• Dienbien.gov.vn – Nà Bủng là xã biên giới có gần 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống trên địa bàn huyện Nậm Pồ. Do đó, phụ nữ dân tộc Mông ở đây vẫn giữ được phong tục may, thêu và sử dụng trang phục truyền thống trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông làm hàng hóa bán sang Lào, Thái Lan đã góp phần tạo thêm thu nhập cho gia đình, đồng thời duy trì, bảo tồn nghề thêu truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Dienbien.gov.vn - Người Hoa (người Xạ Phang) là dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, họ cư trú thành bản, theo dòng họ tập trung tại các xã thuộc huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa. Đến nay, người Xạ Phang vẫn còn giữ được rất nhiều di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có nghề thêu giày.

  • Dienbien.gov.vn - Trong không khí phấn khởi đón Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông hoa" xã Sa Lông, huyện Mường Chà, ngày 4/3, UBND huyện Mường Chà đã tổ chức các hoạt động: Thi thêu hoa văn trên trang phục truyền thống và 4 môn thể thao dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân và học sinh trên địa bàn tham gia, giao lưu, thi đấu, cổ vũ các hoạt động.

  • Để hoàn thành một chiếc khăn Piêu các cô gái Thái phải mất ba tháng dệt vải, thêu thùa, tự tìm kiếm cho riêng mình những màu sắc, đường nét thích hợp nhất. Khăn Piêu không chỉ có ấn tượng về màu sắc sặc sỡ với những đường nét tinh xảo, tôn vinh vẻ đẹp trên khuôn mặt của người phụ nữ mà còn là một tiêu chí để đánh giá tài năng, phẩm hạnh của người con gái đó.

  • Nghề thêu, dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Thái Điện Biên. Xưa kia, nếu vào bất cứ bản nào của người Thái ở Điện Biên cũng đều bắt gặp hình ảnh những nếp nhà sàn với khung cửi ngày đêm lách cách thoi đưa. Đây chính là nghề truyền thống được lưu giữ, trao truyền từ lâu đời, thể hiện sự khéo léo, chăm chỉ, đồng thời chứa đựng những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của người phụ nữ Thái.

  • Điện Biên Đông là vùng đất giàu tiềm năng di sản, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, là sự hội tụ của những cảnh quan đặc sắc cùng với truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân bản địa. Đây là vùng tập trung khá đông người Mông cùng với sự phong phú của văn hóa vật chất. Thể hiện đặc sắc hơn cả là văn hóa trên kỹ thuật tạo hoa văn trên vải; trang phục, trang sức và cách phối màu. Hiện nay, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải; trang phục và người Mông đang có phần mai một và đứng trước nguy cơ thất truyền nếu không được kiểm kê, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng.

  • Từ rất lâu đời nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào ở xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông đã phát triển, đến nay nghề dệt này vẫn được duy trì và bảo tồn. Đặc biệt, hoa văn trên vải đã mang lại những giá trị đặc trưng trong đời sống và sinh hoạt của tộc người.

  • Dân tộc Thái sinh sống rải rác ở nhiều vùng, miền khác nhau. Ở mỗi vùng, từng nhóm người Thái lại có những phong cách trang phục khác nhau phù hợp với phong tục tập quán, quan niệm thẩm mỹ, địa bàn cư trú…của họ. Phóng viên VOV5 giới thiệu về trang phục của người phụ nữ Thái trắng ở huyện Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

  • Điện Biên là một tỉnh thuộc miền Tây Bắc Tổ Quốc việt Nam, ngã ba biên giới của các quốc gia Việt - Trung - Lào. Đây là miền đất biên giới mà mỗi ngọn núi, dòng sông từng chứng kiến bao cảnh loạn lạc, gươm đao, súng đạn, là nơi viết lên bao trang sử đấu tranh bất khuất, nêu cao nhiều tấm gương chiến đấu oai hùng của đồng bào các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam. Đồng thời, mảnh đất miền biên viễn này cũng là nơi sinh sống của cộng đồng 18 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại chứa đựng trong mình vốn truyền thống văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc.

  • Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa và nét đẹp riêng trong trang phục của mình. Cũng giống như trang phục của các dân tộc khác, trang phục truyền thống của phụ nữ Mường tỉnh Điện Biên nói riêng và phụ nữ Mường trên đất nước Việt Nam nói chung được coi như một thứ “ngôn ngữ” biểu đạt những nét đặc trưng riêng, đặc sắc của dân tộc mình.

1 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
358 người đã bình chọn