩ công an nhân dân, vì đây là mơ ước lâu nay của bà.

Theo bà Ksor H’Bơ Khăp, lãnh đạo các bộ, địa phương đều muốn bà tiếp tục tham gia với vai trò đại biểu Quốc hội chuyên trách. Tuy nhiên, để làm nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội chuyên trách bà cho rằng bản thân cần rèn luyện thêm.

Nữ đại biểu Ksor H'Bơ Khăp (Gia Lai) được biết đến là người thẳng thắn khi cuối năm 2020 có những chất vấn và tranh luận sôi nổi với Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà về thủy điện nhỏ, việc mất rừng và câu chuyện trách nhiệm.

Đặc biệt, đại biểu Ksor H'Bơ Khăp còn có câu hỏi nổi tiếng pin năng lượng mặt trời hết hạn "đưa lên mặt trăng hay nướng bò 1 nắng". Ayun Pa (Gia Lai), nơi đại biểu Ksor H’Bơ Khăp làm Trưởng Công an thị xã, trở thành địa danh nổi tiếng sau lần phát biểu trước diễn đàn Quốc hội.

 

CHÍNH SÁCH– VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

* Plo.vn (14/3): Từ ngày 20-3, giáo viên sẽ được tăng lương

Từ 20-3, các giáo viên từ cấp mầm non đến trung học phổ thông công lập sẽ được tính theo mức lương mới theo hướng tăng.

Các Thông tư 01, 02, 03 và 04 được ban hành trong năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có hiệu lực từ ngày 20-3.

Theo quy định tại các thông tư trên, cách xếp lương cho giáo viên mầm non, tiểu học, trung học phổ thông công lập theo chức danh nghề nghiệp mới tương ứng với quy định của từng thông tư.  

Cụ thể, từ 20-3 sẽ có sự thay đổi trong áp dụng hệ số lương của các giáo viên theo hướng tăng. Cụ thể:

Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương dao động từ 2,1 - 6,38. Hiện nay đang áp dụng hệ số lương từ 1,86 - 4,98.

Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động  từ 2,34 - 6,78. Hiện nay đang áp dụng từ 1,86 - 4,98.

Giáo viên trung học cơ sở áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 - 6,78. Hiện nay đang áp dụng từ 2,1 - 6,38.

Theo quy định định hiện hành thì mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

 

* Cafef.vn (13/3): 07 khoản phụ cấp của công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ 01/7/2022

Bên cạnh việc sắp xếp lại các khoản phụ cấp của công chức, viên chức, tổng quỹ phụ cấp sẽ chỉ chiếm tối đa 30% tổng quỹ tiền lương.

Như vậy, dự kiến từ 01/7/2022 thì theo như Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 , cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng các loại phụ cấp sau đây:

1. Phụ cấp kiêm nhiệm

Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2. Phụ cấp thâm niên vượt khung

3. Phụ cấp khu vực

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc

Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

5. Phụ cấp lưu động

Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

6. Phụ cấp theo nghề

Được gộp từ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).

7. Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Được gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Hiện nay, dưới tác động của đại dịch Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương có thể sẽ bị chậm lại thay vì áp dụng từ 01/7/2021 như dự kiến trước đó. Vì vậy, cho tới khi có thông báo mới thì các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức có thể yên tâm tiếp tục được hưởng các chế độ phụ cấp hiện hành.

 

* Chinhphu.vn (11/3): Đề xuất về quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử

Tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đề xuất quy định mới về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử cùng với đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau: Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử để giao dịch với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Nhà cung cấp ở nước ngoài được đăng ký nhiều tài khoản ngân hàng để thực hiện nộp thuế điện tử, đăng ký một địa chỉ thư điện tử chính thức để nhận tất cả các thông báo trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

 

* Luatvietnam.com.vn (15/3): Đến 2025, hoàn thành cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương

Nội dung này được Bộ Tư pháp nêu tại Quyết định số 299/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng.

Theo đó, Quyết định này được ban hành nhằm tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 172/NQ-CP đến Sở Tư pháp, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan…

Để hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về công chứng và quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tư pháp nêu rõ, sẽ hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng tại các địa phương và ban hành quy chế khai thác, xây dựng từ 2021-2025.

 

* Luatvietnam.com.vn (15/3): Chính sách mới có hiệu lực hôm nay

Năm 2021, giữ nguyên mức chuẩn nghèo

Nội dung này được Chính phủ quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, trong năm 2021, tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg:

Thuê lao động dưới 15 tuổi phải xin lý lịch tư pháp

Quy định về lao động chưa thành niên nêu tại Bộ luật Lao động được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH.

Quân nhân chuyên nghiệp được phục vụ tại ngũ thêm 5 năm

Nội dung này được Bộ Quốc phòng bổ sung tại Thông tư số 12/2021/TT-BQP.

Theo đó, khoản 2 Điều 1 Thông tư 12/2021 nêu rõ:Thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm so với hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm nhưng không quá tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Bộ luật Lao động

Lùi sử dụng phần mềm mô phỏng dạy lái ô tô đến 2022

Việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 01/2021/TT-BGTVT.

 

CHỈ THỊ MỚI

* Baochinhphu.vn (13/3): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu

Tại Nghị quyết số 30/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021, Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo, điều hành là kiên định tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt được mục tiêu tăng trưởng và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm. Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn (trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn). Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.

Sửa quy định về xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng CSXH

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 8/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy chế này quy định việc xử lý nợ của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Về nguyên nhân khách quan, Quyết định số 8/2021/QĐ-TTg quy định có 5 trường hợp được coi là nguyên nhân khách quan thay vì 4 trường hợp như đã quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, Quyết định số 8/2021/QĐ-TTg cũng sửa đổi các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro; điều kiện và thời gian khoanh nợ.

Quy định mới về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Nghị định quy định đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

 

TIN QUỐC HỘI

* Chinhphu.vn (14/3): Tuần tới, UBTVQH cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội

Tại phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vào ngày 15/3, một trong những nội dung quan trọng được xem xét là cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội cũng như việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Liên quan đến việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo cấp cao của các cơ quan Nhà nước, tại Hội nghị Trung ương 2 (khóa XIII), trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác nhân sự do Đại hội XII của Đảng thông qua; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khoá tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện có thể và đã đạt được sự nhất trí rất cao.

Tại hội nghị lần này, theo Quy chế làm việc, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu rất tập trung, thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao trong Ban Chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

 

* Cafef.vn (13/3): Nhiều Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư được giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội

Trong thời gian qua, nhiều cơ quan đơn vị đã tiếp tục tổ chức các hội nghị để giới thiệu người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Tổng hợp cho đến nay cho thấy có 14 Uỷ viên Bộ Chính trị và 3 Uỷ viên Ban Bí thư được giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.

Văn phòng T.Ư Đảng: Có 2 Uỷ viên Bộ Chính trị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. 2 Uỷ viên Ban Bí thư được giới thiệu là ông Lê Minh Hưng, Chánh văn phòng T.Ư Đảng và bà Bùi Thị Minh Hoài.

Văn phòng Chính phủ: 2 Uỷ viên Bộ Chính trị được giới thiệu tham gia ứng cử là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Quân đội cũng có 2 Uỷ viên Bộ Chính trị được giới thiệu giam gia ứng cử đại biểu Quốc hội là: Thượng tướng Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Theo Nghị quyết, số lượng đại biểu Quốc hội là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoảng 95 người (tương đương 14%). Trong đó, có 12- 14 Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. Hiện một số cơ quan, đơn vị đang tiếp tục tổ chức các hội nghị để giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội. Vì thế, dự kiến số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị được giới thiệu có thể sẽ tăng thêm.

 

* Vietnamnet.vn (14/3): Hà Nội nhận hồ sơ 30 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã kết thúc vào 17h chiều nay (14/3).

Từ ngày 22/2 đến 17h ngày 14/3, Ủy ban Bầu cử thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 72 hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV, trong đó có 42 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 30 hồ sơ người tự ứng cử.

Số hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND thành phố là 188 hồ sơ, trong đó 185 hồ sơ được cơ quan tổ chức giới thiệu ứng cử và 3 hồ sơ tự ứng cử. Hồ sơ ứng cử gồm: Danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt, bản kê khai tài sản, thu nhập của những người ứng cử.

 

* Vtv.vn (15/3): Ngày (15/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về công tác nhân sự để trình Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành họp trong 1 ngày để xem xét, cho ý kiến về một số nội dung trong đó có công tác nhân sự để trình Quốc hội.

Theo Chương trình dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành họp trong 1 ngày để xem xét, cho ý kiến về những nội dung sau:

- Cho ý kiến về về báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

- Cho ý kiến bằng văn bản đối với báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020.

- Cho ý kiến về công tác nhân sự để trình Quốc hội.

 

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

* Vtv.vn (13/3): "Cầu thang văn hóa" - Mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn ở Hà Nội

Đến nay, hơn 176 cầu thang tại phường Nghĩa Tân đã đăng ký xây dựng cầu thang văn hóa. Đây được xem là mô hình nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.

Không phải nhà văn hóa, cũng không phải thư viện, thế nhưng trong khuôn viên chừng 20 mét vuông vẫn đầy đủ bàn ghế, hàng trăm đầu sách và hàng loạt báo chí đủ loại được cập nhật mỗi ngày. Đây là khu vực cầu thang của một khu tập thể tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Chúng được người dân khu vực này gọi với cái tên thân thương "Cầu thang văn hóa".

Mặc dù công nghệ 4.0 đã phát triển nhưng người dân nơi đây vẫn duy trì văn hóa đọc, đặc biệt là người cao tuổi. Trung bình mỗi ngày, cầu thang văn hóa thu hút khoảng 12 lượt đến 18 lượt người đến đọc sách, báo và tra cứu tư liệu. Hàng ngày, bà Tuấn chịu trách nhiệm trông coi cầu thang văn hóa đều sắp xếp ngay ngắn từng tờ báo lên bàn để người dân dễ dàng đi qua tìm đọc. Toàn bộ sách báo được người dân khu tập thể tình nguyện quyên góp. Bỗng chốc khu vực cầu thang đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa khu dân cư.

Chính vì sự nỗ lực của người dân mà cầu thang văn hóa luôn thoáng đãng và sạch sẽ. Sau thời gian dài xây dựng và vận dụng sáng tạo cầu thang văn hóa, nơi đây đã nhiều lần được nhận giấy khen của các cấp chính quyền.

Đến nay, hơn 176 cầu thang tại phường Nghĩa Tân đã đăng ký xây dựng cầu thang văn hóa. Đây được xem là mô hình nhỏ nhưng ý nghĩa lớn, không chỉ nâng cao văn hóa đọc cho người dân mà tình làng nghĩa xóm cũng phần nào được cải thiện.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Baochinhphu.vn (12/3): Đà Nẵng, TPHCM tạo đòn ‘bẩy’ khai thác du lịch đường thủy

Theo đánh giá của những người làm du lịch, việc quy hoạch cảng biển Đà Nẵng được triển khai trong đó có mở tuyến đường thủy ven bờ như Đà Nẵng-Cù lao Chàm (tỉnh Quảng Nam), Đà Nẵng-Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) sẽ tạo điều kiện để hình thành các sản phẩm du lịch mới. Từ trước đến nay, khách đến Đà Nẵng muốn đi chơi các tour biển đảo thường phải đi trung chuyển vào Cửa Đại (Hội An) hoặc Sa Kỳ (Quảng Ngãi) rồi mới lên tàu đi các đảo. Nếu có tuyến biển đi thẳng từ Đà Nẵng sẽ thuận lợi hơn khi du khách có nhiều thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm trên biển. Song song với đó, doanh nghiệp du lịch cũng dễ dàng lên các chương trình tour, tạo được sản phẩm mới cho khách.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cũng đã có văn bản đồng ý về việc mở tuyến đường thủy Đà Nẵng - Lý Sơn theo đề xuất của Bộ GTVT. Cụ thể, tỉnh Quảng Ngãi thống nhất việc đề xuất mở tuyến vận tải thủy liên tỉnh Đà Nẵng-Lý Sơn, kiến nghị đề xuất Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT.

 

* Vtv.vn (13/3): "Quản lý nhà nước phải là hình phễu, song giờ chúng ta lại làm theo hình nón"

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tại hội thảo "Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam".

Thời gian tới, Việt Nam sẽ có một bản Đề án mới nhằm Đổi mới toàn diện khu vực Kinh tế tư nhân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị chịu trách nhiệm chấp bút xây dựng dự thảo.

Chiều 12/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trực tiếp chủ trì cuộc hội thảo "Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam" nhằm ghi nhận ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, doanh nghiệp cho bản đề án quan trọng này.

Đóng góp trên 42% GDP, khu vực kinh tế tư nhân đã là một cấu phần không thể thiếu trong bức tranh kinh tế đang tăng trưởng khá mạnh của Việt Nam. Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ từ những thay đổi đột phá trong tư duy quản lý Nhà nước.

Tuy nhiên, vần còn vô số tồn tại đã khiến 7 năm qua Việt Nam chỉ dậm chân tại chỗ trong top 6 châu Á về chất lượng môi trường kinh doanh.

Đôi khi không phải cứ tư duy thay đổi là hành động sẽ theo ngay. Ví dụ, trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành, khi thay đổi tư duy từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

 

* Tienphong.vn (13/3): Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19

Sáng 12/3, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngân hàng thế giới tại Việt Nam công bố Báo cáo “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam: Một số phát hiện chính từ điều tra doanh nghiệp năm 2020”.

Trong số các nhóm doanh nghiệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ. Tác động tiêu cực từ dịch Covid -19 với doanh nghiệp ở một số ngành đặc biệt lớn như: các ngành may mặc (97%), thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%)... Doanh nghiệp FDI trong một số ngành có tỷ lệ chịu ảnh hưởng tiêu cực cao bao gồm: bất động sản (100%), thông tin truyền thông (97%); nông nghiệp, thuỷ sản (95%)…

Đại diện VCCI cho biết, các vấn đề khó khăn của doanh nghiệp gặp phải là tiếp cận khách hàng (50%), dòng tiền (46%), lao động (38%), và chuỗi cung ứng (33%). Dịch bệnh đã gây nên những xáo trộn nhiều nhất đối với doanh nghiệp FDI là về tiếp cận khách hàng (63%), dòng tiền (42%), chuỗi cung ứng (41%) và lao động (34%).

Về chính sách hỗ trợ của Chính phủ, qua khảo sát, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao các chính sách tài khóa như: giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, tiền thuê đất, các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng…Tuy nhiên, việc tiếp cận một số chính sách vẫn còn nhiều rào cản, do đó cần có chương trình cụ thể để thúc đẩy thực thi các chính sách hỗ trợ đem lại hiệu quả thiết thực.

 

* Cafef.vn (14/3): JETRO xếp Việt Nam vào nhóm “định hướng xuất khẩu”, hoạt động kinh doanh sẽ bình thường vào nửa cuối năm 2021

Trong số 6 quốc gia ASEAN thì Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia được đánh giá là các quốc gia "định hướng xuất khẩu", trong khi Indonesia và Thái Lan là các nước có "định hướng nhu cầu trong nước".

Theo số liệu khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), chỉ hơn 1/3 (tương đương với 36,1%) doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh tại Malaysia bày tỏ ý định tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây trong vòng 1-2 năm tới. Trong đó, các lĩnh vực chủ yếu được tiếp tục đầu tư là thực phẩm, thiết bị y tế và vận tải.

JETRO thông tin, cuộc khảo sát này được thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp có ý định mở rộng hoạt động tại Malaysia giảm ít nhất (giảm 6,7%) trong số sáu quốc gia ASEAN tham gia khảo sát.

Theo JETRO, thực phẩm, thiết bị y tế chính xác và vận tải là những lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản có ý định tiếp tục mở rộng đầu tư cao nhất, vượt trên 60%. Còn lĩnh vực điện và điện tử, ngành công nghiệp chính ở Malaysia, có tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động ở mức 38,3%, cao hơn mức trung bình chung của quốc gia này.

 

* Vtv.vn (15/3): TP Hồ Chí Minh: Sẽ có khoảng 70.000 việc làm chờ người lao động

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), quý II/2021 sẽ có khoảng 70.000 chỗ làm chờ người lao động.

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tính đến thời điểm này không tăng so với năm trước. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã và đang có những thay đổi tích cực trong đầu tư, đẩy mạnh phát triển ngành hàng và có nhu cầu tuyển dụng ở một số lĩnh vực, vị trí mới.

Từ nhu cầu đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên thành phố sẽ tổ chức chương trình "Tiếp sức người lao động" từ ngày 3/4 - 3/5. Dự kiến có khoảng 50 doanh nghiệp, tuyển dụng hơn 10.000 vị trí việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố cũng đã tổ chức 3 sàn giao dịch việc làm với sự tham dự của 50 nhà tuyển dụng. Trong đó, 2 sàn việc làm trực tuyến tại Trung tâm và tại 6 chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp, 1 sàn giao dịch việc làm trực tiếp tại địa chỉ 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh.

 

* Tienphong.vn (14/3): Gánh nặng thanh, kiểm tra vẫn 'đè' doanh nghiệp

Dù liên tục phát triển trong những năm qua, với mức đóng góp 42-43% GDP nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp nhiều rào cản từ cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có việc thanh tra, kiểm tra quá nhiều.

Ngày 12/3, tại hội thảo “Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam”, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói rằng, năng suất lao động bình quân khu vực doanh nghiệp (DN) tư nhân chỉ bằng khoảng 34% năng suất lao động của khu vực DN nhà nước và khoảng 69% năng suất lao động của DN có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có 21% DN nhỏ và vừa tham gia được một phần chuỗi giá trị toàn cầu, 14% thành công trong việc liên kết với đối tác nước ngoài.

 

* Cafef.vn (15/3): Bình Định điều chỉnh quy hoạch "siêu dự án" du lịch 3.500 tỉ đồng

Sau thời gian dài “án binh bất động”, dự án khu du lịch Hải Giang ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỉ đồng đã được chuyển giao cho Tập đoàn Hưng Thịnh tiếp tục triển khai.

Ngày 15-3, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết UBND tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Khu du lịch Hải Giang Merry Land, do Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn (Công ty Hưng Thịnh Quy Nhơn, công ty con của Tập đoàn Hưng Thịnh) làm chủ đầu tư.

Theo đó, dự án có quy mô hơn 623 ha, thuộc một phần phân khu 4 và phân khu 5 Khu Kinh tế Nhơn Hội, thuộc địa bàn xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn. Mục tiêu dự án là xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng trung, cao cấp với phong cách hiện đại, đa dạng và đầy đủ tiện nghi để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng của du khách trong và ngoài nước.

Việc điều chỉnh quy hoạch nhằm điều chỉnh ranh giới dự án để phù hợp với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt, cũng như đảm bảo không chồng lấn với đất quốc phòng. Sau điều chỉnh, diện tích dự án còn lại 623,7 ha, giảm khoảng 33 ha so với quy hoạch cũ.

 

* Cafef.vn (15/3): Báo Philippines: Việt Nam đang bỏ xa Philippines về độ mở cửa thị trường

Chuyên gia kinh tế Philippines cho rằng, những tổn thất của Việt Nam trong quá khứ đã không ngăn được quốc gia này trở thành một trong những nền kinh tế tiến bộ nhất khu vực Đông Nam Á, thậm chí vượt Philippines về thu nhập bình quân đầu người.

Theo tờ Philstar (Philippines), bất chấp những bất định trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam, Campuchia và Myanmar sẽ sớm vượt qua nền kinh tế của Philippines nếu quốc gia này không nhanh chóng mở cửa nền kinh tế để thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Trong quá khứ, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo năm 2020, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam chạm mốc 3.500 USD, trong khi con số tương ứng ở Philippines sẽ là 3.372 USD.

 

* Laodong.vn (15/3): Giá dầu tăng nóng có thể khiến lạm phát vượt “trần”

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2.2021 đạt mức tăng cao nhất trong vòng 8 năm gần đây gây nhiều lo ngại về khả năng khống chế lạm phát cả năm. Dù vẫn tin tưởng lạm phát cả năm sẽ được khống chế thành công, thậm chí dưới con số mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra đầu năm, nhiều tổ chức đầu tư lưu ý cần thận trọng với áp lực lạm phát đến từ việc giá dầu đang tăng rất mạnh trong năm nay.

Lo ngại áp lực từ giá dầu tăng

Dữ liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2.2021 đạt mức tăng 1,52% so với tháng trước và là mức tăng cao nhất trong 8 năm gần đây.

Dù thực tế nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2.2021 chỉ tăng 0,7%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay và bình quân 2 tháng đầu năm 2021, CPI vẫn giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,64%.

Tuy nhiên các chuyên gia của HSBC cũng bày tỏ lo ngại lạm phát sẽ có áp lực tăng từ giá vận tải cao hơn khi giá dầu thô được dự báo có thể tăng tới 34% trong năm nay.

Kiềm chế từ nguồn quỹ bình ổn

Tuy nhiên khi đặt ra khả năng giá dầu có thể tăng mạnh như trên, KBSV cũng cho rằng với nguồn cung dự báo được cải thiện về cuối năm và quỹ bình ổn xăng dầu trong nước ước tính còn 3.500 tỉ đồng, Việt Nam có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết để kiềm chế đà tăng giá xăng dầu. Ngoài ra nếu rủi ro lạm phát tăng cao xuất hiện trong các quý tới, KBSV cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng các chính sách tiền tệ thận trọng hơn để kiềm chế lạm phát như tăng lãi suất, giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, qua đó sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến dòng tiền trên thị trường cổ phiếu.

 

* Laodong.vn (15/3): Giá dầu thế giới tăng tác động 2 mặt đến kinh tế Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế dự báo, giá dầu có thể sẽ tăng khoảng 15-25% trong năm 2021, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh trên toàn cầu.

Vùng mục tiêu 64 - 66USD/thùng

Dầu Brent và dầu WTI đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 1.2020.

Trong khi lượng tồn kho đã giảm 5,4 triệu thùng trong tuần từ 8 đến 12.2.2021. Điều này cho thấy nhu cầu dầu tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Đồng thời, các căng thẳng khu vực Trung Đông cũng thúc đẩy mạnh mẽ đà tăng của giá dầu.

Những tác động đến kinh tế Việt Nam

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, áp lực điều chỉnh có thể sẽ gia tăng trong ngắn hạn, nhưng dấu hiệu đảo chiều xu hướng vẫn chưa hình thành. Xu hướng ngắn hạn của giá dầu thế giới vẫn duy trì ở mức tăng.

Ở khía cạnh tích cực, giá dầu thế giới tăng sẽ kéo theo tăng thu ngân sách nhà nước từ dầu thô. Ngoài ra, các loại thuế từ xăng, dầu (như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) cũng sẽ tăng.

Diễn biến giá dầu trong những tháng gần đây cũng tác động tích cực đến ngành khai khoáng, nhất là dầu khí (hiện đang đóng góp khoảng 7,8% trong cơ cấu GDP). Đối với tập đoàn, doanh nghiệp khai thác dầu khí là hoạt động cốt lõi như PVN, PVD, GAS… nếu giá dầu giảm xuống thấp sẽ làm giảm nguồn doanh thu, đẩy giá cổ phiếu giảm mạnh và phải chịu sức ép thoái vốn từ các nhà đầu tư. Theo đó, tiền nộp thuế thu nhập của những doanh nghiệp này vào ngân sách nhà nước cũng giảm tương ứng.

 

PHÂN TÍCH -BÌNH LUẬN

* Daibieunhandan.vn (15/3): Phát huy vai trò trụ cột của vốn đầu tư công 

Theo kế hoạch, tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 là 2,75 triệu tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 1,38 triệu tỷ đồng, ngân sách địa phương 1,37 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có vốn là một chuyện, làm sao để giải ngân được lại là chuyện khác.

Như trong năm 2020, chỉ trong vòng vài tháng, Chính phủ đã phải tổ chức tới 3 hội nghị, thành lập đoàn công tác kiểm tra đồng thời đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sửa đổi, hoàn thiện nhiều quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai… nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Cũng bởi vậy mà ngay từ đầu năm nay, Bộ Tài chính đã xây dựng chương trình công tác với nhiều giải pháp. Cụ thể, về xây dựng chế độ, chính sách, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công trong quý I nhằm tạo khung khổ pháp lý đồng bộ. Minh bạch hóa quy trình thanh toán, quyết toán, quy định rõ trách nhiệm giữa chủ đầu tư, các đơn vị liên quan và cơ quan thanh toán trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư. Rà soát các khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công, xây dựng, quy hoạch..., từ đó kiến nghị hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, thuận lợi cho quá trình triển khai các chương trình, dự án đầu tư công...

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thực hiện kiểm tra phân bổ vốn của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhằm bảo đảm giao kế hoạch vốn theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và giải ngân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả các dự án...

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, khó lường và ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội như hiện nay, vốn đầu tư công có vai trò đặc biệt quan trọng kích thích, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vậy nên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 diễn ra vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu trong phân bổ cần tập trung vào những hạ tầng quan trọng, then chốt, tạo cú hích cho phát triển kinh tế - xã hội mở đầu cho giai đoạn 5 năm tới; cần cân đối giữa các vùng miền, chú trọng đến các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội, trong đó có các bệnh viện lớn...

Mọi "nút thắt", "điểm nghẽn" liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công đã được chỉ rõ và đưa ra giải pháp tháo gỡ cụ thể. Vấn đề còn lại là phải quyết liệt triển khai, đồng thời có chế tài nghiêm khắc với các bộ, ngành, địa phương khi chậm giải ngân, không thể để tiếp tục xảy ra tình trạng xin "trả lại" vốn. Không thể có chuyện như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương diễn ra hồi trung tuần tháng 7.2020 là mỗi khi Chính phủ làm việc với các bộ, ngành, địa phương đều xin vốn, nhưng có vốn rồi lại không làm đến nơi đến chốn...

 

* Daibieunhandan.vn (14/3): Quy hoạch sông Hồng không thể chậm trễ 

Thường vụ Thành ủy Hà Nội mới đây cho ý kiến về chủ trương hoàn thiện Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000. Đây không chỉ là niềm vui của riêng người dân Hà Nội mà còn là niềm vui chung của người dân cả nước với mong muốn việc Quy hoạch sông Hồng sẽ mang lại diện mạo mới cho “trái tim” của cả nước về một đô thị xanh và bảo tồn được các di sản văn hóa, di tích lịch sử.

Đồ án được nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích 11.000ha; thuộc 55 phường, xã và 13 quận, huyện. Đồ án nhằm hình thành trục không gian văn hóa - cảnh quan sinh thái Hồ Tây - Cổ Loa; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

Theo nhìn nhận của Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, nếu như trước đây, nhiều người cho rằng, “Hà Nội quay lưng vào sông Hồng”, nhưng với quy hoạch này thì “Hà Nội sẽ quay mặt vào sông Hồng để phát triển".

Quy hoạch sông Hồng không phải đến nay mới được nói đến. Từ năm 1954 đến nay, có 7 lần quy hoạch chung Thủ đô đã được ban hành; mỗi lần đều đề cập quy hoạch không gian sông Hồng. Năm 2012, trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), thành phố Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Từ đó đến nay, có khoảng 20 đề án, dự án quy hoạch liên quan đến sông Hồng của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Trong đó, năm 2006, dự án thành phố hai bên sông được lãnh đạo Hà Nội và thị trưởng Seoul ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch. Sau nhiều lần hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia dự án cũng không đi đến đích. Sau rất nhiều dự án nghiên cứu tương tự, Hà Nội vẫn chưa có được quy hoạch sông Hồng.

Tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Hà Nội cần khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên sông Hồng để cải tạo, chỉnh trang và phát triển thành phố bên sông Hồng.

Không cần bàn thêm về việc có quy hoạch sông Hồng, bởi điều này là rất cần thiết. Đây không chỉ là mong mỏi của người dân Hà Nội, mà còn là yêu cầu về phát triển Thủ đô trong tương lai. Hiện nay, không gian phát triển của Hà Nội rất rộng, nên quy hoạch định hướng đô thị sông Hồng là trục vành đai xanh, nhấn mạnh văn hóa đặc sắc của sông Hồng, tạo không gian hài hòa để phát triển cho cả hai bên dòng sông. Hà Nội xác định thoát lũ, tuân theo nguyên tắc thuận thiên vẫn là nhiệm vụ ưu tiên số một khi xây dựng đồ án này.

 

QUẢN LÝ

* Vtv.vn (15/3): Công trình thuỷ lợi lớn nhất miền Tây sẽ vận hành vào cuối tháng 6

Cống Cái Lớn - công trình thủy lợi lớn nhất miền Tây Nam Bộ sẽ vận hành vào tháng 6 này.

Đó là cam kết của Ban quản lý dự án thuỷ lợi 10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi lắp đặt xong 2 cửa van chính trong ngày 14/3.

Đây được xem là một trong những công đoạn quan trọng nhất và khó nhất của công trình. Ban đầu dự kiến đến tháng 6 mới tiến hành nhưng nhờ vượt tiến độ, nên việc lắp đặt miệng cống được đẩy lên sớm.

Với tốc độ hiện nay, cống Cái Lớn sẽ vận hành tạm vào tháng 6 và hoàn thiện toàn bộ vào tháng 10 năm nay.

 

* Vtv.vn (15/3): Vaccine Nano Covax của Việt Nam có thể sẽ được thử nghiệm tại nước ngoài

Nano Covax - vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của Việt Nam được thử nghiệm trên người, đang ở giai đoạn 2 thử nghiệm.

Với mục tiêu là rút ngắn giai đoạn thử nghiệm Hội đồng đạo đức Bộ Y tế đã quyết định việc thử nghiệm sẽ được 2 đơn vị là Học viện Quân Y và Pasteur TP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm.

Dự kiến hết tháng 4 này, sẽ kết thúc giai đoạn 2. Đầu tháng 5 sẽ bắt đầu giai đoạn 3, thử nghiệm trên 10.000 - 30.000 người ở những vùng có nhiều người mắc COVID-19, trong đó có thể thử nghiệm tại một số nước khác ngoài Việt Nam.

 

* Chinhphu.vn (14/3): Triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 trong lực lượng Công an

Để triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NĐ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Trong đó, Nghị quyết số 21 đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho Bộ Công an “tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý”, đồng thời Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 05/3/2021 của Bộ Y tế cũng đã nêu “Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức tiêm cho các đối tượng thuộc đơn vị mình và hỗ trợ Bộ Y tế tiêm cho các đối tượng khác khi cần”. 

Trên cơ sở đó, Bộ Công an đã khẩn trương xây dựng Kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022 trong lực lượng CAND. Ngày 8/3, Cục Y tế, Bộ Công an đã ban hành Điện hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương đăng ký nhu cầu tiêm vaccine cho cán bộ, chiến sĩ theo thứ tự ưu tiên từng nhóm để lập kế hoạch phân bổ và sử dụng số lượng vaccine được Bộ Y tế cấp từng đợt.

 

* Cafef.vn (14/3): Hải Phòng sẽ bổ nhiệm cán bộ dưới 35 tuổi làm lãnh đạo quận

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Hải Phòng sẽ tăng cường bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ trẻ dưới 35 tuổi làm lãnh đạo quận, huyện; cán bộ dưới 30 tuổi giữ vị trí lãnh đạo cấp xã, phường.

Mỗi quận, huyện ít nhất 1 cán bộ trẻ (dưới 35) giữ chức vụ lãnh đạo quận, huyện. Năm 2021, phấn đấu từ 40% - 60% quận, huyện có cán bộ trẻ  giữ chức vụ Phó Bí thư, Phó chủ tịch UBND quận, huyện. Đến năm  2024 bố trí cho các quận, huyện còn lại và tăng thêm cho những nơi có điều kiện.

Cán bộ được tăng cường giữ chức vụ lãnh đạo cấp xã là công chức dưới 30 tuổi, được đào tạo bài bản, bằng tốt nghiệp loại khá trở lên. Có trong quy hoạch chức vụ được tăng cường, bổ nhiệm hoặc tương tương. Có năng lực, uy tín, 2 năm liền gần nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

 

* Laodong.vn (14/3): Lãnh đạo quận huyện dưới 35 tuổi: Để không "chín ép", “ngồi nhầm ghế”

Lần đầu tiên Hải Phòng ban hành văn bản quyết liệt yêu cầu bổ sung lãnh đạo trẻ. Đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo quận, huyện dưới 35 tuổi.

Yêu cầu này xuất phát từ một thực tế ở Hải Phòng, được nêu trong Kết luận của Thường vụ Thành uỷ là đội ngũ lãnh đạo là không đảm bảo tính kế thừa, tỉ lệ cán bộ trẻ, đặc biệt là cán bộ trẻ dưới 35 tuổi thấp.

Thành uỷ Hải Phòng đưa ra mục tiêu cục thể: Trong năm 2021, phấn đấu 40-60% quận, huyện có cán bộ trẻ giữ chức vụ phó bí thư, phó chủ tịch UBND. Đến năm 2024, bố trí cho các quận, huyện còn lại và bố trí tăng thêm cho những nơi có điều kiện.

Rõ ràng đây là quan điểm mang tính sáng tạo và đột phá, mạnh dạn trao cơ hội cho lớp trẻ.

Thực tế thiếu cán bộ trẻ, đặc biệt là lãnh đạo dưới 35 không chỉ ở Hải Phòng. Thế nhưng, việc trao quyền cho người trẻ thường tạo ra những dư luận trái chiều.

Ở vế thứ nhất, dư luận có xu hướng nhận định tiêu cực khi có một người quá trẻ được bổ nhiệm nhất là quá trình bổ nhiệm "thần tốc" và là "người thân" của lãnh đạo cao hơn.

Đã có rất nhiều ví dụ về những "hạt giống đỏ", những "con ông cháu cha" đã bị "chín ép", ngồi nhầm chỗ dẫn đến nhiều hệ luỵ. Thậm chí chín rụng, mất hết cơ đồ, sự nghiệp.

Ở vế thứ hai, tại nhiều địa phương, ngay cả những người trẻ có năng lực, muốn cống hiến nhưng cũng khó được cân nhắc vì tư duy "khôn đâu đến trẻ" và quan trọng là tâm lý chưa sẵn sàng nhường ghế, nhường nhiệm vụ cho lớp trẻ.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm chỉ đạo: "Có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo".

Để người trẻ được trọng dụng, phát huy tài năng, tăng cường đổi mới sáng tạo thì trong bổ nhiệm, đầu tư cán bộ phải có sự bảo đảm cơ hội công bằng cho tất cả các tài năng trẻ, đánh giá dựa trên năng lực thực tế.

Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để thay đổi những bức xúc bấy lâu nay như “con ông cháu cha” hay “bổ nhiệm người nhà hơn là người tài”, “bổ nhiệm đúng quy trình nhưng vẫn không đúng người”. Công cuộc phát triển đất nước cần người trẻ, người trẻ cũng cần có những cơ hội để khẳng định bản thân.

Thực tế thì không nên coi 35 tuổi là còn quá trẻ đối với một bí thư hay chủ tịch cấp quận. Thậm chí, nhiều người ở vị trí cao hơn, tuổi đời trẻ hơn vẫn làm được việc hiệu quả và có thực tài.

Nếu địa phương nào cũng sẵn sàng bổ nhiệm lãnh đạo trẻ trên nguyên tắc công bằng, đúng người, đúng việc trong lĩnh vực quản lý công thì sẽ hạn chế được tình trạng chảy máu nhân tài, còn người được chọn thì "chín ép" và "ngồi nhầm ghế".

 

* Daidoanket.vn (14/3): Cà Mau: Xây dựng 20 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào nghèo

Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Cà Mau vừa triển khai phân bổ 1 tỷ đồng để xây dựng 20 căn nhà Đại đoàn kết cho đồng bào nghèo trên địa bàn 8 huyện trong tỉnh.

Trong đó, huyện U Minh, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời mỗi huyện được phân bổ 3 căn; còn lại các huyện Phú Tân, Thới Bình và Cái Nước, Năm Căn mỗi đơn vị 2 căn.  Mỗi căn nhà được tài trợ đợt này trị giá 50 triệu đồng từ nguồn kinh phí tài trợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Cà Mau.

Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh giao cho Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ các huyện có hộ gia đình được tài trợ cử cán bộ phối hợp với UBND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các xã vận động gia đình và người thân đóng góp thêm để căn nhà được tốt đẹp, chất lượng; đồng thời tổ chức giám sát, kiểm tra việc xây dựng đúng quy định.      

 

* Chinhphu.vn (13/3): Ngày đầu mở cửa trở lại, chùa Hương đón gần 3 vạn du khách

Ngày 13/3, Khu di tích - danh thắng Hương Sơn (chùa Hương, Mỹ Đức, Hà Nội) mở cửa đón khách trở lại, sau nhiều ngày tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19.

Trong ngày đầu mở cửa, đã có gần 3 vạn du khách tìm về chùa Hương vãng cảnh, lễ Phật. Các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng dịch COVID-19 được triển khai đồng bộ, nghiêm túc.

Ban Quản lý di tích - danh thắng Hương Sơn đã bố trí 8 tiểu ban và 2 tổ kiểm tra liên ngành, bố trí lực lượng luân phiên hoạt động 24/24 giờ để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chùa Hương. Du khách hoàn thành khai báo sẽ được phát phiếu "Đã kiểm tra phòng dịch COVID-19" để tiếp tục di chuyển vào không gian di tích.

 

* 24h.com.vn (15/3): Từ nay đến ngày 1-7, những ai cần làm thẻ CCCD gắn chip?

Bộ Công an cho biết sẽ ưu tiên cấp CCCD gắn chip cho các trường hợp là công dân từ đủ 14 tuổi trở lên chưa được cấp CMND/CCCD; người đã được cấp CMND chín số; người đã được cấp CCCD 12 số, CCCD có mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết hạn sử dụng hoặc có thay đổi thông tin... Những người thuộc diện này cần thực hiện ngay việc cấp mới, cấp đổi sang CCCD gắn chip.

Đối với các trường hợp là công dân đã được cấp CMND 12 số, CCCD gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn và còn thời hạn sử dụng, Bộ Công an khẳng định các loại giấy tờ này vẫn còn giá trị sử dụng cho đến khi hết hạn.

Theo quy định hiện hành, các trường hợp làm thủ tục cấp CCCD lần đầu, chuyển từ CMND chín số sang CCCD gắn chip sẽ phải về địa phương nơi có hộ khẩu thường trú để thực hiện các thủ tục cần thiết.

 

* Chinhphu.vn (14/3): Tạo cú hích cho Nghệ An phát triển

Nghệ An là tỉnh đặc biệt, có nhiều tiềm năng, lợi thế. Vị trí địa lý chiến lược, thuận lợi; diện tích tự nhiên 16.490 km2 (lớn nhất cả nước); đứng thứ 4 về quy mô dân số với trên 3,3 triệu người. Có hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ bao gồm sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, đường sắt, mạng lưới đường bộ và đường thủy dễ dàng kết nối trong nước và quốc tế (cao tốc Bắc - Nam; các cảng: Cửa Lò, Vissai, Đông Hồi; sân bay quốc tế Vinh; đường sắt Bắc Nam; 5 cửa khẩu với Lào...).

Thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An đạt hơn 44 triệu đồng/năm; đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực quan tâm, cam kết đầu tư vào tỉnh. Trong 2 tháng đầu năm 2021, một số dự án lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như nhà máy sản xuất cấu kiện điện tử của Công ty Everwin Precision Việt Nam (200 triệu USD), khởi công nhà máy Goertek Vina (100 triệu USD),...

Đánh giá cao kết quả Nghệ An đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại một số nét như tăng trưởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ đạt 7,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm năm 2020 của tỉnh đạt 4,45%. Đặc biệt, Nghệ An là một trong những điểm sáng về xây dựng nông thôn mới của cả nước (280 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt khoảng 68,12% số xã và 6 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, cao hơn mức bình quân cả nước).

 

* Vtv.vn (15/3): Dự kiến thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vào đầu tháng 7

Theo đó, ThS Hoàng Thúy Nga chia sẻ trên báo GD&TĐ cho hay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến nay Bộ vẫn chưa công bố lịch thi cũng như quy chế thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh đại học năm 2021. Dự kiến thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 24/4 đến ngày 10/5, đồng thời đăng ký xét tuyển đại học trong thời gian này. Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến diễn ra đầu tháng 7 (ngày 7 và 8/7/2021).

Thí sinh có thể đăng ký dự thi bằng phiếu nộp cho điểm tiếp nhận nơi học THPT. Còn đăng ký xét tuyển có thể bằng 2 hình thức: phiếu dự thi tốt nghiệp THPT hoặc sử dụng tài khoản, mật khẩu cá nhân sau khi đăng ký thi THPT để đăng ký xét tuyển đại học.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học phải công bố chi tiết phương án tuyển sinh trên website của trường trước ngày 31/3. Thí sinh có thể tham khảo và tìm hiểu kỹ các thông tin này trước khi đăng ký xét tuyển.

 

* Baophapluat.vn (14/3): Tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký ban hành Kế hoạch Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2021 của Bộ Tư pháp.

Việc ban hành Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, loại bỏ các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ Tư pháp nhất là cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng Bộ Tư pháp và của các chi bộ, đơn vị thuộc Bộ trong công tác PCTN; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Kế hoạch giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các cấp ủy, người đứng đầu cơ quan đơn vị thuộc Bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự, Thanh tra Bộ chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong PCTN.

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

* Tienphong.vn (13/3): Hà Nội đặt mục tiêu trong TOP 5 về chuyển đổi số

Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đang được Sở TT&TT Hà Nội xây dựng, Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, công nghệ thông tin vào năm 2025.

Dự thảo Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu, đến năm 2030, thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền thành phố, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Thành phố hướng đến mục tiêu Hà Nội phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại” với chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo.

Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu. Với các mục tiêu cụ thể, đến năm 2025, Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, an toàn, an ninh mạng. Hà Nội đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo.

Về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, Hà Nội phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4, có thể thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

 

* Zingnew.vn (14/3): Công an Trà Vinh lập trang Zalo để cải cách hành chính và an ninh

Công an tỉnh Trà Vinh vừa ra mắt mô hình Zalo an ninh. Hệ thống trang Zalo của công an tỉnh được triển khai thí điểm từ 15/3 đến 5/4, sau đó triển khai chính thức và duy trì thường xuyên.

Hệ thống trang Zalo công an của tỉnh Trà Vinh được thực hiện theo 3 cấp từ tỉnh đến xã. Trong đó, mỗi đơn vị được tạo một trang Zalo riêng như “Công an tỉnh Trà Vinh”, “Công an xã Trà Vinh”, “Công an TP Trà Vinh”, “Công an phường 1 TP Trà Vinh”...

Theo kế hoạch, hệ thống trang Zalo của tỉnh Trà Vinh sẽ là kênh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; thông tin kết quả công tác nổi bật của lực lượng công an nhân dân nói chung và công an tỉnh Trà Vinh nói riêng; hướng dẫn người dân nhận thức âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm...

Đây cũng là nơi để các tổ chức, cá nhân có thể nhắn tin tương tác trực tiếp cơ quan công an, gửi hình ảnh, video phản ánh tình hình an ninh trật tự, các vấn đề liên quan tội phạm, vi phạm pháp luật, gương người tốt, việc tốt... Từ đó, lực lượng công an trao đổi thông tin, kịp thời xử lý, giải quyết vụ việc, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Ngoài ra, trang Zalo công an tỉnh còn đăng tải hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính, từng bước tích hợp phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nộp hồ sơ, tra cứu thông tin, kết quả, trao đổi, hỏi đáp, phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính.

 

* Vnexpress.net (13/3): Tính năng mã QR, chip điện tử trên căn cước mới

Thẻ căn cước công dân gắn chip tích hợp số chứng minh thư cũ và mã hoá các dữ liệu cá nhân như nhận dạng khuôn mặt, vân tay.

Gần 2 tháng qua, công an toàn quốc thu nhận hồ sơ, cấp hơn 1,2 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân và đang đẩy nhanh tốc độ để dự kiến hoàn thành cấp thẻ cho 50 triệu người vào 1/7.

Điểm khác biệt của thẻ căn cước lần này so với trước đây là con chip gắn ở mặt sau thẻ và mã QR ở mặt trước. Để thông tin rõ hơn về tính năng của công nghệ này, Thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an), cho hay chip điện tử mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán...) và vân tay, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng...

Ngoài ra, sau này chip điện tử trên thẻ căn cước có thể cập nhập các thông tin cá nhân như bảo hiểm, ngân hàng, giấy phép lái xe... Việc cập nhật sẽ được thực hiện thông qua sự chủ động của người dân (đến thông báo tại cơ quan chức năng) hoặc thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhờ chip điện tử và mã QR in trên thẻ căn cước mới này, người dân khi đi giải quyết thủ tục hành chính sẽ không cần phải có thêm giấy xác nhận số chứng minh thư cũ (như khi đổi từ chứng minh thư 9 số sang thẻ căn cước mã vạch 12 số trước đây).

 

* Tuoitrethudo.com.vn (15/3): Dịch vụ Ngân hàng số thế hệ mới của BIDV sắp lộ diện

Ngày 20/3/2021, BIDV thực hiện chuyển đổi hệ thống Ngân hàng số hoàn toàn mới và ra mắt dịch vụ SmartBanking thế hê mới với nhiều ưu điểm, tiện ích vượt trội.

Đây là một bước đi lớn trong tổng thể chiến lược Chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ tại BIDV nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi giao dịch trên kênh số của ngân hàng.

Đặc biệt, các khách hàng có thể chuyển đổi dễ dàng từ dịch vụ Mobile Banking/Internet Banking hiện tại lên dịch vụ Ngân hàng số SmartBanking thế hệ mới chỉ với vài thao tác đơn giản. Một số ưu điểm, tiện ích vượt trội hứa hẹn sẽ mang lại cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ như:

 

* Thoibaotaichinhvietnam.vn (13/3): Đồng Nai: Tạo đột phá trong lộ trình hiện đại hóa hải quan

Mục tiêu đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tăng cường hỗ trợ người khai hải quan, người nộp thuế… đang được Hải quan Đồng Nai thực hiện quyết liệt, đồng bộ trong năm 2021.

Điện tử hóa thủ tục hành chính về hải quan 

Các TTHC cốt lõi như thông quan hàng hóa, thu thuế xuất nhập khẩu (XNK) đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, mức độ cao nhất, cho phép tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thanh toán thuế, phí, lệ phí và trả kết quả hoàn toàn thông qua mạng internet.

Hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực

Cùng với đó, nhiệm vụ trọng tâm được đơn vị xác định và thực hiện có hiệu quả ngay trong chặng đầu của lộ trình là vận hành hệ thống giám sát hải quan tự động VASSCM tại một số kho ngoại quan mới được thành lập đi đôi với việc thực hiện hệ thống một cửa quốc gia theo mô hình hải quan thông minh. Tiếp tục vận hành có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý nghiệp vụ, hệ thống giám sát hải quan tự động, hệ thống giám sát trực tuyến camera, thu thuế điện tử, thông quan 24/7, hệ thống một cửa quốc gia, hệ thống một cửa ASEAN, máy soi chiếu hàng hóa; thông quan tự động… nhằm  rút ngắn thời gian thông quan để giải phóng hàng hóa.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

* Vnexpress.net (12/3): Phó chủ tịch HĐND huyện tàng trữ súng

Ông Lê Văn Trung, Phó chủ tịch HĐND huyện Thạnh Phú, bị khởi tố về hành vi Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng do giữ khẩu súng từ 30 năm trước.

Theo điều tra ban đầu, tháng 8/2020, Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh huyện Thạnh Phú bị Võ Phúc Hậu, 16 tuổi, đột nhập lấy trộm khẩu súng cùng 6 viên đạn. Hậu đưa súng đạn cho Phạm Tiểu My, 26 tuổi, bán cho Nguyễn Văn Sơn, 33 tuổi, mua đem về nhà cất giữ.

Được gia đình khuyên, Sơn đem súng nộp cho công an. Cảnh sát điều tra ra khẩu súng liên quan đến ông Lê Văn Trung.

Ông Trung khai, khoảng năm 1990 ông là Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Thạnh Phú, được cấp trên giao khẩu súng ngắn và một số viên đạn để phục vụ công tác kiểm tra liên ngành vào ban đêm. Đến năm 1993 chuyển công tác, ông để súng vào một thùng tài liệu, đem về cất ở nhà tập thể của Huyện ủy Thạnh Phú.

Năm 2003, ông Trung đem thùng tài liệu này về nhà riêng. Đến tháng 8/2020, trong thời gian xây nhà, ông đem đồ đạc và thùng tài liệu này gửi tại Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh thì Võ Phúc Hậu lấy trộm.

 

* Tienphong.vn (14/3): Phong tỏa tài khoản có 50.000 USD của cựu Giám đốc Sở Tài chính

Sáng mai (15/3), TAND TP.HCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với ông Nguyễn Thành Tài (69 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM), bà Dương Thị Bạch Diệp và 8 đồng phạm do sai phạm trong việc hoán đổi nhà đất số 57 Cao Thắng (Q.3) lấy nhà đất 185 Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM) gây thiệt hại của nhà nước hơn 186 tỉ đồng.

Ngoài ra, trong vụ án này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã có Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam (ban hành vào đầu năm 2019) bà Đào Thị Hương Lan - cựu Giám đốc Sở Tài chính TPHCM về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” theo quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng ra Lệnh khám xét nhà bà Đào Thị Hương Lan tại quận 2, TPHCM.

Theo Cơ quan điều tra, bà Lan đã có hành vi chỉ đạo, tham mưu, đề xuất UBND TPHCM chấp thuận cho Cty Diệp Bạch Dương hoán đổi với tài sản Nhà nước trái với Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

Tuy nhiên bà Đào Thị Hương Lan đã bỏ trốn từ trước nên sau đó Cơ quan điều tra đã ban hành Quyết định truy nã đối với cựu Giám đốc Sở Tài Chính. Hiện chưa bắt được bị can Lan nên cơ quan điều tra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can và sẽ phục hồi điều tra, xử lý sau.

Quá trình điều tra, Bộ Công an đã phong tỏa số tiền hơn 50.000 USD trong tài khoản của bà Đào Thị Hương Lan.

 

* Tienphong.vn (15/3): Ông Nguyễn Thành Tài hầu tòa vụ án thứ hai

Ngày (15/3), TAND TPHCM xét xử sơ thẩm vụ sai phạm hoán đổi tài sản công ở TPHCM cho Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương (Công ty Diệp Bạch Dương). Ông Nguyễn Thành Tài - cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM- cùng loạt cựu cán bộ TPHCM hầu tòa. Đây cũng là vụ án thứ hai ông Nguyễn Thành Tài tham gia với tư cách bị cáo.

Tại phiên tòa dự kiến kéo dài trong 5 ngày, ngoài ông Nguyễn Thành Tài còn có ông Trần Nam Trang (cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính), Vy Nhật Tảo (cựu Giám đốc Trung tâm ca nhạc nhẹ TPHCM), Nguyễn Thành Rum (cựu Giám đốc Sở VHTTDL TPHCM), Lê Văn Thanh (cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TPHCM), Lê Tôn Thanh (cựu Phó Giám đốc Sở VHTTDL ), Huỳnh Kim Phát (cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TPHCM), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu Phó Giám đốc Sở TN&MT TPHCM), Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở TN&MT) - cùng bị xét xử về tội “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Bà Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

 

* Tienphong.vn (15/3): Xử lý trách nhiệm cán bộ vụ dự án BĐS ‘hot’ nhất Vân Đồn lấn chiếm vịnh

Lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn cho biết, cơ quan chức năng đang xem xét xử lý trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan vụ Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng đô thị Phương Đông – chủ đầu tư dự án Khu đô thị Phương Đông đổ hàng chục nghìn khối đất đá trái phép xuống vịnh Bái Tử Long.

Trước việc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng đô thị Phương Đông – chủ đầu tư dự án Khu đô thị Phương Đông đổ hàng chục nghìn khối đất đá trái phép xuống vịnh Bái Tử Long, cơ quan chức năng huyện Vân Đồn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời buộc công ty này phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, cũng như xem xét xử lý trách nhiệm các cơ quan, cá nhân liên quan.

Như Tiền Phong thông tin, lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, lực lượng chức năng phải căng mình chống dịch, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Phương Đông, Công ty Phương Đông đã ngang nhiên đổ hàng chục nghìn khối đất đá lấn chiếm vịnh Bái Tử Long khiến người dân địa phương bức xúc.

Các hoạt động đổ đất đá để lấp biển đều được doanh nghiệp này thực hiện trong đêm. Chỉ trong 2 ngày 28 và 29/1, doanh nghiệp này đã lấn ra hơn 10 m so với bờ kè khu đô thị và trải dài hàng trăm mét dọc theo bờ biển với diện tích lấn chiếm khoảng 16.000m2.

Tuy nhiên, dù cơ quan chức năng đã xử phạt và bắt buộc hoàn nguyên hiện trạng, nhưng trên thực tế phần lấn chiếm đang dần trở thành bãi tắm.

 

* Zingnews.vn (15/3): Công trình nghìn tỷ giữa phố xây không phép, lãnh đạo nói không biết

Lãnh đạo Bình Định nói chưa nhận được báo cáo vụ doanh nghiệp xây trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng và căn hộ I-Tower Quy Nhơn gần 1.800 tỷ đồng không giấy phép.

Suốt 4 tháng qua, Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển bất động sản Đô Thành triển khai dự án trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ I-Tower Quy Nhơn trong tình trạng chưa được cấp phép xây dựng. Tuy nhiên cả lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định lẫn TP Quy Nhơn đều "chưa biết" vấn đề này.

Thanh tra Sở Xây dựng Bình Định đã xử phạt vi phạm hành chính doanh nghiệp này 40 triệu đồng về hành vi xây dựng công trình Trung tâm thương mại, dịch vụ và căn hộ I-Tower Quy Nhơn không có giấy phép xây dựng.

 

* Chinhphu.vn (15/3): Hải Dương phạt hơn 3 tỷ đồng vi phạm về phòng, chống dịch

Từ ngày 28/1 đến 13/3, TP. Hải Dương (tỉnh Hải Dương) đã xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch với số tiền gần 1,6 tỷ đồng.

Tổng số tiền phạt đối với các đối tượng cố tình vi phạm quy định về phòng, chống dịch trên toàn tỉnh ước tính là hơn 3 tỷ đồng.

 

* vnexpress.net (15/3): Toà tuyên án vụ Ethanol Phú Thọ

Theo bản luận tội nêu ngày 10/3 của VKS, năm 2007 Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng ký nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất Ethanol khu vực phía Bắc. Cuối năm 2007, Công ty Cổ phần hoá dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) được thành lập để làm chủ đầu tư dự án, vốn điều lệ ban đầu hơn 405 tỷ đồng.

Tháng 2/2009, dự án được phê duyệt xây dựng tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, thực hiện trong 18 tháng. Thực hiện chỉ đạo của ông Thăng về việc chỉ định thầu, PVB không tổ chức đấu giá theo kế hoạch mà chuyển sang chỉ định thầu cho liên danh của PVC. Tháng 3/2013, PVC đơn phương dừng thi công dự án, chưa có hạng mục nào hoàn thành.

VKS cáo buộc, biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về Ethanol và tình hình tài chính đang khó khăn, ông Thăng với vai trò Chủ tịch PVN, Trưởng ban chỉ đạo triển khai dự án, đã chủ trì nhiều cuộc họp, "quyết liệt" định hướng giao thầu cho PVC. Hành vi làm trái của ông Thăng, Thanh và 10 bị cáo dẫn đến thiệt hại cho PVB 543 tỷ đồng.

 

* Vtv.vn (13/3): Tuyên Quang: Kỷ luật cán bộ túm cổ áo, chửi CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn

Ngày 12/3, ông Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Sở vừa nhận được quyết định kỷ luật của UBND tỉnh đối với Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Tuyên Quang.

Theo đó, UBND tỉnh Tuyên Quang quyết định kỷ luật ở mức cảnh cáo ông Lại Quốc Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, do say rượu, cản trở người thi hành công vụ. Sở Y tế cũng đang họp bàn, thống nhất để tiếp tục đưa ra mức kỷ luật của Sở đối với ông Lại Quốc Đạt.

Sau đó, Công an thành phố Tuyên Quang đã ra quyết định xử phạt 3 triệu đồng đối với ông Lê Quốc Đạt về hành vi cản trở người thi hành công vụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã ký quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng đối với ông Đạt về hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi hơi thở có nồng độ cồn ở mức cao nhất theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ông Đạt cũng bị tước giấy phép lái xe 23 tháng.

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

* Cafef.vn (15/3): Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công - lực đẩy cho "cỗ xe tam mã"

Năm 2021 được dự đoán sẽ là một năm phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và đầu tư công được xem là một trong những bánh xe quan trọng của “cỗ xe tam mã” (gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) giúp kéo nền kinh tế đi lên.

Số liệu từ Bộ KHĐT cho thấy, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 28/2/2021 là 23.487,61 tỷ đồng, đạt 5,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm trước đạt 7,38%). Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp dưới 5%.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), kế hoạch đầu tư công trung hạn bám sát thực hiện các quan điểm, mục tiêu đột phá và nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược 10 năm và Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua. Qua đó thực hiện hiệu quả cơ cấu đầu tư công, ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, vốn ngân sách Nhà nước thực sự là vốn mồi, thu hút tối đa vốn từ các thành phần kinh tế khác, tăng cường kỷ luật kỷ cương đầu tư công, không bố trí vốn vào các dự án mà thành phần kinh tế khác có thể đầu tư…

Đầu tư công, bao năm nay bị đánh giá là dàn trải, kém hiệu quả thì nay khi chọn đầu tư, phải tính đến yếu tố hiệu quả đầu tiên. Thay vì có vài chục dự án, 10 năm mới xong thì nên gom lại, làm 2-3 dự án hiệu quả trước, sẽ tạo ra tác động lớn thay vì kéo dài, chậm tiến độ, đội vốn... Việc lựa chọn những nơi để đầu tư cũng thế. Phải ưu tiên những nơi có tiềm lực, động lực kinh tế để phát triển trước. Chỗ nào tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn thì hãy đầu tư. Còn phát triển bao trùm là chiến lược dài hạn, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, phải dành cho chỗ nào có khả năng sinh lợi, tạo ra nhiều nguồn lực hơn, nguyên Viện trưởng CIEM chỉ rõ.

 

THẾ GIỚI

* Chinhphu.vn (13/3): Biến chủng xuất hiện ngày càng nhiều, WHO khẩn cấp lưu hành vaccine mới

Ngày 12/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cấp phép lưu hành khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J), sau khi phê chuẩn cho các vaccine do Pfizer - BioNTech và Oxford - AstraZeneca bào chế.

Thông tin trên được đưa ra sau khi loại vaccine tiêm một liều duy nhất này được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép lưu hành hôm 11/3. Ngoài ra, vaccine của J&J cũng được "bật đèn xanh" từ các cơ quan quản lý ở Mỹ, Canada và Nam Phi.

Khoảng 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của J&J đã được cam kết phân phối đến các cơ sở y tế và WHO hy vọng kế hoach này có thể được triển khai thông qua COVAX muộn nhất là từ tháng 7/2021.

 

* Chinhphu.vn (12/3): Tổng thống Mỹ ký kế hoạch kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký gói cứu trợ mới trị giá 1.900 tỷ USD nhằm kích thích nền kinh tế đất nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Các khoản tiền hỗ trợ sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người dân Mỹ trong vòng vài ngày kể từ khi ông Biden ký ban hành luật.

Gói cứu trợ đã nhận được sự hoan nghênh khi vừa thúc đẩy được tăng trưởng trong nước vừa thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của thế giới.

Người phát ngôn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gerry Rice cho rằng gói cứu trợ COVID-19 này sẽ thúc đẩy GDP của Mỹ từ 5-6% trong 3 năm tới.

 

* Daidoanket.vn (14/3): Người Việt ở Nga trong dịch Covid-19: Hoạt động kinh doanh bắt đầu trở lại

Tình hình dịch Covid-19 tại Nga đang được cải thiện khi nước này triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 từ giữa tháng 1 năm nay. Hiện nhiều hoạt động đã được khôi phục trong điều kiện bình thường mới. Bà con tiểu thương người Việt sau một thời gian lao đao vì Covid-19 giờ cũng bắt đầu hoạt động trở lại…

Hiện nhiều người Việt đang sinh sống, làm việc tại Nga đã đi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Không chỉ ở Moscow, ở nhiều tỉnh, thành phố khác của Nga, bà con người Việt đi tiêm vaccine ngày càng tăng. Lúc đầu bà con cũng lo sợ phản ứng phụ, tuy nhiên nhiều người sau khi tiêm mũi 2 thì thấy yên tâm hơn về độ an toàn của vaccine và vẫn ý thức việc phòng dịch như giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và sát khuẩn. Như tại tỉnh Pscov, vùng Tây Bắc nước Nga tới thời điểm này có khoảng hơn 200 người trên tổng số hơn 800 người đã đi tiêm ngừa Covid-19.

 

* Thanhtra.com.vn (13/3): Ấn Độ: 581 cáo buộc tham nhũng chống lại các quan chức hành chính

Bộ trưởng Liên minh Nội các Ấn Độ Jitendra Singh vừa báo cáo trước Quốc hội rằng, có tới 581 đơn khiếu nại về tham nhũng đã được đệ trình chống lại các quan chức hành chính trong năm tài chính hiện tại (2020 - 2021).

Chính phủ đã được hỏi về dữ liệu liên quan đến các khiếu nại và các vụ việc được đăng ký chống lại các công chức Cơ quan Hành chính Ấn Độ (IAS) và Cơ quan Cảnh sát Ấn Độ (IPS) trong 5 năm qua.

Mới đây, Bộ trưởng Liên minh Nội các có báo cáo cho biết, Bộ đã nhận được tổng cộng 753 đơn khiếu nại chống lại các công chức IAS trong giai đoạn 2019 - 2020 và 643 đơn trong giai đoạn 2018 - 2019.

Trong năm tài chính 2017 - 2018, Bộ đã nhận được 623 đơn khiếu nại chống lại các công chức IAS, 484 đơn trong giai đoạn 2016 - 2017 và 380 đơn trong năm 2015 - 2016.

Ông Jitendra Singh cho biết, Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) đã đăng ký 44 vụ việc chống lại các quan chức IAS và 12 vụ chống lại các quan chức IPS từ năm 2016 đến nay./.

 

Xem chi tiết tại đây