PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN
*Laodong.vn (10/5): Chưa xử lý dứt điểm tình trạng buôn bạc giả tại các điểm di tích Chiến trường Điện Biên Phủ
Mặc dù chính quyền địa phương và cơ quan quản lý đã vào cuộc, thế nhưng tình trạng buôn bạc giả vẫn tiếp tục diễn ra tại các điểm di tích Chiến trường Điện Biên Phủ.
Ngày 10.5, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Lò Văn Hợp - Chủ tịch UBND xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ cho biết, ngay sau khi Báo Lao Động phản ánh, ngày 27.4 UBND xã Mường Phăng đã có văn bản gửi đến các Bí thư chi bộ và Trưởng bản tại 20 thôn bản trên địa bàn toàn xã.
Theo ông Lò Văn Hợp, sau khi giao cho lực lượng công an nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan thì xác định việc lừa bán bạc giả cho khách có thể xử phạt từ 1-3 triệu đồng theo quy định tại Điều 9, Nghị định 98/2020/NĐ-CP về hành vi buôn bán hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Anh Đạo - Giám đốc Ban quản lý di tích (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên) cho biết, sau khi nhận được phản ánh từ Báo Lao Động, Ban quản lý di tích đã yêu cầu tất cả các chủ sạp hàng phải công khai, niêm yết giá và ghi rõ các mặt hàng lưu niệm được bày bán.
Chính quyền và đơn vị quản lý thì cho biết như vậy, tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 vừa qua, tình trạng bán trang sức, đồng tiền bằng bạc giả vẫn tiếp tục xảy ra. Do vậy, để chấm dứt tình trạng này, các đơn vị liên quan cần phối hợp để có chế tài xử lý dứt điểm chứ không chỉ dừng ở việc tuyên truyền.
*Dienbientv.vn (10/5): Điện Biên có 21/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới
Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng 10/5, Tổ công tác thuộc Đoàn giám sát số 3 của Quốc hội do Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội làm Tổ trưởng đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khảo sát việc thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành tham mưu, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách triển khai chương trình đảm bảo kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận của nhân dân trong tham gia xây dựng NTM.
Kết quả, đến nay, tỉnh Điện Biên đã có 21/115 xã đạt chuẩn NTM, có 30/115 xã đạt từ 15-18 tiêu chí, bình quân tiêu chí đạt 13,07 tiêu chí/xã, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 26 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn gần 37%, có 120 thôn bản được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
Tỉnh Điện Điện cũng chưa có huyện nào hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, chưa có xã được công nhận xã NTM nâng cao, kiểu mẫu chưa đạt mục tiêu so với năm 2025.
Tại buổi làm việc, tỉnh Điện Biên nêu lên một số khó khăn vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chương trình xây dựng NTM về nguồn lực, nguồn vốn thực hiện xây dựng NTM, việc thực hiện các tiêu chí NTM. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh về nguồn vốn để tỉnh Điện Biên phấn đấu hoàn các mục tiêu về xây dựng NTM...
Các thành viên đoàn giám sát tập trung trao đổi, đề nghị Sở NN&PTNT làm rõ một số nội dung: Việc ban hành các văn bản, cơ chế chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh, của huyện, cần cập nhập đầy đủ các văn bản hướng dẫn của Trung ương; cần báo cáo rõ hơn về các mô hình quản lý các cấp; làm rõ nguồn vốn được phân bổ và kết quả giải ngân các nguồn vốn; việc đánh giá các nội dung thành phần cần rõ ràng, cụ thể hơn.
*Dienbientv.vn (10/5): Điện Biên đẩy mạnh giao khoán rừng cho cộng đồng thôn bản
Hiệu quả sau khi thực hiện giao khoán rừng cho cộng đồng thôn bản đã và đang mang lại lợi ích kép, vừa tạo sinh kế, vừa khuyến khích người dân tỉnh Điện Biên tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tích cực tham gia nhận khoán rừng, để hưởng lợi từ rừng. Các cộng đồng thôn bản khi tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã được hưởng dịch vụ môi trường rừng, đồng thời được khai thác lâm sản phụ ngoài gỗ để tạo sinh kế, tăng thu nhập.
Đến nay, toàn tỉnh Điện Biên đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho 116 cộng đồng thôn bản, với trên 7.200 hộ tham gia nhận khoán, tổng diện tích rừng trên 48.500 ha.
Việc giao khoán, thuê khoán rừng cho các cộng đồng thôn bản bảo vệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng được nâng cao. Rừng được bảo vệ tốt hơn, các vụ cháy rừng, phá rừng giảm qua các năm.
*Baodienbienphu.com.vn (10/5): Kết quả giảm nghèo tích cực song tiêu chí nông thôn mới đạt thấp
Tiếp tục chương trình khảo sát chuyên đề việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại Điện Biên, ngày 10/5, Tổ công tác của Đoàn giám sát số III của Quốc hội do Thiếu tướng Vũ Xuân Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội làm Tổ trưởng làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa có huyện đạt chuẩn NTM theo các mức độ, chưa có đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, chưa có xã NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao. Hiện nay toàn tỉnh có 21/125 xã đạt chuẩn NTM; bình quân đạt 13,07 tiêu chí/xã; 120 thôn bản được công nhận đạt chuẩn NTM và NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 26 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm còn 36,57%.
Đối với việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, trong giai đoạn 2021-2023, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho UBND tỉnh các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo, việc làm, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cải thiện điều kiện sản xuất, tạo việc làm. Kết quả toàn tỉnh giảm 4,55% hộ nghèo, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh Điện Biên nguồn vốn để hoàn thành các mục tiêu xây dựng NTM, đặc biệt là xây dựng NTM cấp thôn bản giai đoạn 2021 – 2015. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Trung ương có cơ chế cho phép các địa phương điều chinh nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các dự án, tiểu dự án trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững phù hợp với nhu cầu địa phương. Điều chỉnh một số tiêu chí tài sản quy định tại Thông tư số 02/2022/TT- BLĐTBXH, nhằm phù hợp với tính chất vùng miền, tạo thuận lợi trong công tác rà soát hộ nghèo; hướng dẫn quy định rõ nhóm đối tượng “người lao động có thu nhập thấp”, nhóm địa bàn “vùng nghèo, vùng khó khăn”...
Thành viên tổ công tác đã trao đổi, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong triển khai các dự án Chương trình MTQG tại Điện Biên. Tổ công tác đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội làm rõ các nội dung: Việc triển khai các cơ chế chính sách thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; mô hình quản lý, Ban chỉ đạo NTM trên địa bàn tỉnh; khó khăn bất cập trong việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG; kết quả giải ngân các chương trình MTQG xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững đến thời điểm hiện tại; nguồn đối ứng của địa phương, đóng góp của nhân dân, vốn lồng ghép triển khai thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện các chỉ tiêu điện, nước sinh hoạt, thu nhập bình quân đầu người, đặc biệt là tại các xã, bản vùng sâu, vùng xa; các chương trình hỗ trợ cây, con giống; các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; giảm nghèo về thông tin gặp khó khăn gì?
*Baodienbienphu.com.vn (10/5): Nhiều diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh
Thời tiết diễn biến phức tạp, nắng, nóng xen lẫn mưa đã khiến nhiều diện tích lúa đông xuân trên địa bàn tỉnh bị nhiễm các loại sâu bệnh, sinh vật gây hại. Đây cũng là thời điểm then chốt quyết định tới năng suất, chất lượng lúa; do đó các cơ quan chuyên môn và người dân tăng cường kiểm tra, phát hiện sớm các loại sâu bệnh, kịp thời phun phòng trừ sâu bệnh, không để lây lan trên diện rộng.
Vụ đông xuân 2022 - 2023, toàn tỉnh gieo cấy hơn 9.885ha lúa. Hiện nay các trà lúa đang bước vào các giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, ôm đòng và trổ bông. Trong đó, lúa trà sớm đang ở giai đoạn ôm đòng và trổ bông, trà chính vụ làm đòng, trà muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh và đứng cái. Tuy nhiên, trong những ngày qua, do thời tiết mưa nắng diễn biến thất thường, đan xen, là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh bùng phát. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, hiện nay nhiều diện tích lúa đã xuất hiện nhiều đối tượng sâu, bệnh gây hại trên các trà lúa, nhất là bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông.
Điển hình tại huyện Điện Biên đến ngày 2/5 có hơn hơn 1.511ha trong tổng số 4.200ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh gây hại. Trong đó, gần 100ha bị bệnh đạo ôn cổ bông chủ yếu ở các xã Thanh Xương, Thanh Yên, Thanh Chăn, Thanh Hưng...; hơn 385ha lúa bị nhiễm tập đoàn rầy; hơn 424ha bị nhiễm bệnh khô vằn... Đa số diện tích bị hại đã được người dân phun phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; tuy nhiên vẫn còn hiện tượng bệnh đạo ôn cổ bông cháy theo chòm, ổ, do người dân chưa chú trọng phun trừ hoặc phun trừ không đúng kỹ thuật.
Theo khuyến cáo từ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Điện Biên, hiện nay lúa trà sớm đang giai đoạn trổ bông, phơi màu, trà chính vụ đang giai đoạn đòng già, trổ bông. Đây là giai đoạn mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh và sinh vật gây hại. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật gây hại gây ra, người dân cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng, điều tiết nước hợp lý, nắm bắt tình hình sinh trưởng và phát triển, kịp thời phát hiện sinh vật gây hại để có biện pháp phòng trừ; nhất là phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên các giống nhiễm (séng cù, hana 112, bắc thơm 7, đài thơm 8...) và diện tích bị bệnh đạo ôn lá (tai lá) nặng.
Ngoài ra, ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh đều có diện tích lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh với tỷ lệ từ nhẹ đến cao và cục bộ. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tính riêng từ ngày 26/4 - 2/5, toàn tỉnh có khoảng 2.000ha lúa bị nhiễm các loại sâu bệnh. Trong đó, có hơn 648ha lúa bị nhiễm bệnh bạc lá, gây hại tỷ lệ phổ biến 2 - 15%, cao 50%, cục bộ 80%; gần 495ha lúa bị nhiễm bệnh khô vằn, với tỷ lệ phổ biến 10%, cao 60%; gần 320ha lúa bị chuột phá hoại; gần 200ha lúa nhiễm tập đoàn rầy, phổ biến mật độ 100 - 350 con/m2, nơi cao 4.000 con/m2, cục bộ 10.000 con/m2... Ngoài ra, bệnh thối thân, ruồi đục nõn, nghẹt rễ, đốm nâu, lem lép hạt... gây hại nhẹ đến trung bình. Các giống lúa bị nhiễm sâu bệnh nặng chủ yếu là séng cù, nếp tan, hana, đài thơm, bắc thơm... tập trung chủ yếu tại các huyện: Điện Biên, Mường Ảng, Mường Nhé, Mường Chà và TP. Điện Biên Phủ.
Để phòng, trừ kịp thời sâu bệnh hại, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương tăng cường công tác điều tra, kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm, từ đó hướng dẫn người dân sử dụng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu để phòng trừ khi bệnh mới phát sinh. Nhờ vậy, công tác phòng trừ được thực hiện một cách tập trung, đồng bộ, tạo được hiệu quả cao trên đồng ruộng. Toàn tỉnh đã phun phòng trừ được 200ha bệnh đạo ôn lá, tai lá; phun gần 130ha bệnh bạc lá; hơn 260ha diện tích bị nhiễm bệnh khô vằn và hơn 1.200ha diện tích nhiễm tập đoàn rầy được phun phòng trừ... và một số loại bệnh khác.
*Baodienbienphu.com.vn (10/5): Mường Nhé: Giông lốc làm thiệt hại 24 nhà dân
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Mường Nhé, trong 2 ngày (9 - 10/5) trên địa bàn xảy ra giông lốc và mưa lớn đã gây thiệt hại 24 nhà ở của người dân thuộc các xã: Nậm Vì, Mường Toong, Chung Chải. Trong đó, 4 nhà thiệt hại từ 50 - 70%; 13 nhà thiệt hại từ 30% - 50% và 7 nhà thiệt hại dưới 30%. Tổng giá trị thiệt hại khoảng 258 triệu đồng.
Ông Vũ Hoài Nam, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Nhé cho biết: Sau khi xảy ra giông lốc, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã phối hợp với UBND các xã thăm hỏi, động viên bà con bị thiệt hại. Đồng thời kiểm tra đánh giá mức độ thiệt hại, chỉ đạo lực lượng chức năng cùng nhân dân khắc phục hậu quả để ổn định cuộc sống.
*Baodienbienphu.com.vn (9/5): Nậm Cang bao giờ hết “khát”?
Đất đai khô cằn, cây cối trơ trụi… người dân thì thiếu nước sinh hoạt. Đó là thực tế đã và đang diễn ra ở bản Nậm Cang, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà. Nậm Cang bao giờ hết “khát”? là câu hỏi cũng là ước mơ cháy bỏng của mấy trăm nhân khẩu nơi đây.
Từ nhiều tháng nay, ngoài giờ đứng lớp, quãng thời gian còn lại trong ngày, các cô giáo mầm non ở điểm bản Nậm Cang phải đảm nhiệm việc tìm nước, chở nước sạch về điểm trường, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gần 30 học sinh mầm non.
Cô Khoàng Phương Thúy, giáo viên điểm trường mầm non Nậm Cang cho biết, nước sinh hoạt ở đây rất khan hiếm. Để có nguồn nước, các cô giáo phải tận dụng ở các mó nước quanh bản nhưng vẫn không đủ dùng.
Vài năm gần đây, điểm trường mầm non Nậm Cang đã được đầu tư một số téc dự trữ nước mưa. Tuy nhiên, do nước khan hiếm nên không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt. Bởi vậy, khi có nước để dùng, cả cô và trò đều trân quý, sử dụng rất tiết kiệm.
Cách trung tâm xã Mường Tùng (huyện Mường Chà) gần 30km, bản Nậm Cang nằm cheo leo trên đỉnh núi khô cằn. Và chỉ có tình yêu con trẻ, lòng say nghề mới giúp cô Thúy và các đồng nghiệp gắn bó với Nậm Cang.
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt không chỉ khiến cho việc chăm sóc, giảng dạy học sinh điểm bản Nậm Cang khó khăn mà với người dân nơi đây cũng vậy. Bao năm qua, hơn 300 nhân khẩu ở Nậm Cang luôn phải đối mặt với tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Cả bản chỉ có duy nhất 1 vòi nước nhỏ được dẫn về từ khe núi cách bản gần 1km. Mọi sinh hoạt hàng ngày từ tắm giặt, rửa rau, vo gạo, chăn nuôi đều phải tính toán sao cho hết sức tiết kiệm.
Nắng nóng kéo dài những ngày qua khiến cơn khát nước của người dân Nậm Cang càng thêm trầm trọng. Cũng như bao người dân khác trong bản, ông Ly A Sinh mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư cho bản nguồn nước để có nước sinh hoạt thuận lợi hơn. “Bao năm qua bà con đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ để ổn định cuộc sống thông qua nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội... Giờ đây, điều mà chúng tôi mong mỏi hơn cả là có hệ thống nước sinh hoạt đảm bảo đủ cho người dân sử dụng, nhất là mùa nắng nóng như hiện nay…”.
Mang những trăn trở của người dân Nậm Cang đến chính quyền xã Mường Tùng, ông Lò Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã bày tỏ sự chia sẻ với người dân nơi đây vì nỗi khổ thiếu nước. Ông Hùng cho biết, không chỉ Nậm Cang, xã cũng còn một số bản vùng cao có hoàn cảnh tương tự. Để giải quyết tình trạng này, huyện Mường Chà cũng tính đến một số phương án, như: Lập phương án xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, có quy mô tại các điểm có nguồn nước lớn; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng ổn định nguồn nước; hỗ trợ xây các bể chứa nước… tuy nhiên khó khăn vấn đề kinh phí. “Nhu cầu của người dân là chính đáng song do nhiều nơi cũng có tình trạng thiếu nước nên một sáng một chiều chưa thể giải quyết được tình trạng “khát” nước của người dân. Dẫu vậy, chúng tôi cũng sẽ cố gắng đến mức có thể để sớm đáp ứng sự mong mỏi của bà con trong thời gian tới” - Chủ tịch UBND xã Mường Tùng cho biết.
PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ
CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI
* Chinhphu.vn (10/5): Thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 10/5
Mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 486/QĐ-TTg ngày 10/5/2023 về mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở.
Cụ thể, mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP là 4,8%/năm.
Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2023 đến ngày 31/12/2024.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống ma túy
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3220/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và 1 năm thi hành Luật Phòng, chống ma túy năm 2021.
Văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Sau khi xem xét báo cáo của Bộ Công an về tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW và 1 năm thi hành Luật phòng, chống ma túy năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ: Công an, Quốc phòng, Lao động- Thương binh và Xã hội, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công Thương; các bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao tại văn bản số 154/TB-VPCP ngày 26/4/2023 và văn bản số 2891/VPCP-KGVX ngày 26/4/2023 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Công an tiếp tục phát huy vai trò cơ quan thường trực về phòng, chống ma túy; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống ma túy; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những nội dung vượt thẩm quyền./.
* Chinhphu.vn (8/5): Chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 74/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, kiên trì mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Nghị quyết nêu: Thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, còn nhiều khó khăn; căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn gay gắt; tình trạng lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao, tăng trưởng thấp kéo dài, nguy cơ suy thoái kinh tế và rủi ro tài chính, tiền tệ gia tăng tại nhiều nước, đối tác lớn..., cùng những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế tiếp tục tác động, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt phương châm chỉ đạo, điều hành đã được xác định từ đầu năm, chủ động, kịp thời tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; kiên trì mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chú trọng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 đã đề ra.
*Vtv.vn (7/5): Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc uỷ quyền quyết định giá đất cụ thể
Ngày 6/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc uỷ quyền quyết định giá đất cụ thể.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Kết luận số 14-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Bộ Chính trị và tình hình thực tế của địa phương thực hiện uỷ quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất, thành viên Hội đồng bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ tịch hội đồng và lãnh đạo cơ quan tài chính cấp huyện làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo cơ quan tài nguyên và môi trường, các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức xác định giá đất.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quyết định giá đất cụ thể được uỷ quyền theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã uỷ quyền và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình uỷ quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân.
Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thực hiện đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành.
CHỈ THỊ MỚI
* Chinhphu.vn (8/5): Đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động 19 tập đoàn, tổng công ty
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 12/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, năm 2018, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) và giao Ủy ban thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc - hiện đang nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế, chiếm trên 60% nguồn lực về vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong cả nước.
Sau hơn 4 năm hoạt động, Ủy ban đã tiếp nhận đầy đủ để thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo quy định của pháp luật; làm đầu mối của Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, cùng với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước triển khai các dự án quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước, góp phần bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tạo tiền đề và động lực quan trọng cho phát triển các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, thực hiện an sinh xã hội và quốc phòng an ninh, vốn chủ sở hữu và tài sản được bảo toàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được duy trì, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua, Ủy ban và 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn những tồn tại, hạn chế như: Cơ sở pháp lý cho mô hình hoạt động của Ủy ban còn có vướng mắc, chưa thực sự hiệu quả; sự chủ động, linh hoạt, tích cực, sáng tạo còn hạn chế, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương còn nhiều vướng mắc. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa chủ động phát huy hết hiệu quả nguồn lực vốn, tài sản Nhà nước giao, đặc biệt là trong việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư lớn, quan trọng, hầu như không có dự án nào được khởi công mới trong các giai đoạn vừa qua.
Những tồn tại, hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan thuộc trách nhiệm của nhiều chủ thể liên quan: Chính phủ, các bộ ngành, ủy ban và các doanh nghiệp,... trong đó có những nguyên nhân chính như: Vướng mắc lớn về pháp lý; sự phối hợp với các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, hiệu quả; cần sự cố gắng, nỗ lực và chủ động hơn nữa của Ủy ban và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện mô hình Ủy ban là cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại doanh nghiệp, để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình và đổi mới hoạt động của Ủy ban, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban trong thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ, cơ quan liên quan và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải chủ động, tích cực xử lý, giải quyết có hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, bất cập và chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp.
Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng đã kéo dài nhiều năm
Cụ thể, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5/2023 kế hoạch triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hoạt động của Ủy ban theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 1200/VPCP-ĐMDN ngày 14/4/2023 của Văn phòng Chính phủ.
Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng đã kéo dài nhiều năm, nhất là các vấn đề đã có thời hạn yêu cầu trình Ban cán sự đảng Chính phủ, Bộ Chính trị, trong đó, phải hoàn thành xử lý dứt điểm trong tháng 5 năm 2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án, doanh nghiệp: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên, Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và Dự án nhà máy gang thép Lào Cai, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tuyển chọn công khai, minh bạch để tìm được người tài, đồng thời nghiên cứu chế độ, chính sách cho phù hợp với quy định, quy chế của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Khẩn trương phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành trước ngày 30/5/2023: - Chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm giai đoạn 2021-2025 của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc;
- Chủ trương sắp xếp giai đoạn 2022-2025 của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy định tại Phụ lục IV Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025;
- Tiếp thu, giải trình ý kiến các bộ, cơ quan theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ để tổng hợp hoàn thiện, hoàn thành phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ cấu lại của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc theo quy định tại Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”, nhất là Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Chủ động, quyết liệt trong xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, đôn đốc, phê duyệt kế hoạch, chương trình, đặc biệt là kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc, góp phần phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, miền, địa phương và đóng góp ngày một tốt hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Tích cực, kịp thời nắm bắt tình hình tốt hơn, nhất là những khó khăn, vướng mắc lớn, là điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, khẩn trương giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; phối hợp, kiến nghị các bộ, ngành hoặc tham mưu cho Chính phủ để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, vấn đề phát sinh mới.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp theo quy định; chủ động, quyết liệt trong xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhất là trong công tác phối hợp, xin ý kiến các bộ, cơ quan khi thực hiện các nhiệm vụ có liên quan và trong quá trình triển khai các nhiệm vụ; cần rà soát kỹ quy định pháp luật, thể hiện rõ quan điểm, giải pháp xử lý cụ thể, nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến các bộ, cơ quan theo lĩnh vực quản lý nhà nước để các cơ quan có cơ sở tham gia ý kiến.
Chủ động tìm kiếm và triển khai các dự án mới để đầu tư
Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc Ủy ban nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao là quản lý vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phấn đấu với tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo ra khí thế, tư duy, phương pháp luận mới, cách tiếp cận mới để quyết tâm làm, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp, các ngành.
Với tinh thần trách nhiệm đó, chủ động tìm kiếm và triển khai các dự án mới để đầu tư, đặc biệt là các dự án liên quan đến giao thông, năng lượng, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu,...
Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó chú trọng việc đổi mới mô hình quản trị kinh doanh theo hướng hiện đại, thích ứng với điều kiện mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư lớn, trọng điểm của Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng theo chiến lược, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ; tạo tiền đề và động lực quan trọng cho phát triển các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và giải ngân vốn đầu tư kịp thời để đẩy nhanh tiến độ. Nghiên cứu, gia tăng đầu tư cho đổi mới sáng tạo, ngành, lĩnh vực mới nổi.
Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được giao, phấn đấu vượt kế hoạch, góp phần cao nhất bảo đảm các cân đối lớn cho nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó, đặc biệt chú ý bảo đảm các cân đối lớn về điện, than, dầu khí, xăng dầu, các sản phẩm là nguyên liệu cho các ngành sản xuất và cho an ninh quốc phòng, vận tải hành khách, hàng hóa, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đề cao nhân tố văn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tôn trọng quy luật khách quan của kinh tế thị trường, tôn trọng quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; góp phần cùng với Chính phủ, các bộ, ngành điều tiết kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực chủ động hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực
Các bộ, cơ quan liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để gắn chiến lược phát triển của DNNN với phát triển ngành, lĩnh vực nhằm phát huy nguồn lực quan trọng của đất nước, gồm:
- Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia của Bộ Công Thương;
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc của Bộ Giao thông vận tải;
- Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Quy hoạch ngành lâm nghiệp quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp chưa thể ban hành các chiến lược ngành, trong tháng 5 năm 2023 cần có hướng dẫn Ủy ban và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hướng xử lý để không ảnh hưởng tới việc xây dựng, ban hành chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Khẩn trương tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo nhiệm vụ đã được Chính phủ phân công tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vào phát triển kinh tế xã hội.
Tích cực, kịp thời phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh thuộc chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại nhà, đất,... của doanh nghiệp; đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc là điểm nghẽn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp; trước mắt, tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề theo kiến nghị của Ủy ban và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong tháng 5 năm 2023.
Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền để phân cấp mạnh mẽ hơn cho các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về công tác quản lý vốn nhà nước và việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp, tăng nguồn lực cho các doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế
Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội dự án Luật sửa đổi căn bản, toàn diện Luật số 69/2014/QH13 theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 2738/VPCP-PL ngày 21/4/2023; phấn đấu trình Quốc hội thông qua và ban hành tại kỳ họp tháng 10 năm 2023.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp, tăng nguồn lực cho các doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2023.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách riêng để phát triển một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty quy mô lớn, hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng của đất nước; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2023.
Khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/1/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước để phù hợp hơn với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, đổi mới quản lý của chủ sở hữu, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo tính linh hoạt, chủ động trong hoạt động của Ủy ban cũng như doanh nghiệp và gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.
Nghiên cứu cơ chế thúc đẩy DNNN mạnh dạn đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, theo kịp tốc độ phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ; thay đổi mô hình kinh doanh của nền kinh tế toàn cầu, xu thế phát triển trên thế giới; cơ chế lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành DNNN hoặc một phần tài sản, dự án của DNNN trong thời gian nhất định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2023.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi quy định về chuyển mục đích sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tạo điều kiện thực hiện đầu tư cho các vườn ươm trong lĩnh vực liên quan đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặt hàng các sản phẩm mới, đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo,...; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2023.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tổ chức triển khai nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả Chỉ thị này; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; kịp thời báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và giải pháp khắc phục trong quá trình thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Chỉ thị này trong tháng 12 năm 2023.
* Chinhphu.vn (8/5): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần
Đảm bảo quỹ đất cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 360/CĐ-TTg ngày 02/5/2023 về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được giao; tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025. Tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu tổng hợp, việc đề xuất đưa các chỉ tiêu sử dụng đất vào quy hoạch và việc khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất theo quy hoạch; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để làm căn cứ giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội…
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương rà soát, xử lý kiến nghị của bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành
Trước tình trạng nhiều kiến nghị, đề xuất của địa phương gửi các bộ, cơ quan chưa được giải quyết, trả lời, hướng dẫn kịp thời hoặc có trả lời, hướng dẫn nhưng còn chung chung, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện 365/CĐ-TTg ngày 4/5/2023 chấn chỉnh tình trạng này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tập trung, khẩn trương rà soát các kiến nghị, đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành đã được gửi đến các bộ, cơ quan và chịu trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, đúng thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 11 Quy chế làm việc của Chính phủ, đặc biệt phải giải quyết ngay những vấn đề tồn đọng, quá thời hạn chưa được xử lý, không để tiếp tục chậm trễ, kéo dài…
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Chính phủ ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nghị định này hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Sở hửu trí tuệ là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định; tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh…
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo hiểm vi mô
Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 5/5/2023 quy định về bảo hiểm vi mô.
Nghị định quy định số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm.
Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm.
Bổ sung thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA
Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2023/NĐ-CP trong đó bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 5/5/2023 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn.
Quyết định điều chỉnh mục tiêu đầu tư nhằm đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện hữu để nâng công suất chế biến của nhà máy từ 148.000 thùng/ngày lên 171.000 thùng/ngày; sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn EURO V; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo lộ trình bắt buộc áp dụng của Chính phủ; nâng cao độ linh động lựa chọn dầu thô, đảm bảo nguồn dầu thô cung cấp lâu dài và có hiệu quả cho Nhà máy; nâng cao hiệu quả đầu tư Nhà máy lọc dầu Dung Quất; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của cả nước, đặc biệt khu vực Trung bộ.
TIN QUỐC HỘI
*Daibieunhandan.vn (10/5): Không nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí
Chiều nay, 10.5, theo Chương trình Phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2030 (dự thảo Nghị quyết).
Trên cơ sở Nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 đã tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện; giảm chi ngân sách nhà nước 2.008,63 tỷ đồng. Việc sắp xếp cơ cấu lại cũng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách, đồng thời mở rộng không gian phát triển, tập trung được nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, quá trình triển khai việc sắp xếp cũng bộc lộ một số tồn tại. Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị cũng chỉ rõ, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 còn một số hạn chế như: chưa thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư; chất lượng đô thị chưa được bảo đảm do sáp nhập đơn vị hành chính nông thôn vào đơn vị hành chính đô thị; việc sắp xếp, xử lý các trụ sở làm việc dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính còn bất cập; việc thực hiện các chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau khi sắp xếp chưa kịp thời.
Để khắc phục tồn tại này, trong đó có vấn đề chất lượng ĐVHC đô thị, trong dự thảo Nghị quyết lần này đã dành một điều riêng quy định về sắp xếp ĐVHC đô thị, trong đó quy định cụ thể các trường hợp sắp xếp ĐVHC đô thị gồm: Nhập nguyên trạng ĐVHC cấp huyện, cấp xã vào ĐVHC đô thị cùng cấp; điều chỉnh một hoặc một số ĐVHC cấp xã thuộc ĐVHC cấp huyện để nhập vào ĐVHC đô thị cấp huyện; điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của ĐVHC cấp xã để nhập vào phường, thị trấn hoặc chia một ĐVHC cấp xã để nhập vào các phường, thị trấn.
Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết đã có sự điều chỉnh quy định về tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp theo hướng yêu cầu cao hơn so với giai đoạn 2019 - 2021 theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH13. Nghị quyết số 653 không tính đến tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đối với ĐVHC đô thị dự kiến hình thành sau sắp xếp là phường, thị trấn; còn đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì chỉ yêu cầu đánh giá đạt từ 50% trở lên tiêu chuẩn nêu trên của loại đô thị hiện có. Trong khi đó, dự thảo Nghị quyết lần này quy định, phải đạt 70% tổng số điểm tối thiểu của tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị (đối với thành phố, thị xã, thị trấn thuộc diện sắp xếp), đạt trên 80% tổng số điểm tối thiểu của tiêu chí vị trí chức năng, vai trò và tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị (đối với thành phố, thị xã, thị trấn thuộc diện khuyến khích) hoặc đạt trên 60% số lượng các tiêu chuẩn (đối với quận, phường).
Để bảo đảm chất lượng của ĐVHC đô thị và khuyến khích các địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC gắn với mở rộng không gian phát triển đô thị, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chuẩn của ĐVHC đô thị trong từng giai đoạn là thiết. Tuy nhiên, Chính phủ cần giải trình làm rõ, cơ sở của việc đề xuất mức độ đáp ứng 60%, 70%, 80% tổng số điểm tối thiểu của các tiêu chuẩn, tiêu chí chất lượng đô thị như trong dự thảo Nghị quyết.
Thực tế, bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện sắp xếp ĐVHC trong giai đoạn 2019 - 2021 cho thấy, với các quy định mang tính khuyến khích việc sắp xếp thì chất lượng đô thị ở các ĐVHC được thành lập trên cơ sở sáp nhập ĐVHC nông thôn vào đô thị chưa được bảo đảm. Do đó, để khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí, thì việc ưu tiên, khuyến khích các địa phương trong việc sắp xếp ĐVHC chỉ nên dừng ở việc cho phép đơn giản hơn về trình tự, thủ tục, hồ sơ. Việc sắp xếp ĐVHC thuộc diện khuyến khích thì ĐVHC đô thị sau sắp xếp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của ĐVHC tương ứng theo quy định tại các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, về phân loại đô thị.
Sắp xếp ĐVHC là rất cần thiết, nhưng điều quan trọng là việc sắp xếp phải đảm bảo nâng cao chất lượng. Bởi như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh: sắp xếp không phải là để sắp xếp mà mục tiêu cuối cùng là để nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước.
*Vietnamplus.vn (10/5): Tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã phù hợp tiêu chuẩn
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định các vấn đề về tiêu chí, tiêu chuẩn để sắp xếp gồm dân số và diện tích để làm căn cứ pháp lý cho tổ chức thực hiện.
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 23, chiều 10/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2030.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã là việc hệ trọng, cần có văn bản báo cáo Đảng Đoàn Quốc hội để có thể xin ý kiến Bộ Chính trị nếu cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ có những nội dung lớn cần phải xin ý kiến Đảng đoàn Quốc hội, cấp có thẩm quyền để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; phải triệt để bám sát thể chế hóa nghị quyết và kết luận Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Trong đó, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định các vấn đề về tiêu chí, tiêu chuẩn để sắp xếp gồm dân số và diện tích để làm căn cứ pháp lý cho tổ chức thực hiện.
Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Kết luận số 48-KL/TW, ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, đã giao Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; kịp thời xem xét, ban hành nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các địa phương theo đề nghị của Chính phủ và giám sát việc thực hiện.
Đồng thời, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc chỉ đạo Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính đạt kết quả tốt.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Pháp luật, Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu, thực hiện đúng chỉ đạo như trong Kết luận của Bộ Chính trị.
Bộ Nội vụ cần báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, để hoàn thiện hồ sơ, lãnh đạo Chính phủ trình lại Đảng đoàn Quốc hội để xem xét quyết định hoặc xin ý kiến Bộ Chính trị nếu cần thiết./.
* Chinhphu.vn (8/5): Nhiều nội dung quan trọng sẽ được UBTVQH cho ý kiến tại phiên họp thứ 23
Dự kiến tại phiên họp thứ 23 diễn ra trong 4 ngày (từ ngày 9-12/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ xem xét, cho ý kiến về các dự án luật, gồm: Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đất đai (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Đồng thời, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (đồng thời xem xét việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023).
Về các vấn đề kinh tế-xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022, tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023; báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; báo cáo tài chính Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có; lập, phân bổ dự toán, quản lý, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4/2023; xem xét, quyết định việc bổ sung mua bù hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ tham gia ý kiến về dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Đồng thời, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2023-2030./.
CÁC TIN LIÊN QUAN ĐẾN COVID – 19
*Chinhphu.vn (10/5): Sẽ đưa vaccine COVID-19 vào tiêm chủng thường xuyên
PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, thời gian tới sẽ không tổ chức tiêm vaccine COVID-19 theo chiến dịch, mà sẽ đưa vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.
Theo đó, các trạm y tế sẽ có 2-4 buổi tiêm chủng thường xuyên trong Chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai mỗi tháng, tuỳ theo các trạm ở các địa phương khác nhau, vaccine COVID-19 sẽ được đưa vào các buổi tiêm chủng thường xuyên này.
Bà Dương Thị Hồng khẳng định, các cơ sở tiêm chủng hiện nay đều thuần thục về thực hành tiêm vaccine COVID-19, phương thức bảo quản vaccine.
Việc cung cấp vaccine COVID-19 cũng có ở các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện và khu vực. Ngành y tế hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 cùng các vaccine khác.
Đến nay, tổng số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 266 triệu mũi, trong đó tỉ lệ tiêm vaccine ở nhóm nguy cơ cao và người có bệnh nền đã đạt tỉ lệ bao phủ trên 80%.
PGS.TS. Dương Thị Hồng cũng cho biết, theo khuyến cáo cập nhật của WHO, các nhóm cần ưu tiên tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 gồm: Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng, những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch cần được tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc lại.
Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, theo WHO, dù dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, song đại dịch chưa kết thúc. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó có việc tiêm vaccine phòng COVID-19.
KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP
*Baodienbienphu.com.vn (10/5): Nâng cao hiệu quả quản lý, đo lường chất lượng kinh doanh xăng dầu
Đại diện các sở, ngành, phòng kinh tế các huyện, thị, thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh tham dự tập huấn về quản lý đo lường chất lượng trong kinh doanh xăng dầu. Hội nghị tập huấn do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên phối hợp với Trung tâm đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tổ chức sáng 10/5.
60 học viên tham dự tập huấn được nắm bắt và hiểu rõ hơn các quy định, yêu cầu bắt buộc của Nhà nước trong quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu. Trên cơ sở đó các đơn vị thực hiện tốt và chấp hành nghiêm túc, đồng bộ các quy định quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu, đảm bảo các điều kiện kinh doanh đúng pháp luật. Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về chấp hành pháp luật của nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; đồng thời đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tham gia tập huấn, các đại biểu được phổ biến, tìm hiểu đồng thời thảo luận, giải đáp thắc mắc về các nội dung: Kiểm soát số lượng và chất lượng khi tiếp nhận xăng dầu từ bên giao; kiểm soát số lượng và chất lượng khi tồn trữ và bán lẻ xăng dầu; sai số cho phép của cột đo xăng dầu và phép đo trong bán lẻ; thực hiện kiểm tra định kỳ cột đo xăng dầu; lập kế hoạch và kiểm tra định kỳ bể chứa; trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xăng dầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan ở địa phương.
*Vtv.vn (9/5): Cần hướng tháo gỡ cho 12.000 sổ đỏ cấp vượt hạn mức
12.000 cuốn sổ đỏ tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội cấp vượt hạn mức, nhiều phần đất thuộc khu vực triển khai di dời do ô nhiễm.
Xung quanh bãi rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) mới chỉ có 14 hộ được xét duyệt giao đất tái định cư và chuyển ra khỏi khu vực ô nhiễm. Còn gần 70 hộ vẫn bám trụ lại, không thể chuyển đi do không được giao đất tái định cư.
Đại diện UBND xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn cho biết, các hộ này đều xuất trình sổ đỏ được huyện Sóc Sơn và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công nhận là đất ở tuy nhiên các kết luận thanh tra lại chỉ ra rằng, do sổ cấp lần đầu cho chủ gốc có sai sót trong việc cấp vượt hạn mức nên sau khi bán một phần hoặc chia tách, cho tặng, nhiều sổ đã không còn diện tích đất ở. Chiếu theo quy định, nhiều hộ mặc dù có sổ ghi là có đất ở nhưng vẫn không đủ điều kiện để được hưởng chính sách tái định cư.
Do vướng mắc nên hiện chỉ những sổ cấp không vượt hạn mức mới được xem xét tái định cư. Những sổ cấp vượt hạn mức sẽ bị thu hồi sau đó cấp lại theo đúng hạn mức cho chủ gốc đầu tiên. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài từ năm 1993-2015, từ sổ của chủ gốc sau đó đã được chia tách, mua đi bán lại nhiều lần và đều được các cơ quan có thẩm quyền cho tách sổ và người dân đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội đang đề xuất thành lập đoàn thanh tra đến từng thửa đất để đề xuất tìm hướng xử lý. Tuy nhiên, việc rà soát 12.000 hộ là điều không dễ dàng và ảnh hưởng đến tiến độ của nhiều dự án.
*Hanoimoi.vn (8/5): Chính thức trình Quốc hội giảm 2% thuế giá trị gia tăng năm 2023
Việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% dự kiến được thực hiện đến hết ngày 31-12-2023.
Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký Tờ trình số 191/TTr-CP gửi Quốc hội dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Theo tờ trình, việc tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng trong năm 2022 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Chính phủ đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% đến hết ngày 31-12-2023. Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ. Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
Thời gian áp dụng kể từ khi chính sách được ban hành đến hết ngày 31-12-2023. Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 5,8 nghìn tỷ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35 nghìn tỷ đồng.
Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu ngân sách nhà nước trong ngắn hạn cũng như bảo đảm sự chủ động trong điều hành dự toán ngân sách nhà nước, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng triển khai hiệu quả các luật thuế; tiếp tục cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời tập trung triển khai các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.
Việc giảm thuế giá trị gia tăng được cho là sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2023.
*Vtv.vn (8/5): Miền Bắc có thể thiếu hụt từ 1.600 - 4.900 MW điện trong mùa nắng nóng
Trong tháng 4 và những ngày đầu tháng 5, mặc dù miền Bắc và miền Trung mới bắt đầu có dấu hiệu nắng nóng nhưng thực tế sản lượng điện đã tăng cao.
Trong các tháng 6 và 7 tới đây, khi miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo, phụ tải hệ thống điện quốc gia tiếp tục có xu hướng tăng và cao hơn kế hoạch. Miền Bắc có khả năng thiếu hụt hàng nghìn MW điện.
Hiện nay, các hồ khu vực miền Bắc có nước về kém, lưu lượng nước về 4 tháng đầu năm chỉ bằng khoảng 70 - 90% so với trung bình nhiều năm. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ xảy ra vào các tháng cuối năm, làm cho nền nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm thấp, khiến lưu lượng nước về hồ tiếp tục có xu hướng giảm.
Các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió cũng được dự báo có thể thấp hơn năm 2022. Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhận định, trong trường hợp các tình huống cực đoan xảy ra thì hệ thống điện miền Bắc sẽ có thể thiếu hụt lớn nhất ước tính lên tới khoảng 1.600 - 4.900 MW vào các tháng cao điểm nắng nóng.
Theo kế hoạch, năm 2023, EVN sẽ huy động tối ưu các nguồn thuỷ điện miền Bắc, kết hợp tăng cường truyền tải tối đa từ miền Trung ra Bắc, điều tiết nâng và giữ mực nước bằng mực nước kế hoạch đến cuối tháng 5/2023 để nâng công suất khả dụng cho các nhà máy thủy điện.
PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN
* Chinhphu.vn (8/5): Kết quả của sự nỗ lực!
Nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, nhiều chính sách tiền tệ đã được đưa ra khẩn trương… giúp giảm gánh nặng và tạo nguồn lực cho doanh nghiệp. Kết quả phát triển kinh tế-xã hội tháng 4 mà chúng ta đạt được là kết quả của sự nỗ lực!
Những biện pháp mạnh mẽ
Kinh tế vĩ mô nước ta tháng 4 và 4 tháng năm 2023 cơ bản ổn định; hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp đã có chuyển biến bước đầu, có thể là tín hiệu tích cực tạo đà cho sự phục hồi trong thời gian tới. Đây là những nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong báo cáo gửi Chính phủ phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023 diễn ra ngày 5/5.
Nhiều chỉ số của tháng 4 đã có tín hiệu chuyển biến theo xu hướng khả quan so với những tháng đầu năm là những tín hiệu tích cực trong thời gian tới.
Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm theo xu hướng tích cực. Tốc độ tăng CPI bình quân 4 tháng so với cùng kỳ tăng 3,84%, giảm dần so với quý I (4,18%) và giảm sâu so với 2 tháng đầu năm (4,6%).
Tính chung 4 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 39% dự toán, trong đó, thu nội địa đạt 39,5% dự toán; thặng dư thương mại (xuất siêu) ước đạt 6,35 tỷ USD (cùng kỳ là 2,35 tỷ USD). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng tăng 12,8%. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 4 tháng đạt gần 50.000 doanh nghiệp, tăng 0,6% so với cùng kỳ.
Kết quả trên cho thấy, nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn được Chính phủ ban hành từ đầu năm đến nay bắt đầu có hiệu ứng phát huy tác động tích cực. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt triển khai rất nhiều biện pháp nhằm nỗ lực gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp phát triển.
Điểm nhấn ấn tượng trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong 4 tháng đầu năm đã trực tiếp chỉ đạo tại gần 600 cuộc họp, hội nghị từ Trung ương đến cơ sở và ngay tại công trường, doanh nghiệp; đã ban hành 31 văn bản quy phạm pháp luật (19 nghị định và 12 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ), 77 nghị quyết của Chính phủ, 498 quyết định cá biệt và 27 công điện, 11 chỉ thị, 398 công văn.
Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành địa phương chủ động rà soát, tháo gỡ nhiều nút thắt trong các quy định của pháp luật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, ứng phó với những khó khăn của nền kinh tế đã được kịp thời triển khai, điển hình như chính sách tiền tệ, khẩn trương hạ lãi suất ngân hàng, mở room (hạn mức) tín dụng, giữ nguyên các nhóm nợ, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách hoãn, giãn các nghĩa vụ tài chính, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng hỗ trợ và thức đẩy tiêu dùng, giúp giảm gánh nặng và tạo nguồn lực cho doanh nghiệp.
Nền kinh tế đang cần những quyết sách đột phá cho Chính phủ hành động
GS.TS. Hoàng Văn Cường đánh giá, thị trường bất động sản đang nhận được những tác động rất tích cực từ các chính sách của Chính phủ, như Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, hay Nghị định 10/2023/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận cho bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đi đến các tỉnh trọng điểm để trực tiếp chỉ đạo và gia thời hạn cụ thể cho địa phương phải giải quyết ngay khó khăn, vướng mắc pháp lý cho các dự án đầu tư.
Mặc dù với hành động và chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhưng theo GS.TS. Hoàng Văn Cường, những khó khăn vướng mắc, đặc biệt là tâm lý lo sợ, e ngại sai phạm về thể chế pháp lý vẫn đang như là tấm lưới bao phủ, bủa vây hành động, kìm hãm phát triển nền kinh tế. Do vậy, ông Hoàng Văn Cường đã đề xuất một số khuyến nghị cần có giải pháp đột phá, cấp bách ngay trong năm 2023.
Để gỡ nút thắt về thể chế, xoá bỏ tình trạng sợ sai không dám hành động, khuyến khích, thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cần phải thành lập ngay các ban, ủy ban xử lý, giải quyết các vướng mắc về thể chế pháp lý. Trách nhiệm và quyền hạn cảu ủy ban này cần "phân tầng" xử lý giữa Trung ương và địa phương.
Cấp Trung ương do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, cấp địa phương do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đứng đầu. Các thành viên là người đứng đầu của các cơ quan, ban, ngành các cấp, bao gồm cả các cơ quan hành pháp và tư pháp. Ủy ban cấp Trung ương được trao quyền lựa chọn, vận dụng các quy định của pháp luật để xử lý, giải quyết các vấn đề đang vướng mắc phát sinh trên thực tế do bị điều chỉnh bởi các quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp luật, hoặc chưa có quy định cách xử lý trong các quy phạm pháp luật hiện hành.
Những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền cấp nào thì ủy ban cấp đó tự quyết định phương thức giải quyết và thực hiện. Những vướng mắc ở địa phương nhưng không thuộc thẩm quyền của cấp địa phương thù ủy ban cấp Trung ương quyết định và thống báo cách giải quyết thống nhất cho tất cả các địa phương thực hiện. Mọi quyết định của ủy ban này đều phải được công khai, minh bạch trước toàn dân và chịu sự thanh tra, kiểm tra giám sát việc các cơ quan thực thi có tuần thủ theo đúng các quyết định của ủy ban đã ban hành.
Cơ chế trên sẽ giải quyết được tình trạng khi có vướng mắc, địa phương gửi lên bộ, ngành, Trung ương, sau một hồi giải thích, hướng dẫn thì đưa ra một câu kết "làm theo quy định của pháp luật"; các đơn vị thực thi công vụ không thể vin cớ vào những vướng mắc của luật pháp để từ chối thực thi nhiệm vụ.
Đánh giá cao những quyết sách hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách tài chính, tiền tệ, GS.TS. Hoàng Văn Cường cũng đề nghị cần chú trọng tăng cường kiểm soát dòng tiền ngân hàng nới lỏng được chảy đúng vào các lĩnh vực, hoạt động, đối tượng được hỗ trợ vốn đang cần phục hồi và phát triển, xác định được thời gian và kiểm soát được dòng tiền để thu hồi vốn. Cần hết sức lưu ý nếu chính sách nới lỏng tín dụng để dòng vốn tín dụng chảy vào những "lỗ đen" của các doanh nghiệp, "xác chết" sẽ không chỉ làm tiêu hao nguồn lực đang hạn hẹp của nền kinh tế, mà còn là nguy cơ dẫn đến mất an toàn cho hệ thống ngân hàng trước bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều rủi ro.
TƯ DUY MỚI – CÁCH LÀM HAY
*Vtv.vn (8/5): Lan tỏa tinh thần cải cách hành chính
"Không gian hành chính phục vụ", "Cà phê doanh nghiệp" - nhiều mô hình cải cách hành chính mới đã ra đời nhằm phục vụ người dân tốt hơn.
Tại nhiều địa phương, mô hình "Chính quyền thân thiện, Chính quyền phục vụ nhân dân" đã được triển khai. Mô hình này được nhân ủng hộ, đánh giá cao, từ đó hướng dần tới mục tiêu chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ.
Tại ĐBSCL, Đồng Tháp là một trong những địa phương tiên phong trong việc xây dựng chính quyền phục vụ. Nhiều mô hình mới như "Không gian hành chính phục vụ", "Cà phê doanh nghiệp" đã ra đời, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.
Quầy nước miễn phí, mạng, máy tính bảng, máy tính, máy in, máy photocopy… nhân viên hướng dẫn luôn túc trực hỗ trợ để phục vụ người dân sử dụng khi cần. Lãnh đạo trung tâm trực tiếp đón tiếp và trò chuyện cùng người dân định kỳ vào sáng thứ 2 và thứ 6 hàng tuần. Đó là những tiện ích của "Không gian hành chính phục vụ".
Đồng Tháp cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai mô hình này. Sau khi được giải quyết các thủ tục hành chính, người dân và doanh nghiệp còn được "chăm sóc khách hàng" qua Tổng đài Thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Đồng Tháp.
Tại quán cà phê nằm trong khuôn viên Khu công nghiệp Trần Quốc Toản, thành phố Cao Lãnh, khách vào quán là lãnh đạo các sở, ngành, giám đốc doanh nghiệp và có cả Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Lãnh đạo tỉnh gợi mở từng doanh nhân có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc thì vừa uống cà phê, vừa chia sẻ, nhất là những vấn đề cần đề xuất, tháo gỡ.
Từ mô hình này, đã có hàng trăm doanh đến gặp lãnh đạo tỉnh góp ý, hiến kế giúp địa phương phát triển. Nhiều vụ việc doanh nghiệp nêu được giải quyết nhanh chóng. Nhiều địa phương khác của áp dụng theo.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Đồng Tháp đứng thứ 5 cả nước và có 15 năm liên tục nằm trong top 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.
QUẢN LÝ
*Cand.com.vn (10/5): Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu kiểm định theo số km thay vì thời gian sử dụng
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp rà soát dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Trong thông báo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, việc khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 139 là yêu cầu cấp thiết. Do vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/5.
Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ GTVT nêu rõ các nội dung cần tập trung.
Cụ thể, về nội dung liên quan đến công tác quản lý Nhà nước, Phó Thủ tướng yêu cầu Nghị định phải thể hiện rõ ràng, tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định xe ô tô. Thực hiện phân cấp cho các địa phương đủ năng lực trong quản lý Nhà nước đối với công tác kiểm định; nghiên cứu phương án phân cấp cho các địa phương quản lý toàn diện về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm chuẩn, quy hoạch mạng lưới kiểm chuẩn theo quy định.
Để đồng bộ khi ban hành Nghị định này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng trình tự thủ tục rút gọn đối với xây dựng Thông tư: Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16 của Bộ GTVT, Thông tư số 2 năm 2023 ban hành trước ngày 15/5. Trong đó, tự động đăng ký kiểm định đối với xe mới và xe được giãn chu kỳ kiểm định, ứng dụng công nghệ thông tin để tự động cho phép giãn chu kỳ kiểm định nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm áp lực cho cơ sở đăng kiểm. Hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định này nhằm sớm xử lý các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm định ban hành đồng thời Nghị định này.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh Bộ GTVT không thực hiện thủ công bằng giấy mà phải triển khai việc đăng ký lịch kiểm định bằng phần mềm để xử lý kỹ thuật việc một phương tiện đăng ký nhiều nơi, một người đăng ký nhiều phương tiện để tránh trùng lặp và chống "cò mồi" dịch vụ này, từ đó tạo thuận lợi cho người dân, dễ quản lý và phòng tránh tiêu cực.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu chu kỳ kiểm định đối với xe không kinh doanh vận tải, xe cá nhân với xe kinh doanh vận tải để bảo đảm hợp lý, an toàn. Trong đó, nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện. Cùng với đó, ứng dụng công nghệ thông tin để liên thông cơ sở dữ liệu giữa Cục Đăng kiểm Việt Nam - Cục Cảnh sát giao thông - đơn vị đăng kiểm - các trung tâm bảo hành phương tiện - đơn vị bảo hiểm phương tiện.
*Hanoimoi.vn (8/5): Bộ Nội vụ tham mưu lộ trình cải cách chính sách tiền lương sau 2023
Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Báo cáo “Kết quả thực hiện và lộ trình triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp."
Báo cáo Quốc hội, đại biểu Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, liên quan đến cải cách tiền lương, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Bộ đã chủ động tham mưu Thủ tướng Chính phủ xây dựng báo cáo lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Bộ Nội vụ đã đề nghị các bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo kết quả và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Đến nay, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo của 16/18 bộ, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo về thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP (Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW).
Trên cơ sở ý kiến của các bộ, cơ quan, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện Báo cáo “Kết quả thực hiện và lộ trình triển khai cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp."
Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng các phương án triển khai đồng bộ các nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, gồm: Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp; mở rộng quan hệ tiền lương; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp và cơ cấu lại tỷ lệ giữa lương cơ bản và phụ cấp; bổ sung quỹ tiền thưởng.
Đồng thời, Bộ Nội vụ đề xuất phương án điều chỉnh các năm tiếp theo theo hướng tiếp tục điều chỉnh mức lương thấp nhất để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mức lương thấp nhất cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW).
Bộ sẽ dự toán nguồn kinh phí, kế hoạch, nhiệm vụ đối với các bộ, cơ quan liên quan.
*Vtv.vn (9/5): Khẩn trương khắc phục hậu quả dông lốc, mưa đá gây thiệt hại tại nhiều địa phương
Mưa to kèm theo dông lốc, mưa đá xảy ra tại một số nơi trên cả nước từ 7-8/5 đã gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân tại nhiều địa phương.
Theo thống kê sơ bộ, trận mưa đá chiều ngày 7/5 xảy ra tại hai huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa và Hà Quảng tỉnh Cao Bằng đã gây thiệt hại trên 800 hộ gia đình bị hư hại mái ngói, 413 ha hoa màu (chủ yếu là ngô) bị ảnh hưởng.
Trong đó, tại huyện Trùng Khánh, mưa đá xảy ra ở các xã Quang Vinh, Cao Chương, Quang Hán, thị trấn Trà Lĩnh với 601 hộ bị hư hại mái ngói, tấm lợp, 187 ha hoa màu bị ảnh hưởng. Huyện Quảng Hòa có 14 hộ dân bị hỏng mái nhà, 6,5ha ngô bị ảnh hưởng.
Tại huyện Hà Quảng, theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, vẫn còn 4 xã chưa có báo cáo thiệt hại cụ thể. Theo số liệu thống kê của 4 xã: Thượng Thôn, Cải Viên, Tổng Cọt, Lũng Năm thì có 187 hộ dân bị hư hỏng mái ngói, tấm lợp, 226 ha hoa màu bị ảnh hưởng, thiệt hại cả hoa màu và tài sản ước tính trên 800 triệu đồng.
Theo đó, tính đến 17 giờ ngày 8/5, toàn tỉnh đã có 175 hộ bị ảnh hưởng về nhà ở, trong đó, huyện Phú Bình bị nhiều nhất với 93 hộ, Phú Lương 78 hộ… Mưa lớn cũng làm gãy đổ trên 305 ha lúa, ngô, hoa màu, trong đó, huyện Phú Bình có diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 291 ha; huyện Phú Lương bị gãy đổ 32 ha cây lâm nghiệp; đổ vỡ 40m kênh mương tại huyện Định Hóa. Ngoài ra, sét đánh và dông lốc cũng đã làm hư hỏng nhiều đồ dùng và vật nuôi của các hộ dân.
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng, phương tiện kiểm tra, rà soát, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã huy động các lực lượng khắc phục hậu quả thiệt hại, căng dây, dựng biển cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí đường tràn bị ngập sâu, cây cối gãy đổ. Lực lượng chức năng cũng bố trí lực lượng canh gác không cho người dân và các phương tiện giao thông qua lại khu vực nguy hiểm khi chưa đảm bảo an toàn, đồng thời, tiếp tục hỗ trợ nhân dân, triển khai rà soát, thống kê thiệt hại.
Đến thời điểm hiện tại, công tác khắc phục hậu quả mưa dông đã cơ bản hoàn thành, ổn định đời sống nhân dân.
*Tối 8/5, thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk cho biết, mưa to, kèm theo dông, lốc xoáy trên diện rộng vào chiều 8/5 đã làm ảnh hưởng nhiều tài sản, công trình của Nhà nước và hư hỏng nhà cửa của nhân dân trên địa bàn huyện.
Theo đó, khoảng 14h ngày 8/5, trên địa bàn huyện Ea Súp xảy ra mưa to, kèm theo dông, lốc xoáy trên diện rộng ở địa bàn huyện Ea Súp khiến 4 người bị thương cùng hàng trăm ngôi nhà, công trình hư hỏng nặng tại các xã Ia Jlơi và Ea Rốk. Trong đó, tại xã Ia Jlơi có 68 nhà bị tốc mái; tại xã Ea Rốk có 16 nhà ở bị tốc mái. Ngoài ra, nhiều công trình tường rào, cổng chào, nhà ở bị hư hỏng nặng.
Thiên tai cũng làm Trường Tiểu học Lê Văn Tám, xã Ia Jlơi bị tốc mái 3 phòng học; Trụ sở Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến Thực phẩm Đắk Lắk bị tốc mái hoàn toàn. Hiện các địa phương đang tiếp tục tổ chức thống kê, xác minh, đánh giá thiệt hại về cây trồng.
*Vtv.vn (9/5): Sẽ có 27 chính sách mới trong cơ chế đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tập trung cho 27 chính sách cụ thể là chính sách mới nằm trong 7 - 8 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã có nghị quyết cho kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Hồ Chí Minh đến hết 2023. Đồng thời, giao Chính phủ trình Quốc hội về nghị quyết mới cho TP Hồ Chí Minh trong thời gian sớm nhất.
Vì vậy, cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đều phấn đấu trình Quốc hội xem xét, quyết định nghị quyết mới thay Nghị quyết 54 ngay tại kỳ họp thứ 5.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, lần này Chính phủ đã chuẩn bị rất công phu và Đảng đoàn Quốc hội đã có 2 buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Trong đó, một phiên vào tháng 3/2022 và một phiên vào ngày 7/5 vừa qua để cho ý kiến vào dự thảo.
Dự kiến có 8 nhóm chính sách liên quan đến 44 cơ chế được Chính phủ trình nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị Thường vụ Quốc hội tập trung cho 27 chính sách cụ thể là chính sách mới nằm trong 7 - 8 nhóm chính sách.
Trong đó, có 13 loại chính sách gồm chính sách kế thừa hoàn toàn Nghị quyết 54 và một số chính sách kế thừa nhưng hoàn thiện hơn, đồng thời, có 6 loại chính sách cụ thể được đưa vào các dự án luật hiện nay trình Quốc hội với hàm ý cho TP Hồ Chí Minh đi trước thực hiện.
*Vtv.vn (9/5): Tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTube... sẽ phải thực hiện việc định danh
Đây là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nêu ra tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Về biện pháp phòng chống mua bán người, lừa đảo trên mạng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức phải thực hiện việc định danh. Việc này áp dụng cho cả mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok… Các tài khoản mạng xã hội không định danh sẽ bị ngăn chặn, xử lý với các mức độ khác nhau.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, xác thực các tài khoản trên mạng xã hội là một trong những giải pháp quan trọng được các cơ quan quản lý đề cập, nhằm hạn chế tình trạng lừa đảo trên không gian mạng. Hiện đã có cơ chế phối hợp cụ thể với Bộ Công an về việc xác định các tài khoản trên mạng.
Ông Nguyễn Thanh Lâm cũng nhấn mạnh, thời gian tới, vấn đề trên sẽ được giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý cụ thể khi Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án Luật Viễn thông (sửa đổi). Trong dự thảo, luật quy định sẽ quản lý các ứng dụng OTT nước ngoài như các nền tảng trong nước.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định việc ngăn chặn, xóa bỏ các tài khoản mạng xã hội vi phạm, dù là của ứng dụng nước ngoài, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm được. Tuy nhiên, khi ngăn chặn, xóa bỏ sẽ làm mất đi dấu vết, chứng cứ, gây khó khăn cho việc củng cố chứng cứ, đấu tranh của các lực lượng khác.
Liên quan nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết thực tế nhiều tội phạm đang lợi dụng sự phát triển công nghệ để thực hiện hành vi phạm pháp.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc đánh giá cao việc Bộ Thông tin và Truyền thông đã cắt liên lạc hai chiều với những thuê bao không xác thực chính chủ.
Qua việc rà soát, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết đã phát hiện 1,2 triệu thuê bao không xác thực chính chủ và không ít trong đó tiềm ẩn việc tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ trưởng Bộ Công an thông tin sắp tới, Bộ sẽ bàn với ngân hàng tiến hành xác thực tài khoản thanh toán.
*Chinhphu.vn (8/5): Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đề án 06 tạo đột phá trong chuyển đổi số quốc gia
Chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về tình hình thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), chiều 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Đề án 06 phải đặt trong tổng thể chuyển đổi số quốc gia.
Theo báo cáo tại cuộc họp, 4 nhóm vấn đề gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện Đề án 06 tại các bộ, ngành, địa phương là: Pháp lý, hạ tầng công nghệ, dịch vụ công, nguồn lực triển khai Đề án.
Cụ thể, về pháp lý, nhiều bộ, ngành chưa hoàn thành việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư. Việc rà soát sửa đổi các văn bản dưới nghị định còn chậm, chưa công bố để các địa phương thực hiện. Các địa phương chưa chủ động tái cấu trúc theo thẩm quyền thủ tục hành chính. Việc rà soát đề xuất chủ trương miễn, giảm phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến chưa hiệu quả…
Về hạ tầng công nghệ thông tin, cấp bộ chậm thực hiện theo các hướng dẫn về chuyển đổi số, về an ninh an toàn thông tin. Hệ thống thông tin chưa được liên kết đồng bộ, tổng thể, nhiều đơn vị còn có hệ thống phân tán; mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin không đồng đều. An ninh an toàn thông tin chưa được quan tâm đúng mức, chưa ban hành quy trình, quy chế để quản lý khai thác và bảo mật thông tin…
Cùng với những tồn tại tương tự, các địa phương còn chưa đánh giá tổng thể hạ tầng để có kiến trúc tổng thể chuyển đổi số, triển khai hệ thống của các sở, ngành rời rạc, không tập trung được hạ tầng cũng như dữ liệu, dẫn đến việc thực hiện chuyển đổi số không hiệu quả trong các sở, ngành, lĩnh vực; chưa quyết liệt trong việc rà soát, bổ sung, đầu tư các thiết bị đầu cuối cần thiết…
Về dịch vụ công của địa phương, việc khai thác thông tin tự động điền biểu mẫu điện tử (eForm) chưa tạo được hiệu ứng tích cực để chuyển đổi trạng thái; chưa trang bị đầy đủ công cụ, phương tiện để người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuận tiện tại các bộ phận 1 cửa.
Trong khi đó, các địa phương thiếu chủ động tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho lực lượng quản trị, vận hành các hệ thống và phổ cập kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản cho cán bộ để có thể sử dụng thành thạo phần mềm.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu có cách tiếp cận đồng bộ, bài bản trong triển khai, phát huy, mở rộng những kết quả đã đạt được của Đề án 06 vào chuyển đổi số quốc gia trên quan điểm "chính sách pháp luật phải đi trước một bước".
Đơn cử, Bộ Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT trong xây dựng Luật Giao dịch điện tử bao gồm giao dịch giữa chính quyền với công dân và các chủ thể khác; giữa công dân với các chủ thể khác; định hướng về mặt nguyên tắc trong sửa các luật liên quan.
Theo mức độ sẵn sàng về hạ tầng kết nối, quy định pháp lý, nhân lực… đáp ứng chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương tập trung chuyển đổi quy trình, phương thức thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công từ trực tiếp sang môi trường điện tử với những thủ tục được người dân, doanh nghiệp sử dụng nhiều, vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo Chỉnh phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiến tới cung cấp các ứng dụng (app) thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp tương tác trực tuyến hiệu quả với chính quyền.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong tháng 6/2023, Bộ TT&TT phải trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia, khung kiến trúc Chính phủ điện tử 3.0 làm cơ sở pháp lý để Bộ Công an trình các cơ quan có thẩm quyền Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Phó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT xem xét, nghiên cứu, đề xuất chính sách đầu tư cho chuyển đổi số vào hạ tầng đường truyền, thiết bị, phần mềm, con người; phương án đấu thầu, lựa chọn nhà thầu dịch vụ công nghệ thông tin khác với những gói thầu vật tư, thiết bị khác dựa trên đặc thù là tài sản, tài nguyên tri thức, mang tính sáng tạo. Bộ Tài chính đề xuất cơ chế mới về thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH
* Vietnamplus.vn (10/5): Khởi tố, bắt tạm giam Chánh Thanh tra tỉnh Lai Châu Nguyễn Thanh Trì
Ông Nguyễn Thanh Trì có liên quan đến vụ án 15 đối tượng là cán bộ một số sở, ban, ngành và các huyện của Lai Châu bị khởi tố về hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ khi thanh tra các dự án trồng rừng.
Ngày 10/5, thông tin từ Công an tỉnh Lai Châu cho biết Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đã phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành các Quyết định khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Thanh Trì, Chánh Thanh tra tỉnh về hành vi Nhận hối lộ theo khoản 2, Điều 354, Bộ luật Hình sự.
Ông Nguyễn Thanh Trì được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Thanh tra tỉnh Lai Châu từ ngày 1/12/2020, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Trước đó, ngày 22/10/2020, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, ông Nguyễn Thanh Trì được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Ông Nguyễn Thanh Trì có liên quan đến vụ án 15 đối tượng là cán bộ, công chức một số sở, ban, ngành và các huyện của tỉnh Lai Châu bị khởi tố và tạm giam về hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ khi thanh tra các dự án trồng rừng.
Cụ thể, ngày 17/1, Thanh tra tỉnh Lai Châu đã có quyết định thanh tra các dự án trồng rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2021.
Sau khi quyết định được ban hành, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện đã liên hệ, bàn bạc và thống nhất góp hàng trăm triệu đồng đưa cho Đoàn Thanh tra với mục đích xin giảm bớt các lỗi vi phạm.
Ngày 20/2, một số cán bộ đại diện cho các Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ các huyện chuyển cho Đỗ Lương Bằng (Thư ký Đoàn Thanh tra) hàng trăm triệu đồng.
Sau đó, Bằng cùng với Ngô Thị Dung (Trưởng Đoàn Thanh tra) thống nhất và chia số tiền trên cho các thành viên trong Đoàn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu đang tiếp tục củng cố hồ sơ vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật./.
* Thanhnien.vn (10/5): Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai hầu tòa vì giao 'đất vàng' giá rẻ
Cựu Chủ tịch, 2 cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cùng hàng loạt cựu cán bộ của địa phương này hầu tòa trong vụ án giao "đất vàng" giá rẻ, gây thiệt hại 45,3 tỉ đồng.
Sáng nay 10.5, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử 12 bị cáo trong vụ án giao đất giá rẻ, xảy ra tại tỉnh Bình Thuận.
11 người cùng bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: Nguyễn Ngọc Hai, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Lương Văn Hải, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Hồ Lâm, cựu Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận; Lê Nguyễn Thanh Danh, cựu Phó giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận; Ngô Hiếu Toàn, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận...
Bị cáo duy nhất bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là ông Nguyễn Văn Phong, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cựu Giám đốc Sở Tài chính Bình Thuận.
Giao đất năm 2017 nhưng tính giá năm 2013
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, năm 2013, UBND tỉnh Bình Thuận giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức đấu giá quyền sử dụng khu đất 92.600 m2 thuộc P.Phú Hài, TP.Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) để thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại, giá khởi điểm phê duyệt là 111,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 11.2015, dù đã thông báo 6 lần nhưng không có tổ chức, cá nhân nào đăng ký hồ sơ đấu giá.
Viện kiểm sát xác định, tại thời điểm UBND tỉnh Bình Thuận quyết định giao đất, tức năm 2017, giá trị quyền sử dụng khu đất 92.600 m2 là hơn 156,4 tỉ đồng. Lẽ ra, UBND tỉnh phải áp dụng mức giá này để tính tiền sử dụng đất với Công ty Tân Việt Phát, nhưng thực tế lại áp dụng mức giá từ năm 2013 - thời điểm phê duyệt tổ chức đấu giá, với số tiền chỉ là 111,1 tỉ đồng. Hậu quả, ngân sách bị thiệt hại 45,3 tỉ đồng, là chênh lệch giá đất giữa các năm.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai cùng một số thuộc cấp bị cáo buộc biết rõ các quy định về thời điểm và căn cứ tính tiền sử dụng đất, nhưng vẫn thống nhất tham mưu, đề xuất, ban hành chủ trương giao đất cho Công ty Tân Việt Phát, áp dụng giá đất không đúng pháp luật.
Riêng ông Nguyễn Văn Phong, lúc phạm tội là Giám đốc Sở Tài chính. Khi có ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh về kiểm tra việc giao đất, bị cáo không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao, không chỉ đạo các bộ phận chuyên môn rà soát, đối chiếu quy định pháp luật, dẫn tới UBND tỉnh không có biện pháp thu hồi đất kịp thời.
* Chinhphu.vn (8/5): Bắt Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La Lê Văn Kỳ bị bắt giam vì tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ khi làm Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên.
Ngày 8/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 3 bị can về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Các bị can gồm: Lê Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La (nguyên Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La); Phạm Bình Minh, Giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Mai Sơn (nguyên Giám đốc chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bắc Yên); Lò Duy Thành, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Yên.
Thông tin ban đầu cho biết, từ năm 2017, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, Lê Văn Kỳ, Phạm Bình Minh và Lò Văn Thành chỉ đạo, thực hiện lập hồ sơ chuyển mục đích, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất xây dựng khách sạn Đồng Tâm và khu đất xây dựng cửa hàng xăng dầu Tuấn Trung (địa chỉ tại Tiểu khu I, thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) từ đất dịch vụ thương mại trúng đấu giá thuê 70 năm của Nhà nước sang đất ở lâu dài cho người thân, quen trái quy định; vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Đất đai năm 2013, gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi của Lê Văn Kỳ và 2 đồng phạm đủ yếu tố cấu thành tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Các quyết định tố tụng và lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La phê chuẩn.
Vụ án đang được điều tra mở rộng và xử lý theo quy định của pháp luật.
THẾ GIỚI
*Dcsvn.com.vn (10/5): Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 sẽ diễn ra tại Brazil
Ngày 9,5, Chính quyền Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva cho biết, thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã được chọn để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng 11/2024.
Dự kiến, khoảng 20 cuộc họp chuyên đề dành cho các Bộ trưởng G20 sẽ được tổ chức tại các thành phố của Brazil trong năm 2024.
Ngoài 20 nền kinh tế lớn nhất hành tinh, Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Brazil cũng sẽ có sự góp mặt của đại diện các quốc gia khách mời, cùng đông đảo các Nhà lãnh đạo đến từ Mỹ Latinh.
Theo đó, từ ngày 1/12/2024, Brazil sẽ chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên G20 thay Ấn Độ - quốc gia hiện đang giữ vị trí này.
Một quan chức chính phủ Brazil cho biết, cuộc họp của các cường quốc kinh tế sẽ diễn ra vào ngày 18 - 19/11/2024. Đây sẽ là sự kiện lớn nhất tại Rio de Janeiro kể từ khi thành phố này đăng cai Thế Vận hội Olympic năm 2016 và trận chung kết bóng đá World Cup năm 2014.
Đối với Chính phủ của Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva, việc G20 được tổ chức tại Rio de Janeiro cũng sẽ là cơ hội để thúc đẩy ngành du lịch của Rio de Janeiro nói riêng và Brazil nói chung.
G20 là diễn đàn quốc tế chính thức dành cho các Nguyên thủ và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đến từ 19 nền kinh tế hàng đầu thế giới, bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Ả Rập Xê út, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
G20 được thành lập vào năm 1999 với mục đích nhằm thảo luận về những vấn đề kinh tế quan trọng, thúc đẩy các chính sách liên quan đến việc ổn định tình hình tài chính quốc tế cũng như định hướng phát triển cho nền kinh tế toàn cầu.
G20 đã mở rộng chương trình nghị sự kể từ năm 2008, hiện nay, không chỉ có các Nguyên thủ quốc gia mà các Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên cũng đã gặp gỡ định kỳ, trao đổi và tham gia thảo luận tại Hội nghị kể từ đó đến nay.
Hiện, G20 chiếm 85% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, 75% thương mại quốc tế và 2/3 dân số thế giới. Nhiệm kỳ Chủ tịch được luân chuyển hàng năm.
*Hanoimoi.vn (10/5): Saudi Arabia và Syria chuẩn bị nối lại quan hệ ngoại giao sau 11 năm
Ngày 10-5, hãng tin ABC cho biết, Saudi Arabia và Syria sẽ mở lại đại sứ quán tại hai nước, chính thức khôi phục quan hệ sau 11 năm “đóng băng”.
Thông báo này được đưa ra gần một tháng sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad đến Saudi Arabia để thảo luận về quan hệ song phương và các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 10-5, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho rằng, việc mở lại đại sứ quán của họ ở Damascus nhằm mục đích “tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực”.
Những năm gần đây, dưới sự hậu thuẫn của Nga, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã dần củng cố được quyền lực và kiểm soát hầu hết đất nước. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia láng giềng, vốn trước đây ủng hộ phe đối lập lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad đã thay đổi lập trường, nối lại quan hệ với Damacus. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Qatar, vẫn phản đối bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Syria nếu không có một giải pháp chính trị cho xung đột tại quốc gia này.
Trong ngày hôm nay (10-5), Ngoại trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ tiến hành cuộc đàm phán chính thức đầu tiên tại thủ đô Mátxcơva (Nga) kể từ khi xung đột tại Syria nổ ra 12 năm trước. Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về việc bình thường hóa quan hệ, các vấn đề nhân đạo và hồi hương những người Syria tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc đàm phán có sự tham gia của các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga và Iran.
Cách đây ít ngày, Liên đoàn Arab (AL) gồm 22 thành viên đã thông qua quyết định khôi phục tư cách thành viên của Syria trong AL tại cuộc họp kín được tổ chức ở Cairo (Ai Cập). AL đã đình chỉ tư cách thành viên của Syria sau khi nội chiến nổ ra tại quốc gia Trung Đông này năm 2011. Dự kiến, Syria sẽ lần đầu tiên sau 11 năm tham dự Hội nghị Thượng đỉnh AL do Saudi Arabia tổ chức vào ngày 19-5 tới.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Anh James Cleverly đã phản đối quyết định của AL, song cũng khẳng định, AL có quyền quyết định tư cách của các nước thành viên.
*Vtv.vn (9/5): Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi kiểm soát súng đạn
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua các dự luật kiểm soát súng sau vụ xả súng làm 9 người thiệt mạng vào cuối tuần qua ở bang Texas.
Tổng thống Mỹ đã nhắc lại lời kêu gọi Quốc hội Mỹ cấm vũ khí tấn công và băng đạn công suất lớn, ban hành quy định kiểm tra lý lịch người mang súng và chấm dứt quyền miễn trừ với các nhà sản xuất súng.
Trong các cuộc thăm dò dư luận, đa số người Mỹ ủng hộ việc kiểm tra lý lịch người mang súng. Và trong khi tìm kiếm sự đồng thuận từ Quốc hội Mỹ, nhiều chuyên gia cho rằng cách giải quyết hiệu quả bạo lực súng đạn nằm ở việc giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần.
Từ đầu năm đến nay, tại Mỹ đã xảy ra khoảng 200 vụ xả súng đẫm máu, làm hơn 14.000 người thiệt mạng. Và bạo lực súng đạn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của trẻ em tại Mỹ.
*Vtv.vn (8/5): Trung Quốc hiện đại hóa ngành trồng hoa
Là nước sản xuất và tiêu thụ hoa hàng đầu thế giới, Trung Quốc đặt mục tiêu hiện đại hóa ngành trồng hoa để đạt doanh số hơn 100 tỷ USD vào năm 2035.
Mục tiêu đầy tham vọng này được nhiều cơ quan Chính phủ Trung Quốc đề ra trong kế hoạch hành động được công bố mới đây.
Mục tiêu đến năm 2035, doanh số ngành trồng hoa của Trung Quốc vượt hơn 700 tỷ Nhân dân tệ, tức hơn 101 tỷ USD. Theo kế hoạch liên ngành của các cơ quan trực thuộc Chính phủ, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp - Nông thôn, kể từ năm 2035, Trung Quốc về sẽ phát triển hệ thống đồng bộ về công nghệ hiện đại các giống hoa, phấn đấu cung cấp 1/4 nhu cầu cho giống hoa nội địa.
Ngoài nâng cao công nghệ giống hoa chất lượng cao, Trung Quốc đẩy mạnh hình thành chuỗi công nghiệp khén kín trong gieo trồng, bán buôn nội địa và xuất khẩu; số hóa, đưa công nghệ hiện đại thông minh vào sản xuất hoa, đẩy mạnh hình thành ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ hoa.
Do có giống tốt, sản xuất theo công nghệ hiện đại nên các loại lan cắt cành, địa lan của Trung Quốc thường có chất lượng tốt hơn nhiều lần so với hoa của các nước lân cận. Giá bán sỉ nhiều khi rẻ hơn vài lần so với các nước. Các thương lái, đầu mối phân phối hoa thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới hay tại từ những chợ giáp biên, thông qua đường hàng không, đường sắt phân phối hoa đến Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Singapore…
Ngoài hoa tươi, Trung Quốc cũng đi đầu thế giới về công nghiệp trà làm từ các loại hoa.
Nhờ áp dụng sâu công nghệ và hệ thống logistic khá đồng bộ, hoa tươi của Trung Quốc được xuất mạnh đi nhiều thị trường với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Trong những dịp lễ, Tết, hoa cắt cành của Trung Quốc ngày càng chiếm thị phần cao ở nhiều nước ASEAN.
*Hanoimoi.vn (8/5): Nga trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới lần đầu tiên kể từ năm 2014
Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 2014 và lần đầu tiên xếp thứ 8.
Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ năm 2014 và lần đầu tiên xếp thứ 8, với sản lượng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trị giá 2,3 nghìn tỷ đô la trong năm 2022 - theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và các cơ quan thống kê do Sputnik phân tích và công bố ngày 7-5.
Dữ liệu cho biết, năm 2014, Nga xếp thứ 9 trong danh sách các nền kinh tế lớn của thế giới nhờ sản xuất hàng hóa và dịch vụ trị giá 2,05 nghìn tỷ USD, trong khi vào năm 2021, nước này đứng ở vị trí thứ 11.
Dữ liệu cũng cho thấy nền kinh tế Mỹ đứng đầu bảng xếp hạng vào năm 2022 với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa ước tính là 25,5 nghìn tỷ USD, trong khi Trung Quốc xếp thứ hai (với 17,9 nghìn tỷ USD), tiếp theo là Nhật Bản (4,2 nghìn tỷ USD), Đức (4,07 nghìn tỷ USD) và Ấn Độ (3,4 nghìn tỷ USD).
Ngoài ra, nền kinh tế của Vương quốc Anh tiếp tục đứng thứ sáu (với 3,07 nghìn tỷ đô la) trong danh sách và Pháp đứng thứ bảy (với 2,8 nghìn tỷ đô la).
Xếp hạng GDP năm 2022 của các quốc gia dựa trên dữ liệu hằng năm hoặc hằng quý mới nhất do các cơ quan thống kê quốc gia cung cấp tính theo đồng nội tệ chính thức và được quy đổi theo đồng đô la Mỹ, và nếu cần, theo tỷ giá hối đoái trung bình trong khoảng thời gian tương ứng. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới đã được sử dụng cho giai đoạn 2021.
*Vtv.vn (8/5): Australia hỗ trợ dân gần 10 tỷ USD để giảm chi phí sinh hoạt
Australia sẽ dành tổng cộng 14,6 tỷ AUD (khoảng 10 tỷ USD), từ ngân sách liên bang trong 4 năm để hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Đây là thông báo được Chính phủ Australia đưa ra trong ngày 8/5. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát ở nước này vẫn ở mức 7,0%, gần cao nhất trong 30 năm qua.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Ngân khố Australia Jim Chalmers nêu rõ, trọng tâm của khoản ngân sách này sẽ là duy trì chi phí sinh hoạt không tăng lên và kìm hãm lạm phát. Ông nhấn mạnh, giới chức trách đã hiệu chỉnh và thiết kế ngân sách trên một cách kỹ lưỡng và chi tiết, để có thể giảm bớt áp lực về chi phí sinh hoạt ngày càng tăng thêm.
Ngoài ra, Chính phủ Australia cũng chuẩn bị công bố gói hỗ trợ tài chính từ ngân sách. Ước tính có khoảng 5 triệu hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và những người hưu trí đang phải vật lộn với hóa đơn tiền điện cao sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ này.
Kế hoạch trên được thiết kế nhằm trực tiếp giảm bớt sức ép giá cả và lạm phát cho người dân.
* Chinhphu.vn (9/5): Nắng nóng phá vỡ kỷ lục tại Đông Nam Á
Nắng nóng đã bao trùm khắp các quốc gia ở Đông Nam Á vào cuối tuần qua, với nhiều kỷ lục được thiết lập ở Lào, Thái Lan, Việt Nam…
Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng các đợt nắng nóng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra ngày càng gia tăng.
Tại Việt Nam, nhiệt độ có lúc đã lên tới 44,1 độ C vào thứ Bảy vừa qua ở một số tỉnh thành phía Bắc.
Trong khi đó tại Lào, thành phố Luang Prabang đạt 43,5 độ C vào thứ Bảy, phá vỡ kỷ lục quốc gia 42,7 độ C mới chỉ được thiết lập vào tháng trước.
Thủ đô Viêng Chăn của Lào cũng phá kỷ lục mọi thời đại vào cuối tuần vừa rồi với nhiệt độ 42,5 độ C.
Campuchia cũng đã lập kỷ lục quốc gia mới vào tháng 5, với nhiệt độ 41,6 độ C tại Kratie và Ponhea Kraek.
Chính quyền TP Quezon trong vùng thủ đô Manila - Philippines đã rút ngắn giờ học sau khi nhiệt độ chạm "vùng nguy hiểm", với sự kết hợp chết người giữa nhiệt độ và độ ẩm cao, trong đó nhiệt độ nằm trong khoảng 42 - 51 độ C.
Trong khi đó ở Thái Lan, thứ Bảy vừa rồi đã chứng kiến nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở thủ đô Bangkok, lên tới 41 độ C.
Bangkok chỉ là một trong những khu vực của Thái Lan phải hứng chịu nhiệt độ từ trên 30 độ C đến dưới 40 độ C kể từ cuối tháng 3 đến nay. Vào giữa tháng 4, thành phố Tak phía tây bắc nước này đã trở thành nơi đầu tiên trong cả nước có nhiệt độ 45 độ C, theo dữ liệu từ Cục Khí tượng Thái Lan.
Tình hình thời tiết cực đoan này tiếp tục thử thách các chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe người dân, duy trì sản xuất và bảo đảm nhu cầu tiêu thụ điện… trong bối cảnh vẫn đang chật vật hồi phục kinh tế hậu đại dịch COVID-19.
Một trong những yếu tố góp phần gây ra đợt nắng nóng hiện nay, theo giới khoa học, là hiện tượng El Nino. Sau gần 3 năm "nhường sân" cho hiện tượng đối nghịch La Nina, El Nino được Tổ chức Khí tượng Thế giới dự báo sẽ quay lại vào tháng 10 năm nay, thậm chí sớm hơn - vào tháng 7.
Xem chi tiết tại đây