• Dienbien.gov.vn - Lễ mừng cơm mới (Kin Khẩu hó), đối với người Lào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong năm. Nghi lễ này hàm chứa những giá trị văn hóa tâm linh độc đáo theo tín ngưỡng dân gian, thể hiện sự tôn vinh cây lúa nói riêng và nông sản nói chung, đồng thời nhằm tạ ơn các vị thần linh đã che chở, phù hộ được mưa thuận gió hòa, sản xuất thuận lợi, người người khỏe mạnh, bình an.

  • Dienbien.gov.vn - Người Hoa (người Xạ Phang) là dân tộc ít người của tỉnh Điện Biên, họ cư trú thành bản, theo dòng họ tập trung tại các xã thuộc huyện Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa. Đến nay, người Xạ Phang vẫn còn giữ được rất nhiều di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có nghề thêu giày.

  • Dienbien.gov.vn - Sáng 29/4, UBND huyện Điện Biên long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với nghệ thuật múa Khơ mú. Đây là di sản của cộng đồng người Khơ Mú đang sinh sống trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Nậm Pồ.

  • Dienbien.gov.vn - Múa xòe là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc, một điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái Tây Bắc. Múa xòe còn có tên khác là “Xe khăm khen” (múa cầm tay). Múa xòe biểu hiện sự đoàn kết thân thiện gắn bó, có tính tập thể dân chủ cao nên mọi người Thái đều biết múa xòe và yêu thích nghệ thuật xòe của dân tộc mình. Múa xòe là di sản văn hóa quý giá của người Thái có sức sống bền vững trong nhân dân.

  • Dienbien.gov.vn - Nghệ thuật múa xòe của dân tộc Thái là nghệ thuật múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc. Điện Biên cũng là một trong những tỉnh có vốn nghệ thuật múa xòe truyền thống được phát triển rộng khắp, cần được bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

  • Dienbien.gov.vn - Nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ 2 tại tỉnh Điện Biên, năm 2019, sáng ngày 19/10, tại Quảng trường 7/5 - thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra màn trình diễn nghệ thuật xòe Thái với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật quần chúng đến từ 5 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa.

  • Dienbien.gov.vn - Dân tộc Thái gồm các tiểu ngành với những tên gọi như: Táy Đón, Táy Đăm, Táy Thanh, Pú Khay, Hàng Tổng và Thổ Đà Bắc... Căn cứ vào mức dân khoảng trên 1.500.000 người (thống kê Điều tra dân số 2009), dân tộc Thái được coi là một dân tộc đa số trong số những dân tộc thiểu số. Đồng bào Thái thích cư trú dọc hai bên triền sông, triền suối, nơi có địa thế bằng phẳng, rộng rãi, phì nhiêu, thuận tiện cho việc phát triển cây lúa nước. Người Thái sống tập trung nhất tại các tỉnh: Điện Biên, Nghệ An, Sơn La, Hoà Bình và Lai Châu. Tiếng nói người Thái thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

  • Dienbien.gov.vn - Trong không khí phấn khởi đón Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông hoa" xã Sa Lông, huyện Mường Chà, ngày 4/3, UBND huyện Mường Chà đã tổ chức các hoạt động: Thi thêu hoa văn trên trang phục truyền thống và 4 môn thể thao dân tộc, thu hút đông đảo nhân dân và học sinh trên địa bàn tham gia, giao lưu, thi đấu, cổ vũ các hoạt động.

  • Dienbien.gov.vn - Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) là tết truyền thống của dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Ðiện Biên (Ðiện Biên), được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 13 đến 15-4 theo Phật lịch hằng năm, với ý nghĩa đón mừng năm mới.

  • Người Dao hay còn gọi là người Dạo ở tỉnh Điện Biên có nhiều nhóm khác nhau. Sự hình thành các nhóm với sự phân bố ở các khu vực, địa phương càng cho thấy sự phong phú, giàu màu sắc về văn hóa dân tộc. Ngay như trong tập quán xã hội và tín ngưỡng của mỗi nhóm Dao lại có những tập tục riêng, tiêu biểu như tục cưới xin của người Dao Quần Chẹt ở Tủa Chùa có những quy định khác với Dao Đỏ, Dao Đen ở Nậm Pồ. Bài viết xin đề cập đến tục cưới xin của người Dao Quần Chẹt ở Tủa Chùa.

  • Dân tộc Thái cũng như nhiều dân tộc khác khi biết người phụ nữ mang thai thì cả gia đình đều có trách nhiệm, chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần để người mẹ và thai nhi cùng khỏe mạnh.

  • Theo quan niệm của người Kinh ở Điện Biên, bổn phận của các thành viên trong gia đình là cung dưỡng người thân khi già yếu và hoàn tất tang lễ khi quá vãng. Những bổn phận này cần thực hiện đúng nghi thức để tỏ lòng tôn kính, báo đền công sinh thành dưỡng dục và thể hiện cảm thiêng liêng của người thân dành cho nhau. Hiện nay, tang lễ của người Kinh vẫn giữ gìn được một số phong tục, nghi thức đặc biệt cử hành trước và sau khi gia đình có người thân lìa trần, trong đó có tục cải mộ.

  • Trong kho tàng văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của 19 dân tộc đã cho tỉnh Điện Biên sự độc đáo và lôi cuốn tìm hiểu của du khách. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt. Đặc biệt trong các ngày lễ, tết không thể thiếu các trò chơi dân gian, các trò chơi thường được sáng tạo và xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất của chính người dân như ném còn, đánh Tù lu, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo, giã bánh dày, tó mák lẹ..v.v.các trò chơi thể hiện được sức khỏe dẻo dai, bền bỉ và khéo léo của người chơi và mang lại niềm vui, tính đoàn kết, cộng đồng dân tộc rất cao.

  • Tại Đội 7, bản Tâu, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, bà Then Lừ Thị Thiếm có khả năng làm các lễ xên Then (cúng Then), đặc biệt là lễ Then cầu con, người Thái đen còn gọi là Thèn xò lụ. Bà đã giúp cho nhiều cặp vợ chồng ở nhiều địa phương trong tỉnh hiếm muộn giờ đã có con với niềm vui vỡ òa và lòng cảm mến bà Then đã cầu con cho những cặp vợ chồng ấy.

  • Dân tộc Phù Lá tại tỉnh Điện Biên là dân tộc thiểu số ít người sinh sống tập trung chủ yếu ở xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo và xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa. Qua nghiên cứu tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu được biết dân tộc Phù Lá chia thành 02 nhóm chính là nhóm Lao Va Xơ và nhóm Pu La. Thông qua trang phục truyền thống, ngôn ngữ và cách giao tiếp cho thấy dân tộc Phù Lá tỉnh Điện Biên thuộc nhóm Lao Va Xơ.

  • Ua Nếnh là lễ cúng Ma - cũng có thể hiểu là cúng bản của người Mông là những nghi lễ gọi ma lành về, xua đuổi ma xấu. Ma lành là thánh trời (ma trời), thần linh, thổ địa, ma tổ tiên còn ma xấu là ma mang lại bệnh tật, ốm đau, rủi ro cho dân bản.

1 2 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
358 người đã bình chọn