Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 năm 2016

Update 28 - 12 - 2016
100%

PHẦN I- TIN ĐIỆN BIỂN

* Báo Điện Biên Phủ (28/11): 35 công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp

Hiện nay trên địa bàn huyện Mường Nhé có 35/60 công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp do thiên tai, sạt lở đất... nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình và khả năng tích nước phục vụ sản xuất. 

Có công trình đã hư hỏng nghiêm trọng như: Thủy lợi Quảng Lâm, bản Huổi Súc (xã Quảng Lâm); Tả Long San, bản Tả Long San (xã Sen Thượng); Nậm San 2, bản Nậm San 2 (xã Mường Nhé)... nên hàng trăm héc ta ruộng nước đang đứng trước nguy cơ bỏ hoang. Ngoài ra còn có những công trình thủy lợi được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng chưa đưa vào sử dụng đã hư hỏng, như Thủy lợi Cây Muỗm, bản Cây Muỗm, xã Chung Chải.

          Theo lãnh đạo UBND huyện Mường Nhé, do chưa bố trí được nguồn vốn để sửa chữa nên huyện chỉ có phương án khắc phục tạm thời. Việc sớm khắc phục các công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp đồng nghĩa với đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Việc làm này cần được các cơ quan chức năng triển khai trong thời gian sớm nhất để nhân dân trong huyện yên tâm sản xuất.

 

* Báo Điện Biên Phủ (28/11): Trên 37,2 tỷ đồng xây dựng Công trình Cải tạo, xử lý triệt để ô nhiễm bãi chôn lấp rác thải Noong Bua

Tại Quyết định số 1472/QĐ-UBND, ban hành ngày 22/11/2016, UBND tỉnh đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng Công trình Cải tạo, xử lý triệt để ô nhiễm bãi chôn lấp rác thải Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ.

Theo đó, Công trình thuộc loại công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp IV; được xây dựng tại xã Tà Lèng, TP. Điện Biên Phủ. Giá trị dự toán xây dựng công trình là trên 37,2 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng sau thuế trên 26,4 tỷ, chi phí thiết bị sau thuế trên 1,7 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là trên 3 tỷ đồng… Nhà thầu lập báo cáo khảo sát xây dựng bước thiết kế bản vẽ thi công là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hải Anh, tỉnh Điện Biên. Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư xây dựng Kiến Tạo là nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công công trình…

 

* Báo Điện Biên Phủ (28/11): 719 hộ nghèo, cận nghèo hưởng lợi từ Chương trình 135

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020 về hỗ trợ sản xuất, năm 2016, huyện Tuần Giáo có 719 hộ nghèo, cận nghèo thuộc 15/16 xã được thụ hưởng Chương trình. 

Các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng được hỗ trợ các giống vật nuôi như: bò sinh sản (Chiềng Đông, Pú Xi, Mường Thín, Quài Nưa, Mường Khong), dê sinh sản (Ta Ma, Rạng Đông, Phình Sáng, Chiềng Sinh), ngan Pháp (Mường Mùn, Nà Tòng, Mùn Chung, Quài Cang, Nà Sáy) và gà Lương Phượng (Quài Tở) với tổng nguồn vốn gần 4,4 tỷ đồng.

          Để chương trình hỗ trợ đúng đối tượng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã chỉ đạo UBND các xã rà soát, lựa chọn hộ, nhóm hộ cùng sở thích để lập hồ sơ thẩm định, phê duyệt. Đến nay, 100% các xã đã được phê duyệt dự toán; 100% hộ nghèo, cận nghèo đã nhận được hỗ trợ...

 

* Báo Điện Biên Phủ (28/11): 719 hộ nghèo, cận nghèo hưởng lợi từ Chương trình 135

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020 về hỗ trợ sản xuất, năm 2016, huyện Tuần Giáo có 719 hộ nghèo, cận nghèo thuộc 15/16 xã được thụ hưởng Chương trình. 

Các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng được hỗ trợ các giống vật nuôi như: bò sinh sản (Chiềng Đông, Pú Xi, Mường Thín, Quài Nưa, Mường Khong), dê sinh sản (Ta Ma, Rạng Đông, Phình Sáng, Chiềng Sinh), ngan Pháp (Mường Mùn, Nà Tòng, Mùn Chung, Quài Cang, Nà Sáy) và gà Lương Phượng (Quài Tở) với tổng nguồn vốn gần 4,4 tỷ đồng.

          Để chương trình hỗ trợ đúng đối tượng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã chỉ đạo UBND các xã rà soát, lựa chọn hộ, nhóm hộ cùng sở thích để lập hồ sơ thẩm định, phê duyệt. Đến nay, 100% các xã đã được phê duyệt dự toán; 100% hộ nghèo, cận nghèo đã nhận được hỗ trợ...

 

* Báo Điện Biên Phủ (29/11): Xử lý 182 vụ vi phạm pháp luật về kinh tế, môi trường

Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát Kinh tế, môi trường (Công an tỉnh) phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của 419 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ sở, hộ kinh doanh hoạt động trên các lĩnh vực: khai thác khoáng sản, y tế, kinh doanh thực phẩm...

Qua đó, phát hiện và xử lý 182 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về kinh tế, môi trường. Đã khởi tố 6 vụ, 6 đối tượng (gồm 4 vụ, 4 đối tượng phạm tội hủy hoại rừng; 1 vụ, 2 đối tượng lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng; 1 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản); thu giữ 197m3 gỗ các loại, 2.508 lóng thớt nghiến, 27 tấn lâm sản, 800 lưỡi cưa sắt, 220kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng; 5.700kg gia súc, gia cầm không có giấy tờ kiểm dịch cùng nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón hết hạn sử dụng... Các cơ quan chức năng cũng xử lý hành chính 176 vụ với 176 cơ sở, cá nhân vi phạm với tổng số tiền phạt trên 1,5 tỷ đồng.

 

* Báo Điện Biên Phủ (29/11): 30 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

Hiện nay, dân số từ 15 - 35 tuổi của tỉnh Điện Biên được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 chiếm 96,96%; từ 15 - 60 tuổi đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 chiếm 93,5% và 15 - 35 tuổi được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 chiếm 70%. Toàn tỉnh có 130/130 đơn vị cấp xã, 10/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; trong đó, 30/130 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt 23,07%.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2020, Điện Biên có 50% đơn vị cấp xã, 5/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ mẫu giáo; duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2, đạt chuẩn PCGD trung học cơ sở (THCS) mức độ 2. Có 60% đơn vị cấp xã, 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học và THCS mức độ 3; đạt chuẩn về xóa mù chữ mức độ 2 và huy động ít nhất 60% người khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục.

 

* Điện Biên TV (28/11): Cần chấn chỉnh hoạt động xây dựng đô thị tại Thành phố Điện Biên Phủ

Thời gian gần đây, tình trạng tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự xây dựng đô thị, vi phạm quy hoạch trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ diễn ra hết sức phức tạp. Phải chăng một phần nguyên nhân xuất phát chính từ việc buông lỏng trong công tác quản lý của chính quyền địa phương? Đã đến lúc phải sử dụng những biện pháp mạnh tay hơn để hoạt động xây dựng đô thị diễn ra theo đúng trật tự, đó cũng là quan điểm của Ủy ban Nhân dân Thành phố Điện Biên Phủ. 

Tại khu vực đầu cầu A1, nơi mà người dân Thành phố Điện Biên Phủ vẫn thường gọi là cầu Mường Thanh mới.  Theo thông tin từ phía Phòng quản lý đô thị thành phố thì khu vực này đang thuộc diện quy hoạch để xây dựng dự án Khu đô thị Nam Thanh Trường theo chủ trương của tỉnh. Thế nhưng, bằng những hình ảnh thực tế rất dễ có thể nhận ra hoạt động xây dựng ở đây đang khá sôi động. Chỉ một thời gian ngắn, những ngôi nhà này được mọc lên như nấm. Sai phạm trong xây dựng cơ bản đã bộc lộ khá rõ.

Câu chuyện của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiến Thành là một điển hình. Biên bản kiểm tra hiện trạng về quản lý sử dụng đất đai, trật tự xây dựng  đô thị ngày 25/5/2016 của Ủy ban Nhân dân phường Thanh Trường ghi rõ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiến Thành xây dựng nhà giới thiệu sản phẩm không đúng so với vị trí trong bản vẽ đã được Sở Xây dựng phê duyệt, cấp phép.

          Thế nhưng, một điều thật lạ là  đoàn công tác của UBND phường Thanh trường lại yêu cầu đơn vị này khắc phục bằng cách: Lập hồ sơ, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho phù hợp với thực tế xây dựng của công ty. Xem như đây là giải pháp gọt bớt chân cho vừa giầy. 

Ủy ban Nhân dân phường Thanh Trường cho rằng, qua kiểm tra địa bàn chỉ phát hiện 1 tổ chức xây dựng sai vị trí được cấp phép. Như vậy, thế thì còn những hộ gia đình này, ai đã cấp phép xây dựng cho họ? trong khi khu vực này một phần thuộc diện quy hoạch, một phần nằm trong khoảng tĩnh không sân bay.

Cũng chính từ thực tế trên, mới đây UBND Thành phố Điện Biên Phủ đã ban hành Quyết định số 1483 ngày 15/11/2016 về việc thành lập tổ công tác kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị, vi phạm quy hoạch trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ. Theo ông Tòng Văn Trung, Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị, tổ trưởng tổ công tác thì đây sẽ là cơ sở quan trọng để trả lại trật tự cho Thành phố Điện Biên Phủ.

Những vướng mắc, tồn tại, các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý trật tự xây dựng và quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc liên quan đến trật tự xây dựng trên địa bàn đã được nhìn thấy khá rõ. Hơn lúc nào hết, lúc này người dân Thành phố Điện Biên Phủ đang mong mỏi sẽ có một cuộc tổng kiểm tra, rà soát cùng với những chế tài cứng rắn hơn trong xử lý vi phạm để sớm hoàn thiện một thành phố có kiến trúc văn minh, hiện đại, xứng tầm lịch sử.

 

 

* Điện Biên TV (28/11): Điện Biên: Khó khăn trong bảo tồn đa dạng sinh học ở Mường Nhé

Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nằm trên địa phận huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Với hệ sinh thái (HST) rừng phong phú, có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, và là nơi lưu giữ nguồn gen của nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Chính vì vậy, việc bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn luôn được đề cao.

          Khu bảo tồn thiên nhiên(KBTTN) Mường Nhé có tổng diện tích 45.581ha, nằm trên địa phạn 5 xã biên giới của huyện Mường Nhé: Sín Thầu, Chung Chải, Leng su Sìn, Mường Nhé, Nậm Kè. Khu bảo tồn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đường biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng. Ngoài ra, còn KBTTN Mường Nhé còn vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của các xã vùng đệm, cung cấp các sản vật từ rừng, đảm bảo sinh kế cho người dân. Ngoài ra, người dân được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, hiện nay, 26 cộng đồng vùng đệm khu bảo tồn được hỗ trợ 40 triệu đồng/cộng đồng/năm.

Theo quy hoạch, KBTTN Mường Nhé có 44,309,89ha đã được cấp giấy chứng nhận. Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2015, diện tích rừng tự nhiên của khu bảo tồn là trên 33.000ha, tỷ lệ che phủ rừng trên 72%. Ở đây có rất nhiều cánh rừng nguyên sinh như: rừng thường xanh trên đất thấp, rừng thường xanh núi thấp, rừng thường xanh trên núi cao và rừng tre nứa đang được bảo tồn nguyên vẹn và là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Với mục tiêu bảo tồn các loài thú lớn và các hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng núi cao Tây Bắc, Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được đánh giá là khu bảo tồn thuộc loại lớn ở Việt Nam, có tính đa dạng sinh học cao và hệ sinh thái rừng phong phú.

          Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố gần đây, Khu bảo tồn đã tiến hành rà soát, bổ sung loài mới bao gồm 508 loài động vật và 742 loài thực vật. Trong đó, bổ sung được 217 loài động vật, chủ yếu là các loài thuộc khu hệ bướm; một số loài thuộc lớp bò sát và lớp lưỡng cư. Hệ thực vật có khoảng 30 loài nguy cấp, quý, hiếm như: dổi xương, chò nâu, chò chỉ, pơ mu, trầm hương, giổi thơm... Trong tổng số 508 loài động vật, Mường Nhé là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Qua kiểm tra còn phát hiện một số loài như: Sơn dương, Nai, Cu li lớn, Cu li nhỏ, Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng, Vượn đen má trắng... được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Thời gian qua, Ban quản lý KBT luôn đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát tại những khu vực trọng điểm về tình trạng phá rừng khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã; Xử lý nghiêm các vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng trên địa phận được giao quản lý. Qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng cán bộ kiểm lâm đã phát hiện, ngăn chăn được nhiều vụ khai thác gỗ và phát rừng làm nương, rẫy trái phép; Phối kết hợp với UBND 5 xã vùng đệm và các lực lượng đóng chân trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn ĐDSH; Mở lớp tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật môi trường tại 5 xã Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè, Sín Thầu, Leng Su Sìn.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH tại KBTTN Mường Nhé cũng còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn. Ông Diệp Văn Chính, Phó Giám đốc Ban quản lý KBTTN Mường Nhé chia sẻ: Công tác quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học của khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn, toàn bộ số liệu điều tra đều kế thừa số liệu điều tra ban đầu, đến nay chưa có nghiên cứu điều tra tổng thể xem số lượng loài biến động, còn hay mất, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý cũng như nghiên cứu ĐDSH.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứng được nhu cầu. Đời sống nhân dân trong vùng đệm còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán canh tác lạc hậu nên hiệu quả tuyên truyền về kiến thức bảo tồn ĐDSH chưa cao. Tình hình dân di cư tự do vào rừng để phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép vẫn còn xảy ra, đặc biệt tại các xã vùng đệm như Chung Chải, Mường Nhé, Leng Su Sìn, gây suy thoái và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của khu bảo tồn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Xuân Tâm – Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé cho biết: Thành phần Ban quản lý KBTTN Mường Nhé chỉ có 23 biên chế( bao gồm cả công chức và viên chức). Lực lượng cán bộ công chức, viên chức trong biên chế của đơn vị còn mỏng, đa số là cán bộ trẻ, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, kinh nghiệm công tác còn ít nên gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ, bảo tồn ĐDSH.

Tính riêng lực lượng Hạt kiểm lâm của Khu bảo tồn được biên chế với 10 đồng chí. Với lực lượng mỏng, trong khi đó, quản lý diện tích rộng trên 45.000 ha là không xuể. Cùng với đó, địa hình quản lý phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là mùa mưa lũ khiến cho công tác tuần tra bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các cơ quan ban, ngành chức năng chưa thường xuyên liên tục, đồng bộ.

 

* Báo Điện Biên Phủ (28/11): 720 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên

Thống kê của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Nậm Pồ, từ đầu năm đến nay toàn huyện có 1.789 trẻ sinh ra (sống); trong đó, 720 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên (689 trẻ sinh ra vi phạm chính sách dân số), chiếm 38,5%, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng từ đầu năm đến nay, huyện Nậm Pồ có 112 trẻ dưới 1 tuổi và 121 trẻ dưới 5 tuổi bị chết. Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới 15/15 xã; tổ chức truyền thông nhóm 698 buổi với gần 14.000 lượt người nghe; phối hợp với các ngành thành viên ban chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ xã, truyền thông lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tới 6 xã: Na Cô Sa, Pa Tần, Phìn Hồ, Nà Hỳ, Chà Tở, Si Pa Phìn với gần 500 lượt người nghe.

 

* Báo Điện Biên Phủ (28/11): BHXH huyện Điện Biên chú trọng cải cách thủ tục hành chính

Thời gian qua, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện Điện Biên đã không ngừng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động giao dịch trong công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh, đơn vị đã triển khai đúng quy trình, thủ tục hành chính theo quy định của BHXH Việt Nam với 32 thủ tục hành chính; đồng thời, tuân thủ nghiêm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, không có tình trạng hồ sơ chậm hoặc muộn. Từ đầu năm đến nay, BHXH huyện đã tiếp nhận trên 8.000 hồ sơ của gần 3.000 lượt đơn vị, gần 100% số hồ sơ được giải quyết đúng hẹn.

Ông Hoàng Minh Toàn, Phó Giám đốc BHXH huyện Điện Biên, cho biết: Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn. BHXH huyện được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin và áp dụng các phần mềm chuyên ngành. Để triển khai giao dịch hồ sơ điện tử trong thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN qua mạng internet, BHXH đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa của giao dịch hồ sơ điện tử; liên kết, phối hợp chặt chẽ với những đơn vị đăng ký tham gia giao dịch hồ sơ qua mạng để giải đáp những vướng mắc, giúp các đơn vị sử dụng lao động thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, BHXH huyện cũng thực hiện nghiêm các quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết chế độ BHXH, BHYT theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN; điều chỉnh, bổ sung niêm yết công khai các hồ sơ, thủ tục, bồi dưỡng tác phong làm việc, thái độ phục vụ của cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả. Việc tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết được thực hiện đẩy đủ, đảm bảo chính xác, nhanh, đúng đối tượng theo quy định. Ngoài ra, đơn vị cũng đã làm tốt việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT qua hệ thống bưu điện. Đây được xem là một trong những hình thức tiếp nhận và trả kết quả tạo thuận lợi cho đơn vị, doanh nghiệp không mất thời gian đi lại, chờ đợi khi thực hiện giao dịch với cơ quan BHXH. Việc triển khai tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính về BHXH, BHYT qua hệ thống bưu điện là một giải pháp tích cực mà ngành BHXH đã và đang nỗ lực thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả và góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đơn vị sử dụng lao động trong giải quyết các thủ tục hành chính. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện có gần 1.000 lượt đơn vị thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện, với trên 6.000 hồ sơ.

Thực hiện giao dịch điện tử; nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động qua hệ thống bưu điện là một trong những hình thức được BHXH huyện Điện Biên triển khai có hiệu quả trong lĩnh vực cải cách hành chính. Để nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính, theo ông Hoàng Minh Toàn, thời gian tới đơn vị sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính; thực hiện chính sách BHXH, BHYT theo luật, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả việc giao dịch điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó tập trung sử dụng hiệu quả các phần mềm nghiệp vụ. Phối hợp với Bưu điện huyện trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT. Đồng thời, đổi mới, nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ trong việc tiếp nhận và trả kết quả; đáp ứng đầy đủ yêu cầu hợp pháp của cá nhân và tập thể đến giao dịch, làm việc, đảm bảo tốt 

PHẦN II: TIN TỨC – THỜI SỰ

TIÊU ĐIỂM

* Pháp Luật TPHCM (26/11): Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu làm rõ phát ngôn của quyền Vụ trưởng

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu đã có ý kiến sẽ cho kiểm tra và yêu cầu báo cáo về việc ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III (Thanh tra Chính phủ), được cho là có những phát ngôn coi thường báo chí trong cuộc làm việc với Đại học Quốc gia TP.HCM hồi tháng 9.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh khẳng định: “Thanh tra Chính phủ sẽ có thông tin đầy đủ về vụ việc theo quy định”.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 10 phút ghi lại lời được cho là của ông Nguyễn Minh Mẫn trong buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM và các trường trực thuộc Đại học này ngày 28/9.

Tại buổi làm việc này, người được cho là ông Mẫn nói: “...Thanh tra này là thanh tra định kỳ, không phải là thanh tra theo nghĩa dấu hiệu vi phạm, sai phạm quyết liệt gì cả. Bất kỳ thành viên Đoàn thanh tra nào, kể cả từ Trưởng Đoàn thanh tra mà tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nên hôm nay tôi nói rõ luôn, tôi đề nghị các thầy cô, đều là thành viên của Trường Đại học Quốc gia TP.HCM thế thôi. Không có dại gì mà đi cởi áo cho người xem lưng... Nên tôi đề nghị tất cả các thông tin báo chí, kể cả quá trình thanh tra các đồng chí không tiếp khách, trừ báo Đảng và tuyên truyền giúp đỡ nhà trường trong dịp Tết... Tôi nói rõ bất kỳ nhà báo nào mà quấy nhiễu các đồng chí thì các đồng chí cứ điện trực tiếp cho tôi. Tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi nhà báo đó ngay chứ tôi chả ngại gì.

Bởi vì trong quá trình thanh tra mà báo chí nó nhiễu thì rất là nhục. Nên các đồng chí phải khắc phục ngay từ đầu không tiếp đoàn nào cả, kể cả làm quảng cáo cũng dẹp hết...”.

 

* Pháp Luật TPHCM (27/11): Thanh tra Chính phủ Nguyễn Minh Mẫn"Tôi liêm khiết nhất ngành thanh tra"

Quyền Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ Nguyễn Minh Mẫn nói: “Tôi chống tham nhũng nhiều nhất của ngành thanh tra, chưa nhận cái kim sợi chỉ nào của ai”.

Chiều 25/11, qua điện thoại, phóng viên Pháp Luật TP.HCM  đã đề nghị gặp ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ để làm rõ một số thông tin liên quan đến những lời được cho là ông phát ngôn tại buổi công bố thanh tra Đại học Quốc gia TP.HCM hôm 28/9.

Ông Mẫn nói: “Tôi đang là Trưởng đoàn thanh tra nên tôi không tiếp nhà báo. Còn các thông tin trên mạng là bịa đặt. Tôi là người chống tham nhũng mạnh nhất của ngành thanh tra, liêm khiết nhất của ngành thanh tra, chưa nhận cái kim sợi chỉ nào của ai. Còn có người báo cáo lên tôi suy thoái biến chất là báo cáo méo mó. Nói tôi phát ngôn có vấn đề, gây tư tưởng không tốt cho nội bộ cũng là báo cáo méo mó. Đáng lẽ họ làm công minh, chính trực trong làm quy trình thì tôi đã là vụ trưởng lâu rồi. Vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc đó mới yêu cầu Thanh tra Chính phủ báo cáo”.

Phóng viên đặt câu hỏi: Theo báo cáo trên, quy trình bổ nhiệm đối với ông là dân chủ, khách quan, đúng quy định. Theo đó, 9/10 người không đồng ý ông giữ chức vụ trưởng Vụ III, vậy ông nghĩ sao?. Ông Mẫn trả lời: “Tôi trao đổi để cho rõ là nếu làm quy trình công minh thì tôi là người xuất sắc nhất, liêm khiết và cống hiến nhiều nhất cho ngành thanh tra thì giờ tôi đã là vụ trưởng. Bởi lúc tôi là quyền vụ trưởng từ năm 2011, tôi là Trưởng đoàn thanh tra của năm đoàn, trong đó có thanh tra diện rộng về kiên cố hóa trường học cho cả nước, sau đó trường học trên cả nước được khang trang.

40 năm nay tôi chưa bao giờ có vi phạm khuyết điểm nào. Tôi chỉ có thành tích đối với Đảng, nhân dân và đặc biệt đối với ngành thanh tra. Rất tiếc tôi đang là trưởng đoàn thanh tra nên tôi không tiếp anh được. Chứ tôi là cán bộ thanh tra cao cấp đầu tiên chưa động đến cây kim sợi chỉ của ai. Tôi bị thương, bị mổ mấy lần nhưng vẫn quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ sự trong sạch của ngành thanh tra. Anh hãy chờ tôi kết thúc đoàn thanh tra (Đại học Quốc gia TP.HCM), tôi sẽ tiếp anh và chứng minh là tôi không vi phạm gì. Tôi dù sức khỏe yếu nhưng tôi đã trọn đời đóng góp cho ngành thanh tra”.

 

CHÍNH SÁCH MỚI

* VTV.vn (27/11): Vứt rác bừa bãi có thể bị phạt hàng triệu đồng từ 1/2/2017

Theo Nghị định số 155 của Chính phủ vừa được ban hành, hành vi đi vệ sinh ngoài đường hay vứt rác thải bừa bãi có thể bị phạt tới hàng triệu đồng.

Thông tin này nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bởi thời gian qua, những hình ảnh không đẹp mắt về tình trạng vệ sinh không đúng nơi quy định xuất hiện khá nhiều từ đô thị đến làng quê.

Theo quy định mới có hiệu lực từ ngày 1/2/2017, mùng 5 Tết Nguyên đán Đinh Dậu, mức xử phạt đối với các hành vi sai phạm như sau: Đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định: Từ 1 đến 3 triệu đồng; Vứt rác thải bừa bãi tại khu chung cư, thương mại: Từ 3 đến 5 triệu đồng; Vứt tàn, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định: Từ 500.000 đến 1 triệu đồng; Vứt rác thải lên vỉa hè, đường phố, hệ thống thoát nước: Từ 5 đến 7 triệu đồng.

 

* VTV.vn (26/11): Tăng mức phạt xả thải ra môi trường tới 1 tỷ đồng

Cá nhân vi phạm về môi trường, sẽ phải chịu mức phạt cao nhất đến 1 tỷ đồng. Đây là mức phạt theo nghị định mới của Chính phủ vừa được ban hành.

Theo đó, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, xả nước thải, xả thải bụi có chứa các thông số môi trường thông thường và nguy hại... vào môi trường bị phạt từ 300.000 đồng đến 1 tỷ đồng tùy theo mức độ vi phạm.

Đặc biệt, phạt tiền từ 250-500 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm xả thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên.

Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển Việt Nam.

 

* VTV.vn (26/11): Du khách được cấp Visa điện tử vào Việt Nam từ 1/2/2017

Dự án thí điểm này được Quốc hội thông qua sáng 22/11 với số phiếu tán thành cao, thực hiện trong 2 năm, từ ngày 1/2/2017.

Từ tháng 2/2017, khách du lịch nước ngoài có hộ chiếu và không thuộc các trường hợp chưa nhập cảnh theo Quy định tại Điều 21 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh sẽ được cấp Visa điện tử vào Việt Nam.

Visa điện tử sẽ được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị nhập cảnh một lần, thời hạn tối đa 30 ngày, lệ phí được nộp qua tài khoản ngân hàng. Tổng cục Du lịch sẽ thông báo trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội, thông báo tới Đại sứ quán các nước ở Việt Nam, các công ty lữ hành quốc tế đưa khách đến Việt Nam.

Việc cấp Visa điện tử giúp giảm bớt phiền hà cho du khách trong quá trình xin Visa, thu hút khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam.

 

CHỈ THỊ MỚI

* Báo Chính Phủ Điện Tử (26/11): Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng nổi bật trong tuần

Tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông: Thủ tướng có chỉ thị về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương về việc tổ chức ký cam kết không xếp hàng quá tải trọng cho phép của phương tiện; đồng thời chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, cảng vụ hàng hải, cảng vụ đường thủy nội địa tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô…

Vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường bị phạt đến 2 tỷ đồng: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định quy định cụ thể về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Trong đó, Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 1 tỷ đồng, đối với tổ chức là 2 tỷ đồng.

Các loại chứng thư số được sử dụng để ký số trong hoạt động tài chính: Chính phủ đã ban hành Nghị định 156/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Theo Nghị định 156/2016/NĐ-CP, các loại chứng thư số được sử dụng để ký số trong hoạt động tài chính giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính: Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; chứng thư số nước ngoài được công nhận; chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.

Lập chuyên án triệt phá các đường dây mua, bán động vật hoang dã: Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng nắm chắc tình hình, xác lập các chuyên án nhằm triệt phá các đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển, nhập lậu động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có ngà voi.

Điều tra, làm rõ vụ buôn lậu thuốc lá tại tỉnh Long An: Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an và UBND tỉnh Long An chỉ đạo Công an tỉnh Long An tập trung điều tra, làm rõ vụ buôn lậu thuốc lá trên địa bàn tỉnh Long An.

 

* TTXVN (26/11): Kiểm tra, xử lý các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tập trung kiểm tra, điều tra, xử lý kịp thời các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân (Cảnh sát môi trường) phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tập trung phát hiện, ngăn chặn, xử phạt kịp thời và nghiêm minh các hành vi chôn, lấp, xả thải, đổ phế thải xây dựng, chất thải hầm cầu, chất thải sinh hoạt và các chất thải khác, vứt xác súc vật ra môi trường, nhất là ra biển và các lưu vực sông, suối, ao hồ, kênh rạch; khẩn trương điều tra, truy tố các hành vi tội phạm gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp và lực lượng thanh tra chuyên ngành môi trường trong quản lý địa bàn, kiểm tra, điều tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm về chôn lấp, đổ, xả thải ra môi trường các loại chất thải nói trên.

Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Lực lượng Thanh tra môi trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát môi trường và UBND các địa phương, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật môi trường và tội phạm môi trường.

UBND các cấp theo thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với lực lương thanh tra chuyên ngành, quản lý chặt chẽ địa bàn và các cơ sở sản xuất kinh doanh có xả thải ra môi trường, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nêu trên theo quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tuyên truyền vận động nhân dân, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng có liên quan, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

 

* Tiền Phong (27/11): Làm rõ cơ chế khen thưởng kỷ luật

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hải An, Hải Phòng sáng 25/11, khi đề cập tới vụ ông Vũ Huy Hoàng bị kỷ luật. “Sắp tới đây, sẽ làm rõ các cơ chế để làm sao giải quyết vấn đề khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ, kiên quyết, nghiêm túc, có lý, có tình”-Thủ tướng nói.

Cử tri Trần Thanh Thảo, Tổng giám đốc Công ty Hải Đà, đặt vấn đề ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị cách chức vụ giai đoạn 2011-2016, vậy những quyết định, quy định do ông Hoàng ký ban hành có hiệu lực hay không? Thủ tướng cho biết việc này được thực hiện theo chủ trương của Ban Bí thư và theo quy định pháp luật hiện hành.

Cử tri Ngô Văn Nhân, phường Đông Hải 2, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cơ cấu lại hoạt động sản xuất của Công ty DAP để giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực. Theo ông Nhân, nhà máy DAP đi vào hoạt động từ nhiều năm nay đã tạo ra một bãi thải cao như núi ở khu vực Đình Vũ, đồng thời xả khí thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Trước kiến nghị của ông Nhân, Thủ tướng đã giao lãnh đạo TP Hải Phòng trực tiếp kiểm tra, xem xét mức độ ô nhiễm để có biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp.

Cử tri Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kiểm soát xe quá tải, đồng thời xử lý nghiêm đối với cơ quan nào làm ngơ cho xe quá tải hoạt động. Theo ông Tiến, hiện nay có tình trạng một số doanh nghiệp “lách” bằng cách dùng xà lan, tàu thủy tăng bo hàng dọc các tuyến sông rồi dùng xe chở quá tải tránh trạm cân. Nhiều tuyến đường đê, tỉnh lộ đã bị tàn phá. Doanh nghiệp chở quá tải hạ giá thấp đẩy doanh nghiệp vận tải chân chính không chở quá tải vào cảnh khó khăn vì bị cướp chân hàng.

Ngoài ra, ông Tiến đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét lại việc thu phí đường bộ tránh tình trạng “phí chồng phí” vì người dân đã phải nộp phí đường bộ khi đi đăng kiểm xe nhưng sau đó vẫn phải nộp phí tại các trạm thu phí trên đường.

Trước vấn đề này, Thủ tướng yêu cầu TP Hải Phòng cần phải tổ chức hệ thống vận tải lành mạnh, văn minh, chấn chỉnh tình trạng xe dù, bến cóc, xe quá tải… Thủ tướng tiếp thu ý kiến đề nghị không để “phí chồng phí” của cử tri Tiến, đồng thời cho biết đã có chỉ đạo không tăng phí BOT.

Thủ tướng cho biết, năm 2017 mặc dù có ý kiến đề nghị nên giữ chỉ tiêu tăng trưởng ở mức 6% nhưng Chính phủ vẫn quyết tâm đặt mục tiêu 6,7% vì “cách mạng là dám nghĩ, dám làm trong phát triển chứ không phải thấy khó khăn thì lùi bước, lo chuyện an toàn”. Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ vươn lên đứng ở tốp đầu các nước trong khối ASEAN về môi trường đầu tư, cũng như thu nhập, trình độ phát triển chứ không phải ở mức thấp như hiện nay.

Thủ tướng cho rằng Hải Phòng cần tập trung thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển. Cơ sở hạ tầng của Hải Phòng còn rất nhiều hạn chế, chưa có dịch vụ gì cũng như chưa có khách sạn nào hoành tráng để thu hút khách. Theo Thủ tướng, mở rộng dịch vụ nhưng cần quản lý chặt chẽ. “Anh nào lộn xộn phải trị ngay, không để xì ke ma tuý có cơ hội ăn theo”-Thủ tướng nói.

Thủ tướng lưu ý, để phục vụ phát triển khi thực hiện thu hồi đất nông nghiệp, Hải Phòng cần quan tâm tới công tác tái định cư và ổn định cuộc sống người dân. Thu hồi đất không chỉ đền bù, tái định cư mà còn hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề. Muốn vậy cần phải có các cơ sở để đào tạo nghề cho người dân, nhất là lớp trẻ có được việc làm ổn định.

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ  - HỘI NHẬP

* Đại Biểu Nhân Dân (26/11): Gỡ nút thắt về thể chế

Theo Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, thì mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh; khu vực tư nhân Việt Nam đóng góp khoảng 48 - 49% GDP và khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Để thực hiện được mục tiêu này, còn không ít vấn đề đặt tra phải nhanh chóng giải quyết. Một trong số đó theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) là phải tạo thể chế, cơ sở pháp lý thuận lợi nhất để khu vực tư nhân bung sức, thực sự bình đẳng, cung cấp nguồn lực cho phát triển và tham gia linh hoạt, quyết liệt cùng với Nhà nước.

Thực tế, để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, thực thi hiệu quả một số chủ trương, cơ chế, chính sách mới, tạo thuận lợi căn bản, khuyến khích phát triển với số lượng nhất định. Tuy nhiên đến cuối năm 2015, chỉ có 42% doanh nghiệp hoạt động có lãi, còn lại hơn một nửa thua lỗ.

 Như vậy, “sức khỏe” của doanh nghiệp đang “có vấn đề”; các giải pháp hỗ trợ thị trường, hỗ trợ tín dụng thời gian qua phải xem xét lại để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, không nên để như thời gian vừa qua là rất đáng lo ngại; là không bình thường bởi điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp, môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều trở ngại. Đây là nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua.

Như vậy, để có thể đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 35 của Chính phủ đã đề ra thì trước tiên cần phải gỡ nút thắt về thể chế, chính sách pháp luật. Không thể để tình trạng chính sách, pháp luật hợp pháp nhưng không hợp lý, không khả thi; chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí trái ngược nhau, dẫn đến việc doanh nghiệp dễ lâm vào cảnh kiểu gì cũng sai, làm nhiều sai nhiều, càng sáng tạo càng dễ sai - quan điểm của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc.

Đi vào những vấn đề cụ thể hơn, đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng, dù đã có nhiều cố gắng nhưng các chỉ số trong quản trị công, trong các khâu có thể tạo uy tín như giảm giờ nộp thuế, giảm giờ đóng bảo hiểm xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển chậm được ban hành; doanh nghiệp nhà nước thì được ưu tiên, nhưng chính sách để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển lại chưa được bảo đảm. Khi có suy thoái, doanh nghiệp phải tự chịu, ít nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách vĩ mô. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu, sớm ban hành cơ chế để xử lý.

Nhìn ở góc độ khác, có ý kiến cho rằng, vấn đề quan trọng là hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng đội ngũ chuyên gia kinh tế, chuyên gia pháp lý, thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế khi tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ nảy sinh tranh chấp. Khi đó doanh nghiệp Việt Nam rất thiệt thòi vì không nắm được những quy định của pháp luật quốc tế. Tất nhiên, doanh nghiệp Việt Nam thường thua, thậm chí thua ngay trên sân nhà, do vậy, cần đẩy mạnh bồi dưỡng, đào tạo, xây dựng đội ngũ chuyên gia pháp lý và chuyên gia kinh tế để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Rõ ràng, đã đến lúc phải quyết liệt hơn trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh; phòng, chống tham nhũng và lợi ích nhóm trên thực tế chứ không phải trên giấy. Chính phủ đã có tư tưởng, chủ trương đúng, nhưng cái quan trọng hơn là cần có quyết sách, giải pháp cụ thể để chuyển hóa tư tưởng, tinh thần chỉ đạo này. Có như vậy, các nút thắt về thể chế mới sớm được tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển – đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn (Bắc Kạn) đề nghị.

 

QUẢN LÝ

* Chinhphu.vn (29/11): Quy định rõ việc xử lý cán bộ vi phạm, cả khi thôi việc, nghỉ hưu

Đây là báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân tại phiên họp Chính phủ tháng 11 về một số nội dung cơ bản triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra một số nhóm giải pháp về công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình đối với các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân theo đúng Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, gắn với kiểm điểm, đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm; cấp trên gợi ý nội dung cần kiểm điểm đối với cấp dưới; đề cao tính gương mẫu, tự giác kiểm điểm của cấp trên, người đứng đầu.

Các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bộ TT&TT chủ trì phối hợp với Bộ VHTT&DL cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo chí, xuất bản, internet, mạng xã hội. Phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Chủ động định hướng, cung cấp thông tin thường xuyên hoặc đột xuất, chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những thành quả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt.

Về nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc cho phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII. Cụ thể là rà soát, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần xoá bỏ cơ chế xin-cho, duyệt-cấp, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế…

Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó, phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ.

Đó là, tổng kết và đánh giá, sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ công chức, viên chức có vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu.

Hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp, đẩy mạnh quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch; triển khai thực hiện việc đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch; xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, có phẩm chất và uy tín, đủ năng lực, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng quy định về thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức Nhà nước.

Về nghiên cứu, xây dựng tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương kiên quyết thực hiện có mục tiêu, hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW.

Đẩy mạnh xã hội hoá, tách cung ứng dịch vụ công và quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính Nhà nước với việc tập trung rà soát, loại bỏ những cơ chế, chính sách không còn phù hợp, cản trở việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức và các thủ tục hành chính có liên quan đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân; nghiên cứu khung pháp lý về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Đặc biệt, để thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng đưa ra các giải pháp về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính. Đó là, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; chấm dứt ngay tình trạng ăn uống, liên hoan, gặp mặt khi hội họp, được đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác và việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết… một cách xa hoa, lãng phí, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm trong xã hội.

Đồng thời, tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong đó, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất, không cần chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò của cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát tăng giảm tài sản của cán bộ, công chức. Ngân hàng Nhà nước cần chủ trì xây dựng đề án tăng cường hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền.

Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương và thời hạn thực hiện.

 

* Vietnamnet.vn (29/11): Hà Nội sẽ thí điểm kiểm tra xe chính chủ bằng thiết bị thông minh

Liên quan tới thông tin TP.Hà Nội sẽ thí điểm kiểm tra xe máy chính chủbằng thiết bị thông minh từ ngày 1/1/2017, Phó GĐ Công an TP.Hà Nội, cho biết Công an TP vẫn đang đợi chủ trương của Chính phủ và Bộ Công an.

Cũng theo đại tá Đào Thanh Hải, thiết bị thông minh ở đây có nghĩa là dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư của Công an TP.Hà Nội. Trong cơ sở dữ liệu này có toàn bộ tên tuổi địa chỉ của những người dân sở hữu xe máy, về xe gắn máy, rồi quan hệ gia đình của từng người một.

Khi lực lượng chức năng dừng để kiểm tra hành chính, nếu họ nói là xe của người thân thì cán bộ, chiến sĩ xử lý sẽ bấm điện thoại, hoặc máy tính được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư để biết chính xác xe máy đó có phải của gia đình người đó và đã sang tên chính chủ hay chưa.

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết sẽ không xác minh và xử phạt đối với hành vi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (chạy xe không chính chủ).

“Nếu Hà Nội thực hiện được tốt việc kiểm tra xe máy chính chủ bằng thiết bị thông minh sẽ góp phần đẩy nhanh công tác phạt nguội qua hình ảnh hệ thống camera; đồng thời cũng là cơ sở để phục vụ khám phá nhanh những vụ án, những vụ tai nạn giao thông có liên quan trực tiếp tới xe máy”, đại tá Hải nói.

Trước đó, tại hội nghị đánh giá kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin năm 2016 của UBND TP.Hà Nội, Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu triển khai ứng dụng rộng rãi cơ sở dữ liệu dân cư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội.

 

* Pháp Luật TPHCM (27/11): Bao giờ mới "khai tử" mới khai tử được hộ khẩu

Từ lâu, ai cũng biết rằng chế độ quản lý hộ khẩu đã là rào cản tiến thân của rất nhiều người. Tuy nhiên, dù có những rào cản này, nhiều người ở tỉnh về thành phố học tập và làm việc vẫn phải tìm đủ cách để vượt qua. Nhưng những rào cản này không thể sàng lọc được mà nó chỉ gây phiền toái, tốn kém cho người trong cuộc.

Có thể nói chế độ quản lý bằng hộ khẩu là một sự phân biệt đối xử, vi phạm quyền bình đẳng của công dân, vi phạm quyền tự do cư trú của công dân mà Hiến pháp đã quy định rất rõ ràng và sự phân biệt đối xử này gây hai tác hại.

Theo Phó Giáo sư –Tiến sĩ Võ Trí Hảo, Phó Trưởng khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, “tác hại dễ thấy nhất trong chế độ hộ khẩu là thiệt thòi cho những người nhập cư khi chưa có hộ khẩu thường trú, con cái của họ sẽ không được học trường công, bệnh viện, tất cả quyền lợi khác của trẻ em bị ảnh hưởng…

Bất cứ một người dân hay gia đình nào đó khi di chuyển từ địa phương A sang địa phương B thì ngay lập tức người ta có nhu cầu nước uống, đi học, chữa bệnh, có nhu cầu sử dụng Internet, điện thoại… Vậy phải giải quyết tất cả quyền lợi của họ chứ không dùng hộ khẩu để ngăn chặn các nhu cầu đó.

Cũng theo ông Hảo, cần phân biệt rõ khái niệm hộ khẩu là gì. Theo đó, có hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là để quản lý cư trú, khía cạnh thứ hai là gắn hộ khẩu với những quyền lợi được hưởng tại địa phương nơi sinh sống. Theo tôi, ở khía cạnh thứ hai mới đáng phản đối. Nhiều người đánh đồng hai thứ một lúc nên người ta kiếm cớ phản đối việc bỏ hộ khẩu, vì như thế thì lấy gì quản lý cư trú. Nhưng bỏ ở đây là bỏ hộ khẩu theo khía cạnh thứ hai chứ không phải bỏ quản lý cư trú, vì như bỏ quản lý cư trú thì biết người dân sống ở đâu.

Người ta lập lờ giữa A và B, theo nghĩa xóa đi thì mất cả A lẫn B nhưng ở đây xóa nó mà chỉ giữ lại khía cạnh tốt đẹp. “Việc tồn tại hộ khẩu còn dẫn đến một hiện tượng tiêu cực là việc chạy hộ khẩu. Chúng ta vẫn thường nghe câu “Đục nước thì béo cò”. Ở đây thì “béo cò (cò chạy hộ khẩu) lại khổ dân”” - ông Hảo nhận định.

Hơn nữa nếu bỏ hộ khẩu, chỉ giữ lại khía cạnh quản lý cư trú, sát sao và thông thoáng hơn trong việc này thì người dân sẽ tích cực đăng ký đầy đủ. Từ đó giúp cơ quan quản lý nắm bắt được người ta cư trú ở đâu, lúc đó sẽ không còn tình trạng hộ khẩu một nơi người một nơi nữa.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam, cũng cho rằng hộ khẩu chủ yếu để quản lý nơi sinh sống của công dân nhưng chúng ta gắn với nhiều thứ khác. Tuy nhiên, bà Lý cũng bày tỏ đây là vấn đề liên quan đến quy hoạch vùng, đô thị, khu dân cư... và quyền con người về tự do cư trú, đi lại, tài sản, được bảo vệ an ninh, an toàn... nên theo bà Lý đây không phải là việc đơn giản nói bỏ là xong.

“Hiện nay việc người dân giao lưu, đi lại và tạm trú theo con cháu hoặc lao động phi chính thức... đang gần như làm xáo trộn tỉ lệ dân cư ở nhiều khu vực. Và những người này thực chất không có hộ khẩu nơi đến nhưng các vấn đề có liên quan, họ vẫn dùng hộ khẩu nơi ở cũ. Hai việc này cần được xem xét khi giải quyết việc bỏ hộ khẩu và dùng thẻ công dân. Thẻ công dân đăng ký nơi ở, công việc đang làm, y tế, bảo hiểm để Nhà nước có cái nhìn tổng quan khi quy hoạch về các dịch vụ đường, trường, trạm y tế, nước, điện khu vui chơi... cũng như tạo được sự lưu thông thuận lợi của thị trường lao động” - bà Lý cho hay.

 

* VTV.vn (26/11): Kiểm tra về phòng chống tham nhũng ở Phú Thọ và Bắc Ninh

Ngày 25/11, Đoàn Công tác số 2 và số 3 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ và tỉnh Bắc Ninh.

Đoàn Công tác số 2 và số 3 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ và tỉnh Bắc Ninh để công bố kết luận, kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm.

Tại tỉnh Phú Thọ, Đoàn Công tác số 2 do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm Trưởng đoàn. Đoàn đã yêu cầu tỉnh tiếp tục phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc tham nhũng; có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tập trung thanh tra, kiểm tra vào những lĩnh vực có nguy cơ cao phát sinh tiêu cực, tham nhũng như: Xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng, lĩnh vực khoáng sản môi trường, thu chi ngân sách, công tác an sinh xã hội.

Làm việc tại tỉnh Bắc Ninh, Đoàn Công tác số 3 do Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm Trưởng đoàn cũng đã chỉ ra những hạn chế trong công tác phòng chống tham nhũng mà tỉnh Bắc Ninh cần khắc phục trong thời gian tới; đề nghị tỉnh tăng cường giám sát công tác thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án tham nhũng, kinh tế; có biện pháp cụ thể lãnh đạo, chỉ đạo UBND các cấp thực hiện nhằm chấm dứt việc bán đất trái thẩm quyền; chấn chỉnh, xử lý vi phạm về quản lý đất đai.

Tại buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra cũng yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với 2 vụ án, 1 vụ việc liên quan đến tham nhũng, kinh tế theo đúng quy định của pháp luật.

 

* Đại Biểu Nhân Dân (26/11): Cần “điểm mặt” văn bản trái luật

Theo thông báo của Bộ Tư pháp, trong quý III, Bộ đã phát hiện 30 văn bản trái pháp luật. Tuy nhiên, việc công khai danh sách các văn bản này lại chưa được thực hiện.

Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc làm thường xuyên của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp. Đây cũng là hoạt động không chỉ thu hút được sự quan tâm của người dân mà còn cả đội ngũ làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật. Bởi nó là “bức tranh” về chất lượng xây dựng văn bản thông qua kiểm tra, phát hiện những văn bản chưa đúng về nội dung hoặc thẩm quyền. Tuy nhiên, công khai các văn bản trái pháp luật chưa được coi như việc phải làm cùng với công bố số lượng văn bản đã ban hành.

Cùng với việc công bố số văn bản ban hành trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền, Bộ Tư pháp chỉ cho biết số lượng văn bản đã được các bộ, ngành và địa phương xử lý; văn bản đã có hướng xử lý, văn bản đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật, tức là chỉ ở mức độ chung chung, không có thông tin cụ thể, từ tên văn bản, trái pháp luật như thế nào, mức độ tác động ảnh hưởng của văn bản đến các đối tượng chịu sự điều chỉnh ra sao.

Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành văn bản trái pháp luật như thế nào? Việc xử lý văn bản trái pháp luật đó được thực hiện đến đâu? Trách nhiệm của các cơ quan liên quan, nhất là của cơ quan thẩm định văn bản cũng không được đề cập tới. Đặc biệt đối với những văn bản đã được đề xuất hướng xử lý, nếu cơ quan ban hành không hoặc chậm xử lý thì sẽ giải quyết như thế nào? Liệu Bộ Tư pháp chỉ dừng lại ở việc đề xuất kiến nghị hay còn có giải pháp quyết liệt hơn?

Việc chưa “điểm mặt, chỉ tên” công khai văn bản do cơ quan nào ban hành hay bộ, ngành và địa phương nào có số lượng văn bản ban hành trái pháp luật nhiều nhất (có thể là ít nhất, thậm chí là chưa có) đã làm giảm tính chất, hiệu quả của công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Bởi, thông tin này có ý nghĩa không chỉ đối với bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản, tăng cường trách nhiệm pháp chế, trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản mà còn là “kênh” để cơ quan có trách nhiệm, người dân giám sát. Chính vì không công khai danh sách văn bản cụ thể, quy trình xử lý văn bản trái pháp luật… dẫn đến chất lượng, hiệu quả của việc kiểm tra phát hiện văn bản ban hành sai, trái luật giảm rất nhiều.

Thậm chí có những văn bản, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã kết luận là có vi phạm pháp luật, thậm chí vi phạm Hiến pháp và kiến nghị bộ, ngành, địa phương bãi bỏ những nội dung trái pháp luật; rà soát quá trình thực hiện văn bản để có biện pháp khắc phục hậu quả; đồng thời xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật, tuy nhiên, cho đến thời điểm này hiếm có văn bản trái pháp luật thực hiện được kiến nghị của cơ quan quản lý ngành. Đặt vấn đề nếu quy trình xử lý, rà soát văn bản là một quy trình có tính chất chuyên môn sâu, không công khai được thì cũng cần có sự thông báo kết quả.

Thực tế rất nhiều văn bản có kết luận trái pháp luật của cơ quan có chức năng, nhưng kiến nghị chỉ là… kiến nghị; không thực hiện kiến nghị cũng chưa có cá nhân, tổ chức nào bị nêu tên. Ví như gần đây nhất là Quyết định 06/2015/QĐ-UBND tỉnh Đồng Nai về quy định quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước nội địa hồ Trị An đã bị Bộ Tư pháp kết luận là văn bản trái pháp luật, vi phạm Hiến pháp nhưng cho đến nay những người dân bị ảnh hưởng của quyết định này vẫn tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan… tìm công lý.

 

* Thanh Niên (27/11): Cử tri phản ánh với Bí thư Đinh La Thăng: Bán nhà mà lại không bán tường

Cử tri phản ánh với Bí thư Đinh La Thăng chính quyền bán nhà ở nhưng không bán tường, không bán cầu thang, không bán đất hiên nhà, còn ban công chỉ bán một nửa... khiến các hộ dân khiếu nại suốt 8 năm nay.

Buổi tiếp xúc cử tri Quận 3 còn có sự góp mặt của bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM), đại tá Ngô Tuấn Nghĩa, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP.HCM) và ông Lâm Đinh Thắng, Phó bí thư Thành đoàn TP.HCM. Tại buổi tiếp xúc, ông Nguyễn Xuân Minh, đại diện người dân ở số 116 Trần Quốc Toản (Phường 7, Quận 3) đã trực tiếp phản ánh những kiến nghị tới Bí thư Đinh La Thăng.

Theo ông Minh, nhiều năm trước, người dân ở số 116 xin mua bổ sung phần diện tích nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Đây là diện tích nhà đất mà các hộ dân ở đây đã quản lý, sử dụng nhiều năm này, không tranh chấp, không vi phạm quy hoạch lộ giới…

Tuy nhiên, cũng theo ông Minh, UBND Quận 3 bán nhà ở nhưng không bán tường, không bán cầu thang, không bán đất hiên nhà, còn ban công chỉ bán một nửa… Các hộ dân khiếu nại suốt 8 năm nay và đã phải làm đơn kiện UBND TP.HCM, UBND Quận 3.

Thay mặt UBND Quận 3, ông Võ Khắc Thái, Phó chủ tịch UBND Quận 3 lên trả lời theo quy định pháp luật thì không được bán một phần diện tích trên cho các hộ dân. Riêng về diện tích ở phần sân trước nhà thì quận đang lấy ý kiến người dân rồi kiến nghị UBND TP.HCM bán cho người dân.

Ông Minh sau đó khẳng định: “Tôi mua muốn bức tường, nhà phải có tường mới thành nhà chứ. Giữa hai nhà có hai bức tường chứ không phải một bức tường chung như UBND Quận 3 báo cáo UBND thành phố. Hai bức tường ai đi qua cũng thấy...".

Đại diện Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Quận 3 trả lời trường hợp mà ông Minh khiếu nại hiện đang tranh cãi giữa các cơ quan chuyên môn do chưa xác định đó là nhà chung cư hay tập thể. Nếu là chung cư thì không bán tường, cột và phần diện tích sử dụng chung. Nếu là nhà tập thể thì việc bán sẽ được phân bổ theo tỉ lệ cho phù hợp. Sắp tới UBND Quận 3 sẽ họp lấy ý kiến người dân để có quyết định cuối cùng.

Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu Phó Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Cách Mạng có mặt tại hội nghị phải sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm, thỏa đáng khiếu nại của người dân trên cơ sở đúng quy định pháp luật và sớm báo cáo trong tháng 12 tới.

 

* Tiền Phong (27/11): Hà Nội kiểm tra xe chính chủ bằng thiết bị thông minh

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin thành phố Hà Nội ngày 26/11, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho hay, thành phố đã xin ý kiến và được Bộ Công an đồng ý, từ 1/1/2017 sẽ thí điểm kiểm tra xe máy chính chủ bằng thiết bị thông minh.

Lãnh đạo thành phố cho biết, Hà Nội sẽ cập nhật kho dữ liệu về đăng ký xe máy, sau đó mua sắm thiết bị cho các đội tuần tra. Thay vì phải kiểm tra giấy tờ thủ công, gây phiền nhiễu cho nhân dân, thiết bị thông minh với kho cơ sở dữ liệu đăng ký xe máy, dân cư… cho ra kết quả ngay.

Để đáp ứng việc cung cấp cơ sở dữ liệu đăng ký xe máy, điều hành giao thông thông minh, tiến tới xây dựng thành phố thông minh, Hà Nội sẽ xây dựng một Trung tâm điều hành điện tử theo mô hình đa chức năng gồm: điều hành giao thông; bảo mật khắc phục sự cố; phân tích dữ liệu; ứng phó khẩn cấp… Dự kiến, Trung tâm sẽ hoàn thành trong quý I/2017.

Chủ tịch Hà Nội cũng giao Sở TT&TT từ 1/1/2017 trang bị máy tính bảng, smartphone cho lãnh đạo các sở ngành để xử lý công việc chung.

 

* Tin Tức (28/11, tr5): Cần xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về báo cáo hành chính

Gánh nặng báo cáo đang ngốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của và nhân lực của các cơ quan hành chính nhà nước. Con số tổng hợp của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) cho thấy trong năm 2015, cơ quan hành chính nhà nước các cấp phải thực hiện hơn 2 triệu báo cáo.

Tính bình quân, mỗi bộ, ngành phải thực hiện: 198 báo cáo. Đối với địa phương, bình quân tổng lượng báo cáo phải thực hiện tại các cấp hành chính là 2.521 báo cáo với tần suất khác nhau. Trong đó, cấp tỉnh thực hiện 1.949 báo cáo; cấp huyện 534 báo cáo; cấp xã 138 báo cáo.

Thời gian các cơ quan phải thực hiện chế độ báo cáo rất lớn, từ hàng chục đến hàng trăm nghìn giờ làm việc. Ước tính thời gian trung bình để thực hiện chế độ báo cáo trong tổng số thời gian làm việc của cấp bộ, ngành là 25,04%, cấp địa phương (chia trung bình các cấp tỉnh, huyện, xã trong cả nước) là 26,12%.

Theo bà Đặng Thị Mỹ Bình, Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh An Giang: Hiện nay chế độ báo cáo hành chính được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Ngoại trừ chế độ báo cáo thống kê (theo Luật Thống kê) còn lại, các chế độ báo cáo khác đang phụ thuộc phần lớn vào cơ chế quản lý hành chính và quy chế làm việc của cơ quan hành chính nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của mỗi ngành, lĩnh vực. Đảm bảo kỳ hạn, tần suất, quy trình, nội dung… cho từng loại báo cáo đang là vấn đề còn vướng mắc, gây nhiều khó khăn cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở khi thực hiện.

Mặt khác, khó có thể thống kê được chính xác số lượng báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước trong từng năm, bởi mỗi cấp, mỗi cơ quan hành chính từ Trung ương đến cơ sở phải thực hiện rất nhiều báo cáo, từ báo cáo tuần, quý, tháng, năm, đến rất nhiều báo cáo đột xuất khác.... Đây cũng chính là nguyên nhân của tình trạng thiếu đồng bộ, thống nhất và tương thích về số liệu trong các báo cáo hành chính đã xảy ra thời gian qua.

Bà Đặng Thị Mỹ Bình cho biết, đơn giản hóa chế độ báo cáo sẽ đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian, nhân lực thực hiện, tiến tới loại bỏ các báo cáo không thật sự cần thiết. Để làm được điều này, theo cơ quan chức năng tỉnh An Giang, thời gian tới, cần có khung pháp lý rõ ràng, thống nhất về chế độ báo cáo; cần giao Tổng cục Thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về báo cáo hành chính như phần mềm khai báo Thuế đang áp dụng.

“Việc thiết lập phần mềm ứng dụng để thực hiện báo cáo điện tử là phù hợp với mục tiêu xây dựng một Chính phủ điện tử, bảo đảm thống nhất, thông suốt giữa các cấp chính quyền, từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, có thể tiến hành số hóa, rà soát và đơn giản hóa chế độ báo cáo của mỗi ngành, lĩnh vực trên cơ sở thống nhất về nội dung báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo, đầu mối xây dựng, tổng hợp báo cáo, chất lượng báo cáo...”, bà Bình đề xuất.

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết, một giải pháp mang tính đột phá nhất, quyết định cho sự thành công của việc đơn giản hóa chế độ báo cáo đó là hiện thực hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động báo cáo.

“Thực hiện nội dung này sẽ góp phần thiết thực vào việc xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”, ông Phan nhấn mạnh. 

 

CẢI CÁCH ĐỊA PHƯƠNG

* Tin Tức (28/11, tr5): Nhiều địa phương đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, nhiều địa phương, bộ ngành đã thực hiện xây dựng chính quyền điện tử, đem lại hiệu quả cao trong cải cách thủ tục hành chính.

Tại bộ phận "một cửa" của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội(thuộc Sở TN&MT Hà Nội), từ đầu giờ sáng đã có hàng chục người dân đến làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù khá đông nhưng không có tình trạng lộn xộn, chen lấn. Mọi người đều trật tự xếp hàng chờ đến lượt in trên phiếu, gọi tên làm việc đúng theo quy trình.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, Sở đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công khai quy trình, thủ tục, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân dễ dàng nhận diện và tiếp cận minh bạch.

Còn tại TPHCM, việc ứng dụng công nghệ thông tin theo quy trình kết nối liên thông mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của thành phố và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đến nay, hệ thống liên thông văn bản điện tử của thành phố đã triển khai cho 222 đơn vị từ Văn phòng UBND thành phố đến sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và một số UBND xã, phường, thị trấn, các tổng công ty; đã trao đổi hơn 1,15 triệu văn bản điện tử qua mạng.

Ngoài ra, hệ thống thư điện tử đang hoạt động ổn định và được các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thông dụng và hiệu quả. Hệ thống đã cấp hơn 15.400 hộp thư điện tử với tỷ lệ sử dụng trong công việc là trên 84,5%, giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí hoạt động. Công tác xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và mở rộng. Thành phố đang cung cấp dịch vụ trực tuyến với 1.700 dịch vụ ở mức độ 2; 426 dịch vụ ở mức độ 3; 58 dịch vụ ở mức độ 4…

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định: Việc liên thông điện tử để giảm thời gian đi lại của người dân, từng bước bỏ những thủ tục giấy tờ chuyển qua chuyển lại bằng đường văn thư, thay vào đó là liên thông điện tử, dùng chữ ký số, giúp cho lãnh đạo thành phố kiểm soát được bộ máy của mình; đồng thời chấn chỉnh thái độ phục vụ của cán bộ, công chức ngày càng tốt hơn.

Hiện nay, một số địa phương đã chủ động tích cực trong xây dựng chính quyền điện tử. Đứng trong top đầu phải kể đến Đà Nẵng với nhiều cách làm độc đáo. Năm 2015 là năm thứ 4 liên tiếp Đà Nẵng đứng đầu nhóm các tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính.

Đến nay, 100% các cơ quan hành chính các cấp (phường, xã, quận, huyện, sở, ngành) đã sử dụng chung hệ thống một cửa điện tử, cho phép liên thông, chuyển hồ sơ điện tử giữa tất cả các cơ quan, đơn vị. Thành phố đã xây dựng mới, chuyển đổi hơn 500 dịch vụ công trực tuyến, hình thành khung tổng thể về ứng dụng dịch vụ công trực tuyến.

100% cơ quan hành chính, bao gồm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, tất cả công chức thành phố đều được cấp email công vụ và trao đổi công việc thông qua email. 100% các sở, ngành đã được cấp chứng thư điện tử và chữ ký số dành cho lãnh đạo. 

 

* VTV.vn (27/11): Cà Mau rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính

Để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục, tỉnh Cà Mau đã công bố 36 thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa, bãi bỏ 47 thủ tục không còn phù hợp trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Tỉnh Cà Mau đã phê duyệt danh mục cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục từ 3 - 10 ngày trong lĩnh vực này. Cụ thể, thủ tục giao và cho thuê rừng rút ngắn 6 ngày so quy định; thẩm định, phê duyệt đề án thành lập trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật giảm 9 ngày; thẩm định, phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh chỉ còn 40 ngày so với quy định 50 ngày.

Quyết định này của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã tạo thuận lợi hơn cho tổ chức, cá nhân trong quản lý, khai thác rừng. Việc công bố, niêm yết công khai thủ tục hành chính hướng tới phòng chống tiêu cực, giải quyết nhanh yêu cầu của người dân. 

 

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

* VTV.vn (28/11): Triển khai hoàn thuế giá trị gia tăng điện tử trên phạm vi cả nước vào năm 2017

Tổng Cục Thuế cho biết sẽ triển khai hoàn thuế giá trị gia tăng điện tử trên phạm vi cả nước vào năm 2017.

Theo Tổng Cục Thuế, việc hoàn thuế giá trị gia tăng điện tử đã thí điểm ở 13 tỉnh thành thành phố trong năm nay, gồm: Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Kon Tum, Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Bình Thuận, Thái Nguyên. Đây là những tỉnh, thành phố có số lượng hoàn thuế lớn và là địa bàn đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính thuế trong cả nước.

Việc đăng ký thuế điện tử, kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử và có kết quả khả quan với 97% kê khai điện tử, 95% đăng ký nộp thuế điện tử.

Sắp tới, quá trình giải quyết hoàn thuế sẽ được cập nhật liên tục, công khai, minh bạch trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế, giúp người nộp thuế biết được tình trạng giải quyết hồ sơ hoàn thuế của mình. 

 

* Thanh Niên (27/11): Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thi hành án

Chỉ đạo tại hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự (THADS) vào ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã yêu cầu Tổng cục THADS đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân.

Ngoài ra, người đứng đầu Bộ Tư pháp cũng yêu cầu ngành THADS phải nghiêm túc chấn chỉnh về kỷ cương, kỷ luật hành chính một số cục thi hành án, chi cục THADS khi còn có những biểu hiện không sẵn sàng vì công việc và gây phiền hà cho người dân.

Theo Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục THADS - Bộ Tư pháp), năm 2016, toàn ngành đã kỷ luật 96 trường hợp (tăng 14 trường hợp so với năm 2015). Trong đó khiển trách 44 trường hợp, cảnh cáo 27 trường hợp, cách chức 5 trường hợp, hạ bậc lương 8 trường hợp, buộc thôi việc 12 trường hợp. 

 

* Giao Thông (28/11, tr4): Ngồi nhà cũng được cấp phù hiệu vận tải

Trước đây, doanh nghiệp phải mất 10 ngày mới hoàn tất thủ tục cấp đổi giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu ô tô. Nay với việc Bộ GTVT khai trương dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, thủ tục này chỉ mất 2 ngày. Doanh nghiệp có thể ngồi nhà thực hiện cấp, đổi một cách dễ dàng.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, Bộ GTVT đã phê duyệt chương trình dịch vụ công trực tuyến 2016-2017 và thời gian qua đã triển khai thực hiện cơ bản dịch vụ công trực tuyến ở các lĩnh vực của Bộ. Bộ GTVT sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn về mặt công nghệ để phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp. Từ chỗ làm thí điểm, sẽ nhân rộng ra tất cả các Sở GTVT trên cả nước. 

 

* Báo Khánh Hòa (28/11): Siết chặt "chấm điểm" bệnh viện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ký quyết định ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện (BV) sửa đổi, nhằm đánh giá chất lượng BV toàn diện hơn, giúp BV ngày càng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng người bệnh.

Theo đó, bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng BV bao gồm 83 tiêu chí, áp dụng cho cả BV nhà nước và tư nhân. 83 tiêu chí này được chia thành 5 nhóm gồm: hướng đến người bệnh (19 tiêu chí), phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí), hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí), cải tiến chất lượng (8 tiêu chí), tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí). Cơ quan quản lý sẽ dựa vào 83 tiêu chí này để “chấm điểm”, đánh giá về chất lượng BV. Hiện nay, có 5 mức độ đánh giá chất lượng gồm: mức 1 là yếu kém, 2 trung bình, 3 khá, 4 tốt và 5 rất tốt.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, bộ tiêu chí này tương tự bộ đã ban hành trước đó nhưng được sửa đổi, bổ sung về nội dung các tiêu chí và nâng cấp mức độ khó. Trong đó, nhiều tiêu chí được bổ sung thêm các tiểu mục mới và có yêu cầu chặt chẽ hơn. Do vậy, kết quả điểm trung bình năm 2016 sẽ thấp hơn từ 0,3 đến 0,6 điểm so với năm 2015 đối với các BV có chất lượng không thay đổi.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối hướng dẫn các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí chất lượng BV Việt Nam” và tiếp tục nghiên cứu, xây dựng bổ sung các tiêu chí chất lượng khác.

Phó Giáo sư Khuê cho biết, thời gian tới, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ tiếp tục thúc đẩy các Sở Y tế, BV tăng cường công tác quản lý chất lượng, triển khai Chương trình hành động quốc gia đã được Bộ trưởng phê duyệt. Các công tác tổ chức tập huấn, đánh giá, chứng nhận chất lượng BV, cải tiến chất lượng sẽ được triển khai tích cực hơn nữa, hướng tới hài lòng người bệnh và hội nhập quốc tế... 

 

THẾ GIỚI

* VOV.vn (28/11): Thủ tướng Đan Mạch sắp thành lập một chính phủ liên hợp mới

Thủ tướng Đan Mạch Lokke Rasmussen đã nhất trí hợp tác với hai Đảng phái khác để thành lập một liên minh cầm quyền mới. Theo đó, Đảng Tự do cầm quyền của Thủ tướng Rasmussen sẽ kết hợp với Đảng Liên minh Tự do và Đảng Bảo thủ để tạo thành một chính phủ liên hợp mới.

Phát biểu với báo chí, Thủ tướng Rasmussen cho biết, chính phủ mới của Đan Mạch sẽ triển khai những ưu tiên về giảm bớt gánh nặng thuế, tăng chi tiêu quốc phòng, xem xét lại chính sách nhập cư và phúc lợi xã hội.

Theo ông Rasmussen, các cuộc đàm phán về kế hoạch tài chính trong 10 năm tới sẽ được hoãn lại vào đầu năm tới, để nhường cho một chương trình cải cách cho năm 2017.

Thủ tướng Rasmussen dự kiến sẽ công bố thành phần Nội các mới vào đầu tuần tới. Theo giới quan sát chính phủ mới của Đan Mạch vẫn cần có sự tham gia của Đảng Nhân dân - chính đảng lớn nhất tại Đan Mạch. Những đảng cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy sẽ không được mời tham gia vào Nội các mới.

Sau cuộc bầu cử Quốc hội năm 2015, Chính phủ thiểu số - đảng Tự do theo đường lối trung hữu của ông Rasmussen chỉ giành được 34 trong số 179 ghế trong Quốc hội. Do đó, Thủ tướng Rasmussen buộc liên minh với các đảng phái khác để thành lập chính phủ đa số, tránh cho Đan Mạch tiến hành thêm một cuộc bầu cử mới.

Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc Thủ tướng Rasmussen hợp tác được với Đảng Liên minh tự do và Đảng Bảo thủ sẽ giúp hạ nhiệt những căng thẳng hiện nay trên chính trường nước này. 

 

* VTV.vn (28/11): Lấy dấu vân tay tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào Nga

Bộ Nội vụ Liên bang đang lên kế hoạch thực hiện thủ tục lăn tay bắt buộc đối với tất cả người nước ngoài nhập cảnh vào Nga từ năm 2017. Đây là một biện pháp nhằm kiểm soát và tăng cường phòng chống tội phạm tràn vào Nga.

Theo ông Alexander Gorovoy - Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Nga thủ tục lấy dấu vân tay tất cả các công dân nước ngoài nhập cảnh vào lãnh thổ Nga sẽ được áp dụng từ đầu năm sau. Vấn đề này đang được thảo luận giữa Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao Nga với đại diện của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), nơi có đa số người nước ngoài nhập cảnh vào Nga.

Hiện tại ở Nga, công dân nước ngoài được yêu cầu lăn tay khi được cấp giấy phép lao động ở Nga hoặc giấy phép tạm trú dài hạn 3 năm hay khi xin nhận quy chế tị nạn. Ngoài ra, thủ tục lấy dấu vân tay bắt buộc cũng được áp dụng đối với người nước ngoài bị trục xuất khỏi Liên bang Nga vì cư trú bất hợp pháp. Hiện có khoảng 7 triệu người có dấu vân tay được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý di trú Liên bang Nga.

Dư luận Nga bước đầu ủng hộ kế hoạch này, coi đó là một trong những biện pháp đảm bảo an ninh cho đất nước, phòng chống tội phạm có tổ chức một cách hữu hiệu./.

 

Tin mới nhất

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23/12 đến 26/12 năm 2023(26/12/2023 10:49 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 20/12 đến 22/12 năm 2023(22/12/2023 7:33 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 16/12 đến 19/12 năm 2023(19/12/2023 9:45 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 13/12 đến 15/12 năm 2023(15/12/2023 11:03 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 09/12 đến 12/12 năm 2023(12/12/2023 6:36 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 05/12 đến 08/12 năm 2023(08/12/2023 11:28 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01/12 đến 04/12 năm 2023(05/12/2023 5:51 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/11 đến 1/12 năm 2023 (01/12/2023 8:54 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25/11 đến 27/11 năm 2023(27/11/2023 8:59 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 3/11 đến 8/11 năm 2023(08/11/2023 9:22 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 28/10 đến 31/10 năm 2023(01/11/2023 9:20 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 21/10 đến 24/10 năm 2023(25/10/2023 9:34 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 11/10 đến 13/10 năm 2023(24/10/2023 5:47 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 9:22 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 14/10 đến 17/10 năm 2023 (17/10/2023 2:34 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngay 7/10 đến 10/10 năm 2023(11/10/2023 5:11 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 10 năm 2023(06/10/2023 10:50 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 10 năm 2023(04/10/2023 4:02 CH)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 8 năm 2023(31/08/2023 2:12 SA)

Điểm tin nổi bật trong nước và quốc tế từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 8 năm 2023(25/08/2023 5:33 CH)

<< < 1 2 3 4 5  ... > >> 
°
Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
386 người đã bình chọn