VPUB - 35 năm thầm lặng những "chuyến đò"

Update 20 - 11 - 2017
100%

Dienbien.gov.vn - Hôm nay, 20/11, trên cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2017). Đây cũng là dịp để toàn thể xã hội tôn vinh các thế hệ nhà giáo với lòng biết ơn và những tình cảm tri ân chân thành, sâu sắc, khẳng định những cống hiến và đóng góp của ngành giáo dục. Niềm vinh dự, tự hào ấy gắn liền với trách nhiệm lớn lao, đòi hỏi mỗi nhà giáo phải không ngừng phấn đấu rèn luyện trau dồi đạo đức, phong cách, tình yêu, nghề nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với vinh dự của một nghề cao quý - “trồng người”.

Cô trò trường Mầm non Hoa Sen, TP. Điện Biên Phủ trong cuộc thi cắm hoa mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ôn lại những kỷ niệm của nghề Nhà giáo nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Điện Biên nói riêng, chúng ta càng thấu hiểu sự hy sinh cao cả của những thế hệ nhà giáo không tiếc tuổi xuân, đóng góp sức mình để ngành giáo dục miền núi được phát triển, để con em vùng cao được học hành.

Năm 1959, với chủ trương xây dựng vùng kinh tế khó khăn, hưởng ứng lời kêu gọi của Ðảng và của Bác Hồ, 860 giáo viên miền xuôi đã tình nguyện lên miền núi. Những nhà giáo không sợ khó, không sợ khổ, quyết tâm gắn bó với miền núi Tây Bắc, coi đó là quê hương thứ hai, coi đồng bào các dân tộc thiểu số như ruột thịt của mình, đem cái chữ thắp sáng các bản làng. Ðể hoàn thành nhiệm vụ được giao, các thầy cô cùng đồng bào các dân tộc dựng trường, lớp; vận động người dân cho con em đi học, để rồi những điểm “trắng” về giáo dục này trở thành nơi tỏa sáng tri thức; tuyên truyền vận động nhân dân dần xóa bỏ các hủ tục. Ngày 1/6/1963, Ty Giáo dục Lai Châu được thành lập, tạo nên bước chuyển mình cho Lai Châu. Cũng trong năm đó, Trường Sư phạm cấp I của tỉnh ra đời, góp phần không nhỏ trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh.

Nhà giáo Hoàng văn Binh - Nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, Nguyên Giám đốc Ty Giáo dục tỉnh Lai Châu. Người đã chứng kiến những năm tháng không thể nào quên của ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên - Lai Châu đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc nhất về một thời gian khó và nhắc nhở lớp trẻ hiện tại: “Để có được những thành tích của Ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên ngày hôm nay, chúng ta biết ơn những thế hệ thầy cô đã hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giáo dục miền núi. Ngày ấy, các thầy cô đã đi bộ quãng đường dài, qua đèo Pha Đin, qua bao suối, thác, ghềnh, lên với miền Tây Bắc xa xôi, sẵn sàng vì học sinh của mình mà vượt qua muôn vàn khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; cùng đồng bào các dân tộc dựng trường, lớp; vận động đồng bào các dân tộc cho con em đi học, tham gia học xóa mù chữ để rồi những điểm trắng về giáo dục này đã trở thành nơi tỏa sáng của tri thức; tuyên truyền vận động nhân dân dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu”.

Nhà giáo Hoàng văn Binh - Nguyên Giám đốc Ty Giáo dục tỉnh Lai Châu chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc nhất về một thời gian khó.

Những năm chiến tranh leo thang, Mỹ đánh bom miền Bắc, nhiều trường học đã bị đánh phá và phải sơ tán nhiều lần; khó khăn chồng chất, thầy trò vừa xây dựng trường vừa tổ chức dạy và học, có cả nhà giáo đã trở thành liệt sĩ khi lấy thân mình che chở cho học sinh dưới mưa bom của giặc Mỹ... Trường lớp và số lượng học sinh vẫn tăng, chất lượng ngày càng được khẳng định; nhiều học sinh thành đạt, nhiều thầy cô giáo được nhận các danh hiệu cao quý. Ðến hết năm 1970 Giáo dục Lai Châu đã phát triển khá mạnh và đã hoàn thành xóa mù chữ cho cán bộ, đảng viên, thanh niên vùng cao, nhân dân vùng thấp.

Sau khi đất nước thống nhất, hưởng ứng chiến dịch “Ánh sáng văn hóa” của Ủy ban Hành chính tỉnh, hơn 600 cán bộ, giáo viên của Lai Châu ngày ấy (nay là Ðiện Biên) tiếp tục lên đường đến với 14 xã vùng cao; trên 1.000 cán bộ, bộ đội, công an, học sinh tình nguyện lên các xã vùng cao thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ cho nhân dân của tỉnh. Và thành quả là, chỉ trong thời gian ngắn (1977 - 1979), 36.151/47.264 người dân Lai Châu đã được xóa mù chữ; 97/153 xã, thị trấn được công nhận xóa xong nạn mù chữ. Ðó là những nỗ lực phi thường, những cống hiến không gì đong đếm được của lớp lớp nhà giáo Ðiện Biên trong chặng đường dài hiện thực hóa giấc mơ bay cao, bay xa cho các thế hệ học trò. Trải qua những năm 80 của thế kỷ XX với muôn vàn khó khăn; cùng với sự phát triển của đất nước, được Trung ương quan tâm đầu tư và sự nỗ lực quyết tâm của toàn Ðảng bộ và nhân dân các dân tộc, Lai Châu đã từng bước phát triển mạnh về kinh tế - văn hóa - xã hội, đời sống của nhân dân các dân tộc ngày càng được nâng lên.

Sau khi chia tách tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh: Ðiện Biên, Lai Châu (năm 2004), Ðiện Biên có 253 trường, 5.902 lớp, 120.475 học sinh với 7.992 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hệ thống cơ sở vật chất gồm 4.355 phòng học (kiên cố chỉ chiếm 46,6%). Ðến nay sau 13 năm, phát huy truyền thống Ðiện Biên Phủ anh hùng, tinh thần hết mình vì con em vùng cao của các thế hệ nhà giáo Ðiện Biên, sự nghiệp GD & ÐT tỉnh nhà đã đạt nhiều thành tích đáng nghi nhận. Năm học 2017-2018, toàn ngành có 526 trường với 7.438 lớp, 185.917 học sinh, sinh viên (tăng 273 trường, 1.536 lớp, 65.442 học sinh). Bằng nhiều nguồn vốn và hình thức đầu tư, hệ thống các trường, lớp phát triển mạnh theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa; toàn ngành có 9.018 phòng học (5.492 phòng kiên cố, đạt 60,9%). Khẳng định chiều sâu trong chất lượng GD & ÐT, Ðiện Biên giờ đây đã có 288 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia (đạt 57%); 92/130 đơn vị hành chính cấp xã, 3/10 cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 14/130 đơn vị hành chính cấp xã, 1/10 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3... Ngành cũng có một lực lượng đông đảo với 16.496 biên chế cán bộ công chức, viên chức; trên 99% giáo viên đã được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; trong đó 7 tiến sỹ, 374 thạc sĩ, 11 giáo viên tiểu học đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quốc gia...

Có thể khẳng định, thành công trong sự nghiệp GD & ÐT tỉnh Ðiện Biên có được là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh; sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Ðảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể và của toàn xã hội. Nhưng trên tất cả, sự tâm huyết với nghề, sự cống hiến hy sinh thầm lặng của các thế hệ nhà giáo từ mọi miền Tổ quốc đã gắn bó với mảnh đất Ðiện Biên góp phần quan trọng làm nên điều đó.

Nhiều năm gắn bó với vùng cao, trải qua bao gian khổ, khó khăn để đưa con chữ đến với trẻ em đồng bào các dân tộc, cô giáo Vi Thị Tuyết Minh - Chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ, tâm sự: “Trở ngại lớn đối với các thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa là giao thông đi lại khó khăn vất vả. Có những điểm trường phải đi bộ cả buổi mới đến nơi. Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, tiếng Việt hạn chế. Bởi vậy, các thầy cô phải sử dụng cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc cho các em hiểu hơn. Mặc dù vậy, đội ngũ giáo viên trẻ vẫn luôn cố gắng vượt qua mọi trở ngại, bỏ tiền lương của mình để mua áo cho các em chống lại cái giá rét của vùng cao, vận động phụ huynh cho các em đến lớp để đảm bảo sỹ số, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Và chính những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên của học trò; những khi các em học sinh đến trường với áo chưa lành và cơm chưa đủ no; với mùi đặc trưng của cuộc sống còn thiếu thốn vất vả; cả khi học sinh thẹn thùng lí nhí nói lời chúc mừng cô nhân ngày 20/11 với bó hoa rừng trên tay khiến thầy cô xúc động trào nước mắt, cảm giác học sinh nơi đây rất cần mình... Đó chính là động lực lớn lao để giúp các thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa bám trường bám lớp, vượt qua khó khăn để tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê khát vọng nghề dạy học. Mong muốn bù đắp phần nào những khó khăn thiếu thốn của các em”.

Cô giáo Vi Thị Tuyết Minh - Chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ chia sẻ những khó khăn, vất vả, tình yêu nghề của các thầy cô giáo vùng cao.

Ghi nhận những cống hiến hy sinh của các thầy, các cô và ngành GD & ÐT; Ðảng, Nhà nước, các cấp, ngành đã trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý. 16 nhà giáo được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Nhà giáo ưu tú”, hàng trăm, hàng nghìn nhà giáo được các cấp khen thưởng trong suốt những năm qua là một minh chứng cho sự ghi nhận cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp trồng người tỉnh Ðiện Biên. Các thầy, các cô thực sự đã làm trọn sứ mệnh là những chiến sĩ văn hóa, kỹ sư tâm hồn, người “đưa đò” - con đò tri thức, ước mơ, hoài bão bay cao, bay xa cho lớp lớp thế hệ học trò vùng cao gian khó Ðiện Biên.

Nhìn lại chặng đường 35 năm đã đi qua, có thể khẳng định, sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi toàn ngành GD&ĐT, trên cơ sở kế thừa, phát huy những thành quả đạt được để củng cố niềm tin, tiếp thêm động lực phấn đấu hoàn thành sứ mệnh cao cả của nghề dạy học, tiếp tục thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Sỹ Quân - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh, chia sẻ: “Mỗi dịp 20/11, chúng tôi, những thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với nghề, với truyền thống và thành tích của ngành. Phát huy những thành tích đã đạt được, thẳng thắn nhìn vào những hạn chế yếu kém, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên quyết tâm vượt mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, đưa GD&ĐT Điện Biên tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc”./.

Đặng Phương

Tin mới nhất

VPUB - Quý I năm 2020, toàn tỉnh tiếp tục hỗ trợ tổ chức cai nghiện ma túy cho hơn 200 người(15/04/2020 4:02 CH)

VPUB - Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên khóa IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(02/10/2019 9:23 CH)

VPUB - Đại hội đại biểu Hội khuyến học tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ diễn ra từ ngày 1 -...(13/09/2019 9:11 CH)

VPUB - Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh, khích lệ khả năng nghiên cứu khoa học...(08/09/2019 3:25 CH)

VPUB - Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Tặng gần 2.300 suất quà cho học sinh trường PTDTBT...(06/09/2019 12:38 SA)

VPUB - Hiệu quả sau 5 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình,...(31/08/2019 4:15 CH)

VPUB - Trao 36 giải tại cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên, năm 2019”(20/07/2019 12:34 SA)

VPUB - Lễ xuất quân học kỳ quân đội “Trải nghiệm làm chiến sỹ” năm 2019(06/06/2019 5:59 CH)

VPUB - Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua và vận động trong nhà trường(25/05/2019 11:26 CH)

VPUB - Thành phố Điện Biên Phủ khai mạc "Liên hoan Tiếng hát trẻ thơ năm 2019"(18/04/2019 3:22 CH)

VPUB - Nghĩa cử cao đẹp của những người hiến máu tình nguyện (08/03/2019 11:04 CH)

VPUB - Tiếp nhận trên 200 đơn vị máu trong Ngày Hội xuân hồng năm 2019(07/03/2019 9:30 CH)

VPUB - Tọa đàm kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam(27/02/2019 11:59 CH)

VPUB - Khai giảng lớp bồi dưỡng, tập huấn và thực tế cơ sở cho cán bộ các tỉnh Bắc Lào, khóa IV...(26/02/2019 11:58 CH)

VPUB - Đồng chí Lê Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà các đơn vị y tế nhân ngày Thầy...(26/02/2019 11:25 CH)

VPUB - 70 vận động viên tham gia giải cầu lông khối thi đua văn hóa - xã hội chào mừng ngày Thầy...(23/02/2019 11:21 CH)

VPUB – Đảm bảo công tác Y tế trong thời gian diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2019 (14/02/2019 11:34 CH)

VPUB - Mường Lay phấn đấu năm 2019 khám, chữa bệnh nhân đạo và cấp thuốc miễn phí cho ít nhất 300...(28/01/2019 3:50 CH)

VPUB - Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người(18/01/2019 4:23 SA)

VPUB – Năm 2018, ngành Y tế đạt và vượt 9/11 các chỉ tiêu y tế cơ bản(15/01/2019 11:32 CH)

<< < 1 2 3 4 5  ... > >> 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
386 người đã bình chọn