Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 01 năm 2021

TIN ĐIỆN BIÊN

* Dienbientv.vn(27/1): Khẩu Xén, Khẩu Chí Chọp – Đậm đà hương vị xứ Mường

Sẽ là thiếu sót nếu ai đó có dịp về với vùng đất ngã ba sông Mường Lay của tỉnh Điện Biên mà không được thưởng thức Khẩu Xén, hay Khẩu Chí Chọp, 2 loại bánh thơm ngon nức tiếng của vùng đất xứ Mường Trôi.

Đồng bào Thái trắng ở thị xã Mường Lay vốn nổi tiếng về sự khéo léo trong chế biến ẩm thực, những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình.

Cũng tương tự như bánh chưng của người Kinh, bánh chưng gù của đồng bào dân tộc Thái đen, hay bánh dày của đồng bào Mông, thì Khẩu Xén và Khẩu Chí Chọp là món ăn không thể thiếu, để bày trên mâm cỗ ngày Tết của đồng bào Thái trắng để cúng tế tổ tiên.

Khẩu Xén hay Khẩu Chí Chọp giờ đây không chỉ là món ăn trong những ngày lễ Tết, mà đã trở thành hàng hóa bán trên thị trường. Những năm qua, chính quyền các cấp ở thị xã Mường Lay đã tích cực vào cuộc, thành lập các tổ hợp tác và xây dựng mô hình “Nhóm duy trì mô hình làm bánh Khẩu Xén” theo hình thức liên kết sản xuất, để gắn kết các hộ làm khẩu xén và khẩu chí chọp đơn lẻ vào hoạt động có tổ chức, trên cơ sở đó nhằm góp phần tạo thêm nhiều việc làm, từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân hậu tái định cư.

Tổ hợp tác làm bánh Khẩu Xén và Khẩu Chí Chọp tại xã Lay Nưa, hiện tại đã thu hút được hơn 10 gia đình tham gia làm việc theo nhóm liên kết, nên năng suất và sản lượng vì thế mà cũng tăng lên đáng kể; đồng thời còn được chính quyền và nhiều tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở chủ động tìm thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, máy nghiền bột chạy điện cũng được chính quyền địa phương đầu tư kinh phí hỗ trợ các tổ hợp tác và nhiều hộ gia đình làm khẩu, từng bước thay thế cho những chiếc cối giã thủ công trước đây, qua đó đã góp phần làm giảm bớt sức người trong sản xuất. Từ món ăn trong đời sống hàng ngày, bánh Khẩu Xén hay Khẩu Chí Chọp giờ đã được làm quanh năm.

Câu chuyện “được mùa mất giá” hay “giải cứu nông sản” thường xảy ra, mà nguyên nhân chính là hoạt động sản xuất không gắn với thị trường. Chính vì thế, chính quyền các cấp ở thị xã Mường Lay coi chương trình mỗi xã một sản phẩm là cơ hội để xác định được sản phẩm chủ lực của địa phương. Tiến tới đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm thông qua các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh, cũng như liên kết với các hệ thống siêu thị để tiêu thụ sản phẩm khẩu xén, khẩu chí chọp cho người dân. Hiện nay 2 sản phẩm này đã được công nhận là sản phẩm Ocop 3 sao của tỉnh.

 

* Baodienbienphu.info.vn(27/1): Cần có hướng dẫn cụ thể

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã ban hành công điện về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Theo đó, yêu cầu hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND cùng cấp ban hành văn bản quán triệt nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Ðồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các đoàn thể tuyên truyền đến người dân về chủ trương cấm chặt cây đào rừng để chơi tết. Cùng với đó, tham mưu cho các địa phương thành lập tổ công tác liên ngành tăng cường tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Chỉ đạo về việc cấm chặt đào rừng của Thủ tướng Chính phủ được nhiều người đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số người trồng đào băn khoăn, lo lắng. Ðiển hình, tại xã Phì Nhừ (huyện Ðiện Biên Ðông) một trong những xã có diện tích trồng đào lớn nhất huyện. Hầu hết cây đào được người dân trồng trên đất nương, đồi và vườn nhà. Những năm trước đây, vào thời điểm này, thương lái từ nhiều nơi lên Phì Nhừ mua cành đào. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng dịch Covid-19, đặc biệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cấm chặt đào rừng nên đến nay rất ít thương lái lên Phì Nhừ mua cành đào.

Không chỉ người trồng đào, các thương lái cũng băn khoăn, lo lắng không kém. Bởi khi chưa có hướng dẫn cụ thể nếu mua hoặc vận chuyển cành đào về xuôi bán rất có thể bị lực lượng chức năng xử lý. Thực tế, vừa qua một thương lái đến từ Ba Vì (TP. Hà Nội) mua cành đào của người dân trên địa bàn huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) khi đang trên đường vận chuyển về Hà Nội đã bị lực lượng chức năng giữ lại và yêu cầu truy xuất nguồn gốc của lô cành đào.

Tìm hiểu thực tế thì do nhiều người chưa hiểu đúng ý chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, chỉ đạo của Thủ tướng nhằm cấm chặt phá đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi tết; còn người dân miền núi hay miền xuôi trồng được đào để bán dịp tết thì cần khuyến khích, vì vừa để người dân có cây đẹp chơi tết, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng. Lo lắng của người trồng đào, buôn đào một phần đã được tháo gỡ khi ngày 18/1 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 356/BNN-TCLN về tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Theo đó, người dân được khai thác cây đào, cây mai và một số cây trồng ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn trồng và quyết định việc khai thác theo quy định của pháp luật. Ðồng thời, để phân biệt đào rừng và đào trồng có thể áp dụng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính gây ách tắc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hợp pháp.

 

* Baodienbienphu.inffo.vn(28/1): Ðể đội ngũ trí thức trưởng thành và cống hiến

Nhận thức rõ về vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27 về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cụ thể hóa Nghị quyết số 27 của Trung ương, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy chú trọng, tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá đúng vai trò của đội ngũ trí thức; gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường của trí thức. Cùng với đó, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và có chính sách thu hút, ưu đãi đối với nhân tài nhằm khai thác, phát huy tối đa năng lực trí tuệ của trí thức vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh…

Ðến nay có thể khẳng định Dự án Tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc 64 huyện nghèo (Dự án 600) là một trong những dự án thành công trên địa bàn tỉnh Ðiện Biên. Triển khai từ năm 2012, kết thúc vào năm 2017. Nhờ được quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, tổ chức đảng, các trí thức đã phát huy năng lực của mình, thường xuyên bám sát cơ sở để tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương những sáng kiến, mô hình, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thay đổi tập quán cũ, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới tại cơ sở.

Có thể khẳng định, những năm qua, với sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, đến nay, tỉnh Ðiện Biên đã có đội ngũ trí thức vững vàng, có thể đảm nhận mọi công việc trên các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, để đội ngũ trí thức, nhất là trí thức trẻ ngày càng lớn mạnh, cả về số lượng, chất lượng, theo ông Trần Bá Uẩn, Quyền Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Ðiện Biên cho biết: Là đơn vị giáo dục nghề nghiệp, hàng năm trường đã đào tạo hàng trăm học sinh, sinh viên thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Sau khi tốt nghiệp, nhiều học viên đã phát huy được năng lực, sở trường và có những cống hiến hữu ích cho địa phương, cho tỉnh. Ðiều đó một lần nữa đã khẳng định sự quan tâm, tạo điều kiện rất lớn của Ðảng, Nhà nước. Trong không khí cả nước hướng về Ðại hội Ðại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, tôi mong muốn dưới sự lãnh đạo của Ðảng, sẽ có nhiều hơn nữa những chính sách để thu hút trí thức sau khi được đào tạo, có trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất, đạo đức tốt về tỉnh công tác, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, tiếp tục tạo điều kiện để trí thức mở rộng giao lưu, học tập kinh nghiệm thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước... từ đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

 

* Baodienbienphu.inffo.vn(27/1): Phát triển sản phẩm OCOP ở Tuần Giáo

Thực hiện chương trình OCOP, giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, huyện Tuần Giáo đã tập trung xây dựng, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn. Tuy nhiên, năm 2019 dù đã rất nỗ lực, quy hoạch các sản phẩm OCOP: Táo mèo khô, dưa mèo... (1 sản phẩm đề xuất đánh giá cấp tỉnh là cà phê bột Hồng Kỳ HK13) nhưng do các sản phẩm được sản xuất thủ công, chưa có bao bì, nhãn mác riêng, nhiều sản phẩm chưa có chỉ dẫn địa lý, chưa xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng; một số nguồn nguyên liệu chưa ổn định nên huyện Tuần Giáo không có sản phẩm nào được công nhận sản phẩm OCOP.

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, song bước vào năm 2020 với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, huyện Tuần Giáo đã chú trọng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh vào huyện nhằm góp phần xây dựng, phát triển các chuỗi liên kết sản phẩm đặc trưng. Từ đó, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo tính bền vững, góp phần xây dựng sản phẩm OCOP. Ðến nay, huyện Tuần Giáo có 1 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh là Cà phê bột Hồng Kỳ HK13 (xếp hạng 3 sao) của Công ty Cổ phần Cà phê Hồng Kỳ Quốc Tế.

Cùng với đó, những năm tiếp theo huyện Tuần Giáo chủ động lồng ghép các chính sách, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung theo xu hướng an toàn. Tiêu biểu như: Phát triển vùng trồng xoài ÐL tại Rạng Ðông, Pú Nhung, Quài Nưa; trồng mắc ca tại Quài Cang, Quài Tở... Việc phát triển sản phẩm, dịch vụ phải đi liền với các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp (hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã). Ðối với phát triển sản phẩm phải gắn chặt với công tác đánh giá, xếp hạng của OCOP. Ðặc biệt, huyện tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn khác để hỗ trợ đầu tư, bổ sung máy móc, trang thiết bị sơ chế, chế biến, đóng gói nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm.

 

* Baodienbienphu.inffo.vn(27/1): Rừng Pa Tần thêm xanh

Từ trung tâm xã Pa Tần sau gần 2 giờ đi xe máy qua 15km đường cấp phối, gần 20km đường mòn vắt ngang lưng núi, chúng tôi có mặt tại bản Huổi Púng chìm sâu hun hút dưới tán rừng. Tham gia cùng đội tuần tra bảo vệ rừng của bản, trên đường đi anh Thào Seo Lử, Trưởng bản Huổi Púng chia sẻ: Bản có trên 255ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ. Diện tích rừng tuy nhỏ nhưng có vai trò quan trọng. Ngoài điều hòa không khí, rừng còn giữ nguồn nước sinh hoạt cho cả bản và khu vực xã Pa Tần, nên người dân ở đây coi rừng như sinh mạng của mình. Bản Huổi Púng đã xây dựng hương ước bảo vệ rừng, các hộ dân trong bản đều có trách nhiệm bảo vệ. Mỗi lần đi tuần tra từ 5 - 10 người, mỗi hộ gia đình cử 1 người tham gia; thực hiện tuần tra 2 lần/tháng, cứ như vậy các hộ trong bản thay phiên nhau. Nhờ làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ, không cho người dân ngoài bản đến khai thác lâm sản phụ nên những năm trở lại đây trong bản không để xảy ra tình trạng cháy rừng, đốt rừng làm nương. Rừng của bản ngày càng xanh tốt, vẫn giữ được những cây có tuổi đời hàng trăm năm, đường kính thân lên tới vài người ôm. Những năm gần đây nhờ được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng, cuộc sống của người dân được cải thiện nên ý thức bảo vệ rừng của người dân càng được nâng lên. Năm 2019, mỗi hộ dân trong bản được chi trả hơn 5 triệu đồng; năm 2020, tạm ứng mỗi gia đình được 1,3 triệu đồng, góp phần ổn định cuộc sống người dân.

Từ việc đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách chăm sóc, bảo vệ rừng, giúp người dân hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc bảo vệ rừng. Việc giao khoán rừng cho hộ gia đình, cộng đồng chăm sóc và bảo vệ được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ðời sống của người dân được nâng lên nhờ rừng. Ðây là tiền đề để những cánh rừng ở Pa Tần thêm xanh; là một trong những hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

 

* Baodienbienphu.info.vn(27/1): Ðảm bảo trạm 110kV Ðiện Biên 2 vận hành hiệu quả

Ðược khởi công từ tháng 9/2019 với mức đầu tư 43,6 tỷ đồng, công trình gồm Trạm cắt 110kV Ðiện Biên 2 với quy mô 4 ngăn lộ đường dây đến và 2 ngăn MBA, đường dây 110kV dài 1,4km và đường dây 35kV cấp điện tự dùng dài 1,2km. Với tổng diện tích đất xây dựng trạm 13.058m2 và hành lang tuyến đường dây 22.335m2, Trạm được trang bị hệ thống thiết bị điều khiển, bảo vệ tiên tiến, có bộ vi xử lý phù hợp với phương thức điền khiển chuẩn giao thức IEC-61850, IEC-60870-101/104, trang bị Gateway/workstation/HMI cùng với thiết bị viễn thông phục vụ kết nối giữa hệ thống điều khiển giám sát của trạm với hệ thống Scada của Trung tâm Ðiều độ hệ thống điện miền Bắc và Trung tâm Ðiều khiển xa Ðiện Biên. Trạm được lắp đặt hệ thống camera giám sát, phòng cháy chữa cháy tự động và tiến tới vận hành theo chế độ không người trực. Sau khi đấu nối sẽ hình thành đường dây 110kV 173 trạm Ðiện Biên 2 - 171 trạm 110kV Ðiện Biên và 174 trạm 110 KV Ðiện Biên 2 - 171 trạm 110kV Xi măng Ðiện Biên. Với nhiệm vụ bổ sung nguồn trạm 110kV cấp điện cho phụ tải huyện Ðiện Biên trong giai đoạn năm 2019 - 2020 và là đầu mối giải tỏa tối ưu nguồn thủy điện khu vực huyện Ðiện Biên Ðông trong năm 2020, gồm: Nhà máy Thủy điện Sông Mã 1, Sông Mã 2, Sông Mã 3 lên hệ thống điện miền Bắc. Dự án hoàn thành cũng góp phần tăng cường liên kết lưới, nâng cao độ ổn định và tin cậy cung cấp điện cũng như đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải và cải thiện chất lượng điện năng cho khu vực cấp điện của dự án nói riêng và toàn tỉnh Ðiện Biên nói chung.

 

* Baodienbienphu.info.vn(27/1): Điện Biên: Phát hiện 4 người nhập cảnh trái phép

Vào hồi 11h45 ngày 27/1, trong quá trình tuần tra, kiểm soát tại khu vực Chốt phòng dịch Covid-19, mốc 66 thuộc bản Đề Pua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Pha Phìn phát hiện, bắt giữ 4 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam.

Các đối tượng gồm: Lò Thị Nọi (SN 1995), Lò Văn Mạnh (SN 1998),  Tòng Văn Phương (SN 1993) đều có hộ khẩu thường trú tại bản Khén, xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng và Quàng Văn Phong (SN 1998) thường trú tại bản Pí, xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng.

Các đối tượng khai sang Lào làm thuê cho doanh nghiệp và trở về quê ăn Tết. Hiện Đồn Biên phòng Si Pha Phìn hoàn chỉnh hồ sơ xử lý vi phạm hành chính và bàn giao cho Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ để đưa các đối tượng đi cách ly theo quy định. 

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

* Vtv.vn(28/1): Thêm 82 ca nhiễm COVID-19, Thủ tướng yêu cầu khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc

Khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng

Báo cáo Thủ tướng tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, các lực lượng chức năng đã vào cuộc thần tốc và phát hiện thêm nhiều ca mắc mới.

Đến nay đã ghi nhận 72 ca nhiễm tại ổ dịch ở Công ty TNHH POYUN, xã Cộng Hoà, TP. Chí Linh, Hải Dương. Còn tại Quảng Ninh ghi nhận 10 ca nhiễm.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Sau 55 ngày không có ca lây nhiễm mới, chúng ta đã ghi nhận 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng nhưng chúng ta đã phản ứng cương quyết, kịp thời, thái độ dứt khoát, mạnh mẽ hơn.

Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, hai tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh đã có những biện pháp hết sức quyết liệt như truy vết, khoanh vùng, Thủ tướng yêu cầu: Phải tiếp tục thực hiện biện pháp hành chính mạnh mẽ như không cho người từ Hải Dương, Quảng Ninh di chuyển ra ngoài tỉnh; tiếp tục sàng lọc, tìm nguồn gốc, ổ dịch lây nhiễm; lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, Hải Dương, Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch.

Thủ tướng yêu cầu khoanh vùng, cách ly truy vết thần tốc trên diện rộng nhưng cũng phải hết sức bình tĩnh.

 

* Vtv.vn(28/1): Quảng Ninh: Thiết lập chốt kiểm soát phòng chống dịch trên các tuyến giao thông ra vào tỉnh

Ngay trong đêm ngày 27 rạng sáng ngày 28/1, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành họp khẩn để kích hoạt ngay các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh ở mức độ cao nhất.

Trên cơ sở đánh giá tất cả các nguy cơ lây nhiễm với tinh thần chủ động phòng chống ở mức độ cao nhất, quyết liệt nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tường Văn yêu cầu các địa phương ngay lập tức tập trung tối đa nhân lực trong công tác truy vết và sàng lọc đến F4 và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm ngay khi có danh sách. Đồng thời, tuyên truyền để người dân cùng vào cuộc, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc truy vết.

Học sinh, sinh viên từ cấp mầm non đến đại học trong toàn tỉnh nghỉ học từ hôm nay đến hết tuần. Hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người. Các địa phương dừng các cuộc họp không cần thiết để tập trung cho công tác phòng chống dịch. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành, địa phương thiết lập ngay các chốt kiểm soát phòng chống dịch trên các tuyến giao thông ra vào tỉnh. Đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối với các địa phương của tỉnh Hải Dương. Bổ sung ngay vật tư y tế dự phòng cho công tác phòng dịch.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đặc biệt nhấn mạnh: Tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, vì vậy tất cả các biện pháp phòng chống phải được thực hiện một cách quyết liệt nhất, chủ động nhất. Đặc biệt, chính quyền các địa phương phải chủ động chuẩn bị ngay các vật tư y tế, trang thiết bị phòng, chống dịch để sẵn sàng ứng phó với trường hợp xấu nhất.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, ngay trong đêm, Sở Y tế đã phối hợp với các địa phương tiến hành truy vết, xác định các trường hợp tiếp xúc gần. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh CDC đã lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm đối với các trường hợp F1.

 

Tuoitre.vn(28/1): Thủ tướng họp khẩn về COVID-19 ngay tại phòng họp ở Đại hội Đảng XIII

Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online đang tác nghiệp Đại hội XIII của Đảng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, khoảng 9h ngày 28-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến phòng họp.

Thời điểm này, trong hội trường Đại hội XIII của Đảng vẫn đang tiến hành phiên thảo luận, trình bày tham luận. 

Trước đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng nhiều lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành liên quan đã vào phòng họp.

Sáng nay, công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia cũng được siết chặt, nghiêm ngặt hơn. Các đại biểu, nhân viên phục vụ, phóng viên tác nghiệp... tại trung tâm đều được yêu cầu và được phát khẩu trang để đeo ngay từ ngoài cổng kiểm soát.

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

* Vtv.vn(28/1): Quy định mới về quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 05/2021/NĐ-CP quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay.

Nghị định này quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam bao gồm: Nguyên tắc và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay; quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng hàng không sân bay; mở, đóng cảng hàng không, sân bay; cấp giấy chứng nhận đăng ký cảng hàng không, sân bay, giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay;...

Trong đó, về nguyên tắc quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh, an toàn hàng không. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; giữa các cơ quan, đơn vị hàng không dân dụng và quân sự tại sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Người khai thác cảng hàng không, sân bay trực tiếp khai thác sân bay trừ các công trình do doanh nghiệp bảo đảm hoạt động bay khai thác; chịu trách nhiệm đảm bảo toàn bộ các hoạt động khai thác, an ninh, an toàn tại sân bay và được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.

Nghị định có hiệu lực từ 10/3/2021.

 

CHỈ THỊ MỚI

* Vtv.vn(28/1): Thủ tướng chỉ đạo công tác điều hành giá năm 2021

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, tập trung vào việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa kiểm soát dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác dự báo, phân tích giá cả, cung cầu thị trường và nâng cao chất lượng xây dựng các kịch bản điều hành giá theo tháng/quý/năm để có phương án điều hành giá phù hợp từng giai đoạn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trong đó, chú trọng việc đánh giá, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý. Trường hợp xem xét điều chỉnh trong năm 2021 cần chủ động tính toán, đánh giá liều lượng và mức độ điều chỉnh cho phù hợp và báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến chỉ đạo kịp thời. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá nhằm hạn chế lạm phát kỳ vọng; không nên dồn vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu dùng cao cũng như sẽ tạo áp lực điều hành lạm phát cho trung hạn.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, cung cầu mặt hàng thịt lợn, đặc biệt là trong các thời điểm cuối năm, cận Tết Nguyên đán; triển khai các biện pháp kịp thời nhằm bình ổn giá, cần có đánh giá để phối hợp Bộ Công Thương điều hòa cung cầu không để xảy ra tình trạng thiếu hàng vào thời điểm lễ, Tết. Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương xây dựng, thực hiện Chương trình bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, trong đó tập trung nguồn lực thực hiện kiểm soát khâu trung gian để triển khai các chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn.

Bộ Y tế sớm hoàn tất việc rà soát, phân loại dịch vụ và định mức kinh tế kỹ thuật, tính toán, đề xuất với Ban Chỉ đạo điều hành giá về phương án triển khai bước 3 (kết cấu chi phí quản lý trong giá dịch vụ) vào thời điểm phù hợp và nên thực hiện điều chỉnh trong quý III/2021 nếu các điều kiện kinh tế, xã hội cho phép.

 

TIN ĐẠI HỘI

* Vtv.vn(28/1): Hôm nay, Ban Chấp hành Trung ương khoá XII báo cáo về công tác nhân sự khoá XIII

Đại hội nghiên cứu danh sách giới thiệu ứng cử, đề cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các tài liệu hồ sơ về nhân sự.

Cuối cùng, Đoàn Chủ tịch họp tiếp thu, giải trình các văn kiện trình Đại hội.

Trước đó, ngày 27/1, trong phiên làm việc chính thức thứ hai, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thảo luận về các dự thảo Văn kiện. Trong ngày làm việc, đã có 23 đại biểu tham luận đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào các dự thảo Văn kiện.

Trong phiên làm việc buổi sáng, đã có 12 đại biểu thuộc các đoàn đại biểu, các đảng bộ, đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan phát biểu ý kiến: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân đội, Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Đối ngoại Trung ương, tỉnh Bắc Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Lâm Đồng.

 

* Vtv.vn(28/1): Chú trọng đổi mới công tác dân vận, xây dựng lòng dân hướng về Đảng

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, các cấp uỷ, tổ chức đảng quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương công tác dân vận của Đảng. Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn chiến lược trong hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng liên quan đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phù hợp với tình hình mới; bảo đảm các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến cuộc sống người dân phải sát thực tiễn, khả thi và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả.

Phát huy hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành thông qua Hội đồng công tác quần chúng Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, các hoạt động giao ban, hội nghị chuyên đề... để bao quát toàn diện các lĩnh vực, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm đồng bộ cả hệ thống chính trị đối với công tác dân vận.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng chú trọng việc tổ chức triển khai quán triệt sâu sắc các văn bản về công tác dân vận, tạo nhận thức thống nhất, đồng bộ. Xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể có trọng tâm, trọng điểm, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, tạo thuận lợi cho người dân hiểu, đồng thuận, chấp hành trong quá trình triển khai.

Tiếp tục thực hiện chủ trương kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực sự là công bộc của dân, tận tụy phục vụ nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, làm cho cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền các cấp, thực sự vì nhân dân phục vụ; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong mối quan hệ với nhân dân; nâng cao chất lượng chỉ đạo của cấp ủy các cấp về công tác dân vận.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân sát với thực tiễn, có tính thuyết phục cao, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện có hiệu quả, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, vận động tương tác với người dân; ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện phát triển, trình độ dân trí và môi trường sống của các tầng lớp nhân dân một cách phù hợp.

Thường xuyên sâu sát, gần gũi nắm bắt tình hình, những vấn đề bức xúc trong nhân dân để có nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, kịp thời, nhất là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Qua đó, chủ động dự báo, đánh giá xu hướng của dư luận xã hội; vận động nhân dân nhận thức đúng, phối hợp để phản bác các thông tin không đúng, luận điệu xuyên tạc, chia rẽ, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến quan hệ giữa Đảng với nhân dân.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

* Daibieunhandan.vn(27/1): 60 tấn gạo Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu vào Anh theo UKVFTA 

Hiện nay, Anh đang áp dụng mức thuế nhập khẩu gạo thơm (Jasmin) là 17,4%. Tuy nhiên, theo UKVFTA, gạo thơm Việt Nam chất lượng cao vào thị trường Anh được miễn thuế nhập khẩu, điều này sẽ khiến gạo Việt Nam có sức cạnh tranh tốt với các nước khác cũng xuất khẩu gạo thơm sang Anh như Thái Lan.

Theo dự báo của Tham tán Thương mại Việt Nam tại Anh Nguyễn Cảnh Cường, nhờ UKVFTA, xuất khẩu gạo thơm Việt Nam chất lượng cao vào thị trường Anh năm 2021 sẽ tăng gấp cả chục lần so với năm 2020.

Lô hàng 60 tấn gạo thơm thượng hạng được doanh nghiệp Long Dan tại Anh nhập của Vinaseed hiện đã bày bán tại chuỗi siêu thị Long Dan với giá bán lẻ 15,5 bảng/10 kg (465.000 đồng/10kg).

Ông Cường cho biết Long Dan là doanh nghiệp nhập khẩu đầu tiên, sắp tới sẽ có nhiều doanh nghiệp nhập gạo Việt Nam theo UKVFTA và ông cũng bày tỏ tin tưởng gạo Việt Nam sẽ tăng thị phần tại Anh trong năm 2021. 

Năm 2019, Anh nhập khẩu hơn 671 nghìn tấn gạo, trị giá 531 triệu USD, đứng thứ 9 trong số 10 nước nhập khẩu gạo nhiều trên thế giới. Trong số đó, Việt Nam xuất khẩu gần 1.719 tấn, trị giá 1,296 triệu USD. Giá bình quân đạt 754 USD/tấn CIF cảng UK.

Thị phần gạo Việt Nam tại Anh chỉ chiếm khoảng 0,24% trong tổng số kim ngạch gạo nhập khẩu vào Anh. Theo ICT, gạo Việt Nam đứng thứ 22 trong số các nước có gạo bán tại Anh mặc dù Việt Nam thuộc top 5 những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

 

* Daibieunhandan.vn(27/1): Bức tranh kinh tế Việt Nam qua lăng kính các tổ chức quốc tế 

Đó là những đánh giá-nhìn nhận khách quan sau nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên mọi mặt đời sống, trong đó kinh tế là “điểm sáng” - ấn tượng.

Thành tích ấn tượng của Việt Nam trong Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Năm 2016, Việt Nam mới chỉ xếp hạng 59. Năm 2017, xếp vị trí 47, Việt Nam tăng 12 bậc trên bảng xếp hạng này. Đến năm 2018, chỉ số này tiếp tục được cải thiện - Việt Nam xếp thứ 45 - thứ hạng cao nhất lịch sử. Năm 2019, trong tổng số 129 nền kinh tế được đánh giá, “Việt Nam nổi lên là một quốc gia đặc biệt” vì liên tục thăng hạng, lên vị trí 42. Và tới nay, dù trải qua một năm kinh tế đầy biến động, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn được duy trì trong tương quan 131 nền kinh tế.

Chính phủ điện tử - một chỉ số quan trọng trong xu hướng kinh tế số toàn cầu do Liên hợp quốc khảo sát, đánh giá và công bố nêu bật những thành tựu của Việt Nam thời gian qua. Liên Hợp Quốc xếp hạng Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 2 bậc so với năm 2018, xếp hạng 86 trên tổng số 193 quốc gia; tại Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbriok cho rằng: “Những tiến bộ này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp”.

Điện năng – một trong những cấu phần quan trọng của mỗi nền kinh tế, thể hiện mức độ thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh cũng đã trở thành một tiêu chí đánh giá từ phía Ngân hàng Thế giới. Cụ thể, nhóm nghiên cứu Doing Business của Worldbank đã khảo sát chỉ số Tiếp cận điện năng 2019 (được công bố vào năm 2020) cho thấy, Việt Nam thăng hạng vượt bậc - đạt 82,2 điểm, tăng 0,3 điểm so với năm trước - là thứ hạng cao nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, báo cáo nhận định, chỉ số này sẽ có thể duy trì hoặc cải thiện trong năm nay.

 

* Daibieunhandan.vn(28/1): Khám phá kênh phân phối xổ số qua điện thoại 

Kênh phân phối vé số qua tin nhắn SMS trên điện thoại đã giúp nhiều người có niềm vui trúng xổ số Vietlott ngay những ngày đầu năm 2021.

Rất nhiều người chơi đã may mắn trúng xổ số nhờ dự thưởng các sản phẩm Mega 6/45 và Power 6/55 của Vietlott qua điện thoại. Kênh phân phối mới này giúp người chơi mua vé nhanh chóng tại bất kỳ đâu chỉ với một ứng dụng trên điện thoại và tin nhắn SMS theo cú pháp.

Ngoài VietlottMobifone cho thuê bao MobiFone, Vietlott SMS cho thuê bao Viettel, còn có ứng dụng Vietlott SMS VinaPhone dành cho những người dùng mạng di động VinaPhone. Ba ứng dụng này dù phục vụ những nhóm khách hàng khác nhau nhưng đều có điểm chung là hỗ trợ người chơi mua vé số được tiện lợi hơn với quy trình tương tự nhau.

Theo đó, sau khi đăng ký thành công tài khoản dự thưởng bằng số điện thoại, người chơi có thể nạp tiền để mua vé ngay. Ngoài số tài khoản mặc định tại ngân hàng VPBank do ứng dụng khởi tạo, người chơi còn có thể khai báo thêm tài khoản ngân hàng khác hay ví điện tử (Moca trên ứng dụng Grab, ViettelPay, VNPTPay tương ứng với VietlottMobifone, Vietlott SMS và Vietlott SMS VinaPhone).

Trên thực tế, điều quan trọng nhất là các ứng dụng nói trên hỗ trợ người chơi chọn số nhanh trên giao diện trực quan gồm: Tùy ý (tự điền từng con số), chọn nhanh (hệ thống chọn số ngẫu nhiên), theo xu hướng (chọn từ danh sách những bộ số được mua nhiều), tự chọn (hệ thống chọn số ngẫu nhiên nhưng người chơi chỉ biết sau khi mua vé thành công). Cùng với đó, ứng dụng mang tới chức năng dò số, thông báo trúng thưởng tự động và nhiều thông tin hữu ích khác.

 

* Vtv.vn(28/1): Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ, nhân tạo

Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới.

Đây là một trong những mục tiêu nằm trong Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 vùa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành.

Chiến lược đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó là xây dựng được 10 thương hiệu có uy tín trong khu vực; phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các định hướng: Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo; phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

 

* Vtv.vn(28/1): Siết chặt việc đổi tiền lẻ dịp Tết Nguyên đán

Một câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh không in thêm tiền mới, lượng tiền lẻ trong lưu thông liệu có đủ cho nhu cầu của người dân? Còn về phía người tiêu dùng, khi xu hướng thanh toán số lên ngôi, liệu họ có còn mặn mà với việc đổi tiền mới, tiền lẻ ngày Tết để tiện chi tiêu, đi lễ hay mừng tuổi dịp Tết không?

Chỉ cần gõ từ khóa "đổi tiền lẻ" trên Google, hàng chục website cung cấp dịch vụ đổi tiền hiện ra, được chạy quảng cáo rõ nét. Những trang web với tên gọi na ná nhau như "Dịch vụ đổi tiền", "Đổi tiền Tết" hay "Đổi tiền giá rẻ",... sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng cần đổi. Chỉ cần báo mệnh giá và số tiền muốn đổi, tiền mới sẽ được giao tới tận tay khách hàng.

8 năm qua, việc hạn chế in tiền lẻ mới giúp ngân sách tiết kiệm được 3.500 tỷ đồng. Dù không in tiền mới nhưng Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tiền lẻ trong lưu thông vẫn đủ cung ứng để phục vụ nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hòa và cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu thanh toán, vốn tín dụng phục vụ cuối và đầu năm, cũng như bảo đảm các hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, thông suốt.

 

* Vtv.vn(28/1): Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn đang được định giá thấp

Theo dự báo của Dragon Capital - công ty quản lý quỹ lớn nhất thị trường Việt Nam với danh mục lên tới 4 tỷ USD, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân của các doanh nghiệp niêm yết có thể sẽ đạt tới 26,1% trong năm 2021. Con số này cao hơn đáng kể giai đoạn tăng trưởng bình thường trước COVID-19 (năm 2019 ở mức 12,9%).

Tăng trưởng EPS bình quân của thị trường Việt Nam hiện cũng cao hơn hẳn các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines hay Indonesia.

Tuy nhiên, chỉ số P/E thị trường vẫn khá rẻ, chỉ khoảng 12,4 lần trong năm nay, so với mức 14,3 lần năm ngoái.

Mức tăng trưởng hấp dẫn và định giá thấp của thị trường. Dòng tiền giá rẻ được bơm vào nền kinh tế do lãi suất thấp, tiền rẻ từ các gói kích thích kinh tế toàn cầu… Cùng với đó là tăng trưởng tự nhiên của thị trường chứng khoán với vai trò là kênh huy động vốn dài hạn của nền kinh tế. Các yếu tố cộng hưởng tạo động lực cho thị trường thời điểm hiện tại.

 

* Vietnamnet.vn(28/1): Phát triển kinh tế số: Quá trình không thể đảo ngược

Công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là một quá trình nhiều thập niên. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên không gian mạng. Với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, thế giới đang ở điểm gẫy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ cho Việt Nam thực hiện hóa khát vọng Việt Nam hùng cường.

Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng ICT, tức là viễn thông và CNTT, để tăng năng suất lao động, và để tối ưu nền kinh tế. Nếu nói đơn giản thì là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số.

Theo nghĩa hẹp thì kinh tế số chỉ liên quan đến lĩnh vực ICT. Theo nghĩa rộng thì là những lĩnh vực gần gũi với công nghệ số, thí dụ như các nền tảng số. Theo nghĩa rộng nhất thì là tất cả các lĩnh vực mà có sử dụng công nghệ số.

Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên. Chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn. Công nghệ số là không biên giới nên sẽ làm giảm khoảng cách nông thôn và thành thị. Công nghệ số cũng cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài của loài người, như: ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách…

Ở Việt Nam, kinh tế số xuất hiện từ khi có máy tính, đặc biệt là khi có máy tính cá nhân, vào cuối những năm 1980; bắt đầu mạnh mẽ là khi có Internet, vào cuối những năm 1990; phổ cập là khi mật độ điện thoại thông minh trên 50%, vào cuối những năm 2000; và được thúc đẩy mạnh mẽ là khi xuất hiện CMCN 4.0, vào cuối những năm 2010.

 

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

* Daibieunhandan.vn(28/1): Nguồn lực con người là quan trọng nhất! 

Cái gì không biết thì tra Google! Internet và công nghệ số giúp người Việt tiếp cận đến tri thức toàn nhân loại, điều đó ai cũng biết. Bên cạnh đó còn có một sự chuyển dịch ít người để ý nhưng rất thú vị và gợi nhiều hàm ý cho những người làm chính sách. Đó là việc công nghệ đưa một thế hệ doanh nhân, kỹ sư công nghệ, người nghiên cứu gốc Việt ở các nước phát triển có những kết nối theo cách mới và đóng góp thiết thực mới cho đất nước. Những gương mặt nổi trội trong những ngành “hot” nhất của giới công nghệ hiện nay là trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu có thể kể tới TS. Lê Viết Quốc, Trưởng nhóm trí tuệ nhân tạo Google Brain của Google hay như TS. Vũ Hà Văn ở VinAI…

Người Việt có nhiều thế hệ thành công ở nước ngoài và nhiều người rất canh cánh làm điều gì đấy cho đất nước. Tuy nhiên, thế hệ các trí thức và chuyên gia Việt kiều trước đây, chủ yếu làm trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, chưa có điều kiện đóng góp như tiềm năng họ có cho Việt Nam. Trong thực tế, cơ sở vật chất và cơ chế làm việc chủ yếu là viện nghiên cứu hoặc đại học công lập không đủ tạo ra môi trường cho các trí thức đóng góp.

Nhờ công nghệ số, điều đó đã thay đổi. Những tài năng người Việt làm việc trong các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, trở về nước để khởi nghiệp hoặc vẫn ở nước ngoài mà đóng góp lớn thông qua cộng tác với doanh nghiệp tư nhân trong nước. Môi trường doanh nghiệp tư nhân như Vingroup, Đại học Fullbright và nhiều công ty công nghệ tạo “đất mới” cho họ.

Ngoài phần đỉnh của tảng băng như những nhân vật đã nhắc tới ở trên, phần chìm lớn hơn, ý nghĩa hơn là lực lượng đông đảo nhân lực Việt đã du học, được đào tạo trong các trường đại học ở nước phát triển; có thời gian làm việc ở các nước phát triển trong các lĩnh vực như công nghệ, tài chính, thương mại… giờ trở về khởi nghiệp và vẫn duy trì sự kết nối với thế giới. Họ đã đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển đột phá của nền kinh tế số trong nước nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói, Việt Nam chưa khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực to lớn này.

Dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Rất nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu này hoàn toàn thực tế nếu gắn liền với công nghệ số, dịch vụ số (chứ không phải công nghiệp sản xuất, chế tạo). Rất xác đáng, dự thảo Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng xác định kinh tế số là một động lực quan trọng trong nhiều thập kỷ tới để biến khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở thành hiện thực.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy vấn đề trọng dụng nhân tài là rất quan trọng trong chiến lược phát triển của một quốc gia. Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội lần thứ XIII của Đảng khi đề cập đến phương hướng những năm tiếp theo của đất nước cũng khẳng định “nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Trong bối cảnh như vậy, câu hỏi làm thế nào để khai thác thực sự hiệu quả lực lượng người Việt ở nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ số - những người “lúc nào cũng mơ về Việt Nam” như chia sẻ của TS. Lê Viết Quốc - để tạo thêm nguồn lực cho phát triển, cần phải được đặt ra và tìm cho được câu trả lời.

 

* Daibieunhandan.vn(28/1): Kiểm soát chặt lỗ giả, lãi thật

Khoảng 55% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo lỗ. Đây là con số trong Báo cáo kết quả tổng hợp phân tích báo cáo tài chính năm 2019 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo cũng cho thấy, có 12.455 doanh nghiệp FDI báo lỗ 131.445 tỷ đồng trong năm 2019. Trong khi đó, doanh thu của các doanh nghiệp FDI báo lỗ trong năm 2019 được ghi nhận khoảng 846.800 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm nước…

Nhận định về hoạt động của doanh nghiệp FDI, Bộ Tài chính cho rằng, hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn đầu tư tại các doanh nghiệp FDI vẫn còn thấp, chưa phát huy hết tiềm lực của doanh nghiệp, nộp ngân sách chưa tương xứng với ưu đãi được hưởng, số doanh nghiệp FDI có lãi chiếm tỷ lệ ít, nhiều doanh nghiệp có số lỗ lớn và lỗ liên tục trong nhiều năm. Bên cạnh đó, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế diễn ra ở một số doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp luôn báo lỗ thậm chí lỗ liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh thu các năm đều tăng.

Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng kinh doanh nhưng vẫn báo lỗ. Nghịch lý này dường như đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết điểm, ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu ngân sách.

Tình trạng nhiều doanh nghiệp báo lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, có thể do doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ để tiếp tục đầu tư khi người đứng đầu doanh nghiệp có niềm tin vào cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng doanh nghiệp báo “lỗ giả” nhằm thực hiện hành vi trốn thuế, chuyển giá. Vụ việc của Công ty Coca-Cola Việt Nam bị cơ quan thuế yêu cầu phải nộp vào ngân sách hơn 821 tỷ đồng tiền truy thu thuế và phạt chậm nộp là một bài học về việc phải đưa FDI vào "tầm ngắm" thanh tra để chống chuyển giá, né thuế nếu như xảy ra tình trạng doanh nghiệp báo lỗ nhiều năm liền.

Trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Hoàng Văn Cường từng nhận định, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp như có phép thần thông biến hóa giữa lỗ và lãi. Điều đáng nói là tình trạng chuyển giá không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp FDI mà đã có doanh nghiệp trong nước từng “dính” vi phạm này, trong đó, Công ty TNHH Metro & Carry Việt Nam trước đây đã bị truy thu thuế 507 tỷ đồng là một ví dụ.

Để biến lãi thành lỗ, hoặc sắp đặt mức lãi thấp, các doanh nghiệp không thể làm việc riêng lẻ mà thường phối hợp, liên kết trong cùng tập đoàn hoặc từng nhóm. Nhiều doanh nghiệp đã dùng chiêu trò thông qua việc định giá cao đầu vào và khai báo giá bán thấp khi xuất khẩu, khai tăng nhiều chi phí khác, sử dụng chi phí trả lãi tiền vay… để thực hiện hành vi chuyển giá. Do đó, để chứng minh hành vi chuyển giá là điều không dễ dàng.

 

TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY

* Vnexpress.vn(27/1): Một tỷ đồng cho ý tưởng chống kẹt xe ở Đà Lạt

UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thi tuyển tìm ý tưởng chống ùn tắc giao thông hiệu quả cho thành phố Đà Lạt, giải nhất trị giá một tỷ đồng.

Kế hoạch tổ chức thi tuyển ý tưởng chống ùn tắc giao thông ở TP Đà Lạt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được UBND Lâm Đồng ban hành ngày 26/1.

Theo UBND Lâm Đồng, cuộc thi sẽ giới hạn người tham gia trong nước, thông qua công tác sơ tuyển sẽ lựa chọn ra năm phương án chống kẹt xe phù hợp nhất. Sau đó, ban tổ chức lựa chọn một giải nhất có tính khả thi để triển khai.

Các ý tưởng dự thi phải đề ra các nhóm giải pháp chống ùn tắc giao thông, khai thác giá trị hiệu quả quỹ đất dành cho hạ tầng kỹ thuật của thành phố Đà Lạt. Thời hạn dự thi tính từ ngày công bố đến 14/4.

Với địa hình đường nhiều dốc cao, Đà Lạt là thành phố duy nhất trong nước chưa lắp đặt đèn tín hiệu giao thông. Đây là một trong những nét đặc trưng của thành phố du lịch. Tuy nhiên, những năm gần đây, thành phố này thường xuyên xảy ra kẹt xe vào dịp cuối tuần, lễ Tết khi du khách đổ về tham quan, nghỉ dưỡng.

UBND Lâm Đồng đã giao Sở Xây dựng lựa chọn thời điểm phù hợp, lấy ý kiến người dân, chuyên gia giao thông, cán bộ lão thành... các sở, ngành về việc lắp đèn tín hiệu giao thông ở một số điểm có mật độ giao thông cao.

Ngoài ra, năm 2018, TP Đà Lạt đề xuất UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng bãi đậu xe công cộng 7 tầng tại trung tâm thành phố. Chính quyền thành phố cũng đã tính đến giải pháp cấm xe khách 45 chỗ vào nội ô Đà Lạt. Tuy nhiên, các giải pháp này đến này vẫn chưa triển khai.

 

* Nld.com.vn(28/1): Chọn đặc sản Tết từ các dự án khởi nghiệp

 Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức "Phiên chợ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa" tại Công viên Dương Đình Nghệ (phường 8, quận 11, TP HCM) với sự tham gia của hơn 40 gian hàng đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tại đây bày bán nhiều đặc sản từ các dự án khởi nghiệp như: tôm khô sinh thái Cà Mau, mật dừa nước thiên nhiên, cá khô An Giang, cá basa phi-lê, gạo ST25, đặc sản miền Bắc…

Trong phiên chợ khởi nghiệp còn có các hoạt động kết nối giao thương, giới thiệu, gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, quản lý kinh doanh cho đoàn viên thanh niên, phụ nữ, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn quận. Hướng dẫn bảo quản và chế biến sản phẩm tươi sống như thịt, cá, rau quả cho thương nhân, người tiêu dùng… và hướng dẫn kỹ năng trưng bày mâm quả ngày Tết cho hội viên phụ nữ.

 

QUẢN LÝ

* Baotintuc.vn(28/1): Gần 59% diện tích đã có nước gieo cấy vụ Đông Xuân

Cụ thể: Hà Nam 85,8%; Nam Định 81,6%; Ninh Bình 78,9%; Phú Thọ 66,5%; Thái Bình 65,9%; Hải Phòng 59,3%; Bắc Ninh 49,1%; Hải Dương 46,5%; Hà Nội 37,6%; Vĩnh Phúc 35,9%; Hưng Yên 33,9%.

Các công trình thủy lợi đã được sửa chữa, nâng cấp hạ thấp cao trình lấy nước và các trạm dã chiến đã đủ điều kiện vận hành. Các địa phương đang tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình để lấy nước.

Trừ một số công trình chưa được nâng cấp tiếp tục không đủ điều kiện mực nước để vận hành như: Bạch Hạc cũ, Đại Định cũ, Phù Sa cũ, Cẩm Đình, Liên Mạc, Ấp Bắc, Long Tửu.

 

* Baotintuc.vn(28/1): Xử lý thông tin báo nêu về hàng giả, hàng nhái dịp Tết Nguyên đán

Theo báo chí phản ánh, lợi dụng dịp trước và sau Tết Nguyên đán, các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả tung ra thị trường các sản phẩm giả, nhái tràn lan nhằm kiếm lời bất chính.

Để ngăn chặn tình trạng này, các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý; đồng thời, cần sớm sửa đổi các quy định của pháp luật để tăng mức xử lý vi phạm, trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì xử lý hình sự theo quy định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương xem xét, xử lý theo quy định.

 

* Daibieunhandan.vn(28/1): Quảng Ninh tạm dừng toàn bộ các hoạt động vận tải khách 

Ngày 28.1, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn khẩn thông báo tạm dừng toàn bộ các hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy liên tỉnh, nội tỉnh (tuyến cố định, hợp đồng, taxi, xe buýt, phà) trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả phương tiện đi và đến tỉnh Quảng Ninh). Thời gian tạm dừng hoạt động từ 6 giờ ngày 28.1 đến khi có thông báo mới.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các đơn vị vận tải khách khẩn trương giải tỏa khách đang hành trình, đưa phương tiện về nơi đậu, đỗ và thực hiện vệ sinh sát khuẩn phương tiện, đồng thời theo dõi sức khỏe người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện.

Các bến xe, cảng bến tàu khách, bến phà dừng tổ chức hoạt động và bố trí cho phương tiện vào vị trí đậu đỗ an toàn; thực hiện vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ cảng, bến.

Đối với phương tiện đang hành trình hoặc đã xếp khách phải thực hiện khai báo y tế, sát khuẩn, yêu cầu khách đeo khẩu trang và quy định giãn cách.

 

* Daibieunhandan.vn(28/1): Hà Nội phong toả, chốt chặn một căn nhà ở phố Hàng Gai liên quan ca nghi nhiễm Covid-19 

Trưa 28.1, một ngôi nhà trên phố Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nơi sinh sống của gia đình ca nghi nhiễm L.H.L. - có liên quan đến BN 1553 đã được chốt chặn và phong tỏa để phòng dịch bệnh Covid-19.

Liên quan đến BN 1553 (bệnh nhân nam 31 tuổi, địa chỉ tại tổ 1, khu 6, phường Hồng Hà, TP. Hạ Long, Quảng Ninh, là nhân viên an ninh Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn) nhiễm Covid-19, ngay trong đêm 27.1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh CDC đã lấy mẫu xét nghiệm với các trường hợp F1 liên quan.

Tính đến 9h sáng ngày 28.1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm cho 299 trường hợp liên quan đến bệnh nhân 1553. Kết quả xét nghiệm lần 1 có 10 trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Trong đó có một người là mẹ của bệnh nhân, 9 trường hợp còn lại đều làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

 

* Vtv.vn(28/1): Xử lý thí điểm thành công mùi bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ Nhật Bản

Tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, đại diện các cơ quan chức năng của TP Hà Nội gồm Sở Xây dựng; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Sóc Sơn cùng chuyên gia, nhà khoa học đã nghe báo cáo kết quả cập nhật sau 3 tuần xử lý và chứng kiến đánh giá sau 1 tháng vận hành thí điểm xử lý mùi bằng công nghệ bio-nano Nhật Bản. 

Kết quả cho thấy, nồng độ mùi tổng hợp và cả nồng độ mùi riêng lẻ của nước rỉ rác đã giảm nhiều nhất gần đạt 100% (giảm nhiều nhất lên tới hơn 1.300 lần) đạt cả quy chuẩn Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt, kết quả mùi nền không khí tổng hợp đo tại hiện trường sau 1 tháng xử lý giảm về 1 tức giảm tới 99,7%, đây là chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực người dân sinh sống.

 

* Daibieunhandan.vn(28/1): Hải Dương bắt đầu giãn cách xã hội từ 12h trưa nay 

Bên lề Đại hội Đảng XIII, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết, sau khi phát hiện "bệnh nhân 1552", nữ, 34 tuổi, là công nhân Công ty TNHH POYUN (Kim Điền, xã Hưng Đạo, TP Chí Linh), tỉnh đã được đặt vào tình trạng khẩn cấp cao nhất.

Từ hôm qua, tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế tăng cường truy vết, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ 2.340 công nhân đang làm việc tại công ty. Lực lượng chức năng cũng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng, với cả những người thuộc diện F1, F2, F3, có tiếp xúc với người lây nhiễm.

"Chúng tôi đã họp Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Hôm nay sẽ phong tỏa phường Cộng Hòa, nơi có nhà máy có ca lây nhiễm trên địa bàn phường", ông Thăng cho hay.

Riêng thành phố Chí Linh sẽ cách ly theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Những người nghi nhiễm F1 sẽ được đưa đi cách ly.

Theo Chỉ thị 16, để bảo đảm giãn cách xã hội phải giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn; làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao.

 

* Vtv.vn(28/1): Đào "dán tem" nhộn nhịp xuống phố

Những ngày cận Tết, dọc tuyến Quốc lộ 6, đoạn qua huyện Vân Hồ và Mộc Châu, tỉnh Sơn La, người dân nhộn nhịp bày bán những cành đào được dán tem truy xuất nguồn gốc.

Dọc tuyến Quốc lộ 6, đoạn qua huyện Mộc Châu và Vân Hồ có rất nhiều điểm bán đào với khung cảnh nhộn nhịp, nhiều thương lái đã lên thu mua đào để mang về bán tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố miền xuôi.

Theo người dân địa phương, đào năm nay nở hoa đúng dịp Tết và được dán tem để tiện cho việc mua bán. Giá đào ổn định như mọi năm, dao động từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng.

 

* Vtv.vn(28/1): Số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng vọt trong năm 2020

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, tính đến hết 31/12/2020, tỷ lệ bao phủ BHYT của Hà Nội đạt 90,1% dân số; tổng số người tham gia BHYT là 7.239.094 người, tăng 3,4% so với 2019.

Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn thành phố đạt 95% số người thuộc diện tham gia. Tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 1.797.337 người, tăng 2,1% so với 2019. Tỷ lệ lao động tham gia BHTN đạt 96% số người thuộc diện tham gia (vượt 1% so với chỉ tiêu HĐND TP Hà Nội giao trong năm 2020). Tốc độ gia tăng BHTN đạt 37,6% so với 2019, vượt 7,6% chỉ tiêu HĐND TP giao.

Đặc biệt, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội năm vừa qua tăng vọt tới 90.128 người so với năm 2019 (tăng 5,4%), lên 1.732.778 người. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN của Hà Nội trong năm 2020 là 47.234,1 tỷ đồng (tăng 4.273 tỷ đồng so với kế hoạch giao năm 2019), đạt 100,38% kế hoạch giao năm 2020.

Dù số lượng người tham gia tăng lên nhưng số tiền nợ BHXH phải tính lãi trong năm vừa qua cũng lên tới 1.306,6 tỷ đồng, tăng 392,7 tỷ đồng so với 2019, tỷ lệ nợ là 2,58%. BHXH Hà Nội cho biết, việc thu hồi nợ gặp khó khăn do các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Tính chung cả năm 2020, BHXH TP Hà Nội đã thực hiện 3.152 cuộc thanh tra, kiểm tra, vượt 2.312 cuộc (tương đương vượt 275,2% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao). Tỷ lệ thu hồi đạt 66,7%.

 

* Vtv.vn(27/1): Miễn phí kiểm định khí thải xe máy cho người nghèo

Đây là đề xuất của nhóm nghiên cứu chương trình kiểm soát khí thải xe máy tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chương trình kiểm soát khí thải xe máy, đo - kiểm tra khí thải miễn phí đã được triển khai thí điểm từ 5/2020 tại 4 quận trung tâm thành phố. Sau 6 tháng thực hiện cho thấy phần lớn các xe sau 5 năm sử dụng đều không đạt chuẩn khí thải.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai xây dựng các khung chính sách, pháp lý liên quan và tổ chức tuyên truyền đến người dân.

Dự kiến từ năm 2023 - 2024, thành phố sẽ kiểm tra khí thải toàn bộ xe máy để xây dựng cơ sở dữ liệu. Phí kiểm định mỗi xe được đề xuất 50.000 đồng/năm, người nghèo sẽ được miễn phí. Trong thời gian này, xe chạy ở quận 1, 3, 5 chưa đạt tiêu chuẩn sẽ bị phạt tiền. Trong các năm tiếp theo sẽ mở rộng đến các quận, huyện còn lại.

 

* Vnexpress.vn(27/10: Cấp hơn 1.300 thẻ căn cước gắn chip

Những thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử đầu tiên được cấp trước cho đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.

Thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an, cho biết sau khi thông tư của Bộ Công an quy định về mẫu thẻ căn cước gắn chip có hiệu lực từ 23/1, Cục đã sản xuất, cấp phát cho 1.359 đại biểu tham dự Đại hội Đảng.

Mẫu thẻ căn cước mới có kích thước như thẻ cũ, in trên chất liệu nhựa có độ bền cao. Mặt trước thẻ in tiếng Việt và tiếng Anh, nền màu xanh đậm thay vì màu xanh nhạt như thẻ cũ và in trên nền bản đồ hành chính Việt Nam. Mặt sau được gắn con chip hình vuông, chứa đựng hàng chục thông tin của công dân.

Trước đó từ đầu tháng 1/2021, công an các tỉnh đồng loạt làm thủ tục thu nhận vân tay, chụp ảnh lãnh đạo, đại biểu tham dự Đại hội Đảng để hoàn tất thủ tục cấp thẻ căn cước công dân theo mẫu mới.

 

* Vtv.vn(28/1): Chủ động kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

Một trong những nội dung quan trọng trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Với kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sự gửi gắm từ nhân dân, Đại hội XIII sẽ có quyết sách về những chủ trương lớn về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Trong 5 năm qua, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về bảo vệ môi trường, Chính phủ và các bộ, ngành đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, các vấn đề môi trường nhiều dự án lớn, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

Nước thải công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn loại A được lưu giữ 3 ngày tại hồ sinh thái trước khi xả vào nguồn nước, thiết bị quan trắc tự động nước thải, khí thải kết nối dữ liệu với Sở Tài nguyên và môi trường, tổ giám sát gồm cơ quan chức năng và cộng đồng giám sát trực tiếp tại nhà máy là những giải pháp quan trọng của chương trình kiểm soát các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao được Bộ TN-MT triển khai ở nhiều dự án có nguồn xả thải lớn như Nhà máy giấy Lee & Man, tỉnh Hậu Giang trong hơn 4 năm qua.

Từ kinh nghiệm giám sát các nguồn thải lớn, trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 vừa được thông qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất nhiều công cụ để phòng ngừa ô nhiễm như phân loại dự án đầu tư, tăng vai trò cộng đồng trong đánh giá tác động mô trường, xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia.

Thời gian qua, thực hiện tiêu chí phân loại các dự án về môi trường, các Bộ, ngành, địa phương đã từ chối hàng loạt các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

* Hanoimoi.vn(27/1): Hà Nội phấn đấu tăng 5 bậc Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh

Với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền thành phố, đặc biệt là cấp cơ sở, phấn đấu Chỉ số PAPI của thành phố Hà Nội năm 2021 được cải thiện, tăng ít nhất 5 bậc so với năm 2020, kế hoạch được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Nội dung thực hiện tập trung vào: Công tác tuyên truyền; tổ chức thực hiện tốt những nội dung trọng tâm gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện; thực hiện tốt công tác phối hợp, thông tin, báo cáo.

Trong đó, khối sở, ngành có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đối với người dân và doanh nghiệp.

Khối quận, huyện, thị xã tiếp tục nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm, chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện đúng, đủ về công khai, minh bạch các nội dung thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương; đề cao trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã trong giải quyết vướng mắc của người dân; đồng thời phát huy vai trò giám sát của HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân.

Khối đơn vị sự nghiệp nghiên cứu thực tế của đơn vị để đề xuất với UBND thành phố về việc áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông" trong cung ứng dịch vụ công của đơn vị…

Thành phố sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, chú trọng kiểm tra đột xuất tại các quận, huyện, thị xã và kiểm tra trực tiếp tới tận UBND cấp xã, thôn, tổ dân phố. Kết quả kiểm tra và nội dung thực hiện kế hoạch được sử dụng làm tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố…

 

* Vtv.vn(28/1): Nghệ An: Điểm sáng trong cải cách hành chính công

Tỉnh Nghệ An đang là điểm sáng về cải cách thủ tục hành chính công của cả nước, nhờ những nỗ lực cắt giảm thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi và sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó tạo những chuyển biến tích cực, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Với chỉ số điểm thành phần cải cách hành chính của các sở ngành, địa phương năm 2020 cao hơn năm 2019, tỉnh Nghệ An tiếp tục tăng hạng trong bảng xếp hạng cải cách hành chính của cả nước, từng bước đạt tới mục tiêu đến năm 2025, chỉ số cải cách hành chính nằm trong 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 19 đã đặt ra.

 

* Baohoabinh.com.vn(28/1): Hiệu quả công tác cải cách tư pháp

Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch nhằm triển khai hiệu quả, đồng bộ công tác tư pháp. Ngành triển khai thực hiện tốt việc xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời điều chỉnh các quy định phù hợp với tình hình thực tế; công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính đi vào nền nếp, có nhiều chuyển biến tích cực; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được duy trì, hướng về cơ sở...

Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” được tập trung triển khai, nhằm tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Năm 2020 đã tổ chức, lồng ghép được gần 3.000 hội nghị tập huấn, tuyên truyên pháp luật cho gần 350.000 lượt người nghe. Bên cạnh đó, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Toàn tỉnh hiện có 150 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 232 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 2.233 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Ngành Tư pháp đã triển khai đồng bộ hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp tại các cơ quan đăng ký hộ tịch 3 cấp trong tỉnh. Phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ đăng ký, quản lý hộ tịch theo Luật Hộ tịch năm 2014. Phối hợp Công an tỉnh, BHXH tỉnh, cùng các cơ quan có liên quan trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực hộ tịch cho công dân. 

Đội ngũ làm công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) thường xuyên được củng cố, nâng cao chất lượng chuyên môn, bảo đảm TGPL trong hoạt động tố tụng, thực hiện TGPL 100% vụ việc khi có yêu cầu. Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh với việc lấy đối tượng người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế là mục tiêu phục vụ, hoạt động TGPL đã góp phần tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức thụ lý TGPL 10.274 vụ, việc. Trong đó, tư vấn pháp luật tại trụ sở và các buổi truyền thông ở cơ sở 9.586 vụ, việc; tham gia tố tụng 631 vụ, việc; đại diện ngoài tố tụng 57 vụ, việc; truyền thông TGPL 764 đợt/872 điểm tại các xóm, xã vùng đặc biệt khó khăn. Hoạt động phối hợp TGPL với các cơ quan tiến hành tố tụng ngày càng có hiệu quả, vai trò của trợ giúp viên đã được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự... Ngoài ra, hoạt động của đội ngũ luật sư, công chứng viên, giám định viên được quan tâm, tạo điều kiện. Việc giám định tư pháp thực hiện đúng quy định.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

* Dantri.vn(28/1): Trục lợi từ dự án nghìn tỷ, cán bộ xã nghèo lĩnh 39 năm tù

Để lấy được tiền bồi thường từ dự án thủy lợi gần 3.000 tỷ, một số cán bộ xã đã nhờ người dân đứng tên các sổ đỏ rồi chiếm đoạt tiền đền bù.

Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên án đối với 10 bị cáo trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy tại dự án xây dựng hồ chứa nước Krông Pắk Thượng.

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Đắk Lắk, dự án hồ chứa nước Krông Pắk Thượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt vào năm 2009 với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Trong đó, diện tích đất thực hiện điểm tái định cư số 1 thuộc địa giới hành chính xã Cư Elang do UBND huyện Ea Kar làm chủ đầu tư.

Trong thời gian 2016 - 2017, khi biết được chủ trương và thực hiện chủ trương thu hồi và bồi thường, hỗ trợ nên các ông Nghĩa, Sơn, Nguyên đã góp tiền cùng nhau mua đất. Sau đó, những người này nhờ các hộ dân nghèo đứng tên trên hồ sơ nhận bồi thường, hỗ trợ, dẫn đến gây thiệt hại cho nhà nước hơn 4,6 tỷ đồng.

Đối với ông Đỗ Văn Hưu là Chủ tịch UBND xã Cư Elang, Chủ tịch Hội đồng xét duyệt nguồn gốc đất đã thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc của cán bộ địa chính thuộc quyền và đã ký xác nhận vào hồ sơ đề nghị bồi thường đất và hỗ trợ trái quy định gây thiệt hại cho nhà nước hơn 3,5 tỷ đồng.Trong phần tranh luận tại phiên tòa, đại diện VKSND tỉnh Đắk Lắk cho rằng bị cáo Hưu, Nguyên, Nghĩa, Sơn là những cán bộ địa chính và Chủ tịch UBND xã Cư Elang nắm rõ được nguồn gốc đất thuộc xã quản lý, các chế độ chính sách khi nhà nước thu hồi và thực hiện các chế độ bồi thường cho các đối tượng bị thu hồi đất để phục vụ các dự án công.

 

* Vietnamnet.vn(28/1): Công an xử lý gần 500 trường hợp chia sẻ thông tin sai sự thật

Trước các hoạt động phức tạp trên, lực lượng CAND đã triển khai đồng bộ các mặt công tác đấu tranh phục vụ Đại hội đảng các cấp và Đại hội XIII.

Xử lý gần 500 trường hợp đăng tải, chia sẻ thông tin xuyên tạc, sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự; đã gọi hỏi, răn đe trên 1.000 đối tượng tung tin giả mạo.

Tổ chức xác minh, làm rõ, củng cố hồ sơ xử lý ban đầu với 500 tài khoản Facebook cá nhân, nhóm, fanpage, kênh YouTube thường xuyên đăng tải thông tin sai sự thật. Tích cực tham mưu công tác lãnh đạo, chỉ đạo định hướng tuyên truyền, đảm bảo tính chủ đạo của dòng tin chính thống, khách quan, trung thực đến với quần chúng nhân dân.

Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đánh giá, kết quả đấu tranh phản bác, xử lý đã đóng góp quan trọng vào công tác bảo vệ Đảng, chế độ, giữ vững an ninh chính trị của đất nước, góp phần tạo ra một môi trường tư tưởng chính trị, dư luận xã hội tích cực, lành mạnh.

 

* Nld.com.vn(28/1): Nguyên bí thư xã bị đề nghị thu hồi Huy chương Kháng chiến

Theo kết luận của cơ quan chức năng, ông Nguyễn Bổn, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã có hành vi khai man thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ.

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng Chỉnh phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định thu hồi Huy chương Kháng chiến hạng Nhất về thành tích kháng chiến chống Mỹ đối với ông Nguyễn Bổn (SN 1952), nguyên Bí thư Đảng ủy xã Mỹ Thọ. Lý do, ông Bổn đã có hành vi man khai thành tích tham gia kháng chiến chống Mỹ.

Ông Nguyễn Bổn từng được khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng Nhất theo Quyết định của Chủ tịch nước ký, số 2427/QĐ- CTN ngày 16/12/2011. Trước đó, năm 2019, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ ban hành kết luận nội dung tố cáo ông Bổn gian dối trong việc lập hồ sơ đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

 

* Vtv.vn(28/1): Kỷ luật nữ Hiệu trưởng dọa "mang xăng sang xử Trưởng phòng Giáo dục"

trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Phú Hậu, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, sau khi báo cáo Thường trực Thị ủy, phía đơn vị này đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo với bà Đinh Thị Phương Nhạn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn. Bà Nhạn bị kỷ luật sau vụ việc nhắn dọa "mang xăng sang xử Trưởng phòng Giáo dục".

Trước đó, bà Đinh Thị Phương Nhạn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn, thị xã Ba Đồn là người đã có những tin nhắn không phù hợp gửi đến cho ông Phan Thanh Minh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Ba Đồn vào thời điểm đầu tháng 7/2020

Trong tin nhắn mà bà Nhạn gửi có nội dung "mang xăng sang xử anh để chết tôi vẫn chấp nhận". Theo tìm hiểu, việc bà Nhạn bức xúc và có những tin nhắn gửi đến Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Ba Đồn là vì không đồng tình về công tác thi đua khen thưởng.

Cụ thể, ngành Giáo dục thị xã Ba Đồn bình chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để đề nghị khen thưởng tại hội nghị điển hình tiên tiến thị xã Ba Đồn và ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2020.

Kết quả, có 6 tập thể và 6 cá nhân được đề nghị khen thưởng tại hai hội nghị điển hình tiên tiến nói trên. Riêng Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn không được chọn để biểu dương khen thưởng tại hội nghị điển hình tiên tiến thị xã Ba Đồn là vì tập thể trường này đã được chọn để biểu dương toàn ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình.

Việc này vấp phải sự phản đối của bà Nhạn, kết quả, nữ hiệu trưởng này đã viết đơn khiếu nại gửi UBND thị xã Ba Đồn trình bày sự việc. Bên cạnh đó, bà Nhạn đã có những tin nhắn bức xúc gửi đến ông Phan Thanh Minh, Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Ba Đồn.

Tuy nhiên, trong công văn trả lời đơn khiếu nại của bà Nhạn, UBND thị xã Ba Đồn nêu rõ, tập thể Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn được bình chọn để đề nghị biểu dương, khen thưởng tại hội nghị điển hình tiên tiến ngành GD&ĐT Quảng Bình giai đoạn 2015-2020 là phù hợp.

 

* Vnexxpress.vn(28/1): Công an Đồng Nai khởi tố vụ án trốn thuế ở 3 nhà thuốc

Cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu tội phạm, sau hơn một tháng đồng loạt kiểm tra 3 cửa hàng thuốc tây ở TP Biên Hòa, nên khởi tố vụ án Trốn thuế.

Động thái này được Công an Đồng Nai đưa ra ngày 28/1. Các nhà thuốc tây Mẫn Sơn Minh, Sỹ Mẫn và Công ty TNHH Sơn Minh bị cho là có dấu hiệu trốn thuế được quy định tại Điều 200 BLHS.

Công ty Sơn Minh thành lập gần 30 năm, là hệ thống phân phối dược phẩm lớn nhất Đồng Nai. Từ vài năm trước, doanh nghiệp này bắt đầu mở rộng nhiều cửa hàng thuốc tây trên địa bàn tỉnh.

Cuối tháng 12/2020, cảnh sát vũ trang bất ngờ vây ráp, kiểm tra 3 điểm kinh doanh (cũng là kho) thuốc tây trên. Lượng lớn thuốc tây, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ, ước tính có giá khoảng 5 tỷ đồng, được lực lượng chức năng chở về trụ sở bằng 2 ôtô.

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

* Vov.vn(27/1): Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách và nợ công trong 5 năm tới

Theo ông Đinh Tiến Dũng, trong nhiệm kỳ vừa qua, ngành Tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy quá trình đổi mới, cơ cấu lại, phát triển nền kinh tế, hội nhập quốc tế; cơ cấu lại ngân sách Nhà nước và nợ công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Về thu ngân sách Nhà nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, ngành Tài chính đã xây dựng được hệ thống chính sách thu ngân sách, động viên hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; bao quát các nguồn thu, chống chuyển giá, công khai, minh bạch; chuyển phương thức quản lý thu từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo nguyên tắc quản lý rủi ro; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính kết hợp hiện đại hoá công tác quản lý thu; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.

"Tổng thu ngân sách Nhà nước cả giai đoạn 2016-2020 vẫn vượt mục tiêu đề ra và đạt khoảng 6,9 triệu tỷ đồng, tương ứng trên 25% GDP" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phát biểu. 

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cơ cấu thu ngân sách đã dịch chuyển theo hướng bền vững hơn, phù hợp với trình độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tăng tỷ trọng thu nội địa lên mức 82% giai đoạn 2016-2020 và đến năm 2020 đạt mức 85,5%, giảm tỷ trọng thu từ xuất nhập khẩu và dầu thô.

 

* Thoibaotaichinhvietnam.vn(27/1): Cơ cấu ngân sách hợp lý, tạo đà cho tái cơ cấu kinh tế

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân sách nhà nước (NSNN) là cân đối tài chính quan trọng trong nền kinh tế, là công cụ và là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp để cơ cấu lại ngân sách theo tinh thần Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25 của Quốc hội, qua đó đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và cơ cấu lại nền kinh tế.

Trước hết, thu NSNN đã tăng lên, tỷ trọng động viên vào NSNN đạt bình quân trên 25% GDP giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn 2011-2015 là 23,6% GDP), vì vậy đã tạo thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là hạ tầng kinh tế quan trọng.

Đồng thời, cơ cấu thu ngân sách đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa. Nếu như giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ thu nội địa bình quân là 68,7% thì đến năm 2020 tỷ trọng thu nội địa đạt 85,4%, giảm tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu theo lộ trình cắt giảm thuế quan nhằm mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, hoạt động thương mại đã trở thành một động lực cho kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài.

Mới đây, lãnh đạo Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 của Bộ Tài chính.

Trong đó, lãnh đạo Bộ Tài chính đề ra các chỉ tiêu cụ thể, như: tỷ lệ động viên vào ngân sách là 15,5% GDP; tỷ lệ nợ đọng thuế thấp hơn 5% tổng thu ngân sách; phấn đấu tăng thu ngân sách so với dự toán là 3%; tỷ trọng chi thường xuyên (không gồm chi lương và tinh giản biên chế) là 61,5%; tỷ trọng chi đầu tư phát triển là 28,3%; bội chi NSNN so với GDP là 4%; dư nợ công trên GDP là 46,1%, nợ Chính phủ là 41,9% GDP.

 

* Vnmedia.vn(28/1): Thu Ngân sách Nhà nước chuyển biến tích cực

Thực hiện tốt các định hướng trong Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách, quản lý nợ công thời gian qua đã mang lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế. Lạm phát được đẩy lùi và đi vào kiểm soát, đầu tư tránh dàn trải, kỷ luật, kỷ cương tài chính được thắt chặt, qua đó giúp cho tài chính quốc gia từng bước được củng cố, phát triển an toàn và bền vững.

Bộ Tài chính cho biết, cho đến nay, tất cả các mục tiêu mà Nghị quyết 07 đề ra cho giai đoạn 2016 - 2020 đều đã đạt và vượt mức quy định như: Tổng thu Ngân sách trong cả giai đoạn đạt trên 6,9 triệu tỷ đồng, gấp 1,6 lần giai đoạn trước; Cơ cấu thu ngân sách bền vững nhờ cơ cấu thu ngân sách đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, nếu như giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ thu nội địa bình quân là 68,7% thì đến năm 2020 tỷ trọng thu nội địa đạt 85,5%; Bội chi ngân sách 3,6% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra; Nợ công trên GDP từ gần chạm trần 65% xuống 55,8% vào cuối nhiệm kỳ.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2016-2020, chính sách động viên NSNN tiếp tục được hoàn thiện theo quy định tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và định hướng, mục tiêu, lộ trình đề ra trong Chiến lược tài chính đến năm 2020.

 

THẾ GIỚI

* Dantri.vn(28/1): Mỹ tài trợ 3 dự án nghiên cứu khoa học của Việt Nam

Các học giả Việt Nam đã nhận 3 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học trong đợt công bố mới nhất của Chương trình Quan hệ Đối tác nhằm Thúc đẩy Tham gia Nghiên cứu (PEER) của Mỹ.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) mới đây đã công bố tài trợ trên 5,8 triệu USD cho 26 dự án nghiên cứu mới trên toàn cầu nhằm khám phá, thử nghiệm và nhân rộng các giải pháp đột phá cho những thách thức quan trọng trong phát triển quốc tế thông qua chương trình PEER.

Ba nhà nghiên cứu của Việt Nam nhận tài trợ trong đợt công bố mới nhất của chương trình này gồm: Nguyễn Thị Kim Oanh (Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam và Thái Lan) nghiên cứu sử dụng vi sinh để loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại từ đất ô nhiễm tại Việt Nam nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường; Đặng Thương Huyền (Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) nghiên cứu về chuyển đổi chất thải nông nghiệp thành công cụ loại bỏ chất ô nhiễm có trong đất tại Việt Nam; Nguyễn Khởi Nghĩa (Đại học Cần Thơ) nghiên cứu các phương pháp loại bỏ chất ô nhiễm tiết kiệm chi phí thông qua phân tích đất và thử nghiệm các kỹ thuật kích thích sự phát triển của vi sinh vật để phân hủy chất gây ô nhiễm.

 

* Dantri.vn(28/1): 3 biến thể nguy hiểm của SARS-CoV-2 đã lan tới nhiều quốc gia

Có ít nhất 3 biến chủng dễ lây lan, nguy hiểm hơn của vi rút SARS-CoV-2 bị phát hiện, trong đó chủng lần đầu được tìm thấy ở Anh đã lan tới 70 quốc gia và chủng ở Nam Phi lan ra hơn 30 nước.

AFP đưa tin, các chủng vi rút SARS-CoV-2 mới dễ lây lan và có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin và kháng thể, đã xuất hiện tại hàng chục quốc gia trên toàn thế giới.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO ngày 27/1 cho biết biến chủng của vi rút lần đầu được phát hiện ở Anh mang tên VOC 202012/01 nay đã lan tới 70 quốc gia trên thế giới, tính đến ngày 25/1. Chủng này được xem là dễ lây lan hơn chủng ban đầu và thậm chí có thông tin nghi ngờ rằng nó có khả năng gây chết chóc cao hơn.

Trong khi đó, chủng vi rút lần đầu được phát hiện ở Nam Phi có tên 501Y.V2 hiện đã lan ra 31 quốc gia khác. Chủng này đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tái nhiễm cao và có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hàng loạt vắc xin đang và sắp có mặt trên thị trường.

 

* Nld.com.vn(28/1): Mỹ phát hiện mạng lưới máy tính của Trung Quốc nhúng tay vào bầu cử

Một nghiên cứu mới tiết lộ 1 mạng lưới máy tính của Trung Quốc đóng vai trò chính trong việc phát tán thông tin sai lệch trong và sau cuộc bầu cử Mỹ.

Trong số các thông tin này có đoạn video về vụ "đốt lá phiếu" mà con trai cựu Tổng thống Donald Trump, ông Eric Trump, từng chia sẻ. Đoạn clip quay cảnh 1 người đàn ông vừa tự quay phim vừa đốt các lá phiếu bầu cho ông Trump trên biển Virginia. Các lá phiếu này không phải là phiếu bầu thật. Đoạn video được chia sẻ rộng rãi sau khi ông Eric đăng nó lên Twitter cá nhân và nhận được 1,2 triệu lượt xem.

Clip được cho là bắt nguồn từ 1 tài khoản có liên quan đến thuyết âm mưu QAnon. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trường ĐH Cardiff phát hiện ra 2 tài khoản Trung Quốc đã chia sẻ video này từ trước. Sau đó, Twitter đã đình chỉ 1 trong 2 tài khoản.

Mạng lưới Trung Quốc nói trên cũng kêu gọi bạo lực trước khi người biểu tình tấn công điện Capitol vào ngày 6-1. Sau đó, nó còn so sánh cách phản ứng của phương Tây với các cuộc biểu tình chính trị ở Hồng Kông.

 

* Baotintuc.vn(28/1): Chuyên gia dịch tễ Malaysia đánh giá cao phương pháp chống dịch của Việt Nam

Chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam nhanh chóng hành động trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị trong công tác khống chế dịch.

Giáo sư Awang cho rằng cách tiếp cận của một quốc gia đối với dịch bệnh và nguồn lực của quốc gia đó sẽ quyết định tỷ lệ thành công trong cuộc chiến chống COVID-19. Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có nguồn lực và cách tiếp cận khác nhau. Việt Nam đã ngăn chặn dịch bệnh thông qua các cách tiếp cận truyền thống gồm truy vết, xét nghiệm và cách ly, trong khi Đài Loan và Hong Kong (Trung Quốc) đã áp dụng nghiêm ngặt công nghệ truy vết. Australia, New Zealand và Brunei đã tiến hành ngăn chặn virus bằng cách đóng cửa biên giới và thực hiện nghiêm chế độ kiểm dịch. Trong khi đó, Mỹ, Anh mất nhiều thời gian để đưa ra quyết định, do đó virus nhanh chóng lây nhiễm trong cộng đồng.

Theo Tiến sĩ Subramaniam Muniandy - Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Malaysia, các quốc gia phản ứng nhanh hơn với đại dịch là những nước thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 lây lan. 

 

* Baotintuc.vn(28/1): Kinh tế Mỹ năm 2020 suy giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến II

Bộ Thương mại Mỹ cho biết đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1946 và là năm đầu tiên GDP suy giảm kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007-2009.

Theo số liệu của bộ trên, xuất khẩu của Mỹ giảm 13% so với năm 2019 trong khi tiêu dùng cá nhân giảm 3,9%. Tuy nhiên, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý IV đã phục hồi, tăng 1% so với quý III.

Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED) ngày 27/1 cam kết tiếp tục "bơm" thêm tiền vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua trái phiếu, nhấn mạnh rằng "tốc độ phục hồi trong các hoạt động kinh tế và việc làm mới trong những tháng gần đây đã được cải thiện".

Tổng thống Joe Biden đã đề xuất một kế hoạch phục hồi trị giá 1.900 tỷ USD, tuy nhiên kế hoạch này còn cần chờ Quốc hội thông qua.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong quý I/2021, trước khi có thể phục hồi vào mùa Hè nhờ các gói kích thích bổ sung và việc có thêm nhiều người Mỹ được tiêm phòng.

 

* Baotintuc.vn(28/1): COVID-19 'thổi bay' 1.300 tỷ USD của ngành du lịch thế giới

Theo đó, UNWTO gọi năm 2020 là năm tệ hại nhất trong lịch sử ngành du lịch. Tổ chức có trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha) này cho biết số lượt khách du lịch quốc tế năm ngoái giảm 1 tỷ, tức 74%, đồng thời cảnh báo đại dịch đe dọa khoảng 100 – 120 triệu việc làm trực tiếp trong ngành du lịch.

Số lượt khách du lịch quốc tế trong năm 2019 tăng 4% so với năm trước đó lên 1,5 tỷ lượt. Trong đó, Pháp là nước thu hút số lượng du khách nhiều nhất thế giới, tiếp đó đến Tây Ban Nha và Mỹ.

Hồi tháng 12/2020, UNWTO từng ướng tính lượng khách quốc tế sẽ giảm 70% đến 75% trong cả năm 2020. Trong trường hợp này, du lịch toàn cầu sẽ trở lại mức của 30 năm trước, với 1 tỷ lượt khách. Sự sụt giảm lớn về du lịch do đại dịch có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế 2 nghìn tỷ USD trong GDP thế giới.

 

* Baotintuc.vn(28/1): Lần đầu tiên sau 15 năm, dân số Nga giảm khoảng 500.000 người

Lần cuối cùng ghi nhận sự sụt giảm dân số hơn 500.000 người là vào năm 2005. Vấn đề tăng dân số được Tổng thống Vladimir Putin và nhà chức trách Nga đặc biệt quan tâm tại quốc gia có lãnh thổ rộng lớn này.

Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn số liệu thống kê cho biết tính đến ngày 1/1/2020, dân số của Nga là 146.748.643 người. Dân số đã đạt mức tối thiểu từ năm 2014 (143,7 triệu người). Sau khi Bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga, dân số nước này đã tăng lên 146,3 triệu người vào ngày 1/1/2015. Dân số Nga đã giảm hằng năm kể từ năm 2018. Trước đó, dân số giảm lần cuối cùng vào năm 2008.

Triển vọng dân số của Nga giảm đã được đưa ra trong dự báo phát triển kinh tế xã hội của Bộ Kinh tế LB Nga, được đính kèm tháng 9/2020 trong dự thảo ngân sách cho những năm tiếp theo. Tháng 11/2020, truyền thông đưa tin Bộ Kinh tế đã giảm dự báo dân số, theo đó bộ này dự kiến dân số Nga sẽ giảm 352.500 người.

 

* Baotintuc.vn(28/1): Nhiều nước châu Phi bắt đầu tiêm vaccine COVID-19

Phát biểu tại họp báo trực tuyến ngày 28/1, ông Nkengasong cho biết các nước Maroc, Ai Cập, quần đảo Seychelles và Guinea đã bắt đầu tiêm vaccine của Trung Quốc. Bên cạnh 270 triệu liều vaccine đã được đảm bảo trước đó, AU đã ký thỏa thuận với Viện Serum của Ấn Độ cung cấp 400 triệu liều vaccine do hãng AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford bào chế.

Ông Nkengasong cảnh báo COVID-19 sẽ "tiếp tục lan rộng trong năm nay và năm tới". Cơ quan trên hy vọng sẽ tiêm vaccine cho khoảng 30-35% người dân châu Phi trong năm nay. Ông cũng cho biết đang liên hệ với Trung Quốc, Nga và Cuba để có thêm vaccine và sẽ phối hợp với bất cứ đối tác nào có thể sản xuất vaccine an toàn và hiệu quả.

Dù dịch không tác động mạnh đến châu Phi như các khu vực khác, nhưng giới chuyên gia lo ngại sự chênh lệch giàu nghèo, những khó khăn về logistic và "chủ nghĩa dân tộc vaccine" mà các nước phát triển đang theo đuổi có thể khiến châu lục nghèo nhất thế giới này bị thiệt thòi. Với tổng số dân là 1,3 tỷ người, châu Phi đã ghi nhận 3,5 triệu ca nhiễm và 88.000 ca tử vong. Số ca tử vong ở cả châu lục này ít hơn nhiều so với tại Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico và Anh.

Xem thêm Tại đây