Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 3 năm 2022

Update 16 - 03 - 2022
100%

PHẦN I: TIN ĐIỆN BIÊN

  

*Vov.vn (15/3): Điện Biên phát hiện ca mắc biến chủng Omicron

Diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đang rất phức tạp, tỉnh đã ghi nhận ca mắc biến chủng Omicron phân nhóm BA.2.

Ngày 15/3, trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận hơn 3.600 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, hơn 1.500 bệnh nhân phát hiện tại cộng đồng.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Điện Biên ghi nhận hơn 50.200 ca mắc Covid-19, hiện đang điều trị 23.420 bệnh nhân. Tỉnh cũng đã có 13 bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19. Trước diễn biến dịch phức tạp, các lực lượng chức năng đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống dịch, thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 theo quy định. Nhất là các địa bàn có nhiều người mắc như: Thành phố Điện Biên Phủ, các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng...

Đặc biệt, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa thông tin kết quả giải trình tự gen SAR-CoV-2 đối với một số mẫu bệnh phẩm tỉnh Điện Biên gửi về, xác định có 2/5 mẫu ngẫu nhiên nhiễm biến chủng Omicron phân nhóm BA.2.

Biến chủng Omicron phân nhóm BA.2 còn gọi là biến chủng Omicron tàng hình có khả năng lây lan rất nhanh và đây cũng là biến thể nhiễm chiếm ưu thế tại một số thành phố lớn trong cả nước, như: Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là chủ động kiểm soát biến chủng mới Omicron đang diễn biến khó lường, ngành Y tế Điện Biên khuyến cáo người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin phòng Covid-19, khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.../.

 

*Thoibaotaichinhvietnam.vn (15/3): Xuất cấp hơn 1.000 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân tỉnh Điện Biên và Sơn La

Ngày 15/3/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 340/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.006,59 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Sơn La, Điện Biên để hỗ trợ cho người dân trong thời gian giáp hạt đầu năm 2022.

Theo quyết định, Bộ Tài chính được giao xuất cấp không thu tiền 1.006,59 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 2 tỉnh: Sơn La, Điện Biên để hỗ trợ cho người dân trong thời giáp hạt đầu năm 2022.

Cụ thể, tỉnh Sơn La được xuất cấp 107,1 tấn gạo; tỉnh Điện Biên 899,49 tấn gạo.

UBND 2 tỉnh: Sơn La, Điện Biên chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo; tiếp nhận, sử dụng số gạo được cấp nêu trên bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định.

Trường hợp sau khi thực hiện nếu vẫn còn khó khăn, UBND các tỉnh này báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ.

 

*Baotainguyenmoitruong.vn (13/3): Khởi công trung tâm thương mại và nhà ở tại thành phố Điện Biên Phủ

Sáng nay, ngày 13/3/2022, tại tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Vincom Retail khởi công Dự án Trung tâm thương mại và nhà ở thương mại, trên diện tích đất 1,3ha vị trí “đất vàng” của tỉnh Điện Biên, giáp Quảng trường 7/5; trước đó đơn vị này trúng đấu giá lô đất thương mại với tổng số tiền hơn 217,9 tỷ đồng, hồi tháng 9/2020. Dự buổi lễ khởi công có lãnh đạo tỉnh Điện Biên và các sở ngành địa phương cùng đại diện Công ty CP Vincom Retail.

Dự án Trung tâm Thương mại và Nhà ở Thương mại, Thành phố Điện Biên Phủ là Dự án đầu tiên của Tập đoàn Vingroup được triển khai tại TP. Điện Biên Phủ. Dự án sẽ là điểm nhấn đô thị của TP. Điện Biên Phủ, được thiết kế theo mô hình “Một điểm đến – mọi nhu cầu” cùng chuỗi hệ thống trung tâm thương mại của Vincom trên phạm vi cả nước.

Dự án có quy mô hơn 13.000 m2, trong đó bao gồm: Trung tâm thương mại Vincom hơn 4.300m2; khu vực Nhà ở Thương mại trên diện tích hơn 3.000m2 và diện tích dành cho cây xanh, giao thông sẽ được thiết kế theo kiến trúc sang trọng hiện đại, dự án khi hoàn thành sẽ trở thành công trình điểm nhấn đô thị, cùng môi trường sống lý tưởng, nơi người dân tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao cũng như hứa hẹn sẽ trở thành “thiên đường mua sắm, giải trí” hàng đầu tại thành phố, nối dài sự phát triển của chuỗi trung tâm thương Vincom lớn mạnh nhất Việt Nam.

 

*Nhandan.vn (13/3): Điện Biên khai mạc lễ hội Hoa Ban 2022

Hòa chung không khí hân hoan cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân phấn khởi đón chào mùa Xuân mới, ra sức thi đua lao động, sản xuất phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra, tối 13/3, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Hoa Ban 2022. 

Với Điện Biên, việc tổ chức Lễ hội Hoa Ban thường niên còn là cơ hội để Điện Biên tăng cường, mở rộng kết nối với nhiều tỉnh, thành phố, cộng đồng doanh nghiệp trong hợp tác, xúc tiến đầu tư-thương mại, đổi mới các tour tuyến du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các địa phương. Sự lan tỏa của Lễ hội Hoa Ban còn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo mục tiêu của Nghị quyết 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Hoa Ban Điện Biên 2022 có chủ đề “Lung linh miền hoa Ban” gồm 3 phần: Lung linh miền hoa ban; Vũ khúc miền Tây Bắc; Điện Biên xin chào, do hàng trăm diễn viên, quần chúng biểu diễn 13 tiết mục đã khắc họa nét đẹp cuộc sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc Điện Biên gắn với Hoa Ban-loài hoa biểu trưng của núi rừng Tây Bắc, Điện Biên. 

Ngoài chương trình nghệ thuật “Lung linh miền hoa Ban”, Lễ hội Hoa Ban 2022 còn có các hoạt động: Trưng bày các sản phẩm văn hóa, du lịch Điện Biên; cuộc thi ảnh checkin Điện Biên. 

 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

* Vtv.vn (14/3): WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi

Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2022.

Trong bản cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh khởi đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực như chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục phục hồi… Các hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của WB cho thấy các hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục đà phục hồi. Tốc độ tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp tăng lên 8,5% (so với cùng kỳ năm trước) từ 2,8% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng Một, cho thấy sự cải thiện chung trong hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, sau khi giảm vào tháng 1, sản xuất máy tính, điện tử và sản phẩm quang học đã phục hồi trở lại, tăng 9,1% (so với cùng kỳ năm trước). Sản xuất trang phục duy trì kết quả tốt với mức tăng trưởng 24,7% (so với cùng kỳ năm trước).

Đặc biệt, WB ghi nhận sự cải thiện trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bất chấp tình hình dịch COVID-19. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tiếp tục phục hồi, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và đây cũng là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5 năm ngoái nhờ vào doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng mạnh. Đánh giá về tình hình đầu tư nước ngoài, WB nhận định, vốn FDI đăng ký giảm trong khi vốn FDI thực hiện tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Lạm phát tiếp tục được kiềm chế bởi giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và nhu cầu trong nước còn yếu.

 

*Vtv.vn (15/3): Khôi phục chính sách xuất nhập cảnh từ ngày 15/3

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đồng ý khôi phục từ ngày 15/3/2022 các biện pháp, thủ tục về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở phù hợp với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 của Chính phủ về việc miễn thị thực có thời hạn cho công dân các nước: Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng chính sách xuất nhập cảnh với các đối tác trong khuôn khổ quan hệ song phương, đa phương; tiếp tục đàm phán với các nước về công nhận hộ chiếu vaccine của nhau, tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam đi nước ngoài; ban hành hướng dẫn áp dụng hộ chiếu vaccine của người nước ngoài tại Việt Nam; thông báo với các nước/vùng lãnh thổ có liên quan về sự thay đổi trong chính sách xuất nhập cảnh của Việt Nam.

Bộ Y tế hướng dẫn về điều kiện y tế đối với người nhập cảnh phù hợp với tình hình mới.

Bộ Công an tăng cường công tác quản lý cư trú đối với người nước ngoài nhập cảnh theo quy định và phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch.

 

CHÍNH SÁCH – VĂN BẢN – NGHỊ ĐỊNH MỚI

*Suckhoedoisong.vn (15/3): Quyết định ngày 15/3 của Bộ Y tế: F0 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, không được ra khỏi nhà

Ngày 15/3, Bộ Y tế đã có Quyết định số 616 đính chính quyết định số 604 ngày 14/3 về ban hành 'Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19'. Theo đó, Bộ Y tế nêu rõ F0 hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, không được ra khỏi nhà.

Theo đó tại Quyết định 616/QĐ-BYT, Bộ Y tế đính chính một số nội dung trong "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19" được ban hành tại Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/03/2022, như sau:

1. Điểm a, mục 5.4 "a) Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác", đính chính thành:

Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà.

ên cạnh đó, Bộ Y tế còn đính chính mục 5.1.3 "Người lớn (trên 16 tuổi)" thành "Người trên 16 tuổi".

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành, tức là từ hôm nay 15/3.

 

CHỈ THỊ MỚI

*Chinhphu.vn (13/3): Thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị thông qua để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12/2022 theo đề nghị của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 14/3/2022 cho phép bổ sung dự án Nghị quyết vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Tài chính khẩn trương gửi hồ sơ, tài liệu liên quan cho Bộ Tư pháp theo quy định.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày 14/3/2022 về dự án Nghị quyết nêu trên để cho ý kiến và thông qua theo quy trình một phiên họp, soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định.

* Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế BVMT đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Với việc điều chỉnh giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, dự kiến số thu thuế BVMT đối với các mặt hàng trên (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm khoảng 29.035 tỷ đồng/năm, từ đó tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước.

 

*Chinhphu.vn (12/3): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Khẩn trương đưa người Việt tại Ukraine về nước

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đồng ý Bộ Giao thông vận tải tổ chức các chuyến bay đưa người Việt tại Ukraine và thành viên gia đình về nước vào các ngày 7 và 9 tháng 3 năm 2022.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (Cục Hàng không Việt Nam) khẩn trương tiến hành các thủ tục cần thiết để tổ chức đưa công dân về nước nhanh chóng, kịp thời; cung cấp danh sách công dân Việt Nam sơ tán về nước để các hãng hàng không bố trí nguồn lực phục vụ và tổ chức các chuyến bay theo kế hoạch.

Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm tổ chức, cá nhân chậm trễ mua vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi

Tại văn bản số 1487/VPCP-KGVX, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 5/2/2022 của Chính phủ về việc mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tổ chức, cá nhân để chậm trễ theo đúng quy định.

Quy định chi tiết về mua bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba trong xây dựng

Chính phủ ban hành Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Nghị định 20/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) đối với bên thứ ba. 

Cụ thể, về đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau: Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba.

5 trường hợp dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP của Chính phủ thông qua hồ sơ xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cụ thể, Chính phủ quyết nghị đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp sau:

1- Việc xử lý là cần thiết để ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác. Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.

2- Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.

3- Việc xử lý là cần thiết vì yêu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật khác.

4- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của luật.

5- Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của luật.

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới có 19 tiêu chí. Cụ thể, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí (1- Quy hoạch); nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí (2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thông; 9- Nhà ở dân cư); nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí (10- Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn); nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 6 tiêu chí (14- Giáo dục và Đào tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường và an toàn thực phẩm; 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19- Quốc phòng và an ninh).

Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

Xã nông thôn mới kiểu mẫu có ít nhất 1 mô hình thôn thông minh

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định 319/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025.

Theo quy định, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 – 2025 là xã:

1- Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020, phải tập trung rà soát, chỉ đạo thực hiện, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

2- Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã nông thôn mới nâng cao tại cùng thời điểm.

3- Có ít nhất một mô hình thôn thông minh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

4- Đạt tiêu chí quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu theo ít nhất một trong các lĩnh vực nổi trội nhất (về sản xuất, về giáo dục, về văn hóa, về du lịch, về cảnh quan môi trường, về an ninh trật tự, về chuyển đổi số…) mang giá trị đặc trưng của địa phương, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Huyện nông thôn mới phải có tỉ lệ hài lòng của người dân đạt từ 90% trở lên

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Một trong các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là tỉ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên).

Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, điều kiện để tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là: có ít nhất 20% số huyện trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; có ít nhất 40% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đạt từ 90% trở lên...

Khẩn trương triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

Theo Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 11/3/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai Đề án, trong đó phải triển khai đầy đủ các nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Tập trung ưu tiên nguồn lực hoàn thành việc triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tiến độ và yêu cầu tại Đề án 06 (Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Tăng cường bảo đảm an toàn vận tải hành khách đường thủy nội địa

Xét báo cáo của Bộ Công an và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về vụ nạn giao thông đường thủy nội địa ngày 26/2/2022 trên tuyến Hội An - Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa.

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD.

Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.

Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững./.

 

TIN QUỐC HỘI

*Vtv.vn (15/3): Xem xét bổ sung dự toán vốn viện trợ không hoàn lại

Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ quản lý chặt chẽ các khoản viện trợ không hoàn lại, không để xảy ra thất thoát, lãng phí...

Sáng 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét việc bổ sung dự toán Ngân sách Nhà nước vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2020 và năm 2021.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về việc bổ sung này, tuy nhiên đây là bổ sung dự toán nên cần trình Quốc hội để đảm bảo đúng thẩm quyền. Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ quản lý chặt chẽ các khoản viện trợ không hoàn lại, không để xảy ra thất thoát, lãng phí và xác định trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại.

Bên cạnh đó, cần rút kinh nghiệm trong việc chậm phân bổ dự toán đã được Quốc hội giao, chậm báo cáo Quốc hội xem xét quyết định bổ sung dự toán thu chi Ngân sách Nhà nước. Khẩn trương cập nhật chính xác số liệu để trình Quốc hội xem xét quyết định.

Các ý kiến cũng cho rằng cần thống nhất số liệu của Kiểm toán Nhà nước, kể cả các khoản phát sinh trong thời gian vừa qua liên quan đến viện trợ nước ngoài có liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát đối với nguồn viện trợ không hoàn lại, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.

 

*Vtv.vn (14/3): Sắp xếp các đơn vị hành chính cần đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc sắp xếp các ĐVHC cần đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân với mục tiêu cuối cùng là tinh gọn bộ máy, tiết kiệm kinh phí.

Tiết kiệm chi ngân sách hơn 2.000 tỷ đồng từ sắp xếp các đơn vị hành chính

Sáng 14/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục Phiên họp thứ 9 xem xét báo cáo kết quả bước đầu của Đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021" và quyết định việc lựa chọn đơn vị, địa phương để tiến hành giám sát thực tế.

Trình bày báo cáo tóm tắt, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh, việc sắp xếp ĐVHC ở đa số địa phương đã bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quy trình và tiến độ theo kế hoạch, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Nơi nào có sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự quyết liệt chỉ đạo của cấp ủy, đặc biệt là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy thì nơi đó làm rất tốt việc sắp xếp ĐVHC.

Đánh giá hiệu quả của việc sắp xếp ĐVHC, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đã tinh gọn được tổ chức bộ máy thông qua việc giảm được 08 ĐVHC cấp huyện và 561 ĐVHC cấp xã; 3.437 cơ quan, tổ chức ở cấp xã và 429 cơ quan, tổ chức ở cấp huyện.

Theo báo cáo của Chính phủ, đã tiết kiệm chi ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2019 - 2021 khoảng 2.008,63 tỷ đồng, trong đó giảm chi hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã là 1.132,63 tỷ đồng và giảm chi phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố khoảng 876 tỷ đồng.

Về hiệu quả của công tác quản lý nhà nước: theo báo cáo của các địa phương, sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sắp xếp ĐVHC cơ bản đạt kết quả tốt, bảo đảm các chỉ tiêu đề ra; đồng thời, công tác quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn đều được bảo đảm.

Tinh gọn bộ máy, đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế là chủ trương rất lớn dựa tiêu chí chính là diện tích và dân số còn điều kiện đủ là vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử, phong tục tập quán, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

"Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cần đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân. Mục tiêu cuối cùng là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tiết kiệm kinh phí. Chuyên đề giám sát cần toát lên tinh thần đó" - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đoàn giám sát và cơ quan phụ trách có liên quan cần cố gắng hơn nữa, cần xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đánh giá cụ thể, tránh chung chung.

 

*Vtv.vn (15/3): Nâng cao chất lượng giám sát qua chất vấn

Việc Ủy ban TVQH tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn ngay tại phiên họp thường niên cho thấy sự đổi mới trong hoạt động giám sát tối cao, bám sát yêu cầu của thực tiễn.

Ngày 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày làm việc để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực Công Thương, Tài nguyên và môi trường. Đây là hoạt động chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ quốc hội khóa XV, được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại những đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung trong hoạt động giám sát tối cao, đáp ứng mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.

Vụ đấu giá đất với giá cao rồi bỏ cọc ở Thủ Thiêm; Xuất hiện ngày càng nhiều hợp đồng hứa mua hứa bán gây nhiễu loạn thị trường bất động sản; Những vấn đề trong công tác điều hành giá xăng dầu hay giải pháp nào bảo đảm lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh dịch COVID-19 là một số vấn đề sẽ được đặt ra tại phiên chất vấn.

Thông thường, các phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong các kỳ họp của Quốc hội vì thế việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động này ngay tại phiên họp thường niên cho thấy sự đổi mới trong hoạt động giám sát tối cao, bám sát và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn

Ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: ''Thứ nhất để xem quy định pháp luật có bị chồng chéo vướng mắc, tổ chức thực hiện có vướng gì không để xem xét sửa đổi. Thứ hai, chúng ta đôn đốc, nhắc nhở chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan xem đã tổ chức thực hiện tốt chưa. Nếu chưa tốt thì phải hoàn thiện và làm tốt hơn''.

Giám sát tối cao là một trong 3 chức năng quan trọng của Quốc hội. Tới đây, bên cạnh hoạt động chất vấn sẽ có thêm nhiều đổi mới khác, để sau giám sát sẽ tạo được sự chuyển biến thực chất và hiệu quả.

 

CÁC TIN LIÊN QUAN ĐẾN COVID – 19

*Vtv.vn (15/3): Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm nếu thiếu vaccine để xảy ra hậu quả

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế.

Cụ thể, xét kiến nghị của Bộ Y tế về việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt "Kế hoạch sử dụng vaccine phòng COVID-19 năm 2022", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế:

Tập trung chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thần tốc hơn nữa công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và dứt khoát không để chậm trễ việc mua, tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 19/1/2022 và các văn bản có liên quan.

Theo dõi sát tình hình, khuyến nghị, kinh nghiệm quốc tế việc tiêm mũi 4 như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại nhiều phiên họp, sự kiện để sớm chủ động xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Nếu thiếu vaccine để xảy ra hậu quả Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

 

*Plo.vn (15/3): Lên phương án sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

Bộ Y tế đang lập kế hoạch, lên phương án về nhân lực và cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 lớn nhất đã triển khai thành công, tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine hiện nay của Việt Nam nằm trong số những nước hàng đầu trên thế giới và đã về đích sớm hơn so với mục tiêu khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Trong chiến dịch này, Việt Nam đã nhận được hỗ trợ kịp thời từ chính phủ, nhân dân các nước và các tổ chức quốc tế như UNICEF, WHO qua cơ chế phân bổ vaccine quốc tế COVAX. Từ lô vaccine đầu tiên từ COVAX vào ngày 1-4-2021 với hơn 800.000 liều, đến nay COVAX đã hỗ trợ Việt Nam hơn 53 triệu liều.

Cùng với viện trợ song phương, Việt Nam cũng đã nhận được 29,5 triệu liều, nâng tổng số viện trợ qua COVAX và kênh song phương là gần 83 triệu liều, chiếm gần 40% trong tổng số 217 triệu liều vaccine mà Việt Nam nhận được tính đến nay.

Việt Nam được lựa chọn để tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA, đây là cơ hội cho Việt Nam có thể thực hiện các nỗ lực đảm bảo an ninh y tế của quốc gia và khu vực.

Thông tin về thời điểm triển khai tiêm vaccine cho nhóm trẻ 5-11 tuổi, người đứng đầu ngành y tế cho biết: “Bộ Y tế đang lập kế hoạch, lên phương án tiêm vaccine cả về nhân lực, cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi và kể cả phương án tiêm mũi thứ 4 đối với người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ”.

Hiện Bộ Y tế đang giao cho các cơ quan chuyên môn, hội đồng khoa học, các chuyên gia để đánh giá, nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, hiệu quả để phù hợp với từng giai đoạn. Sẽ phân tích các yếu tố nguy cơ về những lợi ích và rủi ro để từ đó triển khai tiêm cho những đối tượng này.

 

* Vtv.vn (14/3): Quốc tế đánh giá cao sự thích ứng với COVID-19 của Việt Nam

Các chuyên gia nước ngoài và các tờ báo quốc tế đã đánh giá, Việt Nam đủ điều kiện để sống chung với COVID-19 và thực tế Việt Nam đang thích ứng tốt với dịch bệnh.

Báo Bloomberg hay tờ The star - tờ báo hàng đầu của Malaysia đã có loạt bài viết phản ánh "Việt Nam đang chuyển sang coi COVID-19 là bệnh đặc hữu". Tờ báo này cho rằng, hơn 90% người trưởng thành đã được tiêm 2 liều vaccine, đã chứng kiến giảm đáng kể số ca tử vong.

Trên tờ Yahoo News và tờ NNA - một chuyên san của Kyodo News (Nhật Bản) phân tích Việt Nam đã có đủ điều kiện để ưu tiên phục hồi kinh tế. Tờ báo này nhấn mạnh thành phố Hồ Chí Minh, đầu tầu kinh tế cả nước, từng là tâm chấn bùng phát dịch bệnh, đã chế ngự được COVID-19. Tờ báo đánh giá Chính phủ Việt Nam đã ngăn chặn dịch bệnh một cách bình tĩnh và tiêu chuẩn mới đánh giá dịch bệnh tập trung vào số người bệnh nặng và tử vong là hoàn toàn hợp lý

TS.BS Endo Yoichi, Giảng viên Đại học Y JIKEI, Nhật Bản cho rằng: Các biện pháp hạn chế hay ngăn cách đã không còn phù hợp do ngày càng nhiều người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, và số người chết thực tế ngày càng giảm. Tôi nghĩ cách tốt nhất của Việt Nam hiện tại là cố gắng chuyển dần từ một đại dịch sang một bệnh bình thường như cúm. Tôi hoàn toàn đồng ý với cách đó. Chúng ta phải nhanh chóng lấy lại cuộc sống bình thường và các hoạt động kinh tế bình thường''.

Tờ bình luận The Diplomat nhấn mạnh tầm quan trọng phục hồi nhanh ngành du lịch Việt Nam trị giá khoảng 32 tỷ USD mỗi năm, đóng góp hơn 10% GDP. Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất Đông Nam Á và có thể thích ứng tốt với đại dịch.

 

*Vnexpress.net (13/3): Việt Nam vượt mốc tiêm 200 triệu liều vaccine Covid-19

Sau một năm triển khai chiến dịch tiêm chủng, Việt Nam vượt mốc tiêm 200 triệu mũi vaccine Covid-19, cơ bản phủ xong nhóm dân số từ 12 tuổi.

Theo Bộ Y tế, đến sáng 13/3, số vaccine Covid-19 tiêm cho người trưởng thành (từ 18 tuổi) đạt tổng số 183 triệu liều, gồm: Mũi một 71 triệu liều; mũi hai 68 triệu liều; mũi bổ sung 14,4 triệu liều; mũi nhắc lại 28 triệu liều. Tỷ lệ bao phủ mũi một đạt 100% dân số; mũi hai 99%.

Tổng số vaccine đã tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi là 17 triệu liều, gồm: mũi một 8,7 triệu liều; mũi hai 8,2 triệu liều. Tỷ lệ tiêm mũi một cho trẻ từ 12 tuổi đạt 99%; mũi hai 94%.

Việt Nam đã cơ bản tiêm đủ liều vaccine Covid-19 cho nhóm dân số từ 12 tuổi.

Về tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, hồi đầu tháng 2, Chính phủ đồng ý việc Thủ tướng cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo Luật Đấu thầu để mua 21,9 triệu liều vaccine Pfizer.

Như vậy, đến nay tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 trên toàn quốc đã vượt mục tiêu đề ra. Theo báo cáo của Chính phủ hồi tháng 1/2022, từ chỗ tiêm vaccine rất thấp, Việt Nam đã vượt lên là một trong 6 nước có tỷ lệ bao phủ vaccine cao nhất thế giới.

 

*Vnexpress.net (14/3): Công nhận kết quả test nhanh do F0 tự thực hiện

Bộ Y tế cho phép người dân tự xác định mắc Covid-19 bằng test nhanh, thay vì để nhân viên y tế thực hiện hoặc giám sát từ xa, theo hướng dẫn mới.

Nội dung trên được Bộ Y tế đưa trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19, ngày 14/3. Theo đó, người mắc Covid-19 được khẳng định nhiễm virus bằng xét nghiệm PCR hoặc test nhanh do bản thân hay người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện. Như vậy, quy định này đã có nhiều thay đổi so với trước đây.

Hồi tháng 12/2021, Bộ Y tế quy định xét nghiệm nhanh kháng nguyên phải do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm triển khai dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Với hướng dẫn mới này, người dân tự xét nghiệm nhanh hoặc PCR, nếu dương tính có thể thông báo cho xã, phường biết, kết quả test này được cơ sở y tế công nhận.

Bộ cũng bổ sung tiêu chí của người mắc Covid-19 điều trị tại nhà là người bệnh Covid đã được cơ sở y tế chữa trị nhưng chưa khỏi hẳn, đạt tiêu chuẩn về nhà thì được điều trị tại nhà. Quy định này nhằm giảm tải cho hệ thống y tế.

Bên cạnh tiêu chí này, bệnh nhân điều trị tại nhà là F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác, nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp; F0 không mắc bệnh nền hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Bệnh nhân có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...) và theo dõi tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, F0 cần có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính... để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu.

Trường hợp người mắc Covid-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc phù hợp.

 

KINH TẾ - ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

*Vneconomy.vn (15/3): Đà Nẵng đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng đường nối cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân

Đà Nẵng đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng đường nối cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân

Tại kỳ họp thứ 5 (kỳ họp chuyên đề) HĐND TP. Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân với tổng mức đầu tư 1.203 tỉ đồng từ nguồn ngân sách...

Trong đó, vốn trung ương 500 tỉ đồng, phần còn lại là ngân sách thành phố.

Đây là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp 1, có diện tích sử dụng đất 23,5 ha, do Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

Dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ đường nội bộ của cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân với chiều dài khoảng 2,95 km, bao gồm nhánh ra nút giao cuối tuyến dài khoảng 700 m, mặt cắt ngang 30m, quy mô sáu làn xe.

Trong đó, vốn trung ương 500 tỉ đồng, phần còn lại là ngân sách thành phố.

Đây là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp 1, có diện tích sử dụng đất 23,5 ha, do Ban Quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng làm chủ đầu tư, thời gian thực hiện từ năm 2021-2025.

Dự án sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ đường nội bộ của cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân với chiều dài khoảng 2,95 km, bao gồm nhánh ra nút giao cuối tuyến dài khoảng 700 m, mặt cắt ngang 30m, quy mô sáu làn xe.

 

*Vnexpress.net (13/3): Chính phủ trình giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Dự thảo nghị quyết về giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu đến hết năm 2022 sẽ được Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/3.

Bộ trưởng Tài chính sẽ thừa uỷ quyền Thủ tướng, ký tờ trình báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Dự kiến cơ quan thường trực của Quốc hội sẽ cho ý kiến, thông qua theo quy trình một phiên họp.

Theo đề xuất trước đó của Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu sẽ giảm một nửa so với hiện hành, tức giảm 2.000 đồng mỗi lít với xăng. Mức giảm với dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng mỗi lít, mỡ nhờn là 1.000 đồng mỗi kg, dầu hỏa 700 đồng mỗi lít.

Sau khi được cấp có thẩm quyền thông qua, quy định này dự kiến có hiệu lực từ 1/4. Sau giảm thuế này, mỗi lít xăng dự kiến giảm tương ứng 2.200 đồng (gồm VAT) và giá dầu cũng được điều chỉnh 1.100 đồng.

Bộ Tài chính tính toán, số thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm cả năm khoảng 29.035 tỷ đồng.

 

PHÂN TÍCH - BÌNH LUẬN

* Sggp.org.vn (14/3): Nên tăng mức giảm trừ thuế thu nhập cá nhân

Một trong 6 luật thuế quan trọng vừa được Bộ Tài chính xin ý kiến sửa đổi, được dư luận quan tâm, là thuế thu nhập cá nhân. Sắc thuế này được cho là có nhiều bất cập, cần thay đổi trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá xăng dầu trong nước tăng cao đang tác động mạnh đến đời sống người dân.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều tác động tới sản xuất - kinh doanh và đời sống người dân, Chính phủ đã có nhiều giải pháp tháo gỡ. Trong đó có giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống 8% đối với một số mặt hàng; giãn, giảm thuế đối với doanh nghiệp… Thế nhưng, sắc thuế thu nhập cá nhân vẫn đứng yên.

Điều đáng nói là trải qua 2 năm dịch Covid-19 bùng phát, đời sống, thu nhập của người dân giảm đáng kể với tình trạng thất nghiệp, mất việc, giãn việc ở diện rộng thì tổng số tiền thu thuế từ thu nhập cá nhân vẫn tăng tới 114%.

Điểm bất cập cơ bản trong sắc thuế này là thời gian điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh còn lâu và dài. Đợt gần nhất mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh từ 9 triệu đồng/người/tháng lên 11 triệu đồng/người/tháng cũng phải mất đến 7 năm. Tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm. Ngay cả chuẩn nghèo gần đây cũng đã được điều chỉnh tăng gấp đôi so với trước. Trong khi đó, mức giảm trừ gia cảnh dù đã điều chỉnh vào năm 2020 từ 9 triệu đồng/người/tháng lên 11 triệu đồng/người/tháng thì vẫn quá thấp.

Ước tính của nhiều gia đình tại TPHCM, chi tiêu bình quân không thể dưới 15 triệu đồng/người/tháng. Nếu dưới mức này là thuộc người có thu nhập thấp, không phải đối tượng chịu thuế. Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc hiện tại là 4,4 triệu đồng/người/tháng lại càng cách xa mức chi tiêu thực tế.

Vì lẽ đó, trong đợt sửa đổi lần này, Bộ Tài chính cần thay đổi cách tính mức giảm trừ gia cảnh, nếu tính theo số tuyệt đối thì nên tăng lên 20 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời quy định, khi nào chỉ số giá tiêu dùng biến động tăng 10% thì mức này sẽ được điều chỉnh thay vì 20% như hiện nay. Hoặc để không phải thay đổi thường xuyên, ban soạn thảo có thể lựa chọn phương án mức giảm trừ gia cảnh bằng 5 lần lương tối thiểu vùng; người phụ thuộc có mức giảm trừ gia cảnh bằng 40% người nộp thuế.

 

* Cafef.vn (14/3): Mức tăng lương của lao động Việt Nam năm nay có cao hơn lạm phát?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng tiền lương ở châu Á dự kiến ​​sẽ tăng trong năm nay. Nhưng liệu mức tăng lương này có đuổi kịp lạm phát hay không, trong bối cảnh chuỗi cung ứng chưa hồi phục hoàn toàn và các xung đột địa chính trị leo thang, lại là một dấu hỏi lớn.

Trên khắp khu vực châu Á, các chuyên gia dự báo mức tăng lương dự kiến ​​sẽ cao hơn năm trước, khi các nền kinh tế trong khu vực bắt đầu thoát khỏi suy thoái kinh tế do Covid-19. Điều này xảy ra trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đang làm tăng giá cả, vì sự gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng toàn cầu. Thậm chí trước đó, đại dịch bùng phát đã làm đứt gãy các chuỗi cung ứng.

Ông Edward Hsu, chuyên gia tại Willis Towers Watson (WTW), một công ty tư vấn Anh-Mỹ, cho biết: "Có một số yếu tố đang được xem xét, để các nhà tuyển dụng hào phóng hơn với việc tăng lương trong năm nay".

Một cuộc khảo sát của WTW với khoảng 5.700 công ty trên 27 thị trường châu Á - Thái Bình Dương cho thấy Ấn Độ có khả năng chứng kiến ​​mức tăng lương trung bình 9,2% trong năm nay, một trong những tỷ lệ cao nhất trong khu vực và vượt mức tăng 8,7% của năm ngoái. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng lương 6%, tăng từ 5,6% vào năm 2021.

Khảo sát được tiến hành vào quý 4/2021 và công bố vào tháng 1/2022. Kết quả cho thấy cứ 5 công ty thì có 2 công ty đang lên kế hoạch chi lương cao hơn trong năm nay, trong đó các nhà tuyển dụng đã tính đến yếu tố chi phí sinh hoạt tăng.

Ở Đông Nam Á, mức tăng lương dự kiến theo báo cáo ​​của WTW trong năm nay ở Việt Nam là 7,3%, tăng từ 6,3% trong năm 2021, tại Indonesia là 6,6%, tăng từ 5,8% của năm 2021; 3,8% ở Singapore, so với 3,4% của năm 2021.

Điều rõ ràng hơn là các nhà tuyển dụng cảm thấy áp lực phải trả lương nhiều hơn, một phần là để cạnh tranh trong việc thu hút lao động. So sánh thị trường lao động hậu Covid-19 với thời điểm hậu khủng hoảng kinh tế cách đây 10 năm, công ty dịch vụ tài chính Morgan Stanley Asia đã lưu ý vào rằng, tiền lương đang tăng nhanh hơn trong thời gian này.

Robert Walters, công ty tư vấn tuyển dụng có trụ sở tại London đã thực hiện cuộc Khảo sát tiền lương năm 2022 với sự tham gia của khoảng 600 người trả lời từ 6 quốc gia Đông Nam Á - Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Khảo sát đã ghi nhận tỷ lệ tiêu hao lực lượng lao động (attrition rate) ngày càng tăng trong các ngành công nghiệp, điều này đã làm trầm trọng thêm sự khan hiếm chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ, tự động hóa và phân tích.

Khảo sát này cũng đánh giá rằng, vào năm 2022, các nền kinh tế này sẽ ngày càng thiếu nhân công chất lượng cao trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ.

Ông Gerrit Bouckaert, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á tại Robert Walters, cho biết: "Ngành công nghệ có xu hướng mời gọi mức tăng lương trung bình cao hơn. Chúng tôi dự báo sẽ có áp lực tăng lương đối với các chuyên gia cấp trung và cấp cao với tất cả các quốc gia Đông Nam Á".

Hiện tại, các chuyên gia cho rằng áp lực lạm phát ở châu Á là tương đối khiêm tốn so với các thị trường phương Tây. Về tác động của xung đột Nga - Ukraine, các chuyên gia này cho rằng, với mối liên hệ kinh tế và tài chính không quá sâu với Nga và Ukraine, châu Á sẽ chịu tác động nhẹ hơn châu Âu và Mỹ, chuyên gia Priyanka Kishore của Oxford Economics viết.

Tuy nhiên, nhà kinh tế này cũng nói thêm, châu Á "sẽ cảm nhận được tác động của việc giá năng lượng tăng và nhu cầu nước ngoài suy yếu".

 

*Vtv.vn (15/3): Ngày mở cửa du lịch, vẫn chưa có hướng dẫn đón khách quốc tế

Đến thời điểm này, Thông tư hướng dẫn đón khách vẫn chưa được ban hành khiến các doanh nghiệp đều cảm thấy bị động chưa biết bán tour như thế nào.

Sẵn sàng đón khách quốc tế trở lại bằng nhiều dòng sản phẩm phức hợp đa dạng, được thiết kế và làm mới hấp dẫn cho các thị trường châu Á, châu Âu, châu Úc. Thế nhưng ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings cho biết vẫn chưa thể bán tour cho đối tác nước ngoài vì đang chờ Thông tư hướng dẫn về quy định đón khách.

Người đứng đầu Tập đoàn du lịch - hàng không này cho hay: "Việc đóng đường băng lại rơi vào thời điểm Chính phủ tuyên bố mở cửa đã làm giảm hiệu quả triển khai quyết định mở cửa của Chính phủ. Vì vậy, chúng tôi mong các chính sách Nhà nước đưa ra làm sao đồng bộ và đảm bảo giúp cho DN có thể tận dụng tối đa ưu thế của quyết định của Chính phủ mang lại".

Theo phân tích của doanh nghiệp, cần ít nhất 3-6 tháng để đàm phán bán tour cho thị trường các nước. Doanh nghiệp cần có hướng dẫn quy trình ngay từ bây giờ mới có thể đón đoàn khách quốc tế lớn đầu tiên vào mùa du lịch tháng 10, nếu trễ hơn sẽ mất cơ hội đón khách trong năm nay.

Mở cửa hoàn toàn với du khách quốc tế nhưng những quan điểm về dịch tễ, quy định đối với du khách nhập cảnh giữa Bộ Y tế và Bộ VH-TT-DL vẫn chưa đồng nhất. Điều này khiến hàng loạt kế hoạch khởi động lại của doanh nghiệp bị bỏ ngỏ.

"Nên thống nhất chủ trương và đồng bộ hết các vùng, địa phương có cơ hội phát triển kinh tế du lịch là mở là mở hết hay mở như thế nào. Thứ hai, nên có chính sách kiểm soát để phòng dịch tốt nhất, ví dụ có một bộ tiêu chí cho khách nước ngoài thì cũng phải đồng bộ cả nước" - ông Lại Minh Duy - Tổng Giám đốc Công ty TST Tourist nói.

"Đề xuất đơn giản hóa các thủ tục và đặc biệt là Bộ nên có hướng dẫn hết sức rõ ràng cụ thể để áp dụng trên toàn quốc đối với các địa phương. Tránh trường hợp mỗi địa phương làm theo một kiểu khác nhau thì sẽ gây nhiều khó khăn trong giai đoạn sắp tới" - ông Nguyễn Việt Anh - Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh nói.

Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh có đạt được kỳ vọng đón khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay hay không đang phụ thuộc vào ban hành hướng dẫn đón khách quốc tế đồng bộ và kịp thời của Chính phủ.

 

QUẢN LÝ

*Vtv.vn (15/3): Công nhận 405 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2021

Ngày 12/3/2022, tại Hà Nội, Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) nhiệm kỳ 2018-2023 đã tổ chức phiên họp lần thứ VIII để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2021.

Kết quả số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là: 405 ứng viên, trong đó 42 ứng viên GS, 363 ứng viên PGS. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ tại các HĐGS cơ sở cho đến thời điểm này là 77,0% (trong đó tỉ lệ đạt của ứng viên GS là 56,8%, ứng viên PGS là 80,3%).

Kết quả số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là: 405 ứng viên, trong đó 42 ứng viên GS, 363 ứng viên PGS. Tỷ lệ đạt so với tổng số ứng viên đăng ký nộp hồ sơ tại các HĐGS cơ sở cho đến thời điểm này là 77,0% (trong đó tỉ lệ đạt của ứng viên GS là 56,8%, ứng viên PGS là 80,3%).

 

*Vtc.vn (15/3): Hà Nội 'phạt nguội' hơn 250 xe biển xanh, biển đỏ vi phạm giao thông

Qua hệ thống camera, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội xử phạt hơn 250 trường hợp xe biển xanh, biển đỏ vi phạm giao thông từ năm 2021 đến nay.

Ngày 15/3, Trung tâm Chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, từ năm 2021 đến nay, qua hệ thống camera ghi lại hình ảnh vi phạm, đơn vị đã lập biên bản “phạt nguội” hơn 250 trường hợp lái xe ô tô biển xanh (xe công), xe biển đỏ (xe quân đội) vi phạm Luật An toàn giao thông đường bộ.

Thiếu tá Lý Thị Thu Trang, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thông tin, trong năm 2021, Trung tâm đã lập biên bản đối với 143 ô tô biển đỏ, 103 ô tô biển xanh, với các hành vi vi phạm như đi sai làn đường, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

Chỉ tính một tháng gần đây đã có 6 xe biển đỏ, 1 xe biển xanh vi phạm. Đơn vị đã gửi thông báo vi phạm về các đơn vị, yêu cầu người điều khiển phương tiện vi phạm lên xử lý.

Hiện tại, Phòng CSGT Hà Nội đang đẩy mạnh việc nộp phạt qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Từ 1/3/2022 đến nay, Phòng CSGT thống kê có 157 lái xe bị “phạt nguội”, nộp phạt qua dịch vụ công và nhận lại giấy tờ.

 

*Baodautu.vn (15/3): Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ nghi án lừa đảo lịch sử trong ngành điều Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 1583/CĐ-VPCP gửi 5 bộ ngành gồm Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Giao thông - Vận tải, Ngân hàng Nhà nước để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xuất khẩu điều sang thị trường châu Âu.

Theo đó, trên cơ sở thông tin phản ánh của một số báo điện tử, trong đó có Báo Đầu tư - baodautu.vn, về việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều có nguy cơ mất trắng hàng chục container hạt điều khi xuất khẩu sang Italia, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ ngành trên, theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân.

Từ đó có biện pháp xử lý, hỗ trợ theo thẩm quyền, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật trong nước và quốc tế, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.

Liên quan vụ việc, trước đó Báo Đầu tư - baodautu.vn đã phản ánh, 5 doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều Việt Nam thông qua nhà môi giới là Công ty Kim Hạnh Việt ký xuất khẩu 100 container hạt điều trị giá hơn 1000 tỷ đồng sang Italia theo phương thức thanh toán D/P. Chứng từ gốc được phía ngân hàng Việt Nam chuyển cho Hãng vận chuyển DHL để giao cho ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên, khi phát hiện ngân hàng của người mua chỉ định bên Italia và Thổ Nhĩ Kỳ báo hoặc chỉ nhận bộ chứng từ photocopy, hoặc người mua không phải khách hàng của họ, nhiều doanh nghiệp nghi án lừa đảo vội ngăn chặn việc gửi bộ chứng từ gốc.

Kết cục, có 36 container hạt điều trị giá hơn 160 tỷ đồng đã bị mất quyền kiểm soát. Với sự nỗ lực của Vinacas và sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Italia, cảnh sát tài chính Italia đã kịp phong tỏa 5 container đầu tiên tới cảng Genoa (1 trong 5 cảng xếp dỡ hàng hóa chính của Italia và là một trong những cảng biển quan trọng nhất của khu vực Địa Trung Hải đối với lưu thông container). Cả hệ thống cảng của Italia cũng đã được báo động về vụ việc.

Tuy nhiên, nguy cơ người cầm bộ chứng từ gốc đến lấy hàng là rất cao và hãng tàu buộc phải giao hàng theo quy định quốc tế.

Vì vậy mới đây, Vinacas đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và Interpol Việt Nam bằng những biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý thành công vụ việc với mục tiêu giữ lại các lô hàng đang nằm tại cảng và sẽ đến cảng; không giải phóng hàng cho người nhận ngay cả trong trường hợp họ trình vận đơn gốc, cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được nhận lại hàng.

 

*Sggp.org.vn (14/3): TPHCM: Sàng lọc đảng viên ngại trách nhiệm

TPHCM đang trên đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng hậu quả của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 để lại vẫn là điều mà bất cứ ai cũng nhớ và cảnh giác. Trong những ngày gian khổ phòng chống dịch ấy, không thể không kể đến vai trò, sự lăn xả của các cán bộ, công chức, đảng viên trên mọi mặt trận.

Do vậy, trong đợt kiểm điểm đánh giá đảng viên năm 2021, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM yêu cầu phải có nội dung về thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 để có sự đánh giá xác đáng cho từng cá nhân, từ đó sàng lọc những đảng viên ngại trách nhiệm.

Cũng lấy nội dung phòng chống dịch làm cốt lõi, nhiều tổ chức cơ sở Đảng đã phát hiện các đảng viên chưa thực sự lăn xả, còn né tránh, ngại trách nhiệm, chỉ lo cho cá nhân và gia đình. Tại một cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ quận 7, một đảng viên đã bị kỷ luật khai trừ Đảng, cách chức về mặt chính quyền khi né tránh, không thực thi nhiệm vụ được giao trong thời điểm cả thành phố căng mình phòng chống dịch Covid-19. Tại quận 11, TP Thủ Đức cũng có cán bộ, đảng viên bị kỷ luật liên quan đến thực hiện nhiệm vụ trong phòng chống dịch…

Theo Bí thư Quận ủy quận 5 Nguyễn Mạnh Cường, việc kiểm điểm đánh giá đảng viên gắn với công tác phòng chống dịch giúp quận đánh giá sát, lượng hóa được kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng đảng viên, từng tổ chức cơ sở Đảng, nhất là người đứng đầu. Đó cũng là yếu tố để người dân giám sát đánh giá quá trình thực thi nhiệm vụ của đảng viên.

Thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2021, là một trong những nội dung có thể đo lường được và thể hiện rõ nét vai trò của từng đảng viên, từ đó giúp chi bộ nhận diện những đảng viên còn né tránh trách nhiệm, chưa xả thân vì cộng đồng, vì nhiệm vụ chung. Song, việc đấu tranh, giáo dục những đảng viên này vẫn chủ yếu dừng lại ở nhắc nhở.

Tương tự, qua thực tiễn làm việc và qua kiểm điểm, đánh giá, quận 5 nhận diện được một số đảng viên chưa thực sự lăn xả trong thực hiện nhiệm vụ. Bí thư Quận ủy quận 5 Nguyễn Mạnh Cường khẳng định, kết quả đánh giá còn là căn cứ để tổ chức bố trí giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân.

 

*Tienphong.vn (14/3): Hòa Bình: Trải thảm 1 tỷ đồng đón Giáo sư, Phó giáo sư

Đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình vừa trình lên HĐND tỉnh dự thảo nghị quyết thu hút, khuyến khích giáo viên công tác tại trường THPT chuyên với nội dung hỗ trợ 1 tỷ đồng cho Giáo sư, Phó giáo sư (GS, PGS) và 300 triệu đồng cho tiến sĩ cam kết công tác trong 10 năm lại xới lên sự quan tâm và có rất nhiều tranh luận trái chiều.

GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Trưởng khoa Toán - Tin, trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội cho hay Việt Nam đang tồn tại hai hình thức trường THPT chuyên là trường chuyên trong trường ĐH và chuyên của các tỉnh. Mục đích tối cao như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt ra từ năm 1966 khi thành lập các lớp chuyên đầu tiên của Việt Nam là xây dựng đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao cho đất nước.

Nhưng theo GS Thái, có vẻ như hiện nay, trường chuyên chính là nơi đào tạo ra các giải thưởng quốc gia, quốc tế. “Nếu chỉ nhìn là luyện thi, tôi chắc chắn, các GS không thạo bằng mấy thầy cô giáo dạy trực tiếp. Vì các GS không có mẹo mực để làm bài”, GS Thái nói.

Theo GS Đỗ Đức Thái việc luyện “gà nòi” đi thi kiếm giải quốc gia, quốc tế cho tỉnh, đất nước không có ý nghĩa. Vì bản thân ông cũng từng đoạt giải quốc tế, từng phụ trách đội tuyển quốc gia đi thi quốc tế. Do đó, không thể đặt nó thành mục đích tối thượng dùng để đánh giá, chi phối các hoạt động của trường chuyên. GS Thái cho hay từng chứng kiến có người hai lần huy chương vàng Olympic Toán quốc tế, theo học Toán nhưng xong luận án tiến sĩ là chìm, không làm gì cho Toán nữa.

Tuy nhiên, một GS đang công tác tại trường ĐH Sư phạm TPHCM thì cho rằng GS không thể là giáo viên cơ hữu của trường phổ thông. Vì công việc của GS là làm nghiên cứu ở một phạm vi chuyên ngành rất hẹp còn yêu cầu của giáo dục phổ thông khác hoàn toàn với yêu cầu của giáo dục ĐH.

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT nhìn nhận, việc đưa GS, PGS về các trường chuyên hiện nay vướng nhiều thứ. Theo ông, để làm được điều này các trường chuyên của Việt Nam phải vượt ra khỏi “khung” hiện tại thì việc đưa GS, PGS về trường THPT chuyên mới có ý nghĩa bởi trường chuyên hiện nay thực chất đang giống như trường THPT chất lượng cao. Vướng đầu tiên là quy định vị trí việc làm. Luật Giáo dục 2019 quy định GS, PGS là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng tiêu chuẩn do cơ sở giáo dục ĐH bổ nhiệm.

Tiếp theo, khi về biên chế ở trường phổ thông thì GS đã từ bỏ chức danh được trường ĐH bổ nhiệm, trong khi trường phổ thông không có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh GS.

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

*Vtv.vn (15/3): TP Hồ Chí Minh cấp giấy hoàn thành cách ly qua mạng

 Để cải cách, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông TP có một chương trình quản lý F0 trong cộng đồng thông qua phần mềm.

Đây là một chương trình thí điểm đã làm được 2 ngày và hiện đang được Sở Y tế TP tổng kết để có thể nhân rộng ra các phường xã trên địa bàn của TP. Trong cuộc họp báo cung cấp thông tin về phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 14/3, hệ thống này đang được thử nghiệm và cần sự hợp tác khai báo chính xác từ phía người dân.

Trả lời câu hỏi của phóng viên VTV, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hoàn thành cách ly, người dân có thể tự quay lại hình ảnh xét nghiệm nhanh tại nhà, báo cáo cho trạm y tế. Khi xác nhận thông tin, trạm y tế sẽ xuất giấy hoàn thành cách ly y tế. Cách làm này sẽ giúp các trạm y tế phường xã từ thụ động chuyển sang chủ động, giảm tải khối lượng công việc cũng như tránh lây nhiễm do tập trung đông.

Cũng theo bà Mai, để việc chuyển đổi số này hoạt động được trơn tru, ổn định hơn còn cần thêm thời gian, quan trọng hơn là sự hợp tác từ phía người dân.

Liên quan đến công tác phòng chống dịch, số ca mắc mới tại TP Hồ Chí Minh đang có xu hướng giảm nhẹ, cho thấy chương trình hành động của TP đang đi đúng hướng. Số phường, xã là vùng xanh của TP tăng lên rất nhiều. Số vùng cam đã chuyển sang vùng vàng gần hết. Hiện TP chỉ còn 4 phường, xã là vùng cam.

 

*Thoidai.com.vn (14/3): Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên của miền Bắc áp dụng hệ thống ISO điện tử

Ngày 12/3, tỉnh Quảng Ninh công bố áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của 227 cơ quan hành chính nhà nước từ tuyến tỉnh đến cấp xã. Như vậy, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc áp dụng thành công phần mềm này.

Theo đó, quy trình quản lý chất lượng trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc, trao đổi văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tự động hóa, chuẩn hóa, thống nhất và an toàn thông tin. Đặc biệt, người dân có thể tham gia kiểm soát chất lượng và kết quả công việc chi tiết đến từng chuyên viên. Hệ thống cũng sẽ đồng bộ, liên thông với hệ thống Chính quyền điện tử, Một cửa điện tử sẵn có của Quảng Ninh, phục vụ cải cách hành chính và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành nhấn mạnh, việc chuẩn hóa và áp dụng ISO điện tử vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của tỉnh. Và việc khai trương Hệ thống phần mềm ISO điện tử hôm nay là những bước đầu.

Trong thời gian tới, để đảm bảo công tác vận hành, duy trì, cải tiến và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hơn nữa, các cấp ủy, chính quyền địa phương phải vào cuộc để thay đổi thói quen, cách làm trong xử lý công việc của cán bộ, công chức.

 

SAI PHẠM ĐIỂN HÌNH

*Tienphong.vn (15/3): Kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với Bí thư Thành ủy Thái Nguyên

Ngày 15/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật ông Phan Mạnh Cường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy, ông Phan Mạnh Cường trong thời gian giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên kiêm Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp (giai đoạn 2013 - 2019), đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng và quy chế làm việc; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm…

Những vi phạm của ông Phan Mạnh Cường gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại tiền, tài sản của Nhà nước; gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, mất uy tín cá nhân. Trong quá trình kiểm điểm, không tự giác nhận vi phạm, khuyết điểm.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm theo quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phan Mạnh Cường.

 

*Vov.vn (15/3): Liên tiếp phát hiện số lượng lớn kit xét nghiệm Covid-19 không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện các đối tượng buôn bán số lượng lớn kit xét nghiệm Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thực hiện chỉ đạo của Công an TP. Hà Nội, chỉ trong hai ngày 13 và 14/3, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ (Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là kit xét nghiệm Covid-19 do nước ngoài sản xuất tại phường Cổ Nhuế 2 do đối tượng Cao Thảo Anh (SN 1995; trú tại số 61/75 phường Phú Diễn và tại Phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và đối tượng Triệu Văn Tuyến (SN 1991, trú tại huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Tổ công tác đã thu giữ gần 5.000 bộ kit xét nghiệm Covid-19 nhập lậu trị giá hàng 100 triệu đồng. Tại thời điểm kiểm tra các đối tượng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Các đối tượng đều thừa nhận việc lợi dụng tình hình dịch bệnh bùng phát đột ngột sau dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần nên đã tìm hiểu, liên hệ với các nguồn hàng trên mạng xã hội để nhập hàng về bán kiếm lời.

Đối với mỗi kit xét nghiệm Covid-19 về, các đối tượng đều bán chênh so với giá nhập 15.000đ-20.000đ, đỉnh điểm thời gian giá kit xét nghiệm Covid-19 được đẩy lên cao nhất mỗi kit các đối tượng thu lợi đến 40.000 đồng. Nếu đưa ra tiêu thụ trót lọt số hàng hóa trên, các đối tượng thu lợi gần 100 triệu đồng chỉ trong vài ngày.

Hiện Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ (Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đang điều tra, khai thác mở rộng phối hợp các đơn vị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

*Nld.com.vn (15/3): Chỉ đạo khẩn vụ Chủ tịch UBND huyện cấp 5 lô đất biệt thự trái luật

Các lô đất biệt thự mà Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum ký giao cho 5 người dân không thông qua đấu giá đang được chỉ đạo làm rõ, mở rộng.

Ngày 15-3, Huyện ủy Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết đã yêu cầu UBND huyện này báo cáo khẩn các nội dung liên quan đến bài viết "Chủ tịch huyện giao 5 lô đất biệt thự tại Măng Đen trái luật" mà Báo Người Lao Động thông tin.

Theo ông Đào Duy Khánh, Bí thư Huyện ủy Kon Plông, ngoài các thông tin mà Báo Người Lao Động đề cập tới, Huyện ủy Kon Plông cũng yêu cầu báo cáo tất cả các trường hợp được giao đất khác.

Ông Khánh cũng cho biết mới về nhận công tác tại huyện Kon Plông. Qua nắm thông tin sơ bộ thì những lô đất biệt thự được cấp trước năm 2011. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đến nay mới ra quyết định giao đất. Do đó, việc giao đất cho các cá nhân trên không thông qua đấu giá.

Ông Khánh cũng cho hay, đang yêu cầu UBND huyện rà soát lại việc giao đất trên địa bàn huyện. Ngoài 5 lô đất trên thì còn những trường hợp nào tương tự để xác định xem việc giao đất có đúng quy định hay không, sau khi có kết quả sẽ thông tin cụ thể đến báo chí.

 

* Viettimes.vn (14/3): Cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bị đề nghị truy tố

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố ông Trần Văn Nam (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương) và 27 bị can khác liên quan đến những sai phạm về chuyển nhượng, bán rẻ 'đất vàng' xảy ra tại Tổng Công ty 3-2.

Ngày 14/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra kết luận điều tra bổ sung lần 2, đề nghị truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam và 27 bị can khác liên quan những sai phạm về chuyển nhượng đất tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Công ty 3-2).

C03 đề nghị truy tố 25 bị can tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", trong đó có cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương Trần Văn Nam, Nguyễn Văn Minh - cựu Chủ tịch HĐTV, kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty 3/2...

Ngoài tội danh trên, ông Nguyễn Văn Minh còn bị đề nghị truy tố tội "Tham ô tài sản" cùng với con gái là Nguyễn Thục Anh và 4 người khác.

Hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng bị đề nghị truy tố gồm: Phạm Văn Cành, cựu Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Trần Xuân Lâm, Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương; Võ Văn Lượng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương; Ngô Dũng Phương, Trưởng Phòng tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương; cựu Cục trưởng, Cục phó Cục Thuế…

Ngoài tội danh vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; cơ quan điều tra cũng đề nghị truy tố thêm tội tham ô tài sản.

 

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

*Vtv.vn (14/3): Khẩn trương giao hết vốn cho dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi 74 bộ, địa phương đề nghị phân bổ lại nguồn vốn ngân sách cho các dự án do phương án phân bổ của các đơn vị này chưa đáp ứng thứ tự ưu tiên theo quy định.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn cho biết, đến nay số vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ là khá lớn, gần 94,5 nghìn tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương có số vốn chưa phân bổ còn lại cao.

Thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiều lần có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đôn đốc triển khai kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022; trong đó, đề nghị một số giải pháp liên quan đến công tác phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 theo quy định.

Bộ đã đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc triển khai phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 được giao trước ngày 31/12/2021 để có thể giải ngân ngay từ những tháng đầu của năm.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo kiên quyết điều chỉnh vốn của các bộ, ngành địa phương chưa phân bổ xong kế hoạch vốn trong tháng Ba. Nếu không thực hiện, sẽ kiểm điểm trách nhiệm của từng bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

 

*Viettimes.vn (15/3): Quảng Nam: Các khoản chi bằng ngân sách nhà nước sẽ sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Cục Thuế tỉnh đẩy nhanh tiến độ áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn, đảm bảo từ ngày 1/7 sẽ sử dụng hóa đơn điện tử đối với các khoản chi bằng ngân sách nhà nước.

Để triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu Cục Thuế tỉnh khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, TP phối hợp thực hiện các nội dung công việc theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu cơ quan thuế thực hiện rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh những nội dung từ ngày bắt đầu triển khai thực hiện; chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Đặc biệt, UBND tỉnh giao Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, sự nghiệp công lập liên quan trong thực hiện thanh toán và kiểm soát thanh toán liên quan đến phải sử dụng hóa đơn chứng từ hóa đơn điện tử đối với các khoản chi phí sử dụng ngân sách nhà nước sau 1/7/2022 đảm bảo đúng các quy định hiện hành.

 

QUY HOẠCH

*Vnexpress.net (12/3): Hải Phòng phê duyệt thiết kế trung tâm hành chính mới

UBND TP Hải Phòng phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc công trình Trung tâm Hành chính - Chính trị thành phố tại khu đô thị Bắc sông Cấm, ngày 11/3.

Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Tùng cho biết, sau thời gian mời thi tuyển, có tám đơn vị với chín hồ sơ thiết kế tham dự, trong đó năm đơn vị trong nước, ba đơn vị nước ngoài. Kết quả không có giải nhất, có hai giải nhì và một giải ba.

Mẫu thiết kế đoạt giải nhì của Công ty GMP International GmbH (Đức) đã được UBND TP Hải Phòng lựa chọn để xây dựng Trung tâm Hành Chính - Chính trị mới; Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn tại khu đô thị Bắc sông Cấm, thuộc huyện Thủy Nguyên.

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Hành chính - Chính trị mới của TP Hải Phòng có diện tích 324 ha, thuộc các xã: Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, cạnh khu đô thị VSIP rộng 1.100 ha. Hải Phòng đặt mục tiêu xây dựng nơi này thành đại đô thị năng động, thịnh vượng tại khu vực phía Bắc, giảm tải cho khu vực đô thị cũ hiện nay. Dự án có kết cấu giao thông, cấp thoát nước, năng lượng, chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, môi trường đồng bộ và hiện đại.

Theo thiết kế, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Hành chính - Chính trị mới của TP Hải Phòng bao gồm các hạng mục chính: Trung tâm Hành chính - Chính trị với quy mô 2 tầng hầm và 9 tầng nổi; quảng trường với hệ thống đài phun nước, tượng đài, cây xanh, thảm cỏ trên diện tích gần 19 ha; hệ thống điện trung thế 22kv, trạm phân phối RMU cho các công trình kiến trúc và hệ thống điện chiếu sáng; tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong đó, công trình nhà làm việc của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hải Phòng có tính biểu trưng cao, được bố trí ở phía trước quảng trường. Hai bên quảng trường và trục không gian đi bộ được bố trí công trình nhà làm việc các sở, ban, ngành và cơ quan tư pháp, lập pháp...

Dự kiến công trình khởi công quý I-II/2022, hoàn thiện và đi vào hoạt động cuối năm 2024. Năm 2025, cán bộ, công nhân viên sẽ bắt đầu làm việc tại khu trung tâm hành chính mới TP Hải Phòng.

THẾ GIỚI

*Vtv.vn (15/3): Trung Quốc siết chặt phong tỏa, khống chế đợt dịch lan rộng và nhanh

Trong 24 giờ qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 3.500 ca nhiễm mới COVID-19 nội địa, nếu tính cả số ca nhiễm không triệu chứng, con số này lên tới với khoảng 5.000 người.

Các trung tâm kinh tế lớn của nước này như Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh bị phong tỏa hay siết chặt quản lý ở những mức độ khác nhau. Đợt dịch mạnh này về độ lan rộng nghiêm trọng hơn nhiều so với hồi "phong thành" Vũ Hán vào hơn hai năm trước. Các chuyên gia kêu gọi, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục siết mạnh hơn nữa chiến lược "Zero COVID".

Ở trung tâm thành phố Thượng Hải, những rào chắn mọc lên ngày càng dày đặc, phong tỏa những khu vực có ca dương tính. Nhân viên y tế, cảnh sát, bảo vệ được huy động tối đa. Nhiều người mệt mỏi bởi cuộc chiến này cứ lặp đi lặp lại.

Thành phố Thâm Quyến với 17 triệu dân, trung tâm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, bị phong tỏa. Các trung tâm chuyên làm hàng xuất đi khắp thế giới như Chiết Giang, Giang Tô, Thiên Tân… đều xuất hiện dịch bệnh. Hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, khó tránh khỏi giá tăng cao. Ít nhất 10 thành phố, huyện ở Trung Quốc bị phong tỏa ở những mức độ khác nhau. Tại tâm dịch Cát Lâm, nhiều bệnh viện dã chiến quy mô hàng nghìn giường bệnh được gấp rút xây dựng.

Các đợt bùng phát mới nhất quét qua Trung Quốc đại lục và đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) phần lớn do biến thể phụ BA.2 ("Omicron tàng hình") với tốc độ lây lan nhanh. Ngành chức năng Trung Quốc nhấn mạnh, mục tiêu không lây nhiễm trong cộng đồng phải đạt được để bảo vệ hệ thống y tế bị quá tải và tránh gia tăng số ca tử vong.

Các chiến lược ứng phó bền vững hơn được đề xuất như cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà, thuốc kháng virus. So với lần bùng dịch đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, lần này quy mô dịch lan rộng, tốc độ lây lan nhanh bởi biến chủng Omicron. Do đó, theo nhiều chuyên gia, việc khống chế dịch là hết sức khó khăn.

 

*Vtv.vn (15/3): Anh thông báo dỡ bỏ mọi hạn chế đi lại sau gần 2 năm đóng cửa

Từ ngày 18/3, Anh sẽ chấm dứt tất cả hạn chế đi lại vốn được áp đặt nhằm phòng chống COVID-19, tạo thuận lợi cho việc mở cửa trở lại du lịch sau gần hai năm đóng cửa.

Từ 4h ngày 18/3 (giờ địa phương, tức 11h theo giờ Việt Nam), du khách đến vùng England, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland sẽ không còn phải điền biểu mẫu thông tin định vị hành khách. Những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ không phải thực hiện xét nghiệm trước và sau khi đến Anh.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Anh Grant Shapps cho biết, những thay đổi về quy định này là nhờ chương trình tiêm chủng của Anh và người dân sẽ có một "Lễ Phục sinh tự do hơn."

Là một trong những nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại quốc tế nghiêm ngặt nhất ở châu Âu vào thời kỳ đỉnh dịch COVID-19, giờ đây, Anh trở thành quốc gia cởi mở hơn nhiều nước châu Âu khác và Mỹ, nơi vẫn áp dụng một số hạn chế, trong đó có yêu cầu xuất trình chứng nhận tiêm vaccine.

Giám đốc điều hành Hiệp hội Hàng không Anh Airlines UK Tim Alderslade cho biết, Anh là thị trường hàng không lớn đầu tiên thông báo dỡ bỏ hoàn toàn tất cả quy định đi lại phòng chống dịch COVID-19. Quyết định này có nghĩa là "ngành du lịch Anh đã trở lại" và du khách trở về Anh không còn phải "đau đầu" điền các biểu mẫu cũng như những xét nghiệm không cần thiết.

 

*Vtv.vn (15/3): Nhiều quốc gia mở cửa hoàn toàn đón du khách

Trong những tuần qua, các quốc gia lần lượt mở cửa cho khách du lịch nước ngoài, miễn cách ly, thậm chí không cần giấy xét nghiệm âm tính.

Malaysia sẽ mở cửa biên giới hoàn toàn và bắt đầu chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu từ 1/4 tới. Cũng từ thời điểm này, du khách quốc tế đã tiêm đủ vaccine COVID-19, chứng nhận PCR âm tính là có thể nhập cảnh Malaysia, không cần cách ly.

Ngày càng nhiều quốc gia châu Á miễn kiểm dịch với khách quốc tế, sau hơn hai năm chống chọi với COVID-19. Từ 14/3, Bali (Indonesia) chính thức miễn cách ly với khách quốc tế nhập cảnh và cấp visa tại cửa khẩu cho khách quốc tế từ 23 nước.

Trước đó, từ ngày 10/2, Philippines đã mở cửa trở lại với du khách nước ngoài, du khách cũng chỉ cần tiêm đầy đủ vaccine hoặc có chứng nhận âm tính.

Cũng chỉ cần tiêm vaccine đầy đủ là du khách do thể nhập cảnh vào Australia và New Zealand, hai quốc gia từng có những biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Tại châu Âu, ngay từ đầu tháng 3 này, tất cả công dân ngoài châu Âu nhập cảnh Italy chỉ cần đáp ứng một trong các điều kiện như: chứng nhận tiêm chủng ngừa COVID-19, chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc xét nghiệm âm tính. Thậm chí các nước như Hy Lạp, Pháp, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Na Uy, cũng đã bỏ yêu cầu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại điểm đến đối với những du khách đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.

 

*Vtv.vn (15/3): Lạm phát đè nặng cuộc sống người dân Mỹ

 Tỷ lệ người dân Mỹ đối mặt với căng thẳng liên quan đến vấn đề tài chính đã lên mức cao nhất kể từ năm 2015. Kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ.

Cụ thể, có 65% số người được hỏi tuyên bố vấn đề tài chính là nguyên nhân gây lo âu vào tháng trước, trong đó xu hướng tăng giá các mặt hàng thiết yếu do lạm phát là vấn đề khiến nhiều người Mỹ cảm thấy áp lực nhất.

Một yếu tố khác cũng đang khiến nhiều người Mỹ phải đau đầu, đó là giá thuê nhà tăng chóng mặt. Có tới một nửa số người được khảo sát khẳng định chi phí nhà ở là tác nhân chính gây cho họ lo nghĩ và tâm lý căng thẳng.

Giá xăng tăng mạnh, người dân Mỹ buộc phải cắt giảm chi tiêu

Ngày 14/3, giá xăng tại Mỹ lại tiếp tục lập kỷ lục mới ở mức trung bình 4,43 USD/gallon. Giá xăng tăng mạnh đang ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

Giá xăng tại Mỹ đã tăng 22% chỉ trong vòng 2 tuần qua. Một áp lực bất kỳ người dân Mỹ nào cũng có thể cảm nhận rõ rệt, người dân buộc phải tìm cách phải cắt giảm chi tiêu để chi trả cho việc mua nhiên liệu.

 

*Vtv.vn (15/3): EU xem xét thông qua đạo luật về tiền số

Cụ thể, dự thảo của đạo luật có tên là Mica, yêu cầu các tài sản tiền số được phát hành hoặc giao dịch tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn bền vững về môi trường tối thiểu, đồng thời thiết lập và duy trì kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn để đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu đó.

Các nhà phân tích nhận định, các tiêu chuẩn được đưa ra nhằm kiểm soát hoặc thậm chí cấm việc sử dụng các loại tiền số như Bitcoin và Ethereum.

Theo ghi nhận của Bloombeg, giới lãnh đạo trong ngành tiền số đã bắt đầu tỏ ra lo lắng về việc Bitcoin có thể sẽ bị cấm ở châu Âu.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 9/3 đã ký một sắc lệnh yêu cầu các cơ quan chính phủ xem xét các rủi ro và lợi ích của tiền ảo. Đây là sắc lệnh được mong chờ từ lâu trong bối cảnh những quan ngại về tính pháp lý của tiền ảo ngày càng gia tăng trên khắp thế giới. Sắc lệnh này được giới phân tích đánh giá là có lợi cho tiền ảo.

 

* Baotintuc.vn (14/3): Trung Quốc sa thải hàng loạt quan chức chống COVID-19 kém

Ít nhất 26 quan chức tại ba tỉnh của Trung Quốc gần đây đã bị cách chức vì xử lý dịch bệnh không hiệu quả, khiến số ca mắc COVID-19 bùng phát mạnh nhất kể từ thời ở Vũ Hán.

Tờ Global Times đưa tin động thái này nhằm cảnh cáo người phụ trách chống dịch tại những thành phố khác rằng họ không được lơ là cảnh giác. Bởi lẽ, chỉ sơ hở nhỏ cũng có thể hủy hoại những thành tựu trước đây trong công tác phòng chống dịch của Trung Quốc. Các nhà quan sát trong nước tin rằng việc xử nghiêm quan chức thiếu trách nhiệm sẽ góp phần tăng cường biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Tại thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông hôm 13/3, đã có tổng cộng 6 quan chức bị cách chức trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát ở thị trấn Dalang. Trong số họ gồm có ông Huang Shouying, Phó Giám đốc Sở Công an tỉnh Quảng Đông; ông Wang Changqing, Phó Chủ tịch thành phố Đông Quan và Bi Hongbo, Giám đốc Sở Công an thành phố Đông Quan. Ngoài ra còn có ba quan chức khác tại thị trấn Dalang và thành phố Đông Quan.

Tỉnh Cát Lâm cũng vừa sa thải ít nhất ba quan chức gồm ông Wang Lu, Phó Bí thư thành phố Cát Lâm; ông Li Xin, Chủ tịch quận Jiutai và ông Gao Yutang, Giám đốc Ủy ban Y tế thành phố Changchun.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến bạn đọc

    Tin mới nhất

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23/12 đến 26/12 năm 2023(26/12/2023 10:49 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 20/12 đến 22/12 năm 2023(22/12/2023 7:33 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 16/12 đến 19/12 năm 2023(19/12/2023 9:45 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 13/12 đến 15/12 năm 2023(15/12/2023 11:03 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 09/12 đến 12/12 năm 2023(12/12/2023 6:36 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 05/12 đến 08/12 năm 2023(08/12/2023 11:28 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01/12 đến 04/12 năm 2023(05/12/2023 5:51 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/11 đến 1/12 năm 2023 (01/12/2023 8:54 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25/11 đến 27/11 năm 2023(27/11/2023 8:59 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 3/11 đến 8/11 năm 2023(08/11/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/10 đến 31/10 năm 2023(01/11/2023 9:20 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 21/10 đến 24/10 năm 2023(25/10/2023 9:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 11/10 đến 13/10 năm 2023(24/10/2023 5:47 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 9:22 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 2:34 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 7/10 đến 10/10 năm 2023(11/10/2023 5:11 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 10 năm 2023(06/10/2023 10:50 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 10 năm 2023(04/10/2023 4:02 CH)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 8 năm 2023(31/08/2023 2:12 SA)

    Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023(25/08/2023 5:33 CH)

    << < 1 2 3 4 5  ... > >> 
    °
    Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
    373 người đã bình chọn