Đổi mới bắt đầu từ sự quan tâm đến học sinh

Update 19 - 09 - 2016
100%

Những ngày qua phương án thi THPT và xét tuyển năm 2017 đã trở thành tâm điểm của dư luận. Dù đã được giải tỏa nhiều sau khi nắm rõ hơn những nội dung sẽ điều chỉnh, đổi mới, song vẫn chưa hết những băn khoăn, lo lắng từ học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Để giúp dư luận hiểu rõ hơn về mục đích cũng như những nội dung đổi mới, chương trình “Sự kiện và Bình luận” phát sóng trực tiếp sáng 10-9 trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga và PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng ngân hàng đề thi cho thi 2017.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn bộ nội dung cuộc trao đổi.

MC: Thưa thứ trưởng Bùi Văn Ga, phương thức tổ chức thi THPT 2017 có phải phương thức thi mới? nhiều ý kiến băn khoăn chưa hiểu và cho rằng năm ngoái vừa đổi mới, chưa kịp làm quen thì Bộ lại công bố phương án nữa. Thứ trưởng giải thích ntn về ý kiến này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Mục tiêu chúng ta nhằm tới một kỳ thi nhẹ nhàng, trung thực, đảm bảo được khách quan vừa xét tốt ngiệp, vừa tuyển sinh đại học, cao đẳng. hai năm qua (2015, 2016) chúng ta đã tiến được một bước khá dài, chúng ta đã giảm được 4 đề thi còn 1 đề thi, xã hội đã cảm thấy nhẹ nhàng.

 Nhưng sau kỳ thi 2016 vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, đó là thời gian thi kéo dài tới 4 ngày, phải sử một số lượng lớn cán bộ từ các trường đại học về địa phương để tổ chức thi rất tốn kém. Vì vậy, năm 2017 sẽ tiếp tục cải thiện kỳ thi 2016 để đạt được mục tiêu nhẹ nhàng, hiệu quả, đảm bảo khách quan, trung thực.

MC: Như vậy, phương châm đổi mới là tốt hơn cho các em học sinh, tốt hơn cho xã hội?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Rõ ràng mục tiêu của ngành giáo dục luôn hướng đến việc tốt hơn cho các em, làm sao để các em có nhiều quyền lợi hơn, các em thi thoải mái hơn và có kết quả tốt hơn.

MC:  Thưa PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, các em lo lắng với cách thức thi trắc nghiệm này liệu các em có theo được không nếu  chưa có kinh nghiệm?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Thi trắc nghiệm không phải là hình thức kiểm tra, đánh giá xa lạ với học sinh phổ thông. Trong những năm học phổ thông các em đã được làm quen với hình thức này và cũng đã được ứng dụng trong các kỳ thi khác nhau. Và qua thực tế kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đã thí điểm trong 3 năm qua với hình thức thi phần lớn là thi trắc nghiệm, các bạn thí sinh đã làm rất thuận lợi. Nên việc thi trắc nghiệm trong năm nay theo tôi hoàn toàn có thể triển khai được.

MC: Các em cần có một khoảng thời gian nhất định để làm quen với phương thức thi trắc nghiệm này. Vậy, trong khoảng thời gian chưa đến một năm, liệu các em có đủ thời gian để làm quen không?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Với việc Bộ sớm công bố đề thi mầu và với những hướng dẫn chi tiết các em có thể làm quen bắt đầu từ tháng 10 để có nhưngx điều chỉnh, tôi nghĩ các em hoàn toàn có thể làm quen được với hình thức thi mới này.

MC: Nếu xét tuyển đại học chỉ dựa trên điểm của một số môn trong bài thi tổ hợp thì sẽ xảy ra tình trạng người thi khối A1 chú trọng làm 20 câu Lý, người thi khối B chú trọng làm 40 câu Hóa và Sinh, trong khi người thi khối A, B sẽ phải chú trọng thi 60 câu trong cũng một khoảng thời gian là 90 phút. Bài thi kiểu như vậy liệu có hợp lý hay không?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Các cấu trúc đề theo tổ hợp các môn KHTN hay KHXH, trong đó tổ hợp 60 câu, mỗi môn 20 câu, trong đó có câu dễ, câu trung bình, câu khó, tính toán lựa chọn thế nào hoàn toàn do thí sinh. Ví dụ như điểm chuẩn bị theo chính sách tuyển sinh của các trường đại học mà họ lấy phần nào, trọng số đặt ở đâu thì các em có thể lựa chọn.

Tôi nghĩ với một đề như vậy để đạt được điểm số tốt, thể hiện được năng lực của mình một cách toàn diện các em nên dành cho việc làm đề thành một mối hài hòa. Đương nhiên sẽ phải có những tư vấn, những chỉ dẫn để các em điểu chỉnh trên cơ sở nắm vững kiến thức cỏ bản, các em sẽ làm được tốt.

MC: Điểm thi trong bài thi tổ hợp lựa chọn sẽ được tính như thế nào trong  điểm xét tuyển đại học?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Việc tuyển sinh đại học là do chính sách của từng trường nhưng kết quả bài thi cho kết quả những điểm thành phần. Trên cơ sở điểm thành phần của từng môn tổ hợp, các trường đại học có thể đưa ra chính sách tuyển sinh, chọn điểm nhánh KHTN hoặc nhánh KHXN hoặc các trường có thể đặt trọng số ở từng phần khác nhau. Với chính sách tuyển sinh như thế nào thì các trường cũng có thể căn cứ vào kết quả bài thi để tuyển sinh được.

MC: Thưa Thứ trưởng, quan điểm của ông trước các ý kiến băn khoăn, lo lắng  của học sinh như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Các cháu học sinh phổ thông, nhất là các cháu lớp 12 không có gì phải lo lắng cả, vì đề thi sẽ nằm chủ yếu trong lớp 12 nên những năm trước các em ôn thế nào, năm nay tiếp tục ôn thế đó. Phương thức thi tự luận hay trắc nghiệm chỉ là phương thức đánh giáo thôi, còn quan trọng là mục tiêu và kết quả các em học tập được, các kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được.

Đối với những em học giỏi, dù các em thi bất cứ phương thức nào các em cũng đạt được kết quả tốt. Việc đổi mới thi trắc nghiệm sẽ làm cho các em nhẹ nhàng hơn, thời gian thu rút ngắn, bao quát tất cả chương trình, các em sẽ không sợ học lệch, học tủ, các em cũng không cần phải luyện thi.

MC: Với cách thi trắc nghiệm Bộ đã có giải pháp gì để cho các trường làm quen, học sinh làm quen trước kỳ thi chưa?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Như tôi đã nói, tự luận hay trắc nghiệm chỉ là phương thức đánh giá thôi, cách học của thí sinh không có gì thay đổi nên các em cứ tập trung ôn tập. Sắp tới, trong tháng 10 Bộ sẽ công bố đề thi minh họa, như thế các em có thể hình dung được đề thi, định hướng được việc ôn tập.

MC: Có một số ý kiến cho rằng, nếu đề thi chỉ dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội thì chưa toàn diện. Vậy, Bộ đã có đánh giá về đề thi và kỳ thi này chưa?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Năm 2012, Bộ đã giao cho 6 trường đại học trong đó có Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu đổi mới phương pháp thi đại học, cao đẳng. Trong đó, ĐHQGHN chọn một phương pháp rất bài bản, có hệ thống là thi đánh giá năng lực.

Từ đó tới nay ĐHQGHN đã tích cực chuẩn bị ngân hàng đề thi, xây dựng phương án kỹ thuật để thực hiện thi đánh giá năng lực. Cho tới nay ngân hàng đề thi của ĐHQGHN đã đủ lớn. Rút kinh nghiệm 3 năm tổ chức thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và 2 năm đổi mời kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ nhận thấy có thể tiến tới áp dụng đại trà.

MC: Vào thời điểm này, các em học sinh và phụ huynh rất muốn lắng nghe ý kiến của người trong cuộc là ĐHQGHN?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Ngân hàng câu hỏi mà ĐHQGHN thiết kế là thiết kế theo định hướng của những câu hỏi chuẩn hóa,c ó nghĩa là đã đem ra thử nghiệm. Trong đó những câu được coi là câu dễ, những câu được coi là câu khó, câu trung bình căn cứ vào thực tế các bạn học sinh làm được đến đâu để xác định đó là câu dễ hay câu trung bình hay câu khó. Đó là phương pháp thiết kế công cụ đo rất tiên tiến trên thế giới. Và như vậy khi đưa ra sử dụng trong thực tế học sinh sẽ thích ứng rất tốt.

Ví dụ các bạn thí sinh lo lắng đề khó, chưa làm quen nhưng đề sẽ căn cứ vào năng lực của các thí sinh đang có của năm 2016 này để xây dựng để thi. Các bạn học như thế nào trong bậc phổ thông thì việc thử nghiệm đề sẽ đưa đến kết quả thích hợp với số đông các bạn.

Đối với thí sinh, phụ huynh không phải lo lắng, vì dễ, khó hay trung bình không phải xác suất thuần túy của người ra đề mà căn cứ vào thực tế và sát thực với thực tế. Kết quả thi những năm vừa qua, sau một đợt thi ĐHGQHN đều có rút kinh nghiệm, rà soát bộ đề, các kết quả thi đều được công khai cho xã hội biết và giám sát.

MC: Thưa Thứ trưởng, kỳ thi THPT năm 2017 sẽ được giao về cho các Sở chủ trì, phương án này có điểm gì tốt cho học sinh, phụ huynh và các địa phương?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Kinh nghiệm năm 2016 tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, thí sinh được thi ngay tại địa phương. Để đảm bảo tính nghiêm túc, chúng ta đã cử các trường đại học tổ chức thi.

Năm nay sẽ giao cho các Sở GD&ĐT chủ trì, các trường đại học hỗ trợ và thanh tra, giám sát. Để đảm bảo tính nghiêm túc của kỳ thi khi chúng ta chuyển từ trường sang sở, sẽ dùng hàng rào kỹ thuật để nâng cao tính nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Với hình thức thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi sẽ có đề thi khác nhau, không thể quay cóp, nhìn bài nhau được. Sau đó bài thi sẽ được chấm trên máy, nên sẽ giảm được chủ quan của người chấm.

Như vậy, sẽ đảm bao được kỳ thi nghiêm túc và công bằng. Các trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả đó để xét tuyển cũng sẽ thấy yên tâm.

MC: Năm 2017, các em sẽ được đăng ký nhiều trường, nhiều nguyện vọng hơn so với 2 nguyện vọng và 2 trường của đợt xét tuyển năm 2016. Phương án này sẽ làm cho việc đăng ký ảo tăng lên, Bộ đã tính đến phương án nào để dự phòng chưa?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tất cả đổi mới đều hướng tới quyền lợi thí sinh, làm sao đảm bảo thí sinh có quyền lợi cao nhất.

Năm 2016, thí sinh được đăng ký 2 trường, 2 nguyện vọng thì năm 2017 sẽ tăng thêm số trường, số nguyện vọng, làm sao để thỏa mãn nguyện vọng cao nhất của các em. Nhưng các nhà trường sẽ phải chấp nhận thí sinh ảo.

Trong năm 2017, Bộ sẽ sử dụng phần mềm lọc ảo để hỗ trợ các trường, tư vấn các trường làm sao chọn được danh sách thí sinh trúng tuyển phù hợp nhất.

MC: Kinh nghiệm từ ĐHQGHN về lọc ảo như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Theo tôi thí sinh ảo là chuyện bình thường trên thế giới. Chúng ta phải tính đến điều đó vì càng mang lại nhiều quyền lợi cho thí sinh thì việc ảo là chuyện bình thường. Nhưng đương nhiên các trường cũng phải lường trước, tính trước được khả năng, tỉ lệ để có những cách phù hợp.

MC: Có ý kiến khán giả cho rằng, chương trình sách giáo khoa hiện tại cũng chưa phù hợp cho việc thi tích hợp, học sinh lớp 12 năm nay đã mất hai năm học hướng theo khối, bây giờ không còn đầy 10 tháng các em sẽ rất khó để chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Ý kiến của Bộ về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Tôi xin nói rõ, bài thi năm 2017 sẽ là tổ hợp chứ không phải tích hợp như  một số người nhìn nhận. Tích hợp là một việc rất lớn và không thể làm ngay trong năm nay được. Tổ hợp là bài thi có nhiều môn trong đó và riêng rẽ, chứ không phải kiến thức môn này chồng lên môn kia.

Trong bài thi tổ hợp có điểm thành phần, do vậy các trường  vẫn có thể xét theo các khối truyền thống như trước đây. Đối với thí sinh không có gì phải lo lắng và trước hết phải hiểu đúng kết cấu bài thi năm nay đó là bài thi tổ hợp.

MC: Cấu trúc đề thi sẽ như thế nào để đảm bảo được là kết quả thi tốt nghiệp THPT nhưng vẫn đảm bảo được  cho các trường xét tuyển đại học, cao đẳng?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Trong dự kiến phương án tuyển sinh, môn Toán dự kiến có 50 câu, bài thi tổ hợp, mỗi bài thi có 60 câu. Như vậy, lượng câu hỏi khá lớn. Chúng ta sẽ cân nhắc việc xác lập một cấu trúc chi tiết để công bố cho xã hội để học sinh nắm được.

Chúng ta cũng sẽ phải tính toán số lượng bao nhiêu câu dễ, bao nhiêu câu trung bình, bao nhiêu câu khó để đảm bảo được sự phân hóa lớn. Và tất nhiên một đề thi như vậy độ phân hóa sẽ lớn hơn so với  các năm trước.

Phân hóa lớn trong đó vẫn đảm bảo được tỉ lệ các câu mà học sinh có thể tốt nghiệp được và phân hóa để các trường xét tuyển với chất lượng lượng cao hơn. Phân hóa lớn, số tốt nghiệp sẽ đạt tới để tốt nghiệp, số tuyển sinh đại học cũng có nhiều cơ hội để lựa chọn thí sinh.

MC: Tại sao những giải pháp nêu trên chúng ta không thực hiện ngay từ khi bắt đầu đổi mới thưa Thứ trưởng Bùi Văn Ga?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đó là vì học sinh, nếu chúng ta thay đổi đột ngột thí sinh sẽ bị “sốc” nên quá trình đổi mới phải chuẩn bị từ 3 năm trước. Chính vì vậy, Bộ có những lộ trình khoa học, cơ bản, đi theo từng bước chặt chẽ.

Chúng ta đang tiến thêm một bước nữa trong đổi mới đó là đổi mới phương thức thi từ thi tự luận nhiều môn sang thi trắc nghiệm, sau đó chúng ta sẽ thêm một bước tiến dài hơn nữa để ổn định lâu dài là chúng ta sẽ thi trên máy, mỗi em sẽ có một đề thi, sau khi làm bài xong các em sẽ có kết quả ngay.

MC: Như Thứ trưởng nói, sắp tới sẽ cho các em thi trên máy. Chúng tôi thắc mắc là thời điểm đó là là khi nào?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay ĐHQGHN đang triển khai lộ trình đổi mới, 2 năm vừa rồi đã tổ chức thi trên máy nhưng với phạm vi hẹp. Còn khi chúng ta mở rộng trên phạm vi cả nước thì phải có điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, máy tính. Những kết quả và kinh nghiệm ĐHQGHN đạt được hoàn toàn có thể triển khai đại trà khi điều kiện cơ sở vật chất có thể đáp ứng. Tôi nghĩ vài ba năm nữa chúng ta sẽ làm được.

MC: Thưa PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, ngoài những vấn đề đã bàn ở trên, theo ông, phương án thi năm 2017 này sẽ khắc phục được những hạn chế gì của những năm trước?

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn: Tôi nghĩ qua 3 năm thí điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và năm 2017 chúng tôi vẫn triển khai tiếp, với cách ra đề thi và làm bài như vậy có mấy ưu điểm.

Thứ nhất tính khách quan tăng lên, mỗi thí sinh có đề thi riêng, hạn chế gian lận và những vấn đề phát sinh. Thứ hai độ phân hóa năng lực của thí sinh, với số lượng và cấu trúc đề như vậy sẽ phân hóa được thí sinh.

Ví dụ, năm 2016, số lượng thí sinh đạt điểm cao chiếm khá nhiều, nhóm các trường xét điểm cao cũng khó khăn trong tuyển sinh. Nếu đề phân hóa mạnh hơn, với dải điểm rộng nữa sẽ khá thuận lợi cho các trường khi xét tuyển.

Ngoài ra có thể xét đến tính toàn diện, giúp cho học sinh phổ thông hướng đến học toàn diện. Ra đề trên kiến thức cơ bản các bạn không phải lo nhưng những kiến thức nhằm phát triển năng lực người học, kiến thức xã hội để trở thành một công dân tốt, những điều đó bằng cách nào chúng ta cũng mong muốn bậc phổ thông hướng đến. Và đào tạo toàn diện là mục tiêu của chúng ta.

MC: Khi nào Bộ sẽ đưa ra đề thi minh họa và khi nào phương án chính thức của thi THPT và xét tuyển đại học năm 2017 sẽ được công bố?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đề thi minh họa sẽ trong tháng 10. Hiện nay tổ công tác của Bộ đang phối hợp với ĐHQGHN để chuẩn bị đề để công bố sớm cho thí sinh. Đây là phương án thi và tuyển sinh năm 2017, để phương án có thể áp dụng được thì phải ban hành quy chế thi.

Như vậy sau khi đưa ra phương án, Bộ sẽ tiến hành điều chỉnh quy chế 2016 và ban hành theo đúng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đưa lên mạng 45 ngày lấy ý kiến, sau đó chỉnh sửa và ban hành. Bình thường trước tết âm lịch hàng năm sẽ ban hành quy chế thi và tuyển sinh. Còn các vấn đề cơ bản vẫn nằm trong phương án này.

MC: Thứ trưởng Bùi Văn Ga có điều gì muốn nhắn nhủ tới các em học sinh và các vị phụ huynh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đổi mới của Bộ bắt đầu từ sự quan tâm tới học sinh, đối tượng chịu tác động trực tiếp của đổi mới này. Nên đối với học sinh tôi muốn nói rằng, các em cứ yên tâm, việc đổi mới này không làm ảnh hưởng gì đến việc học tập của các em nên các em cứ luyện thi, không phải học thêm gì cả, chỉ cần học tốt trong chương trình là được.

Đối với phụ huynh, tôi mong muốn các bậc phụ huynh động viên các cháu yên tâm ôn tập, không cấn quá quan tâm đến kỹ thuật thi làm các cháu lo lắng.

Còn đối với dư luận xã hội thì Bộ GD&ĐT luôn luôn cầu thị, lắng nghe và sẵn sàng cung cấp thông tin, trao đổi lại những vấn đề còn băn khoăn, lo lắng, để làm sao thông tin đến thí sinh được rõ ràng, chuẩn mực để thí sinh yên tâm học tập cho tốt.

Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời!

Theo moet.gov.vn

Tin mới nhất

VPUB - Quý I năm 2020, toàn tỉnh tiếp tục hỗ trợ tổ chức cai nghiện ma túy cho hơn 200 người(15/04/2020 4:02 CH)

VPUB - Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên khóa IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024(02/10/2019 9:23 CH)

VPUB - Đại hội đại biểu Hội khuyến học tỉnh khóa IV, nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ diễn ra từ ngày 1 -...(13/09/2019 9:11 CH)

VPUB - Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh, khích lệ khả năng nghiên cứu khoa học...(08/09/2019 3:25 CH)

VPUB - Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Tặng gần 2.300 suất quà cho học sinh trường PTDTBT...(06/09/2019 12:38 SA)

VPUB - Hiệu quả sau 5 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình,...(31/08/2019 4:15 CH)

VPUB - Trao 36 giải tại cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Điện Biên, năm 2019”(20/07/2019 12:34 SA)

VPUB - Lễ xuất quân học kỳ quân đội “Trải nghiệm làm chiến sỹ” năm 2019(06/06/2019 5:59 CH)

VPUB - Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua và vận động trong nhà trường(25/05/2019 11:26 CH)

VPUB - Thành phố Điện Biên Phủ khai mạc "Liên hoan Tiếng hát trẻ thơ năm 2019"(18/04/2019 3:22 CH)

VPUB - Nghĩa cử cao đẹp của những người hiến máu tình nguyện (08/03/2019 11:04 CH)

VPUB - Tiếp nhận trên 200 đơn vị máu trong Ngày Hội xuân hồng năm 2019(07/03/2019 9:30 CH)

VPUB - Tọa đàm kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam(27/02/2019 11:59 CH)

VPUB - Khai giảng lớp bồi dưỡng, tập huấn và thực tế cơ sở cho cán bộ các tỉnh Bắc Lào, khóa IV...(26/02/2019 11:58 CH)

VPUB - Đồng chí Lê Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà các đơn vị y tế nhân ngày Thầy...(26/02/2019 11:25 CH)

VPUB - 70 vận động viên tham gia giải cầu lông khối thi đua văn hóa - xã hội chào mừng ngày Thầy...(23/02/2019 11:21 CH)

VPUB – Đảm bảo công tác Y tế trong thời gian diễn ra Lễ hội Hoa Ban năm 2019 (14/02/2019 11:34 CH)

VPUB - Mường Lay phấn đấu năm 2019 khám, chữa bệnh nhân đạo và cấp thuốc miễn phí cho ít nhất 300...(28/01/2019 3:50 CH)

VPUB - Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở người(18/01/2019 4:23 SA)

VPUB – Năm 2018, ngành Y tế đạt và vượt 9/11 các chỉ tiêu y tế cơ bản(15/01/2019 11:32 CH)

<< < 1 2 3 4 5  ... > >> 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
373 người đã bình chọn